Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Nghiên cứu chiết xuất berberin từ vàng đắng bằng nước vôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 43 trang )

Bộ Y TÉ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
NGUYÊN THỊ NHƯ QUỲNH
NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT
BERBERIN
TỪ VÀNG ĐẮNG BẰNG Nước VÔI
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dược sĩ
• • •
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Văn Hân
Noi thực hiện:
Bộ môn Công nghiệp dược
■ ■ 'ìi

'
/ỈHÀ NỘI-2013
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn
và giúp đỡ tận tình về mọi mặt từ các thầy cô, bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin được
bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tớ i:
TS. Nguyễn Văn Hân
Người thầy đã dành cho tôi sự hưóng dẫn, giúp đỡ quý báu. Tôi cũng xin
bày tỏ lòng biết OTI sâu sắc đối với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy cô giáo,
anh chị kỹ thuật viên ở Bộ môn Công nghiệp dược, các thầy cô trong Ban giám
hiệu, Phòng đào tào cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ trong trường đại học Dược
Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm on gia đình và bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
học tập và thực hiện khóa luận này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Như Quỳnh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, s ơ Đ ồ
ĐẶT VẤN Đ È 1
Chương 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Berberin clorid 2
1.1.1. Công thức hóa học và tính chất
2
1.1.2. Nguồn nguyên liệu chiết xuất berberin 3
1.1.3. Tác dụng dược lý và ứng dụng 3
1.1.4. Một số chế phẩm có chứa berberin 4
1.2. Cây vàng đắng 6
1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây vàng đắng 6
1.2.2. Phân bố và sinh thái 8
1.2.3. Bộ phận dùng 9
1.2.4. Thành phần hóa học 9
1.2.5. ứng dụng của cây vàng đắng 11
1.3. Chiết xuất berberin từ thân cây vàng đắng
12
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 13
2.1. Nguyên liệu, thiết b ị 13
2.1.1. Nguyên liệu

13
2.1.2. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ

.


13
m
2.2. Nội dung nghiên cứu 14
2.2.1. Xác định hàm lượng berberin trong dược liệu vàng đắng

14
2.2.2. Xác định độ tan của berbem clorid trong nước vôi trong và
acid sulâiric 0,4% 14
2.2.3. Khảo sát phưong pháp chiết xuất berberin bằng nước vôi

14
2.2.4. Tinh chế berberin 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu 15
2.3.1. Phương pháp định lượng berberin 15
2.3.2. Phương pháp xác định độ tan 17
2.3.3. Phương pháp chiết xuất
18
2.3.4. Phương pháp tinh chế berberin clorid từ berberin th ô

19
Chương 3. THựC NGHIỆM, KÉT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

21
3.1. Xác định hàm lượng berberin trong dược liệu vàng đắng

21
3.2. Xác định độ tan của berberin clorid trong nước vôi trong và acid
sulfuric 0,4% 22
3.3. Xác định nồng độ dung dịch nước vôi thích họp 23
3.4. Xác định số lần chiết thích họp 24

3.5. Tinh chế 27
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang
Bảng 3.1. Hàm lượng berberin trong dược liệu 21
Bảng 3.2. Độ tan của berberin trong nước vôi trong và acid sulfuric
0,4%. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7
.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.T .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
22
Bảng 3.3. Hiệu suất chiết berberin bằng các dung môi khác nhau

23
Bảng 3.4. Hiệu suất chiết berberin với số lần chiết khác nhau bằng
dung dịch nước vôi trong

25
Bảng 3.5. Hiệu suất chiết berberin với số lần chiết khác nhau bằng
dung dịch acid sulfuric 0,4%

26
Bảng 3.6. Hiệu suất tinh chế và độ tinh khiết của berberin clorid

27
Bảng 3.7. Hàm lượng berberin clorid tinh chế lần 2


28
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, s ơ Đ ồ
Trang
Hình 1.1. Thân, lá, hoa và quả của cây vàng đắng

7
Hình 1.2. Lát cắt nghiêng thân, rễ cây vàng đắng 9
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chiết và tạo berberin clorid thô

19
Hình 2.2. Sơ đồ tinh chế berberin clorid thô
20
Hình 3.1. Sắc ký đồ berberin trong mẫu dược liệu 21
Hình 3.2. Hình ảnh sản phẩm berberin clorid thô

24
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh hiệu suất chiết berberin với số lần chiết khác
nhau và dung môi khác nhau
26
Hình 3.4. Hình ảnh sản phẩm berberin tinh chế

