TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tên đề tài: Cơ sở, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Thu Huyền
Lớp : Đ5BH1
Giáo viên hướng dẫn : Triệu Thị Trinh
Đường lối cánh mạng SV: Võ Thị Thu Huyền
Hà Nội – Năm 2010
- -2
Đường lối cánh mạng SV: Võ Thị Thu Huyền
A. LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh là một nghệ thuật. Ở đó có sự đối kháng giữa các lưc lượng
tham chiến. Chiến tranh chính là sự đối kháng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học, quân sự. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử
các dân tộc trên thế giới, không có một nước nào dựng nước và giữ nước mà
không có chiến tranh. Mỗi nước tham gia chiến tranh đều có thể đứng ở vị trí
nước chủ chiến hoặc nước bị xâm lược, hoặc cũng có thể là nước can thiệp.
Nhưng dù ở bất cứ vị trí nào đi chăng nữa thì trong chiến tranh việc đưa ra và
thực hiện một đường lối chiến tranh đúng đắn sẽ quyết định phần lớn khả năng
chiến thắng của đất nước đó. Đường lối chiến tranh chính là kết tinh của trí tuệ
con người, nó chính là kim chỉ nam cho các hành động, cho sự quyết định thắng
lợi của một đất nước.
Xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã
trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh. Và kết quả của những cuộc chiến tranh ấy
chính là nền độc lập dân tộc, là xã hội xã hội chủ nghĩa với tính chất công bằng,
dân chủ, văn minh hôm nay. Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta đã đổ rất nhiều mồ hôi, xương máu và nước mắt. Và một trong
những yếu tố quan trọng không thể thiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc
đấu tranh đó là nhờ ở đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh
đạo. Nhìn ngược dòng lịch sử về với Việt Nam những năm kháng chiến chống
Pháp, ta sẽ thấy rõ hơn về vai trò của việc đề ra một đường lối kháng chiến đúng
đắn. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin đi vào tìm hiểu đề tài: Cơ sở, nội
dung và ý nghĩa của Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
- -3
Đường lối cánh mạng SV: Võ Thị Thu Huyền
B. NỘI DUNG
I. Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trước cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp
1. Thuân lợi:
- Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, hệ thống chủ nghĩa xã hội trên Thế giới đang
dần hình thành và phát triển, bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Các nước Tư bản chủ nghĩa bị tàn phá nặng nề, phong trào đấu tranh đòi dân
chủ ở các nước Tư bản phát triển mạnh mẽ.
- Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh ở Á - Phi – Mỹ
Latinh.
- Đặc biệt, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, quần chúng nhân dân ngày
càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh
đạo của Chính phủ mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Niềm tự hào dân tộc,
ý thức đoàn kết quốc gia truyền thống yêu nước và tinh thần tương thân tương ái
sẽ là động lức thúc đẩy con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió,
thác ghềnh để cập bến bờ thắng lợi.
2. Khó khăn:
2.1 Đối ngoại:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, lực
lượng đế quốc đã suy yếu hơn trước, song với bản chất phản động, bọn Đế quốc
ra sức đàn áp phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng
dân tộc, giành giật lại những thuộc địa đã mất. Việt Nam trở thành đối tượng
đàn áp và giành giật của các thế lực Đế quốc và tay sai.
- Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôtxđam, vấn đề giải giáp quân đội Nhật
ở Đông Dương, mà cụ thể là ở Việt Nam được quy định như sau : phía Bắc vĩ
tuyến 16 giao cho 20 vạn quân Tưởng, mà đằng sau quân Tưởng là nước Mỹ.
Còn Nam vĩ tuyến 16 được giao cho quân Anh, mà đằng sau quân Anh là thực
dân Pháp.
Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại cùng lúc phải đối phó
với nhiều kẻ thù đến như vậy. Đó là chưa kể đến lúc này ở Việt Nam còn có 6
vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Lúc này, Đảng ta nhận định: Việt Nam nằm
trong vòng vây trùng trùng điệp điệp của chủ nghĩa Đế quốc.
- -4
Đường lối cánh mạng SV: Võ Thị Thu Huyền
Trong tất cả các kẻ thù lúc bấy giờ, Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất
đối với nền độc lập của Việt Nam.
2.2 Đối nội
- Về chính trị : Hệ thống chính quyền còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm
lãnh đạo. Khối đại đoàn kết toàn dân cần có thời gian củng cố. Chính phủ Hồ
Chí Minh vừa mới thành lập, chưa được một nước nào trên thế giới công nhận
nên gặp nhiều khó khăn trong đối ngoại. Bọn phản động ngóc đầu dậy ráo riết
hoạt động.
