Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BÀI THẢO LUẬN MÔN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI ỨNG DỤNG TÍCH HỢP MẠNG 3G GIỮA MÁY TÍNH VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.2 KB, 29 trang )

1
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
O0O
BÀI THẢO LUẬN MÔN THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI
ỨNG DỤNG TÍCH HỢP MẠNG 3G GIỮA MÁY TÍNH VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Giáo viên hướng dẫn: Ths Phạm Văn Ngọc
Nhóm thảo luận lớp: N01
1. Nông Lệ Thủy
2. Bùi Duy Tiến
3. Đinh Thị Thúy
4. Dương Thị Thuyến
5. Lý Trọng Toàn
6. Đinh Văn Toàn
Thái nguyên, tháng 5 năm 2012
Mục lục
2
Mở đầu
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đã đặt ra các yêu cầu mới
đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử dụng
công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch
kênh nên không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G (third-generation) công nghệ
truyền thông thế hệ thứ 3 là giai đoạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông
di động. Nếu 1G (the first generation) của điện thoại di động là những thiết bị analog,
chỉ có khả năng truyền thoại. 2G (the seconds generation) của điện thoại di động gồm
cả hai công năng truyền thoại và dữ liệu giới hạn dựa trên kỹ thuật số. Trong bối cảnh
đó, ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên
gọi IMT-2000. IMT-2000 đã mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng
nhiều phương tiện thông tin. Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới
3


nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động
thế hệ thứ hai (2G) vào những năm 2000. 3G mang lại cho người dùng các dịch vụ giá
trị gia tăng cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông thoại và dữ liệu (như e-mail
và tin nhắn dạng văn bản), download âm thanh, hình ảnh với băng tần cao. Các ứng
dụng 3G thông dụng gồm hội nghị video di động, chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ
điện thoại máy ảnh, gửi và nhận e-mail và file đính kèm nhờ dung lượng lớn, tải tệp
tin video và mp3, thay cho modem để kết nối đến máy tính xách tay hay PDA và nhắn
tin dạng chữ với chất lượng cao…
Chương 1- tổng quan về mạng 3G
1.1 Lịch sử phát triển mạng 3G
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm
2001, NTT Docomo là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-
CDMA. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại châu Âu. Tại châu Phi, mạng 3G
được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2007 bởi Công ty Wana.
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các
hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu
tiên được sử dụng vào những năm 1930 - 1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ
nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng
cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử
dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ
thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện
pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như
4
cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người
ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự
ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu
(CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất
thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có

nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu
Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp
khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia
theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên
của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào
khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát
triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao
lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là Hệ thống thông
tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất
AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ
tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code
Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di
động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập
vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở
châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến
hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và
công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G
của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ
thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại.
Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả
năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng
thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây
sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
5
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International
Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên
cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm
nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ

thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land
Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống
thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm
2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000).
Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ
thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm
cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã
có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất
cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm
của các đề xuất, năm 1999, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính và xây
dựng thành chuẩn IMT-2000. Năm 2007, WiMAX được bổ sung vào IMT-2000
1.2 Công nghệ 3G
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third
Generation). Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn
công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài
thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh ). 3G cung cấp cả hai hệ
thống là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng
truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Điểm mạnh của công
nghệ này so với công nghệ 2G và 2.5G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm
thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển
ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho
khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao, hình ảnh
video chất lượng và truyền hình số, Các dịch vụ định vị toàn cầu (GPS), E-mail,
video streaming, High-ends games,
6
Hình 1-1 Bảng tổng quan 3G/IMT-2000
1.3 Công nghệ 3G ở Việt Nam
Chuẩn 3G mà Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cấp phép là chính là
WCDMA ở băng tần 2100 MHz. Công nghệ này hoạt động dựa trên CDMA và có khả
năng hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao như video, truy cập Internet, hội

thảo có hình WCDMA nằm trong dải tần 1920 MHz -1980 MHz, 2110 MHz - 2170
MHz
Đây là sự lựa chọn đúng đắn bởi theo sự phân tích ở trên ta thấy rằng ở băng tần đã
được cấp phép (1900-2200 MHz) cho mạng 3G ở Việt Nam hiện tại mới chỉ có công
nghệ WCDMA là đã sẵn sàng. Các công nghệ khác, kể cả CDMA2000-1x EV-DO là
chưa sẵn sàng ở đoạn băng tần này vào thời điểm hiện nay. Công nghệ EV-DO sớm
nhất cũng chỉ có khả năng có mặt ở băng tần 1900-2200 MHz vào năm 2010 khi Rev.
C được thương mại hoá. Mặc dù một số nước trên thế giới cấp phép băng tần 3G theo
tiêu chí độc lập về công nghệ (không gắn việc cấp băng tần với bất kỳ công nghệ nào)
nhưng thực tế triển khai ở nhiều nước cho thấy trong băng tần 1900-2200 MHz, công
nghệ WCDMA/HSPA vẫn là công nghệ chủ đạo, được đa số các nhà khai thác lựa
chọn. Quy mô thị trường lớn của công nghệ này cũng đảm bảo rằng nó sẽ được tiếp
tục phát triển trong tương lai.
7
Công nghệ W-CDMA có các đặc tính năng cơ sở sau:
+ Hoạt động ở CDMA băng rộng với băng tần 5MHz;
+ Lớp vật lý linh hoạt để tích hợp tất cả các tốc độ trên một sóng mang;
+ Tái sử dụng bằng 1.
Ngoài ra công nghệ này có các tính năng tăng cường sau:
+ Phân tập phát;
+ ăng ten thích ứng
+ Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến.
W-CDMA nhận được sự ủng hộ lớn nhất trước hết nhờ tính linh hoạt của lớp
vật lý trong việc hỗ trợ các kiểu dịch vụ khác nhau, đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bít
thấp và trung bình. Nhược điểm của W-CDMA là hệ thống không cấp phép trong băng
tần TDD với phát thu liên tục, công nghệ W-CDMA không tạo điều kiện cho các kỹ
thuật chống nhiễu ở các phương tiện làm việc như máy điện thoại không dây. Ưu điểm
của công nghệ này là hỗ trợ nhiều mức tốc độ khác nhau: 144Kbps khi di chuyển
nhanh, 384Kbps khi đi bộ (ngoài trời) và cao nhất là 2Mbps khi không di chuyển
(trong nhà). Với tốc độ cao, WCDMA có khả năng hỗ trợ các dịch vụ băng rộng như

