Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

đề thi thử đại học môn sinh các trường THPT trên toàn quốc đề số (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.29 KB, 7 trang )



Page 1



ĐỀ SỐ 23
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT 2

Câu 1: Cho bộ NST 2n = 4 ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200
tế bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa,
còn cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb,
còn cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và
Bb
Số tế bào tinh trùng chứa hoàn toàn NST của mẹ không mang gen trao đổi chéo của bố
là:
A. 50 B. 75 C. 100 D. 200
Câu 2: Ở người có sự chuyễn đoạn tương hỗ xẩy ra giữa NST số 13 và NST số 18. Tế bào
giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử khác nhau về nguồn gốc bố mẹ của
2 cặp NST này.
A. 8 B. 16 C. 20 D. 24
Câu 3: Gen dài 3060 A
0
, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có
tỉ lệ: A/ G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
A. 2427 B. 2430 C. 2433 D. 2070
Câu 4: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN


để tổng hợp một phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch
mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là:
A. ba loại U, G, X. B. ba loại A, G, X.
C. ba loại G, A, U. D. ba loại U, A, X.
Câu 5: Trong quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polypeptit, axit amin thứ (p+1) được liên kết
với axit amin thứ p của chuỗi polypeptit đang được tổng hợp để hình thành liên kết peptit
mới bằng cách:
A. Gốc COOH của axit amin thứ p+1 kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ p.
B. Gốc COOH của axit amin thứ p kết hợp với nhóm NH2 của axit amin thứ p+1.
C. Gốc NH2 của axit amin thứ p+1 kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ p.
D. Gốc NH2 của axit amin thứ p kết hợp với nhóm COOH của axit amin thứ p+1.
Câu 6: Tất cả các loại ARNt đều có một đầu để gắn axit amin khi vận chuyển tạo thành
aminoacyl-tARN. Đầu để gắn axit amin của các ARNt đều có 3 ribônuclêôtit lần lượt:
A. XXA-3’OH B. ….AXX-3’OH
C. XXA-5’P D. AXX-5’P
Câu 7: Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt đôi với nucleôtit bình
thường nào dưới đây có thể gây nên đột biết gen?
A. 5 - BU B. Ađêmin C. Xitôzin D. Timin
Câu 8: Sự điều hoà với operon Lac ở EColi được khái quát như thế nào?
A. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng P và lại diễn ra bình thường
khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
B. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường
khi chất ức chế làm bất hoạt chất cảm ứng.


Page 2



C. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế không gắn vào vùng O và lại diễn ra bình

thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế.
D. Sự phiên mã bị kìm hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường
khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế .
Câu 9: Chiều đọc mã di truyền ở mã gốc (gen), mã sao (ARNm) và đối mã (ARNt) lần lượt
như sau:
A. 3’OH->5’P; 5’P->3’OH; 3’OH->5’P
B. 3’P->5’OH; 5’OH->3’P; 3’P->5’OH
C. 5’P->3’OH; 3’OH->5’P; 3’OH->5’P
D. 3’OH->5’P; 5’P->3’OH;5’P->3’OH
Câu 10: Sự tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc trong cặp tương đồng, sau đó trao đổi chéo
các đoạn có độ dài khác nhau sẽ làm phát sinh loại biến dị
A. đột biến chuyển đoạn NST.
B. hoán vị gen.
C. đột biến mất cặp nuclêôtit.
D. đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST.
Câu 11: Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự gen trên,
người ta thu được kết quả sau
Dòng 1: ABFEDCGHIK Dòng 2: ABCDEFGHIK
Dòng 3: ABFEHGIDCK Dòng 4: ABFEHGCDIK
Nếu dòng 3 là dòng gốc, do một đột biến đảo đoạn NST đã làm phát sinh ra 3 dòng kia
theo trật tự là:
A. 3 → 2 → 4 → 1 B. 3 → 2 → 1 → 4
C. 3 → 4 → 1 → 2 D. 3 → 1 → 2 → 4
Câu 12: Lần đầu tiên, một cặp vợ chồng sinh một đứa con trai mắc hội chứng Đao. Lần thứ
hai và những lần sau nữa, con của họ có xuất hiện hội chứng này nữa không?
A. Chắc chắn xuất hiện vì đây là bệnh di truyền.
B. Không bao giờ xuất hiện, vì rất khó xảy rA.
C. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất thấp, vì tần số đột biến rất bé.
D. Xuất hiện với xác suất cao, vì tần số đột biến rất lớn.
Câu 13: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu:

7/16 hoa màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu
được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu ?
A.
1
9
B.
9
7
C.
9
16
D.
1
3

Câu 14: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta thu
được F
1
tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F
1
giao phối ngẫu nhiên với nhau,
người ta thu được F
2
như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có cánh màu xám, 145
con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được rút ra sau đây là đúng?
A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái
và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.
B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con cái
và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con đực

và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng.