29
Hình 3.5. Sơ đồ chiết xuất berberin từ vàng đắng

30
Hình 3.6. Sơ đồ tinh chế berberin clorid từ berberin th ô

31
ĐẶT VẤN ĐÈ

Vàng đắng là một cây thuốc quý, mọc hoang chủ yếu ở vùng nhiệt đới. ở
nước ta, cây mọc phổ biến ở miền Đông nam bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên.
Trong thân và rễ cây vàng đắng, hàm lượng berberin rất cao. Berberin cũng là
hoạt chất chính của nhiều cây như: Hoàng liên gai (Berberỉs.sp), Hoàng bá
(Phellodendron amurense) và nhiều cây thuộc chi Coptis
Trong dân gian,vàng đắng thường được dùng để chữa lị, đau mắt, viêm
một. Ngày nay, berberin (hoạt chất chính của vàng đắng) được dùng làm thuốc
chữa ung thư, làm giảm lipid máu, làm giảm đưòng huyết và sự kháng insulin
đối với bệnh tiểu đường tuýp II, kháng nấm, kháng virus
Đã có một số tài liệu nghiên cứu về phương pháp chiết xuất berberin như
phương pháp chiết berberin từ vàng đắng bằng acid sulfuric 0,4% hay phương
pháp chiết berberin từ vỏ cây Hoàng bá bằng cồn 96° [1].
Nhận thấy berberin tan được trong các dung dịch kiềm, là tính chất khá
đặc biệt của berberin. Với mong muốn đóng góp một phương pháp pháp mới để
chiết xuất berberin từ cây vàng đắng chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu
chiết xuất berberin từ vàng đắng bằng dung dịch nước vôi”. Đề tài gồm
những mục tiêu sau:
- Xây dựng phương pháp chiết xuất berberin từ cây vàng đắng bằng
dung dịch nước vôi.
- So sánh phương pháp chiết xuất berberin từ cây vàng đắng bằng
dung dịch nước vôi và dung dịch acid sulfuric 0,4%.
Chưong 1. TỔNG QUAN
1.1. Berberin clorid
Berberin ở Việt Nam thường được dùng dưới dạng berberin clorid.
1.1.1. Công thức hóa học và tính chât
Công thức hóa học:
.2H2O
Công thức phân tử: C20H18NO4CI.2H2O
Tên khoa học: 5,6-dihydro-8,9-dimethoxy-l,3-dioxa-6a-azoniaindeno(5,6-a)

anthracen clorid dihydrat.
Lý tính: tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi có vị rất đắng. Độ chảy
khi ở dạng base là 145”c (bị phân hủy). Độ tan dạng base tan chậm trong nước,
hơi tan trong ethanol, khó tan trong ether. Dạng muối clorid tan ở tỷ lệ 1/400
trong nước, dễ tan trong nước sôi, tan trong ethanol, thực tế không tan trong
cloroform và ether. Dạng muối Sulfat dễ tan trong nước, tan trong ethanol [18].
Hóa tính', berberin có tính chất như một base bậc 4, tạo muối bằng cách thay thế
nhóm -OH, việc tạo muối berberin không giống như các alcaloid khác mà muối
tạo thành giống muối của hydroxyd kim loại, nghĩa là có loại hai phân tử nước.
V í dụ: C20H18O4NOH + HCl => H2O + C20H18O4NCI [5].
1.1.2. Nguồn nguyên liệu chiết xuất berberỉn
Berberin là một alcaloid được phát hiện trong khoảng 150 loài thuộc
nhiều họ thực vật khác nhau: Họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Hoàng liên
(Berberidaceae), họ Tiết dê (Menispemiaceae), họ Cam (Rutaceae)
Berberin thường có trong những cây thuộc chi Berberis, trong Từ điển cây
thuốc của Võ Văn Chi đã cho biết trong thân và rễ của Hoàng liên gai (Berberis
wallichiana. D. C) có chứa berberin [4].
Bên cạnh những cây thuộc chi Berberỉs cho berberin còn có những cây
khác cũng cho berberin như các cây thuộc chi Coptỉs: Coptỉs teeta Wall,
C.chỉnensis Franch, c.teetoỉdes C.Y.Cheng, c.deltoỉdea C.Y.Cheng et Hdiao[l]
với hàm lượng không ít hơn 4% [6].
Ngoài ra, berberin còn được tìm thấy trong vỏ các cây như: Hoàng bá
(Phellondendron amurense Rupr và p.chỉnense Schneider.y> với tỉ lệ 1,6% [6],
vàng đắng (Coscinỉum fenestratum Colebr.^ với hàm lưọng không ít hơn 1,5%
[6].
Hiện nay, người ta thường dùng vàng đắng để đưa vào sản xuất berberin
vì hàm lượng berberin trong thân và rễ cây cao, nguồn nguyên liệu nhiều, dễ thu
hái, có ở nhiều vùng của Việt Nam, biên giới Việt Lào, Campuchia. Do đó,
người ta coi vàng đắng là nguồn nguyên liệu số một để chiết xuất berberin.
1.1.3. Tác dụng dược lý và ứng dụng

