Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề thi học sinh giỏi môn lịch sử 12 năm 2011 2012 tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.21 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút.
(Không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)
Câu 1. (5,0 điểm)
Nêu những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc nửa sau thế
kỷ XVIII và phân tích một cống hiến theo em là nổi bật nhất.
Câu 2. (4,0 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX .
Câu 3. (5,0 điểm)
Trên cơ sở trình bày diễn biến chính của phong trào Đông Du và Duy Tân ở nước
ta đầu thế kỷ XX, hãy làm rõ điểm giống và khác nhau của hai phong trào. Giải thích vì
sao?
Câu 4. (2,0 điểm)
Nêu nhiệm vụ và tính chất của cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 5. (4,0 điểm)
Phân tích những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung
Hoa (1946-1949). Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến Trung Quốc và sự thành lập nước
công hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa.
Hết
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TUYÊN QUANG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ CHO ĐIỂM
ĐỀTHI CHỌN HỌC SINH GIỎI


CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: Lịch sử
Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm
Câu 1
(5 điểm)
*Những cống hiến lớn:
+ Mùa xuân 1771, từ ấp Tây Sơn (thuộc An Khê – Gia
Lai ngày nay) với khẩu hiệu : “Lấy của nhà giầu chia cho
người nghèo” anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ,
Nguyễn Huệ dựng cờ khởi nghĩa. Từ một cuộc khởi
nghĩa nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành phong trào
quật khởi, long trời chuyển đất của toàn thể dân tộc.
+ Chiến tranh nông dân diễn ra hơn 10 năm đã có những
cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ
XVIII :
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng trong (1777), chúa Trịnh ở
Đàng ngoài (1786), chấm dứt hơn 200 năm đất nước bị
chia cắt, thống nhất đất nước, đáp ứng yêu cầu của lịch
sử và nguyện vọng của dân tộc.
- Đánh thắng 5 vạn quân Xiêm ở phía nam, 29 vạn quân
Thanh ở phía bắc, ghi vào lịch sử những trận thắng lớn,
những chiến công hiển hách như : Gạch Gầm – Xoài Mút
(1785), Ngọc Hồi - Đống Đa (1789) bảo vệ vững chắc
nền độc lập .
- Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ : kinh tế ban hành
chiếu khuyến nông, mở cửa ải, thông thương chợ; văn
hoá coi trọng chữ Nôm, bảo vệ nền văn hoá dân tộc;
chính trị chăm lo củng cố chính quyền, soạn bộ hình thư,
ban hành chế độ tín bài; về quân sự củng cố quốc phòng,
thực hiện chế độ quân dịch; về đối ngoại đặt quan hệ

bang giao khôn khéo với nhà Thanh.
* Phân tích một cống hiến nổi bật nhất :
+ Những cống hiến của anh em nhà Tây Sơn với lịch sử
dân tộc cuối thế kỷ XVIII, một cống hiến nổi bật là lãnh
đạo nhân dân kháng chiến chống 29 van quân Thanh
xâm lược (1789):
- 1786 Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh ở
đằng ngoài, vân duy trì triều vua Lê Hiển Tông, sau khi
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Lê Hiển Tông mất, Lê Chiêu Thống lên ngôi, con cháu
họ Trịnh đòi lập lại ngội chúa, các thế lực phong kiến địa
phương nổi loại khắp nơi, triều đình nhà Lê nghiêng ngả.
- 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2 trừng trị kẻ phản loạn
và xoá bỏ nhà Lê. Lê Chiêu Thống hèn nhát bỏ chạy
sang cầu cứu nhà Thanh.
- 29 vạn quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị và Sầm Nghi Đống
thống lĩnh đã ồ ạt tràn vào nước ta (tháng 11/1788), nền
dộc lập dân tộc một lần nữa bị đe doạ.
- Từ Phú Xuân (Huế) nhận được tin quân Thanh kéo vào
nước ta, 22/12/1788 Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng
Đế lấy hiệu là Quang Trung lập tức tiến quân ra Bắc .
- Đêm 30 tết Kỷ Dậu (1789), từ Tam Điệp, Biện Sơn với
5 mũi, nghĩa quân Tây Sơn dược lệnh xuất phát, mờ sáng
mùng 5 tết đồng loạt mở các cuộc tổng công kích vào
Ngọc Hồi- Đống Đa, giải phóng Thăng Long, xác quân
Thanh chất thành đống, số sống sót bỏ chạy về nước, nền