- Về kinh tế - tài chính : Kinh tế - tài chính lâm vào tình trạng kiệt quệ. Kinh tế
Việt Nam tiêu điều, xơ xác, nạn đói tràn lan, mùa màng thất bát. Nhà máy nằm
trong tay tư bản pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tài chính khánh
kiệt, ngân quỹ trống rống, kho bạc Nhà nước chỉ còn 1,2 triệu, trong đó 58 vạn
rách nát, ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng
lại tung thêm tiền quan kim và quốc tệ đang mất giá khiến tình hình tài chính
càng thêm rối loạn. Bức tranh kinh tế - tài chính ảm đạm.
- Về văn hóa – xã hội : Hậu quả chính sách văn hóa ngu dân để lại là 95% dân
số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.
Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại cùng lúc phải
cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù đến như vậy. Vận mệnh dân tộc ở trong tình
trạng ngàn cân treo sợi tóc. Tổ quốc lâm nguy.
II. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.
1. Cơ sở của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:
Sau cách mạng tháng Tám 1945, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn trong đối nội nhưng Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
vẫn luôn luôn chú trọng đến công tác giải quyết những vấn đề đối ngoại. Đặt chủ
trương giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại một cách song song. Trong
đường lối đối ngoại của mình, Đảng xác định rõ : Trong các kẻ thù của Việt
Nam lúc bấy giờ thì Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất đe dọa trực tiếp, hằng
ngày, hằng giờ đến nền độc lập vừa mới giành được của Việt Nam.
Xét về mặt vị thế, Pháp là một Đế quốc với tiềm lực kinh tế, chính trị và
quân sự hùng mạnh, là một tên Đế quốc già và đã có vị thế nhất định trên thế
giới. Trong khi lúc này, Việt Nam vừa mới dành được nền độc lập, trải qua hàng
ngàn năm đấu tranh, lại là một dân tộc nhỏ bé với nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước lạc hậu, Việt Nam thực sự còn rất non trẻ. Có thể nói so với Pháp, Việt
Nam đứng ở thế yếu. Tuy nhiên, sức mạnh tiềm tàng và cũng là thế mạnh của
- -5
Đường lối cánh mạng SV: Võ Thị Thu Huyền
Việt Nam mà Pháp hay bất cứ thế lực nào khác cũng không thể tác động đó là
sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sức mạnh của niềm tự tôn dân tộc, sức mạnh
của truyền thống yêu nước hàng ngàn năm lịch sử, sức mạnh của ý thức tự giải
phóng đất nước, giải phóng con người. Hơn nữa, lúc này, khi mà dư âm thắng
lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đang sục sôi, ý thức về nền độc lập dân tộc,
về giải phóng cá nhân lại càng mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào trong người dân Việt
Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, của Chính phủ, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thực sự đã thu phục niềm tin của nhân dân. Vì vậy, Đảng, Chính
phủ và nhân dân Việt Nam nhất định bằng mọi giá sẽ phải giữ vững và nhất định
giữ vững nền độc lập dân tộc.
Sau cách mạng tháng Tám, trước vòng vây trùng trùng điệp điệp của chủ
nghĩa Đế quốc và các thế lực phản động, Đảng đã tích cực thực hiện các biện
pháp chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Với dã tâm
xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, chính
phủ Đờ Gôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh tiến hành xâm lược
Việt Nam. Đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/9/1945, pháp nổ súng tấn công Trụ
sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố, mở đầu cuộc xâm lược
Việt Nam lần thứ hai. Đảng ta đã nêu chủ trương đánh Pháp để bảo vệ Nam Bộ,
tổ chức lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ.
Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về ‘‘kháng
chiến - kiến quốc’’, vạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn mới.
Ở Miền Bắc, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp chống Đế
quốc và bọn phản cách mạng. Trong mối quan hệ với quân Tưởng và tay sai,
chúng ta chủ trương tránh mọi xung đột. Với Tưởng, ta nhận cung cấp một phần
lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, đồng thời đấu tranh hòa bình
với chúng. Đối với bọn Việt quốc, Việt cách, chúng ta thực hiện nhân nhượng có
nguyên tắc với chúng, nhường 70 ghế trong Quốc hội, trong đó có một ghế phó
chủ tịch nước cho chúng. Đổi lại, Hồ Chí Minh vẫn giữ chức Chủ tịch nước, lực
lượng cách mạng vẫn nắm ưu thế trong Chính phủ và Quốc hội. Với bọn phản
cách mạng, ta kiên quyết vạch trần và trừng trị theo pháp luật. Ngày 11/11/1945,
Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt
động bí mật, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng.
Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng ký kết Hiệp ước Hoa – Pháp, đặt nước ta
trước một tình hình mới. Lúc này, nếu chúng ta cầm súng chống Pháp có nghĩa
- -6