truy cập Internet tốc độ cao, xem phim, nghe nhạc với chất lượng không thua kém kết
nối trong mạng có dây. WCDMA nằm trong dải tần 1920MHz -1980MHz, 2110MHz -
2170MHz.
8
Chương 2- mô hình mạng 3G và các giao thức dùng trong mạng. (theo ứng dụng
tích hợp)
2.1 Mô hình mạng 3G
9
Hình 2-1 mô hình mạng 3G
HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access), tiếng Việt gọi là Công nghệ truy nhập
gói đường xuống tốc độ cao thuộc thế hệ 3.5G. Tốc độ trong khoảng 1.8, 3.6, 7.2 và
14.4 Mbit/s.
Với công nghệ 3.5G (HSDPA) tốc độ truy cập internet tăng khoảng 6 lần so với EDGE
và 8 lần so với GPRS.
2.2 Tiêu chuẩn 3G
Công nghệ 3G được nhắc đến như là một chuẩn IMT-2000 của Tổ chức Viễn thông
Thế giới (ITU), thống nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế các nhà sản xuất thiết
bị viễn thông lớn trên thế giới đã xây dựng thành 4 chuẩn 3G thương mại chính:
W-CDMA
Tiêu chuẩn W-CDMA là nền tảng của chuẩn UMTS (Universal Mobile
Telecommunication System), dựa trên kỹ thuật CDMA trải phổ dãy trực tiếp, trước đây
gọi là UTRA FDD, được xem như là giải pháp thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ
di động (Mobile network operator) sử dụng GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một
phần châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP,
cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE.
10
FOMA, thực hiện bởi công ty viễn thông NTT DoCoMo Nhật Bản năm 2001, được coi
như là một dịch vụ thương mại 3G đầu tiên. Tuy nhiên, tuy là dựa trên công nghệ W-
CDMA, công nghệ này vẫn không tương thích với UMTS (mặc dù có các bước tiếp
hiện thời để thay đổi lại tình thế này).

CDMA 2000
Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G
CDMA và IS-95. Các đề xuất của CDMA2000 nằm bên ngoài khuôn khổ GSM tại
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, là tổ chức độc lập
với 3GPP. Có nhiều công nghệ truyền thông khác nhau được sử dụng trong
CDMA2000 bao gồm 1xRTT, CDMA2000-1xEV-DO và 1xEV-DV.
CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s. Chuẩn này đã
được chấp nhận bởi ITU.
Người ta cho rằng sự ra đời thành công nhất của mạng CDMA-2000 là tại KDDI của
Nhật Bản, dưới thương hiệu AU với hơn 20 triệu thuê bao 3G. Kể từ năm 2003, KDDI
đã nâng cấp từ mạng CDMA2000-1x lên mạng CDMA2000-1xEV-DO (EV-DO) với
tốc độ dữ liệu tới 2.4 Mbit/s. Năm 2006, AU dự kiến nâng cấp mạng lên tốc độ Mbit/s.
SK Telecom của Hàn Quốc đã đưa ra dịch vụ CDMA2000-1x đầu tiên năm 2000, và
sau đó là mạng 1xEV-DO vào tháng 2 năm 2002.
TD-CDMA
Chuẩn TD-CDMA, viết tắt từ Time-division-CDMA, trước đây gọi là UTRA TDD, là
một chuẩn dựa trên kỹ thuật song công phân chia theo thời gian (Time-division
duplex). Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm
cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho truyền thông đa phương tiện trong cả truyền
dữ liệu lẫn âm thanh, hình ảnh.
Chuẩn TD-CDMA và W-CMDA đều là những nền tảng của UMTS, tiêu chuẩn hóa bởi
3GPP, vì vậy chúng có thể cung cấp cùng loại của các kênh khi có thể. Các giao thức
của UMTS là HSDPA/HSUPA cải tiến cũng được thực hiện theo chuẩn TD-CDMA.
11
TD-SCDMA
Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA (Time Division Synchronous Code
Division Multiple Access) đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang
và Siemens, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA. Nó thường
xuyên bị nhầm lẫn với chuẩn TD-CDMA. Cũng giống như TD-CDMA, chuẩn này dựa
trên nền tảng UMTS-TDD hoặc IMT 2000 Time-Division (IMT-TD). Tuy nhiên, nếu