Berberin có tác dụng kháng khuẩn được dùng chủ yếu trong các bệnh rối
loạn đường tiêu hóa [18]. Ngoài ra, berberin với liều nhỏ có tác dụng kích thích
tim, làm giãn mạch vành, với liều lớn ức chế hô hấp làm tê liệt trung khu hô hấp
trong khi tim vẫn đập. Berberin còn có tác dụng hạ nhiệt, gây tê, lợi mật, kháng
lợi niệu, đối với đường huyết lúc đầu có tác dụng tăng cao và sau đó thì hạ.
Berberin đem khử hóa cho tetrahydroberberin có tác dụng an thần và mềm cơ, hạ
huyết áp nhẹ [2].
Ngoài ra, berberin còn có tác dụng chống nhiễm nhiễm nấm, ký sinh trùng
và nhiễm trùng vi khuẩn hay virus. Berberin có tác dụng hiệp đồng tăng cường
với fluconazole ngay cả với chủng c. albicans kháng thuốc. Berberin còn là một
thành phần của một sổ công thức thuốc nhỏ mắt để chữa bệnh đau mắt hột.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng: Berberin có khả năng hạ đường
huyết hiệu quả như metformin, cơ chế hoạt động bao gồm việc ức chế aldose
reductase , làm giảm đường và ngăn ngừa sự kháng insulin [19]. . Berberin làm
giảm mạnh lượng cholesterol, LDL cholesterol, triglycerid và xơ vữa nhưng cơ
chế hoạt động khác biệt với statin làm cho berberin không gây ra tác dụng phụ
điển hình như statin [14]. Ngoài ra, berberin còn điều trị được chứng co giật và
bệnh động kinh [15], bảo vệ các tế bào thần kinh trong các trường hợp tổn
thương não do tắc mạch máu não gây ra [21], có tác dụng chống trầm cảm [15].
Tuyệt vời hơn nữa là tác dụng chống ung thư của berberin, nó có thể ngăn chặn
sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư biểu
mô, ung thư tụy, ung thư dạ dày mà không làm ảnh hưỏTig đến sự phát triển của
các tế bào bình thường ở nồng độ nhất định [17].
1.1.4. Một số chế phẩm có chứa berberin
Trên thị trường berberin đang được bán phổ biến dưới dạng viên nén, viên
bao hoặc viên nang với hàm lượng là lOmg, 25mg, 50mg, lOOmg/viên. Được chỉ
định với trực khuẩn, hội chứng lị, viêm một, tiêu chảy, viêm ống mật. Ngoài ra,
berberin còn được bào chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mặc, đau mắt
đỏ do kích thích bên ngoài (gió, nắng, lạn, bụi, khó, ), berberin còn có tác dụng
điều trị bệnh đau mắt hột ở các giai đoạn khác nhau . Berberin có thể được dùng