độc lập dân tộc được giữ vững, kể từ đó quân Thanh
không dám sang xâm lược nước ta nữa.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(4 điểm)
* Hoàn cảnh lịch sử của phong trào Cần Vương:
- Sau hiệp ước Hác Măng và Pa Tơ Nốt, thực dân Pháp
cơ bản đã hoàn thành cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập
bộ máy cai trị ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ .
- Các sỹ phu và văn thân yêu nước, nhân dân các địa
phương vẫn tiếp tục nổi dạy chống thực dân pháp.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái
chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã bí mật chuẩn
bị lực lượng, xây dựng căn cứ Sơn Phòng (Quảng Trị),
tích trữ lương thực, vũ khí chuẩn bị chiến đấu.
- 13/7/1885 sau khi đưa vua Hàm Nghi về Sơn
Phòng(Quảng Trị), lấy danh hiệu vua Hàm Nghi, Tôn
Thất Thuyết xuống chiều Cần Vương kêu gọi văn thân,
sỹ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng
chiến.
- Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn nửa
yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ
trang chống Pháp sôi nổi kéo dài hơn 10 năm mới chấm
dứt.
* Đặc điểm của phong trào Cần Vương:
0,5

0,25
0,5
0,5
0,5
Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885-1888) :
- Phong trào của đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi
và Tôn Thất Thuyết, hàng trăm cuộc khổi nghĩa lớn nhỏ
đã diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhầt là ở Bắc kỳ và
Trung kỳ (điển hình là các cuộc khởi nghĩa của Phạm
Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện THuật, Hoàng
Đình Kinh, Nguyễn Quang Bích, Đề Kiều, Đốc
Ngữ, lãnh đạo.
- Năm 1888 vua Hàm Nghi bị bắt và đi đầy ở An giê ri
+ Giai đoạn 2(1988-1996):
- ở giai đoạn này tuy không còn sự chỉ đạo của triều
đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, tuy thu
hẹp về chiều rộng song lại phát triển về chiều sâu, quy tụ
thành các trung tâm khởi nghĩa lớn. Tiêu biểu là các cuộc
khởi nghĩa : Khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và
Cao Điền lãnh đạo, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình
Phùng và Cao Thắng lãnh đạo .
- Đến năm 1896 phong trào cần vương coi như chấm dứt.
0,75
0,25
0,5
0,25
Câu 3
(5 điểm)
* Phong trào Đông Du:

- Người khởi xướng : Phan Bội Châu (quê Nam Đàn -
Nghệ An) năm 1902 ông lên đường vào Nam ra Bắc tìm
những người cùng chí hướng và tháng 5/1904 Phan Bội
Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân
và tổ chức phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật
học.
- Tháng 8/1908 chính phủ Nhật câu kết với thực dân
pháp trục xuất học sinh Việt Nam về nước, phong trào
Đông Du tan dã.
- Tháng 6/1912 tại Quảng Châu (Trung Quốc), tập hợp
những người cùng chí hướng trong và ngoài nước thành
lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ : “ Đánh đuổi
giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước
cộng hoà Dân Quốc Việt Nam” .
- Tiến hành bạo động, cử người về nước trừ khử những
tến thực dân đầu sỏ, Pháp đàn áp ngày 24/12/1913 Phan
Bội Châu bị giới quân phiệt bắt giam vào tù tại Quảng
Đông .
0,5
0,5
0,5
0,5
* Phong trào Duy Tân:
- Người khởi xướng : Phan Chu Trinh (quê ở Tam Kỳ -
Quảng Nam) ông cùng với nhóm sỹ phu tiến bộ ở Quảng
Nam mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ
- Hình thức hoạt động chủ yếu là vận động cải cách, mở
trường học phong trào Duy tân là một cuộc vận động
yêu nước chủ yếu là cải cách về văn hoá xã hội nhằm
thức tỉnh lòng yêu nuớc, đấu tranh cho dân tộc.