như TD-CDMA hình thành từ giao thức mang cũng mang tên TD-CDMA, thì TD-
SCDMA phát triển dựa trên giao thức của S-CDMA.
Chương 3- các ứng dụng tích hợp 3G giữa điện thoại và máy tính hiện nay
Sau 5 năm có mặt tại Việt Nam thì dịch vụ 3G đã thực sự khẳng định thế mạnh của
mình trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tối ưu nhất. Công nghệ
3G đã thay đổi mọi thứ kể cả thói quen của con người như: lướt web, check mail, chơi
game, tham gia mạng xã hội, tìm đường, mua sắm… mọi thứ đều trở nên dễ dàng và
nhanh chóng hơn.
12
3.1 Thiết bị kết nối 3G giữa máy tính với điện thoại
3.1.1 USB3G: là thiết bị sử dụng cho dịch vụ Mobile Broadband. Để sử dụng
dịch vụ khách hàng cần SIM đăng ký gói cước 3G cắm vào USB và kết
nối với máy tính, ở trong vùng phủ sóng GPRS/EDGE hoặc 3G.
Ưu điểm :
- Đơn giản, dễ dùng.
- Sử dụng được với hầu hết các máy tính và hệ điều hành thông dụng (Windows, Mac
OS, Linux).
- Có thể có khe cắm thẻ nhớ.
Nhược điểm :
- Sử dụng thiết bị Usb dễ bị va chạm vật lý dẫn đến hỏng cổng Usb của thiết bị và máy
tính. Do khi cắm vào máy tính thì độ ngập sâu vào máy ít và độ thừa ra ngoài nhiều.
- Usb 3G rất nóng trong quá trình sử dụng do các thiết bị này hầu hết sử dụng chipset
Qualcom MSM7200 (hoạt động ở nhiệt độ 45 độ C, tự ngắt ở 90 độ C). Với các loại
Usb không được thiết kế tản nhiệt riêng ( Usb 3G của Viettel, Vinaphone, Mobifone do
Huawei, ZTE sản xuất) thì chipset có thể bị nóng cục bộ dẫn đến mất kết nối mạng.
- Tiêu tốn điện : Thiết bị Usb 3G tiêu tốn nhiều điện nhất do các linh kiện sử dụng
trong bo mạch đa phần sử dụng điện 1,5V và 3,3V vì vậy Usb nào cũng có thêm một
bo mạch để chuyển điện, dẫn đến tiêu hao về điện năng cho việc hạ áp.
- Không có tính năng mở rộng quan trọng (định vị toàn cầu GPS).
- Tốn cổng Usb vốn khá khiêm tốn khi dùng Laptop.

- Nhiều thiết bị trôi nổi của các nhà sản xuất kém chất lượng.
3.1.2. Thiết Bị Data Card 3G
Data Card là thiết bị chuyên dụng dành cho các giao tiếp gắn ngoài. Data Card sử dụng
2 loại giao tiếp chủ yếu là PCMCIA và Express(34/54).
Thiết bị Data Card 3G
Ưu điểm :
- Data Card 3G là thiết bị đảm bảo kết nối mạng ổn định, chất lượng sóng tốt.
- Thiết bị Data Card khi cắm vào cổng PCMCIA hoặc Express của Laptop, độ ngập
sâu vào máy khoảng 7cm, thừa ra ngoài chỉ khoảng 3cm nên hạn chế được các va
chạm vật lý.
- Tiết kiệm điện năng do sử dụng trược tiếp nguồn điện 1,5V và 3,3V từ bo mạch của
máy tính.
13
- Tản nhiệt tốt do các thiết bị datacard đều có 1 phần thân làm bằng kim loại và không
có thêm phần nhiệt lượng tỏa ra do bo mạch hạ áp. Hơn nữa do lợi thế về diện tích bo
mạch nên các chipset ít bị ảnh hưởng do nhiệt độ tỏa ra của nhau.
- Có tính năng mở rộng định vị toàn cầu (GPS).
- Các thiết bị Data Card hiện nay trên thị trường đa phần là của các hãng cung cấp thiết
bị có tiếng của Mỹ hoặc Trung Quốc cung cấp cho thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ
( Sierra Wireless, Option, )
Nhược điểm :
- Chỉ dùng được cho Laptop có khe cắm PCMCIA hoặc Express Card ( máy bàn có thể
dùng nếu sử dụng adapter chuyển đổi sang giao tiếp PCI hoặc Usb).
- Chưa phổ biến với đa phần người dùng.
3.1.3. Thiết Bị WWAN 3G
WWAN 3G là thiết bị gắn trong dành cho các Laptop có sẵn khe cắm sim với các đặc
điểm nổi trội hơn hẳn so với Usb và Data Card. Thiết bị sử dụng giao tiếp Pci-ex
trong bo mạch của Laptop.
Một thiết bị WWAN 3G – Sierra Wireless MC8780
Ưu điểm :

- WWAN bao gồm các ưu điểm của dòng Data Card. Ngoài ra :
- WWAN gắn chắc chắn bên trong của máy nên tránh được hoàn toàn các va chạm vật
lý .
- Chất lượng sóng tốt nhất trong ba loại vì sử dụng ăng ten bên sườn màn hình của
Laptop.
- Người dùng không phải tháo ra lắp vào thiết bị khi không có nhu cầu sử dụng.
Nhược điểm :
- Chỉ sử dụng được cho các Laptop có hỗ trợ sẵn khe cắm sim.
- Hiện thị trường chưa có nhiều dòng WWAN 3G để người dùng lựa chọn.
- Giá khá cao.
3.1.4. Định hướng người dùng :
Mỗi loại thiết bị 3G đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Người dùng cần căn cứ
vào điều kiện và nhu cầu sử dụng của để đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
USB 3G với ưu điểm nổi bật là tính đa dụng, tuy nhiên khả năng đảm bảo kết nối
mạng liên tục không phải loại nào cũng đáp ứng được. Do đó, nếu bạn là người dùng
nhiều máy tính với nhu cầu sử dụng 3G thời gian ngắn, không cần đảm bảo kết nối
liên tục thì Usb 3G là một lựa chọn tốt.
14
Data Card 3G là lựa chọn tối ưu nếu Laptop của bạn có trang bị khe giao tiếp
(PCMCIA, Express Card) với giá thành vừa phải, nhiều tính năng mở rộng cùng độ ổn
định cao.
WWAN 3G có giá khá cao nhưng chất lượng, độ ổn định và sự tiện lợi là không có gì
phải bàn cãi. Điều bạn cần là một chiếc Laptop có khe cắm sim và sự đầu tư cho nhu
cầu của mình mà thôi
3.2 Các ứng dụng 3G phổ biến
3.2.1 Dịch vụ Video Call
3.2.1.1 Dịch vụ video call là gì
Là dịch thoại kèm hình ảnh qua camera, dịch vụ cho phép hai thuê bao trong vùng
phủ sóng 3G sử dụng máy đầu cuối hỗ trợ chức năng video call có thể thiết lập cuộc
gọi kèm hình ảnh trực tiếp tại thời điểm gọi.