ở dạng đơn chất hoặc có thể được dùng phối hợp với các thành phần hoạt chất
khác.
Dưới đây là một số ví dụ về các chế phẩm có chứa berberin.
Viên nang - Berberin lOOmg
CĐ: Nhiễm trùng đường một, tiêu chảy, lỵ, trực trùng, hội chứng lỵ, viêm ống
mật.
CCĐ: Quá mẫn, phụ nữ có thai.
NSX: Cty CP XNK Domesco.
Viên nén bao phim - Mộc hoa trắng - HT
Tp: Cao đặc Mộc hoa trắng 136mg
Berberin chlorid 5mg
Mộc hương lOmg
TD: vừa đủ một viên nén bao film
CĐ: lỵ, amip gây đau bụng, viêm đại tràng, tiêu chảy, ăn uống không tiêu, nhiễm
khuẩn đường tiêu hóa.
CCĐ: Phụ nữ có thai.
NSX: Cty CP Dược & TBYT Hà Tĩnh.
Thuốc nhỏ mắt - Naphacollyre
Dạng bào chế: Thuốc nhỏ mắt
Thành phần: Natri sulphacetamid: 1 g
Chlorpheniramin maleat: 0,002 g
Naphazolin nitrat: 0,0025 g
Berberin HCl; 0,0002 g
Nước cất, tá dược vừa đủ 10 ml.
Công dụng: Đau mắt đỏ, đau mắt hột, nhức mỏi mắt, viêm kết mạc. Các trường
hợp ngứa mắt do dị ứng.
Liều dùng: Nhỏ mắt mỗi lần 2-3 giọt, mỗi ngày 4- 5 lần.
Đóng gói: Hộp 8ml, hộp lOml
1.2. Cây vàng đắng
Vàng đắng thuộc chi Coscinium, là một chi nhỏ trong họ Tiết dê

(Menispermaceae) phân bố chủ yếu ở vùng núi miền Đông nam bộ, Nam trung
bộ, Tây Nguyên, ngoài ra còn thấy mọc hoang nhiều ở trung và hạ Lào,
Campuchia. Theo Phạm Hoàng Hộ trong ‘Cây cỏ Việt Nam’ đã mô tả 3 loài
Coscinỉum là; c. fenestratum Colebr, c. blumeamum Miers, c colaniae Gagn
phân bố ở vùng núi miền Đông nam bộ, Tây Nguyên [6].
Vàng đắng có tên khoa học là: Coscinium fenestmtum Pierre.
Tên khác: cây mỏ vàng, vàng đằng, vàng giang, hoàng đằng lá trắng; cây
kơ trơng và loong tơ rơn (tiếng Bana)[2].
1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây vàng đắng
Cây vàng đắng là một loại dây leo thân gỗ to, có phân nhánh, leo lên
những thân gỗ to, thân và cành hình trụ, có thể dài tới 10 m hoặc hơn nữa, đưòng
kính 1,5 - 10 cm. Mặt ngoài màu vàng xám, có những nếp nhăn mờ hay nhẵn,
tìiân già màu ngà, xù xì, có đoạn có chỗ u phình to tròn và mắt (vết tích của lá
rụng). Cành nhỏ mới đầu có lông lá hình đĩa. Mặt cắt của thân và cành có màu
vàng tươi; mặt cắt của rễ có màu vàng sẫm, nhìn rõ những dây mạch gỗ tỏa tròn
như hình nan hoa bánh xe, chất nước chảy ra từ mặt cắt cũng có màu vàng.
Hình 1.1. Thân, lá, hoa và quả của cây vàng đẳng.
Lá đơn nguyên, mọc so le, phiến lá mỏng dài, thường hình trứng rộng
hoặc hình trứng dài 11 - 13 cm, rộng 8-23 cm, gốc phiến lá tròn, thẳng hay
hình tim nông, ngọn lá thuôn nhọn, mặt trên lá không có lông, khi khô thưòrng
nhẵn, gân giữa và các gân chính lõm xuống; mặt dưới lá có lông hod ữắng, nhìn
rõ 5 - 7 gân xòe ra như hình chân vịt và 1 - 2 đôi gân ở mép ngoài cùng, cũng
như hệ gân hình mạng lưới nhỏ. Cuống lá mảnh, dài 3 - 16 cm, mới đầu có lông
hơi nâu, thường phồng ra ở 2 đầu, đầu trên đỉnh cách mép phiến lá từ 0,2 - 0,8
cm, đầu dưới cong gập lại như gối.
Cụm hoa; hoa màu trắng phớt tím, hoa đính trên các đầu hình cầu; đường
kính 6 - 7 mm, có cuống nhỏ dài đến 10-30 mm, được sắp xếp trên một chùm
dài 5 - 11 cm ở trên nách lá hay ở đoạn thân già không mang lá; các cụm hoa
này đứng đơn độc hay tụ họp vài cái một, trục chính và nhánh của cụm hoa
mảnh, có lông tơ màu nâu, các lá bắc dạng dùi, dài 4 - 5 mm. Hoa đực gần như