Page 3



D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con đực
và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
Câu 15: Cho biết thân cao (do gen A) trội so với thân thấp (a); quả đỏ (B) trội so với quả vàng
(b). Bố và mẹ dị hợp tử cả 2 cặp gen giao phấn với nhau thu được F
1
có tỉ lệ phân tính: 1 cao,
vàng : 2 cao, đỏ : 1 thấp, đỏ.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ở P, một trong 2 gen bị ức chế, cặp gen còn lại trội - lặn không hoàn toàn.
B. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn, P dị hợp tử chéo.
C. P dị hợp tử chéo, hai cặp gen liên kết hoàn toàn hoặc có hoán vị gen ở 1 giới tính.
D. P một bên là dị hợp tử chéo liên kết hoàn toàn, còn bên kia dị hợp tử chéo hoặc dị
hợp tử cùng và liên kết hoàn toàn hoặc hoán vị gen với tần số bất kỳ.
Câu 16: Gen A quy định cây cao; a quy định cây thấp. Thế hệ ban đầu của một quần thể giao
phối có tỉ lệ kiểu gen 1 Aa : 1 aa. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ ngẫu phối F
n
:
A. 15 cao : 1 thấp B. 7 cao : 9 thấp
C. 9 cao : 7 thấp D. 3 cao : 13 thấp
Câu 17: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp, thể đồng hợp toàn trội cho da
đen, thể đồng hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu
gen AaBbCc thì xác suất sinh con da không nâu là:
A. 2/64 B. 1/128 C. 1/64 D. 1/256

Câu 18: Cho biết gen A đỏ trội hoàn toàn so với gen a trắng; sức sống của giao tử mang gen
A gấp đôi giao tử mang gen a; sức sống của hợp tử và của phôi (để phát triển thành cá thể
con) kiểu gen AA = 100%, Aa = 75%, aa = 50%.
Bố và mẹ đề mang gen dị hợp thì tỉ lệ kiểu hình của đời con F
1
(mới sinh) sẽ là:
A. 7 A- : 1 aa B. 7 A- : 2 aa C. 14 A-: 1aa D. 15 A-: 1aa
Câu 19: Có 1 cá thể mang 2 cặp gen cho 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau. Nếu cá thể đó tự phối
thì đời con F1 sẽ có số nhóm kiểu gen là:
A. 9 B. 10 C. 9 hoặc 10. D. 16
Câu 20: Cho biết màu sắc di truyền do 2 cặp gen A, a và B, b tương tác theo cơ chế:
A-bb: kiểu hình thứ 1, aaB-: kiểu hình thứ 2, A-B-: kiểu hình thứ 3, aabb: kiểu hình thứ 4
Chiều cao di truyền do 1 cặp gen trội hoàn toàn: D > d
P:
ab
AB
Dd x
aB
Ab
Dd
Hoán vị gen xảy ra ở cá thể
ab
AB
với tần số f (0<f
1

2
1
), còn cá thể
aB

Ab
thì liên kết hoàn
toàn.
Tỉ lệ kiểu hình tổng quát của đời con F1 là:
A. 1:2:1 B. (1:2:1)2 C. 9: 3: 3: 1 D. (1:2:1) (3:1)
Câu 21: Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z người ta nhận thấy như sau: X
-20 Y 11 Z.
Hệ số trùng hợp là 0,7.
Nếu P :
xYZ
Xyz
x
xyz
xyz
thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là:
A. 70,54% B. 69% C. 67,9% D. không xác định được
Câu 22: Nếu P :
aD
Ad
be
BE
x
aD
Ad
be
BE



Page 4




Mỗi gen mỗi tính trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen của cá thể đực và cái bằng nhau:
f(A/d) = 0,2, f(B/E) = 0,4; thì đời F1 có tỉ lệ kiểu hình A-B-D-E- chiếm tỉ lệ:
A. 30,09% B. 42,75% C. 56,25% D. 75%
Câu 23: Cho biết chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp. Nếu P thuần chủng
khác nhau n cặp gen tương ứng, đời F2 có số cá thể có kiểu hình chiều cao trung bình chiếm
tỉ lệ là:
A. ¼ B. 1/8 C. số khác D. ½
Câu 24: Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-:
màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao.
P:
aD
Ad
be
BE
x
aD
Ad
be
BE
và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,4.
Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ:
A. 30,09% B. 20,91% C. 28,91% D. Số khác
Câu 25: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,1aa : 0,5Aa. Biết rằng các cá thể
dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp
tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ
phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là:
A. 16,67% B. 12,25% C. 25,33% D. 15.20%