Ngoài cuộc gọi video call trong nước khách hàng còn có thể thực hiện cuộc gọi viddeo
call tới bạn bè, người thân ở mạng khác hoặc ra nước ngoài (những nươc có thỏa thuận
chuyển vùng quốc tế 3G với viettel).
Toàn bộ thuê bao đã hòa mạng hoặc đăng ký lên 3G đều có thể sử dụng được dịch vụ.
3.2.1.2 Điều kiện sử dụng dịch vụ
Thuê bao gọi và thuê bao bị gọi trong vùng phủ sóng 3G (khi ở vùng phủ sóng 3G,
trên máy di động phía dưới cột sóng sẽ hiển thị chữ 3G).
Thuê bao sử dụng điện thoại di động phải sử dụng điện thoại có hỗ trợ chức năng
video call.
Khách hàng thay vì thực hiện cuộc gọi phải chọn cuộc gọi là video call thay vid voice
call như cuộc gọi thông thường (ngầm định khi thực hiện gọi đi là cuộc gọi thông
thường).
3.2.1.2 Lưu ý khi sử dụng video call
Thuê bao gọi và thuê bao bị gọi đang kết nối cuộc gọi video call nếu một trong hai
thuê bao ra khỏi vùng phủ sóng 3G thì cuộc gọi sẽ bị ngắt.
Khi thực hiện cuộc gọi video call thuê bao sẽ không sử dụng được dịch vụ call wait và
call hold (giữ, chờ cuộc gọi đến).
Khi nhận được cuộc gọi video call một số máy có thể cho phép tùy chọn chỉ kết nối
thoại thông thường không hiển thị hình ảnh.
15
Một số máy di đông không tự động chuyển sang mạng 3G nếu gặp trường hợp này
phải thực hiện chọn mạng bằng tay.
Thuê bao gọi và thuê bao bị gọi có thể thiết lập tùy chọn cho phép (không cho phép)
gửi hình ảnh khi thực hiện cuộc gọi.
Khi thực hiện cuộc gọi video call đối với một số máy đầu cuối cho phép khách hàng
chuyển đổi hình ảnh truyền qua camera trước hoặc sau máy.
Khi nhận được cuộc gọi video call một số máy có thể cho phép tùy chọn chỉ kết nối
thoại thông thường không hiển thị hình ảnh.
Để kiểm tra máy có tiện ích video call không thường bấm số sau đó bấm options sẽ
xuất hiện hai tùy chọn (voice call-video call).

Thuê bao thực hiện kích hoạt dịch vụ chuyển cuộc gọi video call vẫn thực hiện được
nếu thuê bao thực hiện chuyển cuộc gọi đến ở trong vùng phủ sóng 3G, sử dụng máy
hỗ trợ 3G và đã cài đặt dịch vụ 3G.
Thuê bao 3G thực hiện cuộc gọi video call đến thuê bao 2G thì không thực hiện được,
điện thoại sẽ báo “video call not supported by network”.
Danh mục máy điện thoại hỗ trợ video call
hãng loại máy
Nokia 5800, 6700, 6260, E51, N95, N95-8GB, N85, E75, E66, N86, N79
5730, N82, E52, 6210, 6500, 5610, 5320, 6110, 6730, 6710, 5630
Samsung N81, N78, E90, N93i, N77
I800, I900, I8510, S8003, B7320, I780, F480, M8910, I7500, M8800
S7330, J800, L700, L700i, U800, U900, G810, F400, M7600, U700
F330, G800, I550, I450, I520
Sony Erisson Naite-J105, C510, T715, T707, W508, C905, W595, T700, C902
W980, C702, G900, Aino-U10, Yari-U100, Saito-U1, C903, C901
W995, W705, K850i, X1, X2 (coming soon), W910i, W890, G700
W760
LG GT505, GW525, GW620, GW550, GD900, GC900, GM730, GU285
BL40, KF750, KM900
16
Motorola VE538, V9, Z8 (HĐH symbia), Q9h và A3100 (HĐH window mobile)
Huawei bộ hòa mạng 3G vinaphone (bao gồm máy Huawei U1280
SimCard 3G)
HTC một số loại máy HTC Touch
3.2.2 Dịch vụ Mstore
3.2.2.1 Tính năng
Mstore cung cấp các ứng dụng:
Giải trí: Mchat, MobiTV….
Văn phòng: đọc pdf trên điện thoại, hỗ trợ word trên điện thoại…
Tiện ích: Bản đồ, từ điển….