- 1908 Pháp đàn áp, Phan Chu Trinh bị bắt và đầy ra Côn
Đảo, đến năm 1911 Pháp đưa ông sang Pháp. Trước sau
ông vẫn theo đường lối cải cách kêu gọi thực hiện dân
quyền, cải thiện dân sinh.
* Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai xu
hướng :
+ Giống nhau : cả hai xu hướng đều có chung một mục
đích là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập
dân tộc.
+Khác nhau :
- Phan Bội Châu : chủ trương bạo động, dựa vào Nhật để
đánh Pháp, khác gì “ đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”.
- Phan Chu Trinh : chủ trương cải cách văn hoá xã hội,
làm cho nước mạnh, từ đó đấu tranh để đòi Pháp phải cải
cách.
Cả hai xu hướng trên cuối cùng đều đi đến thất bại, do cả
hai ông đều không thoát ra khỏi hệ ý thức của tư tưởng
phong kiến .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4
(2 điểm)
Nhiệm vụ và tính chất của cách mạng tháng Mười Nga:
* Nhiệm vụ :
- Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước

Quân chủ chuyên chế, phong trào đòi lật đổ chế độ Nga
Hoàng lan rộng khắp cả nước, nước Nga đã tiến sát một
cuộc cách mạng .
- Cách mạng tháng 2/1917 bùng nổ và thắng lợi lật đổ
chế độ Nga Hoàng .
- Sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga lại xuất hiện hai
chính quyền song song tồn tại:
Chính phủ tư sản lâm thời.
Xô Viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh
lính.
Đòi hỏi phải tiếp tục đưa cách mạng đi lên nhằm lật đổ
0,5
0,25
0,75
chính phủ tư sản lâm thời.
* Tính chất : Mùng 7 tháng 11 năm 1917 dưới sự lãnh
đạo của Lê Nin và đảng Bôn Sê Vích đã tiến hành cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ chính phủ tư sản lâm
thời, cách mạng tháng Mười Nga hoàn toàn thắng lợi.
Đây là cuộc cách mạng Vô Sản do giai cấp Vô Sản lãnh
đạo .
0,5
Câu 5
(4 điểm)
*Những tiền đề :
- Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Phiệt
Nhật, 20/7/1946 Tưởng Giới Thạch (được Mỹ giúp sức)
chính thức phát động cuộc nội chiến chống lại Đảng
cộng sản.
- Cuộc nội chiến kéo dài 3 năm (1946-1949). Đảng cộng

sản đã tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để loại
bỏ thế lực Tưởng Giới Thạch
*Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến:
Cuộc nội chiến diễn ra qua hai giai đoạn :
+ Giai đoạn phòng ngự tích cực : (từ tháng 7/1946 đến
tháng 6/1947) quân giải phóng Trung Quốc đã tiến hành
chiến lược phòng ngự tích cực để tiêu diệt lực lượng địch
xây dựng lực lượng mình.
+ Giai đoạn phản công :
- Quân giải phóng đã chuyển sang giai đoạn phản công
với 3 chiến dịch lớn : (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình –
Tân) làm cho lực lượng của Tưởng Giới Thạch bị tổn
thất nghiêm trọng. Ngày 23/4/1949 Nam Ninh thủ phủ
của Tưởng Giới Thạch được giải phóng.
- Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa
Trung Quốc được giải phóng, Tưởng Giới Thạch bị thất
bại phải chạy ra Đài Loan. 01/10/1949 nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập
đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Đây là thắng lợi đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ
nguyên độc lập, tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội, nối liền
chủ nghĩa xã hội từ Châu Âu sang Châu Á, ảnh hưởng
sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
- Điểm toàn bài : 20 điểm (không là tròn)
- Trong trường hợp học sinh có các diễn đạt khác song vẫn đảm bảo kiến thức cơ

bản vẫn cho điểm tối đa.

×