không cuống, bao hoa có 6 - 9 bộ phận phía trong dài 1,5-2 cm, các bộ phận
ngoài cùng nhỏ hơn dài 1 - 1,5 mm đính thấp hơn. Bộ nhị có 6 nhị xếp thành 2
vòng; vòng ngoài gồm 3 nhị rời, dài 1 mm, 3 nhị ở vòng trong dính liền nhau ở
phía dưới. Hoa cái có bao giống như hoa đực, 6 nhị lép hình chùy dài 1 mm, bộ
nhụy gồm 3 lá noãn dài 2 mm, có lông dày, vòi hình sợi, uốn cong.
Chùm quả dài 10 - 15 cm, mang 20-30 quả hạch hình cầu, đường kính
2,5 - 3 cm, mặt ngoài có lông màu nâu đến vàng cam, thịt quả màu vàng, vị
đắng; vỏ quả trong tạo thành hạch cứng, dày tới 3 mm; mùa hoa quả : tháng 1 -
5 [2].
1.2.2. Phân bố và sinh thái
Chi Coscỉnỉum là một chi nhỏ trong họ Tiết dê (Menispermaceae) gồm có
2 loại, phân bố chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới. ở Việt Nam cây mọc phổ
biến ở miền Đông nam bộ, Nam trung bộ, Tây nguyên, Đồng Nai, Quảng Nam,
Đà Nang, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Thuận Ngoài ra còn
thấy ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Malaixia, Xrilanca.
Vàng đắng thu hái hầu như quanh năm, thu hoạch về thái mỏng, phơi hay
sấy khô hoặc không chế biến gì khác [2],
1.2.3. Bộ phận dùng
Đoạn thân hình trụ, đường kính 1,5-6 cm, dài ngắn không nhất định, mặt
ngoài màu vàng, có vết bạc loang lổ, có đoạn có chỗ phình to tròn, có vết lõm
tròn do vết tích của cành non và cuống lá, có vết khía và nứt dọc nhỏ, đôi chỗ
bong mất lớp bần.
Hình 1.2. Lát cất nghiêng thân, rễ cây vàng đắng
Đoạn rễ hình trụ, màu vàng sẫm, không có bướu. Mặt cắt ngang có lớp vỏ
mỏng màu nâu nhạt,, phần gỗ màu vàng có tia tủy hình nan hoa bánh xe, lỗ chỗ
có nhiều chấm nhỏ (mạch gỗ), không mùi, vị đắng [2].
1.2.4. Thành phần hóa học
Trong thân và rễ cây vàng đắng ngoài berberin 1,5 - 3 %, còn có ít
palmatin, jatroưhizin [2].
10

OCH,
H3C0
Palmatin
N " OH-
'OCH3
Berberin
OCH3
T etrahydroberber in
Bên cạnh đó còn có oxyberberin, tetrahydroberberin, sitosterol, và
stigmasterol [9].
Theo Đỗ Tất Lợi: Trong vàng đắng có nhiều alcaloid dẫn xuất của
isoquinolein, chủ yếu là berberin chiếm từ 1,5 - 2 %, có khi đến 3% [10].
Vỗ Văn Chi lại cho rằng; thành phần hóa học chủ yếu là berberin,
saponin; thân có chứa berberin có tỷ lệ tới 3,5%. Ngoài ra còn có ceryl alcol,
hentriacontane, sitosterol, acid palmitic và acid oleic, glycosid sitosterol, saponin
và vài chất nhựa, ở Việt Nam trong thân và rễ cây vàng đắng có alcaloid
berberin với tỉ lệ 1,5-3% [4].
11
Nguyễn Liêm đã xác định thành phần hóa học của cây vàng đắng là
berberin chiếm ít nhất là 82% so với alcaloid toàn phần, phần còn lại là palmatin,
jatrorrhizin .Ngoài ra trong luận án này, ông đã khảo sát kỹ cây vàng đắng về
hàm lượng alcaloid protoberberin trong các bộ phận khác nhau của cây. Kết quả
là ở thân cây già có 2 - 3%, cành nhỏ 1 - 1,5%, lá và quả 0,1 - 0,7%, vỏ thân
trên 5%, và phần thân gỗ 0,85% [9].
Điều kiện bảo quản có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguyên liệu, độ ẩm
cao làm giảm nhanh hàm lượng alcaloid và có thể mất hết hoặc giảm từ 3%
xuống còn 0,13%.
1.2.5. ứng dụng của cây vàng đắng
Theo Đỗ Tất Lợi: nhân dân thường dùng thân và rễ cây làm thuốc hạ
nhiệt, chữa sốt rét, chữa lỵ, ỉa chảy, đau mắt. Dùng dạng thuốc bột hay thuốc