Kết nối: Yahoo, facebook….
3.2.2.1 Điều kiện sử dụng dịch vụ
Là thuê bao di động trả trước hoặc trả sau.
Khách hàng phải đăng ký gói Data bất kỳ.
Đăng ký tài khoản trên Mstore.
3.2.3 Dịch vụ vmail
3.2.3.1 Dịch vụ vmail là gì
Là dịch vụ gửi và nhận email trên điện thoại di động dưới hình thức “đẩy email về ứng
dụng trên điện thoại di động”.
3.2.3.2 Các tính năng Vmail
 Tính năng cơ bản
Nhận và gửi mail có file đính kèm (nhận tối đa 500kB, gửi 200kB).
Đồng bộ quản lý mail qua ứng dụng, wapsite và website.
Dịch vụ đồng bộ dữ liệu với nhiều loại email khác nhau bao gồm: hotmail,
gmail, yahoo, live, local ISP…
Đồng bộ tất cả các tài khoản email server POP3/IMAP.
 Tính năng nổi bật so với các sản phẩm tương tự trên thị trường
Hỗ trợ quản lý mail với tài khoản số điện thoại trên máy tính.
Có thông báo mail mới ngay cả khi đã thoát khỏi ứng dụng.
17
Thao tác dễ dàng do không phải cài APN riêng cho Vmail.
3.2.3.3 Điều kiện sử dụng dịch vụ
Thuê bao trả trước và trả sau hoạt động 2 chiều.
Khách hàng đăng ký thành công dịch vụ Mobile Data.
Máy điện thoại hỗ trợ dịch vụ Vmail.
3.2.4 Dịch vụ game mobile trực tuyến
3.2.4.1 Dịch vụ game mobile trực tuyến là gì
Là dịch vụ cung cấp các trò chơi trên điện thoại di động, cho phép người chơi có thể
tương tác trực tiếp với máy chủ và giữa các người chơi với nhau thông qua đường
truyền 3G (để đạt chất lượng tối ưu) hoặc qua EDGE/GPRS.

3.2.4.2 Điều kiện sử dụng
Là thuê bao trả trước hoặc trả sau viettel hoạt động hai chiều.
Đăng ký sử dụng gói cước data.
3.2.5 Sử dụng điện thoại thành modem 3G cho máy tính
Duyệt web trên máy tính rất thoải mái, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có
mạng Wi-Fi để truy cập Internet. Trong trường hợp này bạn có thể biến điện thoại
thành một modem không dây cho chiếc máy tính của mình. Và sử dụng mạng 3G đang
phát triển khá tốt ở Việt Nam.
Nếu không thể tìm thấy một điểm phát Wi-Fi miễn phí để truy cập Internet nhưng điện
thoại lại có sóng 3G "dạt dào" thì bạn hãy cài đặt ngay ứng dụng Joikuspot . Tiện ích
này sẽ biến điện thoại của bạn trở thành một modem không dây cho máy tính xách tay.
JoikuSpot Light là tiện ích hoàn toàn miễn phí giúp máy tính của bạn truy cập internet
qua điện thoại sử dụng công nghệ 3G. Chiếc điện thoại di động của bạn sẽ trở thành
một hotspot Wi-Fi. Bạn sẽ không cần quan tâm tới các kiểu kết nối như Bluetooth, cáp
hay USB hỗ trợ kết nối. Joikuspot chạy trên nền tảng Symbia cùng với các dòng điện
thoại cao cấp hiện nay. Dĩ nhiên, tất cả các thiết bị di động chạy được nền tảng này còn
phải hỗ trợ chuyển dữ liệu (như 3G, EDGE, HSDPA, GPRS) và có khả năng kết nối
Wi-Fi. Việc cài đặt và sử dụng tiện ích này rất dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần thực
hiện là chạy chương trình trên điện thoại và thiết lập cấu hình để biến điện thoại thành
một hotspot Wi-Fi. Thậm chí, bạn còn có thể chọn chế độ ẩn để ứng dụng chạy ngầm
18
trên hệ thống. Joikuspot Light hỗ trợ các giao thức HTTP và HTTPS, phục vụ các mục
tiêu cơ bản như duyệt web, mail, chat. Với dịch vụ trả tiền Joikuspot Premium, người
dùng sẽ được hỗ trợ tất cả các giao thức, cho phép sử dụng Outlook, Youtube, Web
radio, FTP, VPN, Skype và nhiều chương trình đòi hỏi các giao thức đặc biệt khác.
Một số tính năng hữu ích của Joikuspot:
 Hỗ trợ mã hóa: Joikuspot hỗ trợ chuẩn an toàn WEP 128 bit, đảm bảo người
dùng có quyền kiểm soát các kết nối tới Wi-Fi và phiên làm việc an toàn 100%.
 Tương thích với GPS: Nếu điện thoại của bạn có dịch vụ định vị toàn cầu GPS,
khi kết hợp với Joikuspot, vị trí của bạn sẽ được đồng bộ hoá và hiển thị thông

tin định vị trên Google Maps.
 Ngưỡng pin: Nhờ vào tính năng này, hệ thống sẽ ngừng Joikuspot khi năng
lượng giảm xuống mức quá thấp. Người dùng có thể cài đặt để chương trình tự
động ngưng khi dung lượng pin tới một mức nào đó và không phải lo lắng sẽ
hết năng lượng khi cần thực hiện cuộc gọi.
 Đa kết nối: Joikuspot cho phép bạn chia sẻ băng thông của mình với người
khác, nhiều thiết bị cùng lúc.
 Tự động kết nối lại: Mỗi khi mất kết nối dữ liệu, chương trình sẽ tự động kết
nối lại để tránh bị ảnh hưởng công việc khi sử dụng chương trình.
Joikuspot có hai loại dịch vụ với mức ưu tiên khác nhau. Joikuspot Light hỗ trợ các
giao thức HTTP và HTTPS, phục vụ các mục tiêu cơ bản như duyệt web, mail, chat.
Không hỗ trợ các nhu cầu người dùng doanh nghiệp, như là Outlook.
19
Với dịch vụ trả tiền Joikuspot Premium, người dùng sẽ được hỗ trợ tất cả các giao
thức, cho phép sử dụng Outlook, Youtube, Web radio, FTP, VPN, Skype và nhiều
chương trình đòi hỏi các giao thức đặc biệt khác.
Ngoài Joikuspot ta có thể sử dụng ứng dụng Addition’s iPhoneModem 2 Biến điện
thoại thành modem 3G cho máy tính.