Câu 26: Một quần thể cây có 798 cá thể có kiểu gen AA, 201 cá thể có kiểu gen aa và 999 cá
thể có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì tần số kiểu gen Aa ở thế hệ sau
quần thể này sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả
năng sinh sản như nhau. Quần thể được cách li với quần thể lân cận. Tần số đột biết gen là
không đáng kể.
A. 36,25% B. 45,50% C. 42, 20% D. 48,15%
Câu 27: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen I
O
I
O
) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B
(kiểu gen I
B
I
O
, I
B
I
B
) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A ((kiểu gen I
A
I
O
, I
A
I
A
) chiểm tỉ lệ
19,46%; Nhóm máu AB (kiểu gen I
A

I
B
) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen I
A
, I
B
và I
O

trong quần thể này là :
A. IA = 0,69; IB = 0,13; IO = 0,18
B. IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69
C. IA = 0,17; IB = 0,26; IO = 0,57
D. IA = 0,18; IB = 0,13; IO = 0,69
Câu 28: Tại sao vi khuẩn có 2 loại ADN là: ADN-nhiễm sắc thể và ADN-plasmit, mà người
ta chỉ lấy ADN-plasmit làm vectơ?
A. Vì plasmit tự nhân đôi độc lập.
B. Vì plasmit đơn giản hơn NST.
C. Do plasmit không làm rối loạn tế bào nhận.
D. Plasmit to hơn, dễ thao tác và dễ xâm nhập.
Câu 29: Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của
hai loài sinh vật?
1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.
3. Chọn giống bằng công nghệ gen.
4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
5. Phương pháp gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.
Đáp án đúng:



Page 5



A. 1, 4. B. 3, 5. C. 2, 3. D. 2, 4.
Câu 30: Để tạo động vật chuyển gen, người ta thường dùng phương pháp vi tiêm để tiêm gen
vào hợp tử, sau đó hợp tử phát triển thành phôi, chuyển phôi vào tử cung con cái. Việc tiêm
gen vào hợp tử được thực hiện khi
A. tinh trùng bắt đầu thụ tinh với trứng.
B. hợp tử đã phát triển thành phôi.
C. nhân của tinh trùng đã đi vào trứng nhưng chưa hòa hợp với nhân của trứng.
D. hợp tử bắt đầu phát triển thành phôi.
Câu 31: Trong kỹ thuật cấy gen con người sử dụng Enzim cắt và Enzim nối lần lượt là
A. Restrictaza và ligaza B. Restrictaza và helicaza
C. Polimeraza D. ligaza và helicaza
Câu 32: Cơ sở di truyền học của lai cải tiến giống là:
A. Con đực ngoại cao sản mang nhiều gen trội tốt.
B. Ban đầu làm tăng tỉ lệ thể dị hợp, sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp ở các đời lai.
C. Cho phối giữa con đực tốt nhất của giống ngoại và những con cái tốt nhất của
giống địa phương.
D. Ưu thế lai biểu hiện rất cao khi lai giống ngoại với giống nội, nên đời con mang
nhiều tính trạng tốt .
Câu 33: Nội dung nào sau đây đúng với phương pháp chọn lọc cá thể
1.Chọn một số cá thể tốt rồi nhân riềng rẽ thành từng dòng qua nhiều thế hệ
2.Kết hợp việc chọn lọc kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen
3.Phức tạp, khó áp dụng rộng rãi
4.Có hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp
5.Tạo giống mới
6.Chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả.
A. 1,2,3,4 B. 1,2,3,4,5 C. 1,2,3,4,6 D. 1,2,3,4,5,6

Câu 34: Bệnh mù màu đỏ - lục ở người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo có
50 phụ nữ và 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lụC. Tính tỉ lệ số phụ
nữ mang gen bệnh.
A. 7,68% B. 7,48% C. 7,58% D. 7,78%
Câu 35: Ở người: gen mắt nâu (N) trội hoàn toàn so với gen mắt xanh (n); bệnh mù màu do
gen lặn m ở nhiễm sắc thể X quy định. Bố và mẹ đều mắt nâu, không bệnh sinh 1 con gái mắt
xanh, không bệnh và 1 con trai mắt nâu, mù màu. Bố mẹ có kiểu gen là:
A. Nn XMXm x NN XmY. B. Nn XMXm x Nn XMY.
C. NN XMXm x NN XmY. D. Nn XMXM x Nn XMY.
Câu 36: Nghiên cứu trẻ đồng sinh cho phép:
A. Phát hiện được các quy luật di truyền chi phối tính bệnh, tật
B. Phát hiện các bệnh lí do đột biến NST
C. Xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành các tính trạng của cơ
thể
D. Phát hiện các bệnh lí do đột biến gen
Câu 37: Mục đích của di truyền tư vấn là:
1. giải thích nguyên nhân, cơ chế về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.
2. cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.
3. cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.
4. xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.


