CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 - 2012)
NGHỀ: LẮP ĐẶT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TRONG CÔNG NGHIỆP
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN
Mã đáp án: ĐA KTLĐ&ĐKTCN – LT 33
Hình thức thi: Viết
Thời gian: 120 Phút (Không kể thời gian chép/giao đề thi)
Câu Nội dung Điểm
1 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy thường.
2,0 điểm
- Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín.
Khi có hiện tượng về sự cháy (chẳng hạn như nhiệt độ gia tăng đột ngột,
có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa) các thiết bị đầu vào (đầu báo,
công tắc khẩn) nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm
báo cháy.
0,5đ
- Tại đây trung tâm sẽ xử lý thông tin nhận được, xác định vị trí nơi xảy ra
sự cháy (thông qua các zone) và truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra
(bảng hiển thị phụ, chuông, còi, đèn), các thiết bị này sẽ phát tín hiệu âm
thanh, ánh sáng để mọi người nhận biết khu vực đang xảy ra sự cháy và
xử lý kịp thời.
Một hệ thống báo cháy tự động thường sẽ có 3 thành phần như sau:
Trung tâm báo cháy
- Được thiết kế dạng tủ, bao gồm cc thiết bị chính : một mainboard, một
biến thế, một battery.
Thiết bị đầu vào
- Là thiết bị nhạy cảm với các hiện tượng của sự cháy (sự tăng nhiệt, tỏa
khói, phát sáng, phát lửa), và có nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự
cháy và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.
• Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa.
0,5đ
1/5
• Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).
Thiết bị đầu ra
- Nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và có tính năng phát đi
các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn)
giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.
• Bảng hiển thị phụ (bàn phím).
• Chuông báo động, còi báo động.
• Đèn báo động, đèn exit.
• Bộ quay số điện thoại tự động.
- Những đầu báo cháy qui ước thường được nối kết với tủ điều khiển bằng
những mạch dây, mỗi mạch dây bảo vệ một khu vực của hiện trường.
- Đầu báo cháy hiển thị 2 trạng thái: trạng thái bình thường và trạng thái báo
động.
- Thông thường, tủ điều khiển được chia thành nhiều zone (zone 1, 2, 3,
4, , 8 v.v ) và 2 mạch chuông riêng biệt.
Sơ đồ mẫu hệ thống báo cháy:
0,5đ
0,5đ
2 Giải thích ý nghĩa của các vùng dữ liệu của PLC như sau: I, Q, V,
M, SM? Giải thích ý nghĩa của các tiếp điểm đặc biệt trong vùng
nhớ SM0.0, SM0.1, SM0.4, SM0.5?
2,0 điểm
Giải thích ý nghĩa của các vùng dữ liệu của PLC như sau: I, Q, V, M, SM
- I: Vùng đệm ngõ vào. 0, 5đ
- Q: Vùng đệm ngõ ra.
2/5
- V: Vùng biến nhớ. 0, 5đ
- M: Vùng nhớ trong.
Giải thích ý nghĩa của các tiếp điểm đặc biệt trong vùng nhớ SM0.0, SM0.1,
SM0.4, SM0.5
- SM: Vùng nhớ đặc biệt. 0, 5đ
- SM0.0: Luôn luôn có giá trị bằng 1.
- SM0.1: Có giá trị bằng 1 ở vòng quét đầu tiên.
- SM0.4: Phát nhịp 60 giây, bằng 0 ở 30 giây đầu và bằng 1 ở 30 giây sau. 0, 5đ
- SM0.5: Phát nhịp 1 giây, bằng 0 ở 0,5 giây đầu và bằng 1 ở 0,5 giây sau.
3
Vẽ sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ hoạt động theo
yêu cầu sau:
- Đóng aptomat F1, F2, hệ thống ở trạng thái chờ hoạt động
- Nhấn nút PB1 động cơ quay thuận (tạm quy ước theo
chiều kim đồng hồ) đưa cơ cấu truyền động A di chuyển
về hướng B, đến B tác động vào LS1 thì đảo chiều chuyển
động về hướng C
- Đến C tác động LS2 và cơ cấu truyền động dừng hẳn tại
C
- Trong quá trình hoạt động, nhấn nút PB0 động cơ dừng
- Khi có sự cố rơle nhiệt OL tác động, hệ thống dừng và
đèn báo.
- Giải thích nguyên lý làm việc của sơ đồ trên.
3,0 điểm
3/5
1
Chạy máy về phía B : Sau khi đóng aptomat F1, F2, giả sử ban
đầu cơ cấu truyền động A đang ở vị trí C, ấn nút ON, cuộn dây K1 có
điện các tiếp điểm thường hở ở mạch động lực đóng lại, cấp điện vào
động cơ đưa cơ cấu truyền động A từ C sang B, mạch tự duy trì nhờ
tiếp điểm thường hở K1 ở mạch điều khiển.
Tự động đổi chiều : Khi đến B tác động vào LS1 làm mở tiếp
điểm thường đóng LS1, cuộn dây K1 mất điện, các tiếp điểm của nó trở
về trạng thái ban đầu, bàn máy dừng lại. Lúc này tiếp điểm kép của
LS1đóng lại cấp điện cho cuộn dây K2 làm các tiếp điểm thường hở
của nó ở mạch động lực đóng lại, cấp nguồn vào động cơ theo thứ tự
đảo pha như hình vẽ, đưa cơ cấu truyền động A từ B sang C. Đến C,
tác động vào LS2 làm tiếp điểm thường đóng LS2 mở ra, ngắt nguồn
cung cấp vào K2, các tiếp điểm của nó trở về trạng thái ban đầu, ngắt
nguồn cung cấp vào động cơ, cơ cấu truyền động A dừng hẳn tại C.
Tắt máy: Ấn nút OFF cuộn dây của K1, K2 mất điện làm các
tiếp điểm của nó trở về trạng thái ban đầu, ngắt nguồn cung cấp, động
cơ dừng.
Bảo vệ và liên động
Bảo vệ
- Ngắn mạch: Aptomat F1, F2 tác động
- Quá tải: Rơ-le nhiệt OL .Khi động cơ M bị quá tải, dòng
điện tăng lên, phần tử đốt nóng tác động làm mở tiếp
2
4/5
điểm OL ở mạch điều khiển nên cuộn dây K1, K2 mất
điện, các tiếp điểm ở mạch động lực của nó mở ra, động
cơ dừng. Đồng thời tiếp điểm thường mở của OL đóng lại
cấp điện cho đèn H1 sáng báo hiệu có sự cố.
Liên động
Khóa chéo (tiếp điểm thường đóng) K1và K2 có tác dụng đảm
bảo an toàn cho mạch; tại một thời điểm chỉ có1 công tắc tơ làm việc
mà thôi, tránh trường hợp ngắn mạch động lực (nếu 2 công tắc tơ cùng
hút đồng thời).
Câu 4: Câu tự chọn, do các trường biên soạn (3 điểm)
, ngày tháng năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ
5/5