Tuy nhiên phần mềm này chỉ hạn chế dùng cho dòng iPhone và Addition’s
iPhoneModem 2 không có mặt trên App Store vì Apple coi ứng dụng này không phù
hợp với các điều khoản và điều kiện của App Store. Do đó Addition’s iPhoneModem 2
chỉ hỗ trợ trên các máy iPhone đã được Jailbreak và có Cydia. Dưới đây là hướng
dẫn giúp các bạn thiết lập một cách nhanh chóng.
3.2.6 Kết nối 3G cho điện thoại bằng máy tính
Khi bạn quá mệt mỏi vì ngồi hàng giờ trước máy tính, bạn muốn nằm nghỉ mà vẫn có
thể online đọc tin hay Chat cùng bạn bè; muốn duyệt WAP trên điện thoại với tốc độ
cao, tải những đoạn nhạc hoặc hình ảnh trực tiếp về máy điện thoại khi alô của bạn
không có kết nối GPRS; muốn tải một ít thông tin lên điện thoại để có thể đọc trên tàu
hay ôtô Bạn hoàn toàn có thể dùng điện thoại kết nối với máy tính đã nối mạng

Internet để Chat, duyệt WAP, Web hay chơi game online.
Thiết bị cần có
*Một USB Bluetooth bất kỳ và phần mềm điều khiển USB Bluetooth đi kèm (bài viết
sử dụng USB Bluetooth Dongle và phần mềm điều khiển WIDCOMM).
*Điện thoại Symbian Series 60 hoặc Symbian UIQ (điện thoại thử nghiệm là N6600
và N-Gage).
*Máy tính có sẵn kết nối Internet (tốc độ cao sẽ cho hiệu quả tốt hơn).
*Chương trình MRouter để kết nối máy tính và điện thoại.
*Một chương trình duyệt Web hoặc Chat bất kỳ như Opera, Netfront, Angile
Messenger
20
Sử dụng 3G trên điện thoại và một số lưu ý
Sau khi máy tính và điện thoại đã kết nối thành công, bạn có thể lướt Net qua điện
thoại, chat với bạn bè qua chương trình Angile Messenger, đọc báo điện tử hoặc vào
các diễn đàn hay các trang WAP dành riêng cho ĐTDĐ qua chương trình Netfront.
Bạn cũng có thể tải nhạc trực tiếp về điện thoại mà không hề tốn phí GPRS.
Tuyệt đối không dùng các chương trình chính hãng như trình duyệt của Nokia để
duyệt Web, vì những trình duyệt chính hãng luôn yêu cầu kết nối GPRS thực sự mới
có thể hoạt động được. Một số chương trình cũng nhất thiết yêu cầu bạn phải kết nối
3G thực sự, khi đó, bạn không có cách nào khác ngoài việc kết nối 3G của nhà cung
cấp mạng điện thoại.
3.2.7 Điều khiển điện thoại qua trình duyệt máy tính với Remote Web Desktop
Full v5.3.8
Ứng dụng Remote Web Desktop v5.3.8 sẽ là trợ thủ giúp bạn có thể điều khiển, lấy
thông tin từ điện thoại thông qua trình duyệt web của máy tính. Ứng dụng này cho
phép bạn điều khiển điện thoại thông qua kết nối USB, mạng không dây Wifi và một
số mạng 3G. Điều đặc biệt là dữ liệu khi truyền đi đã được mã hóa theo chuẩn RSA
512 hoặc chuẩn RSA 1024 (tùy lựa chọn người dùng) để đảm bảo vấn đề bảo mật và
không ai có thể đánh cắp được những dữ liệu này.
Remote Web Desktop v5.3.8 sau khi đã thiết lập kết nối giữa điện thoại và máy tính.

Ứng dụng sẽ cung cấp màn hình với nhiều sự lựa chọn cho phép dễ dàng điều khiển
điện thoại để gửi tin nhắn SMS, quản lý dữ liệu trên điện thoại trực tiếp hoặc thông
qua kết nối FTP, xem hình ảnh, video trong máy, điều khiển điện thoại bằng chuột và
bàn phím ảo, cài đặt ứng dụng, tùy chỉnh hình nền, chụp hình nền điện thoại Nếu bạn
muốn kết nối thông qua mạng 3G thì phải bật tùy chọn Network Bridge lên, còn nếu
thông qua mạng Wifi thì bình thường.
Bạn chỉ việc cài ứng dụng vào máy, chạy ứng dụng lên, nhập mật khẩu bảo mật đăng
nhập và nhấn nút "Start Server" lên. Chương trình sẽ cung cấp cho bạn 1 đường dẫn.
Ví dụ như: http://192.168.137.253:8999, bạn chỉ việc nhập đường dẫn này lên trình
21
duyệt web và nhập mật khẩu vào là có thể điều khiển điện thoại một cách dễ dàng.
Lưu ý, một số tính năng như chụp ảnh màn hình đòi hỏi điện thoại phải có quyền root.
3.3 Ưu, nhược điểm của 3G
3.3.1 Ưu điểm
Giá dịch vụ ngày càng giảm, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho đa số người dùng.
3G đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển về công nghệ truyền thông tại
Việt Nam, đây cũng là một nền tảng vững chắc trước khi tiến lên công nghệ 4G.
Đối với các công ty khai thác dịch vụ viễn thông, 3G cũng đóng một vai trò quan trọng
trong việc tăng số lượng thuê bao hiện có, tăng số lượng dịch vụ cho khách hàng… và
tất nhiên doanh thu sẽ tăng!
Đối với các nhà sản xuất các thiết bị hỗ trợ 3G thì hiển nhiên nếu số lượng người dùng
3G càng nhiều thì họ sẽ càng bán được nhiều hàng -> lợi nhuận tăng.
Đối với người dùng, 3G mang lại nhiều tiện ích mới giúp họ xử lý được nhiều công
việc cùng một lúc, giảm thiểu thời gian, cắt giảm chi phí.
3.3.2 Nhược điểm
Chất lượng đã được cải tiến tuy nhiên vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của người sử
dụng. Do đó các nhà khai thác dịch vụ 3G cần tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở
vật chất tốt hơn nữa để đảm bảo chất lượng đường truyền hỗ trợ tối đa cho các
tiện ích phục vụ người dùng.Mạng 3G ở VN gặp phải nhiều vấn đề
3.3.2.1 Mạng 3G tại Việt Nam có nhiều rủi ro