Page 6



Phương án đúng:
A. 1, 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 38: Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là do
A. các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li

từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
B. các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm
bắt nguồn từ một loài tổtiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
C. các loài khác nhau nhưng do sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn
lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự
D. các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác
nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung
Câu 39: Cổ Hươu cao cổ là một tính trạng đa gen. Trong các thung lũng ở Kênia người ta
nghiên cứu thấy chiều dài trung bình cổ của Hươu cao cổ ở 8 thung lũng có số đo như sau:
180cm;185cm; 190cm; 197,5cm; 205cm; 210cm; 227,5cm; 257,5cm . Theo anh(chị) sự khác
nhau đó là do
A. ảnh hưởng của môi trường tạo ra các thường biến khác nhau trong quá trình sống
B. chiều cao cây khác nhau, Hươu phải vươn cổ tìm thức ăn với độ cao khác nhau
C. nếu không vươn cổ lên cao thì phải chuyển sang thung lũng khác để tìm thức ăn
D. chiều dài cổ có giá trị thích nghi khác nhau tuỳ điều kiện kiếm ăn ở từng thung
lũng
Câu 40: Các nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một
hướng xác định.
1- đột biến. 2- chọn lọc tự nhiên.
3- các yếu tố ngẫu nhiên 4-di nhập gen.
Phương án đúng:
A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 3, 4.
Câu 41: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
C. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp
D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
Câu 42: Tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối có ý nghĩa thực tiễn
A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần thể
B. giải thích tại sao các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các thể đồng hợp

C. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi
D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ hợp dẫn
tới sự đa dạng về kiểu gen
Câu 43: Theo Darwin thì điều nào quan trọng nhất làm cho vật nuôi, cây trồng phân li tính
trạng?
A. Trên mỗi giống, con người đi sâu khai thác một đặc điểm có lợi nào đó, làm cho nó
khác xa với tổ tiên.
B. Việc loại bỏ những dạng trung gian không đáng chú ý đã làm phân hoá nhanh
chóng dạng gốc.
C. Trong mỗi loài vật nuôi hay cây trồng, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành
theo những hướng khác nhau.


Page 7



D. Trong mỗi loài, sự chọn lọc nhân tạo có thể được tiến hành theo một hướng xác
định để khai thác một đặc điểm
Câu 44: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là:
A. Làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
C. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và
định hướng cho quá trình tiến hóa
D. Làm biến đổi tần số các alen theo hướng có lợi
Câu 45: Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A) = 0,4.
Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S = 0,02. Cấu
trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra áp lực chọn lọc:
A. 0,1612 AA: 0,4835 Aa: 0,3551 aa
B. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa

C. 0,1613 AA: 0,4830 Aa: 0,3455 aa
D. 0,1610 AA: 0,4875 Aa: 0,3513 aa
Câu 46: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài, kích thước của quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1
có tần số alen A = 0,3, quần thể 2 có có tần số alen A = 0,4.
Nếu có 10% cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 thì tần số alen A của quần thể 2 sẽ
là:
A. 0,3833 B. 0,3933 C. 0,3733 D. 0,3633
Câu 47: Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài, kích thước của quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1
có tần số alen A = 0,3, quần thể 2 có có tần số alen A = 0,4.
Nếu có 10% cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư
qua quần thể 1 thì tần số alen A của 2 quần thể 1 và quần thể 2 lần lượt là:
A. 0,35 và 0,4 B. 0,31 và 0,38
C. 0,4 và 0,3 D. bằng nhau = 0,35
Câu 48: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được
hình thành là nhờ
A. các nguồn năng lượng tự nhiên
B. các enzim tổng hợp
C. cơ chế sao chép của ADN
D. sự phức tạp giữa các hợp chất vô cơ
Câu 49: Các mức độ tiến hóa được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là:
A. Loài, họ, chi, bộ, lớp, nghành, giới
B. Loài, chi, bộ, họ, lớp, ngành, giới
C. Loài, chi, họ, bộ, ngành, lớp, giới
D. Loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành. giới
Câu 50: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng là 5
0
C và một vòng đời cần 30 ngày ở nhiệt độ môi
trường 30
0
C. Nếu tỉnh khác có nhiệt độ trung bình là 20

0
C thì loài đó một vòng đời có số
ngày là:
A. 50 ngày B. 45 ngày C. 40 ngày D. 35 ngày

×