Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Những quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.4 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang.
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Những quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS
năm 2003
1. Khái niệm tạm giữ 2
2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật
về biện pháp tạm giữ. 2-4
3. Nội dung của biện pháp tạm giữ. 4-11
4. Thực tiện áp dụng biện pháp tạm giữ trong tố tụng
hình sự Việt Nam. 11
II. Những bất cập còn tồn tại và các biện pháp hoàn thiện
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của biện pháp tạm giữ. 12 -15
C. KẾT BÀI 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

1
A. LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của luật tố
tụng hình sự. Đó là những quan hệ luôn có một bên là quyền lực cơ quan nhà
nước có trách nhiệm và quyền hạn giải quyết các vụ án hình sự, mặt khác tội
phạm là hành vi nguy hiểm không chỉ riêng một cá nhân nào mà hành vi nguy
hiểm cho xã hội, nguy hiểm cho lợi tích chung của cộng đồng, do vậy trong tố
tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng
chế để tác động đến các đối tượng. Tùy thuộc vào mục đích áp dụng, đối tượng
áp dụng mà nhà làm luật phân chia các biện pháp cưỡng chế thành 2 nhóm chính:
nhóm biện pháp ngăn chặn và nhóm các biện pháp điều tra.
Những biện pháp cưỡng chế điều tra có mục đích nhằm thu thập chứng cứ của
vụ án làm căn cứ xem xét việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Theo điều
79 BLTTHS năm 2003 bao gồm các biện pháp: bắt người trong trường hợp khẩn


cấp, bắt người trong trường hợp quả tang, bắt người trong trường hợp truy nã và
bắt để tạm giữ, tạm giam cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh đạt tiền hoặc tài sản để
đảm bảo. Như vậy, tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy
định trong BLTTHS hiện hành. Vấn đề đặt ra là: biện pháp tạm giữ ra đời từ khi
nào? Ai có quyền ra lệnh tạm giữ? Ai có thể bị tạm giữ? Nội dung của biện pháp
tạm giữ quy định những vấn đề gì? Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về biện
pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật về biện pháp
cưỡng chế này.
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những quy định về biện pháp tạm giữ của BLTTHS năm 2003
Biện pháp tạm giữ được BLTTHS năm2003 quy định là cơ sở pháp lý cho
việc ra quyết định tạm giữ người của cơ quan điều tra, được quy định sau khi cơ
quan điều tra bắt người hoặc tiếp nhận người bị bắt. Nhưng không phải trong mọi
trường hợp bắt người cơ quan điều tra đều có quyền tạm giữ, không phải mọi chủ
thể bắt người đều có quyền ra quyết định tạm giữ. Trường hợp tạm giữ, chủ thể
có quyền ra quyết định tạm giữ và thời hạn tạm giữ được quy định cụ thể.
1. Khái niệm tạm giữ:
Theo Điều 86 BLTTHS quy định: “ Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố
tụng hình sự do cơ quan và những người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị
bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú
hoặc đối với những người bị bắt theo lênh truy nã”
2. Lịch sử hình thành và phát triển những quy định của pháp luật về biện pháp
tạm giữ.
Tạm giữ với tính chất là biện pháp ngăn chặn, lần đầu tiện được quy định tại
Điều 5 luật số 1003 – SL/L. 005 ngày 20/5/ 1957 về bảo đảm quyền tự do thân
thể và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân:
“ Người bị bắt phải được giải lên cơ quan tư pháp hoặc cơ quan công an cấp
huyện trở lên trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc bắt người.
Cơ quan tư pháp hoặc công an huyện được tạm giữ can phạm trong thời hạn