Sáng ngày 29/6 tại TP.HCM, chi hội phía Nam của Hiệp hội an toàn thông tin Việt
Nam (VNISA) và Bkis tổ chức hội thảo về an toàn thông tin trên môi trường di động
3G. Mạng 3G tại Việt Nam như một mạng LAN khổng lồ nhưng thiếu người quản trị
và tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn về an toàn thông tin.
Theo các chuyên gia của Bkis, nếu như việc giao tiếp giữa các máy tính dùng mạng
ADSL bị chặn bởi các modem có tính bảo mật cao, mạng 3G lại có thể kết nối thông
suốt từ máy tính này sang máy tính khác và đều mở tất cả các cổng dịch vụ như trong
mạng LAN, chẳng hạn như cổng chia sẻ file 445, cổng Windows 135, cổng 3389…
Chính vì thế, nguy cơ an ninh bảo mật của mạng 3G tại Việt Nam hoàn toàn giống như
các nguy cơ của mạng LAN mắc phải. Nghĩa là người dùng mạng 3G có thể bị mắc
22
các nguy cơ an ninh cơ bản như bị hacker tấn công đột nhập vào các file chia sẻ, trộm
mật khẩu và nhiều hình thức tấn công khác.
Hơn nữa, theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc Bkis Security, khảo sát của Bkis
nhận thấy tất cả các kết nối mạng 3G ở Việt Nam hiện nay đều không có biện pháp bảo
mật nào được áp dụng. Những người kết nối 3G từ các thiết bị di động và máy tính…
đều đang tham gia vào một mạng LAN lớn do nhà mạng tạo ra, nhưng lại không có
người quản trị, nhà mạng chưa cấu hình chặt chẽ và có sự phân quyền hợp lý. Chính vì
thế, người sử dụng các thiết bị kết nối vào 3G đều dễ dàng bị hacker tấn công.
Ông Bùi Quang Minh, Trưởng phòng nghiên cứu lỗ hổng Bkis đã “demo” tại hội thảo
khẳng định các hacker có thể xâm nhập và điều khiển các thiết bị của người dùng rất
đơn giản. Họ có thể chiếm toàn quyền điều khiển máy tính đang truy cập 3G hoặc làm
tăng cước phí dịch vụ 3G trên di động. Hacker có thể tấn công người dùng 3G bằng
cách gửi các gói tin đến máy di động của nạn nhân khi họ bật 3G, khiến người dùng có
thể mất tiền oan cho nhà mạng.
Theo ông Minh, việc thực hiện cách tấn công này rất đơn giản, hacker chỉ cần dùng vài
thủ thuật dò được IP của điện thoại vừa kết nối 3G họ sẽ thực hiện được ngay, thậm
chí là có thể tấn công trên diện rộng tất cả các thiết bị sau khi dò được IP. Ngoài ra tình
trạng giả mạo số người gửi tin nhắn, reo rắc vi rút và phần mềm độc hại, tấn công từ
chối dịch vụ (DDoS) cũng là những nguy cơ lớn về an toàn bảo mật trong mạng 3G.