viên, ngày uống 4 - 6 gam. Vàng dắng dùng làm nguyên liệu để chiết xuất
berberin. Berberin clorid dùng để chữa lỵ, ỉa chảy, đau mắt. Ngày uống 0,02 -
0,20 gam dưới dạng thuốc viên. Người ta còn dùng để chữa bệnh về gan, vàng
da, ăn uống
jkhó tiêu; hoặc pha dd 0,5 - 1% dùng để nhỏ mắt đau, hay để rửa mắt
[10].
Theo Vố Văn Chi: ở Ẩn Độ người ta dùng rễ vàng đắng để chữa lỵ, và
dùng ngoài rửa mụn nhọt, vết thương. Nước sắc vỏ dùng chữa sốt gián cách,
nước sắc thân dùng để trị rắn cắn [4],
Karbovic và Bespalova đã cho biết: vàng đắng dùng làm thuốc cầm máu
trong phụ khoa sau khi đẻ, viêm túi mật. Berberin Sulfat là giảm huyết áp, dùng
trị viêm túi mật và đặc biệt là bệnh sỏi mật. Dùng dạng viên nén 0,005 gam. Còn
12
Maskovski lại cho rằng: berberin Sulfat dùng chữa viêm gan, viêm túi mật, sỏi
mật, ngày 5 - 1 Omg, đợt điều trị từ 2 - 4 tuần.
1.3. Chiết xuất berberin từ thân cây vàng đắng
Berberin được chiết từ thân và rễ cây vàng đắng theo quy trình như sau:
300g bột thân và rễ vàng đắng, thêm 1 lít dung dịch acid sulfuric 0,4%, khuấy
đều, ngâm trong 24 giờ. Cứ 1 giờ khuấy lại 1 lần. Rút dịch chiết. Tiến hành chiết
tương tự để thu được dịch chiết lần 2. Dịch chiết lần 2 được sử dụng làm dung
môi chiết lần 1 cho mẻ khác. Thêm 20 gam natri clorid vào dịch chiết lần 1.
Khuấy mạnh cho tan hết natri clorid rồi để 24 giờ cho berberin kết tủa. Gạn lấy
phần tủa. Lọc và rửa tủa cho hết phản ứng acid, thu được berberin clorid thô.
Tẩy màu: Berberin thô hòa tan trong 5 phần ethanol 96°. Thêm than hoạt (lượng
than bằng 2 - 5% lượng berberin thô). Lắp sinh hàn hồi lưu, đun sôi trong 10
phút. Lọc nóng qua phễu Buchner để loại than hoạt. Thu dịch lọc. Dịch lọc để
kết tinh qua đêm ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy tinh thể trên phễu Buchner. Rửa tinh
thể 2 lần bằng ethanol 96°. sấy tinh thể trong tủ sấy ở 60°c [1].
Ngoài ra, còn có phương pháp chiết xuất berberin tò Hoàng Liên chân gà
{Coptis teeta Wall.) bằng ethanol 96%; Dược liệu khô (có chứa chủ yếu alcaloid

berberin) được tán thành bột, chiết kiệt với ethanol trong Soxhlet. Cô thu hồi
ethanol cắn được hòa tan trong nước nóng. Chất nhựa sẽ tách ra, đem lọc nóng
loại nhựa. Thêm HCl dư vào dung dịch lọc và để yên cho berberin clorid kết
tinh. Lọc, thu lấy tinh thể berberin clorid. Tinh chế bằng cách hòa tan trong
ethanol và kết tinh lại [5].
Đến nay, chúng tôi chưa thấy tài liệu nào chiết xuất berberin bằng dung
dịch nước vôi.
13
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Vàng đắng thu mua tại huyện Đắk Nông, tỉnh Đắk Nông.
Xử lí dược liệu: vàng đắng rửa sạch, sấy khô ở
50°c, xay thành bột thô.
2.1.2. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ
> Hóa chất:
TT
Tên hóa chất
Tiêu chuẩn, nguồn gốc
1
Berberin clorid chuẩn
(99,72%)
SKS: 0103168
Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương
2
Acid hydrocloric (HCl)
p, Trung Quốc
3
Acid sulfuric đặc (H2SO4)
p, Trung Quốc

