CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012)
NGHỀ: LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN
Mã đề đáp án: ĐA KTLĐ&ĐKTCN – LT 02
Hình thức thi: Viết
Thời gian: 120 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
1
Nêu ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cosϕ? Các giải pháp bù cosϕ?
Nêu ưu nhược điểm của các thiết bị bù cosϕ và phạm vi sử dụng của chúng?
2đ
Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số công suất cos
ϕ
Nâng cao hệ số công suất cosϕ có 2 lợi ích cơ bản:
- Lợi ích to lớn về kinh tế cho ngành điện và doanh nghiệp.
- Lợi ích về kỹ thuật: nâng cao chất lượng cung cấp điện .
Làm giảm tổn thất điện áp trên lưới điện
Làm giảm tổn thất công suất trên lưới điện
Làm giảm tổn thất điện năng trên lưới
Làm tăng khả năng truyền tải của đường dây và biến áp
0.25đ
Các biện pháp bù cos
ϕ
Có 2 nhóm biện pháp bù cosϕ
a. Nhóm biện pháp bù cosϕ tự nhiên:
- Thay thế động cơ KĐB làm việc non tải bằng động cơ KĐB có công suất
nhỏ hơn làm việc ở chế độ định mức.
- Thường xuyên bảo dưỡng và nâng cao chất lượng sửa chữa động cơ.
- Sắp xếp, sử dụng hợp lý các quá trình công nghệ của các thiết bị điện.
- Sử dụng động cơ đồng bộ thay cho động cơ KĐB.
- Thay thế các MBA làm việc non tải bằng các MBA có dung lượng nhỏ hơn
làm việc ở chế độ định mức.
- Sử dụng chấn lưu điện tử hoặc chấn lưu sắt từ hiệu suất cao thay cho chấn
lưu thông thường.
b. Nhóm biện pháp bù cosϕ nhân tạo:
Là giải pháp dùng các thiết bị bù (tụ bù hoặc máy bù). Các thiết bị bù phát ra
Q để cung cấp 1 phần hoặc toàn bộ nhu cầu Q trong xí nghiệp.
0.5đ
Ưu nhược điểm của các thiết bị bù cos
ϕ
và phạm vi sử dụng của chúng?
a. Tụ điện :
Là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước định áp có thể
sinh ra công suất phản kháng cung cấp cho mạng.
* Ưu điểm:
- Tổn thất công suất bé, không có phần tử quay nên lắp ráp bảo quản dễ dàng.
- Tụ điện được chế tạo thành từng đơn vị công suất nhỏ.
* Nhược điểm:
- Rất nhạy cảm với điện áp đặt lên tụ: Q
C
= 3U
2
.ω.C
- Tụ điện có cấu tạo kém chắc chắn, dễ bị phá hỏng khi bị ngắn mạch. Khi
điện áp tăng lên 110%U
đm
thì tụ điện bị chọc thủng.
- Khi đóng tụ điện vào mạng sẽ có dòng điện xung, còn khi ngắt tụ ra khỏi
mạng trên cực của tụ điện vẫn còn điện áp dư có thể gây nguy hiểm cho ngưới vận
hành.
* Ứng dụng:
Tụ điện được sử dụng rất rộng rãi trong các xí nghiệp có công suất trung bình
và nhỏ. Thông thường nếu dung lượng bù ≤ 5000kVar thì người ta dùng tụ, còn
1,25đ
, ngày tháng năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