Làm cách nào để phòng tránh?
Theo các chuyên gia Bkis, để phòng tránh được những nguy cơ trên, người sử dụng
mạng 3G cần cài đặt tường lửa và phần mềm diệt vi rút cho thiết bị của mình khi kết
nối. Phân quyền các thư mục chia sẻ và đặt mật khẩu thuộc loại mạnh để vượt qua
được các hình thức tấn công thăm dò và tấn công thâm nhập của hacker. Với các
doanh nghiệp và tổ chức, nâng cao nhận thức an ninh mạng của người dùng cũng là
những giải pháp rất hiệu quả.
Các nhà mạng cũng cần cài đặt tường lửa, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập
cùng với phần mềm diệt vi rút để đảm bảo an toàn cho người sử dụng dịch vụ của
mình. Theo ông Nguyễn Minh Đức, chi phí cho việc xây dựng hệ thống bảo mật cho
3G của nhà mạng là không lớn vì không tốn nhiều tiền mua nhiều thiết bị do đã có sẵn
23
từ 2G, mà chủ yếu cấu hình lại là chính. Vì vậy nhà mạng cần đầu tư vào việc này
nhiều hơn để bảo vệ người dùng của mình, bởi các dịch vụ 3G hiện nay ở Việt Nam
mới chỉ là cơ bản nên những vấn đề về an ninh bảo mật chưa bộc lộ nhiều. Nhưng
trong tương lai, khi dịch vụ 3G phát triển mạnh thì những nguy cơ an ninh bảo mật
như trên sẽ xuất hiện rất nhiều và gây thiệt hại rất lớn.
3.3.2.2 Sóng di động chập chờn vì 3G
Sự cố cuộc gọi di động như không hiển thị số gọi đến, rớt mạng, máy báo bận hoặc tắt
máy diễn ra liên tục thời gian gần đây. Nhà cung cấp giải thích nguyên nhân là thuê
bao 2G nhảy vào kênh truyền dẫn 3G, song chưa có giải pháp khắc phục.
Báo Tiền Phong nhận được nhiều email của bạn đọc phản ánh sự cố khi thực hiện cuộc
gọi trên máy di động. Những sự cố phổ biến là: gọi đúng số nhưng máy báo số không
tồn tại; máy được gọi đang mở nhưng vẫn bị thông báo tắt máy hoặc máy bận; bấm
nhiều lần mới thực hiện được cuộc gọi, vạch sóng đầy nhưng không thể gọi đi…
Anh Đ., chủ một doanh nghiệp ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), thuê bao của
Vinaphone, phàn nàn rằng cuộc gọi trên máy di động gặp sự cố với tần suất ngày càng
dày đặc. Những sự cố hay gặp phải khi thực hiện cuộc gọi là máy báo bận hoặc tắt
máy, hoặc hiển thị dòng chữ unobtainable (tạm dịch: không gọi được).
“Nhân viên của tôi rất ngạc nhiên báo lại không nhận được tin nhắn của tôi mặc dù

không hề tắt máy và vạch sóng vẫn đầy ắp – Anh Đ nói”.
Nhà cung cấp: Mạng vẫn bình thường
Nhiều người thắc mắc nguyên nhân của tình trạng này phải chăng là số lượng thuê bao
tăng nhanh hay do các nhà cung cấp triển khai mạng 3G.
Ông Nguyễn Đình Chiến – Phó tổng giám đốc VMS MobiFone cho hay, gần đây các
mạng không xin thêm đầu số mới. Điều này cho thấy số thuê bao không tăng. “Mạng
lưới vẫn hoạt động tốt, không có vấn đề gì” – Ông Chiến khẳng định.
Khi được hỏi về số liệu đo kiểm chất lượng mạng, ông Chiến nói chỉ đo được về tổng
thể mạng lưới, không thể đo được cục bộ. Cho nên số đo chỉ mang tính tương đối.
Trong khi đó, một cán bộ kỹ thuật của Vinaphone cho biết, những sự cố trên có thật,
nhưng chỉ mang tính cục bộ.
24
Ví như bấm 2 – 3 lần mới thực hiện cuộc gọi có thể do nghẽn mạch tại trạm phát sóng
BTS, trạm không thu xếp được kênh. Vạch sóng đầy nhưng không thể thực hiện được
cuộc gọi có thể do bị nhiễu tần số. Khi gọi đúng số nhưng bị báo lại là số quý khách
đang gọi không tồn tại, tổng đài có thể không tìm ra số.
Đại diện kỹ thuật Vinaphone cũng cho biết, thêm 20.000 trạm phát sóng 2G của
Vinaphone nghĩa là 20.000 tuyến truyền dẫn trong khi tuyến truyền dẫn phải thuê của
Cty Viễn thông Liên tỉnh (VTN) hoặc Viễn thông Quốc tế (VTI). “ Bất cứ tuyến
truyền dẫn nào hỏng hóc cũng gây ra sự cố dây chuyền dẫn đến thuê bao bị ảnh
hưởng”.
Chuyên gia: Lỗi do 3G
Theo TS Trần Tuấn Anh, Vụ Viễn thông Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), sự
cố cuộc gọi rộ lên thời gian gần đây bắt nguồn từ mạng lưới 3G. Ở các thành phố lớn,
3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn gồm Vinaphone, Viettel và MobiFone sử
dụng tần số 1.800 MHz đối với mạng 2G - đang chiếm đến 95% số thuê bao - gần
trùng với tần số 1.900 MHz của 3G.
Do vậy, các mạng này sử dụng cả kênh truyền dẫn 2G để truyền dẫn thông tin đồng
thời cho mạng 3G. Khi kênh truyền dẫn 3G rỗi, thuê bao 2G lại nhảy vào kênh truyền
dẫn tần số 3G. Khi kênh truyền dẫn 3G “chật”, thuê bao lại nhảy bớt sang kênh truyền

dẫn 2G. Màn hình điện thoại di động hiển thị chữ G chính là thời điểm thuê bao 2G
đang tương tác với mạng 3G.
“Hiện tượng báo không có số là do thuê bao 2G đang tương tác với sóng 3G, nằm trên
mạng 3G chứ không còn trên mạng 2G nữa. Do vậy máy trả lời không tìm thấy số trên
mạng” – TS Trần Tuấn Anh lý giải. Đáng nói là, các mạng hiện chưa điều tiết được sự
lẫn lộn này. Do chưa có số liệu đầy đủ để tính toán nên chưa thể điều tiết được thuê
bao trên các kênh truyền dẫn 2G và 3G” – TS Tuấn Anh nói.
Cùng chung cách giải thích, ông Tào Đức Thắng - Giám đốc Cty Mạng lưới Viettel
cho rằng, nhà cung cấp nào càng ít trạm 3G thì càng gặp nhiều hiện tượng trên. “Số
thuê bao cứ nhảy ra nhảy vào giữa 2G và 3G thì hiện tượng đó xảy ra là dễ hiểu” –
Ông Thắng nói.
25

×