4
NaCl công nghiệp
Việt Nam
5
Than hoạt
p, Trung Quốc
6
Ethanol 96%
Việt Nam
7 Nước cất
Việt Nam
8
Vôi sống (CaO)
> Thiết bị, dụng cụ:
Tủ sấy MEMMERT (Đức)
Cân kỹ thuật điện tử Sartorius BP 20015 (Đức)
Cân phân tích Mettler Toledo AB204 - s ( Thụy Sỹ)
Máy khuấy từ Heidolph MR3001 (Đức)
14
• Máy săc kí lỏng hiệu năng cao Shimadzu (Nhật Bản), bao gôm: bộ phân
loại khí DGU - 14A, bơm cao áp LC - lOADVP, buồng chứa cột CTO -
lOAVP, bộ điều khiển SCL - lOAVP, detector dãy diod quang SPD - MIOAVP
và phần mềm Class vp 6.14
• Máy xay, máy hút chân không, bếp đun cách thủy
• Cốc thủy các loại, bình định mức các loại, pipet các loại, ống đong các
loại.
• Màng lọc cellulose acetat 0,45|im (Satorius)
• Bình chiết chịu acid, bông, phễu lọc Buchner
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Xác định hàm lượng berberin trong dược liệu vàng đắng

Xác định hàm lượng của berberin trong dược liệu để tính được chính xác
hiệu xuất của quá trình chiết xuất berberin.
2.2.2. . Xác định độ tan của berberin clorid trong nước vôi trong và acid
sulfuric 0,4%
Để sử dụng nước vôi làm dung môi chiết thì chúng tôi khảo sát độ tan của
berberin trong nước vôi ữong và acid sulfuric 0,4% (là dung môi thông dụng
chiết berberin).
2.2.3. Khảo sát phương pháp chiết xuất berberín bằng nước vôi
2.2.3.1. Xác định nồng độ nước vôi thích họp
Khi đã biết được hàm lượng berberin trong dược liệu nên chúng tôi xác
định được nồng độ nước vôi thích họp để chiết kiệt được hoạt chất trong cây, và
tiến hành thực nghiệm trong khoảng nồng độ dịch nước vôi đó.
2.1.3.2. Xác định số lần chiết
Với nồng độ vôi đã chọn được chúng tôi khảo sát số lần chiết. Để lựa
chọn số lần chiết, chúng tôi thực hiện các thí nghiệm chiết berberin nhiều lần,
15
trong cùng một điều kiện chiết như nhau, dựa vào hiệu suất chiết để lựa chọn số
lần chiết thích họp.
2.2.4. Tinh chế berberin
Xây dựng phương pháp phân lập berberin tìr dịch chiết bằng dung dịch
nước vôi, so sánh với phương pháp phân lập berberin từ dịch chiết bằng dung
dịch acid sulfuric 0,4%.
Khảo sát chọn dung môi kết tinh lại để thu được berberin tinh khiết.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp định lượng berberin
2.3.1.1. Nguyên tắc: Theo phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3 - PL -127 -
Dược điển Việt Nam IV).
2.3.1.2. Tiến hành:
Dung dịch chuẩn: Cân chính xác 25,0 mg berberin clorid chuẩn (nic), hòa tan
hoàn toàn vào bình định mức 250ml trong pha động thu được dung dịch có nồng

độ chính xác khoảng 0,1 mg/ml (Cc).
Dung dịch thử:
Mau 1 - Mau thử là berberin clorid thô hoặc berherin tình chế: Cân chúih
xác một lưọng mẫu (nit) tương đương với 25 mg berberin clorid cho vào bình
định mức 250 ml. Thêm 150 ml pha động, lắc cho đến khi tan hết, bổ sung pha
động đến vạch thu được dung dịch có nồng độ Ci. Lọc qua giấy lọc, bỏ 20ml
dịch lọc đầu thu được dung dịch thử.
Mầu 2 - Với mẫu thử là bột dược liệu: Cân chính xác khoảng 100 mg (nit)
bột dược liệu (qua rây 710) vào bình định mức lOOml, thêm 80 ml pha động, lắc
siêu âm trong 40 phút, để nguội, thêm pha động đến vạch, lắc đều, lọc thu được
dung dịch thử.
Pha động: Hòa tan 3,4 gam kali dihydrophosphat trong hỗn hợp nước -
acetoniừil (1 : 1) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.
Điều kiện sắc kỷ:
16
Cột thép không gỉ (25 cm X 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh Ci8 (5 ụm).
Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 345 nm.
Nhiệt độ cột: 40°c.
Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút.
Thể tích tiêm: 5 ịil.
Cách tiến hành: Lần lượt tiêm 5 1^1 dung dịch chuẩn và dung dịch thử vào hệ
thống sắc ký, tiến hành sắc ký theo điều kiện đã mô tả.
2.3.I.3. Tính kết quả:
Gọi diện tích pic thu được của dung dịch chuẩn và dung dịch thử lần lượt
là Sc và Sf Ta có:
Hàm lượng berberin trong dược liệu là:
StX rric X 2
o/o X = y X 100%
Sc X rrtai X 5
Hàm lượng bererin trong mẫu 1 là:

%x = ^ X 100%
5, X mai
2.3.2. Phương pháp xác định độ tan
2.3.2.1. Nguyên tắc: Sử dụng phương pháp bĩnh lắc tiêu chuẩn - the Standard
shake flask method [13]. Pha dung dịch bão hòa của berberin clorid trong dung
dịch acid sulfuric 0,4% hoặc dung dịch nước vôi ừong rồi tiến hành định lượng
bằng phương pháp sắc ký lỏng (như mục 2.3.1.1.).
2.3.2.2. Tiến hành: Tiến hành tương tự như phần 2.3.1.2.
Dung dịch thử:
Bước 1: Pha dung dịch berberin clorid bão hòa trong dung dịch acid sulfuric
0,4% và dung dịch nước vôi trong: Lấy 1 gam berberin clorid vào mỗi bình nón,
thêm 50ml mỗi loại dung môi vào mỗi bình thử. Đem lắc trong máy khuấy tò vói
tốc độ 75vòng/phút ở 25°c trong 24 giờ. Sau đó đem ly tâm ở 3000vòng/phút
trong 10 phút, lọc qua màng lọc 0,45 ụm được dung dịch berberin clorid bão
hòa.
17
Bước 2: Pha mẫu: Dùng pipet chữứi xác 20ml hút lấy 20ml dịch lọc ở trên cho
vào bình nón 250ml, dùng pipet chữứi xác 20ml hút lấy 40ml dung môi của nó
vào các cốc có mỏ trên. Lắc kĩ 10 phút thu được dung dịch thử.
2.3.2.3. Tính kết quả
Gọi nồng độ của berberin trong dung dịch thử acid sulfuric 0,4% và trong
nước vôi trong là Ca và Cb. Gọi diện tích pic của 2 dung dịch này là Sa và Sb. Ta
có độ tan của berberin clorid trong dung dịch acid sulfuric 0,4% và dung dịch
nước vôi trong là:
^B/a —
3
X — X S’ot ; Sß/Ij — 3 X — X Sjj
2.3.3. Phương pháp chiết xuất
2.3.3.1. Sơ đồ quy trình (Hình 2.1.)
2.3.3.2. Mô tả quy trình

Chiết xuất: Cân 300 gam dược liệu. Lắp lưới và lót bông vào bình chiết.
Cho bột dược liệu vào bình chiết. Thêm 1 lít dung môi chiết, khuấy đều,
ngâm trong 24 giờ. Cứ 1 giờ khuấy lại một lần. Rút dịch. Tiến hành chiết tương
tự để thu được dịch chiết lần n.
Tạo tủa thô: Thêm 20 gam natri clorid vào dịch chiết (Nếu dung môi
chiết là nước vôi thì trung hòa bằng acid hydrocloric loãng đến PH = 3 trước khi
thêm NaCl). Khuấy mạnh cho tan hết natri clorid rồi để 24 giờ cho berberin kết
tủa. Gạn lấy phần tủa. Lọc và rửa tủa bằng dung dịch acid hydrocloric 0,4% để
loại tạp chất. Sau đó rửa tủa bằng nước cho hết phản ứng acid. Thu được
berberin clorid thô
18
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chiết và phân lập herherỉn clorid thô
2.3.4. Phương pháp tinh chế berberin clorid từ berberin thô
2.3.4.1. Sơ đồ quy trình (Hình 2.2.)
2.3.4.2. Mô tả quy trình
Tẩy màu bằng than hoạt: Cân 2gam berberin thô hòa tan trong 20 ml dung
môi tinh chế. Thêm 0,05 gam than hoạt. Đun cách thủy ở 80°c, khuấy trong 10
phút. Lọc nóng trên phễu Buchner để loại than hoạt, thu dịch lọc. Đậy kín dịch
lọc bằng màng PE, để kết tinh qua đêm ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy tinh thể trên
phễu Buchner. sấy tinh thể trong tủ sấy ở 60°c.

×