3 ngày kể từ lúc nhận can phạm để xét và hỏi cung rồi phải quyết định: tha hẳn,
tạm tha hoặc giải lên Tòa án nhấn dân hoặc công an cấp trên ”
(1)
. Nghị định số
301 TTg ngày 10/07/1957 của thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết luật số 103
SL/L. 005 ngày 20/05/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả
xâm phạm về nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân tại Điều 4 đã được quy định cụ
3
thể hơn về tạm giữ: “ Lệnh tạm giữ người phạm pháp phải ghi rõ lý do, ngày hết
hạn tạm giữ và phải đọc cho can phạm nghe.
Trong hạn hai mươi bốn giờ kể từ lúc tạm giữ can phạm, thẩm phán Tòa án
nhân dân huyện, chân; công an huyện chân hoặc đồn công an trở lên, cán bộ quân
đội có trách nhiệm điều tra vụ phạm pháp, phải hỏi cung can phạm ”.
(2)
Theo quy định trên, đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người phạm
pháp bị bắt nhưng họ bị bắt trong trường hợp nào lại không được quy định rõ.
Khắc phục những hạn chế đó, BLTTHS năm 1988 đã quy định cụ thể về đối
tượng bị áp dụng, chủ thể áp dụng, thời hạn tạm giữ tại Điều 68, Điều69.
Theo Điều 68 BLTTHS 1988 quy định:
1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp
khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Đ63 và Đ64 bộ luật này.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại K2Đ63 Bộ luật
này có quyền ra lệnh tạm giữ.
3. Trong thời hạn 24 giờ, lệnh tạm giữ phải được gửi cho VKS cùng cấp. Nếu
xét thấy việc tạm giữ không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm
giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho
người bị tạm giữ một bản.
Về thời hạn tạm giữ, Điều 69 BLTTHS1988 quy định:
1. Thời hạn tạm giữ không được quá 3 ngày đêm kể từ khi cơ quan điều tra

nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm
giữ, những không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan ra lệnh
tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai và cũng không được quá ba
ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê
chuẩn.
4
3. Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không dủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự
do ngay cho người đã bị tạm giữ.
4. Thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.”
Tuy nhiên, BL TTHS năm1988 chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái
niệm tạm giữ. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình
hình mới, BL TTHS năm2003 đã mở rộng đôí tượng bị áp dụng tạm giữ tại
khoản 1Đ86. “ Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bắt theo quyết định truy nã”. BLTTHS năm 2003 cũng chưa có các
định nghĩa pháp lý của khái niệm tạm giữ, nhưng K1Đ48 BLTTHS năm2003 đã
chính thức ghi nhận về mặt pháp lý khái niệm người bị tạm giữ: người bị tạm giữ
là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo
quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết
định tạm giữ.
3. Nội dung của biện pháp tạm giữ.
3.1. Mục đích áp dụng của biện pháp tạm giữ.
Mục đích của việc tạm giữ đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,
phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú là để ngăn chặn hành vi phạm
tội, hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở hoạt động điều tra của người phạm tội,
tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ tài liệu, bước đầu xác định
tính chất hành vi của người bị tạm giữ.
Tạm giữ với người bị bắt theo lênh truy nã để có thời gian cho cơ quan đã ra
quyết định truy nã đến nhận người bị bắt.

3.2. Đối tượng và trường hợp áp dụng của biện pháp tạm giữ.
a. Đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ.
5
Theo Đ86 BLTTHS năm 2003 thì đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp tạm
giữ là người bị bắt trong trường hợp: khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm
tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
b. Trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ.
Không phải là đối với mọi người bị bắt trong các trường hợp quy định tại
Đ86 BLTTHS năm 2003 đều phải áp dụng biện pháp tạm giữ, mà chỉ cần áp
dụng trong những trường hợp cần thiết như: cần có thời gian để lấy lời khai và
xác minh những tình tiết cần làm rõ hành vi phạm tội, lý lịch, nhân thân của
người bị bắt, người bị bắt có khả năng bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy
chứng cứ. Trường hợp người bị bắt phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội
nhỏ, tính chất ít nghiêm trong, người bị bắt có nơi cư trú rõ ràng và không có
hành động, biểu hiện sẽ cản trở công việc điều tra thì sẽ không cần tạm giữ.
BLTTHS không quy định căn cứ để áp dụng biện phap tạm giữ, tuy nhiên
theo quy định tại K1 Đ86 BLTTHSnăm 2003 có thể hiểu những căn cứ được áp
dụng để bắt người trường hợp khẩn cấp (Đ81 BLTTHS năm2003), phạm tội quả
tang hoặc đang bị truy nã (Đ82), cũng chính là căn cứ để áp dụng biện pháp tạm
giữ.
Đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang mà
không có căn cứ thì không được áp dụng biện pháp tạm giữ; đối với những
trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú mà tội phạm do hoc thực hiện rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, tính chất phức tạm, liên quan đến nhiều
người, nhiều địa phương thì phải áp dụng biện pháp tạm giữ; trong trường hợp tội
phạm do họ thực hiện ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng nhưng sự việc phạm tội
dơn giản, chứng cứ rõ ràng, người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng thì
không nhất thiết phải áp dụng biên pháp tạm giữ.
BLTTHS hiện không quy định cụ thể việc áp dụng biện pháp tạm giữ người
bị bắt theo lệnh truy nã, nhưng do tính chất là biện pháp ngăn chặn gắn liền với

6

×