Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu định lượng cefoprerazon trong thuốc tiêm và mẫu nước tiểu tự tạo bằng phương pháp von ampe cực giọt thủy ngân treo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 66 trang )




i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI








NGUYỄN TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CEFOPERAZON
TRONG THUỐC TIÊM VÀ MẪU NƯỚC TIỂU
TỰ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE
CỰC GIỌT THỦY NGÂN TREO


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC




HÀ NỘI 2013




ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN TRƯỜNG GIANG


NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CEFOPERAZON
TRONG THUỐC TIÊM VÀ MẪU NƯỚC TIỂU
TỰ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON-AMPE
CỰC GIỌT THỦY NGÂN TREO

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC- ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 60720410

Người hướng dẫn khoa học: TS.Vũ Đặng Hoàng



HÀ NỘI 2013



iii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi tới thầy giáo – T.S Vũ Đặng Hoàng lời biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất. Thầy là người đã trực tiếp giao đề tài và tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ môn Hóa Phân tích –
Kiểm Nghiệm Trường Đại Học Dược Hà Nội, các anh chị kỹ thuật viên đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về máy móc, trang thiết bị, cơ sở vật chất
cũng như hóa chất, dụng cụ trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Phòng sau đại học và
các thầy cô trường Đại Học Dược Hà Nội đã hướng dẫn, cho tôi kiến thức
của 2 năm chương trình đào tạo thạc sỹ để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn Bố mẹ và những người thân trong gia
đình tôi, cảm ơn tất cả bạn bè, cảm ơn 2 bạn cộng sự - sinh viên Phan Hồng
Phúc và Đào Thị Huyền đã luôn động viên, cổ vũ để tôi hoàn thành tốt luận
văn của mình.
Hà Nội – Tháng 08.2013
Nguyễn Trường Giang












iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1 PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ 2
1.1.1. Phương pháp cực phổ xung thường (Normal Pulse Polarography –
NPP) 4
1.1.2. Phương pháp cực phổ xung vi phân (Differential Pulse
Polarography – DPP) 7
Hình 1.4 : Dạng điện áp phân cực trong phương pháp DPP 7
1.1.3. Các loại điện cực được sử dụng trong phương pháp von-ampe 8
1.1.3.1. Cực rắn hình đĩa ( Rotating disc electrode -RDE) 8
1.1.3.2. Điện cực màng thuỷ ngân (Thin mecury film electrode -TMFE)
9
1.1.3.3. Điện cực giọt thuỷ ngân 10
1.2. CEFOPERAZON 11
1.2.1. Công thức cấu tạo 11
1.2.2. Đặc điểm dược lý 12
1.2.2.1. Dạng dùng và hàm lượng: 12
1.2.2.2. Phổ kháng khuẩn 12
1.2.2.3. Dược động học: 13
1.2.2.5. Ðộ ổn định và bảo quản 14
1.3. Các phương pháp định lượng cefoperazon 14
CHƯƠNG 2 21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG - NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2. Nguyên liệu và thiết bị 22
2.1.2.1. Nguyên liệu: 22
2.1.2.2. Dụng cụ: 23




v
2.1.2.3. Máy móc thiết bị: 23
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.2.1. Xây dựng phương pháp định lượng cefoperazon bằng phương
pháp Von – ampe tích góp xung vi phân 24
2.2.2. Ứng dụng phương pháp Von- ampe tích góp xung vi phân đã nêu
để định lượng cefoperazon trong thuốc tiêm và mẫu nước tiểu tự tạo 24
2.2.3. Xử lý kết quả thực nghiệm 24
CHƯƠNG 3 26
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Kết quả thực nghiệm và nhận xét 26
3.1.1. Chuẩn bị hóa chất 26
3.1.1.1. Pha đệm vạn năng (đệm Britton – Robinson) 26
3.1.1.2. Pha đệm acetat pH 4 26
3.1.1.3. Pha đệm phosphat pH 4 26
3.1.2. Chuẩn bị mẫu 27
3.1.3. Tìm hiểu cơ chế phản ứng khử cực của cefoperazon với điện cực
giọt thủy ngân treo 27
3.1.4. Xây dựng phương pháp định lượng cefoperazon bằng cực phổ
xung vi phân 29
3.1.4.1. Tối ưu hóa điều kiện phân tích 29
3.1.4.2. Khảo sát khoảng tuyến tính 36
3.1.4.3. Kiểm tra độ lặp và độ đúng 39
3.2. Ứng dụng phương pháp cực phổ xung vi phân để định lượng
cefoperazon trong các chế phẩm 41
3.2.1. Chuẩn bị dung dịch thử 41
3.2.2. Kết quả định lượng 41

3.3. Ứng dụng phương pháp cực phổ xung vi phân để định lượng
cefoperazon trong mẫu nước tiểu tự tạo 45
3.4. Bàn luận 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51



vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số thứ
tự
Chữ
viết tắt
Tên đầy đủ
Ý nghĩa
01
HPLC
High performance liquid
chromatography
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
02
DPP
Differential pulse
polarography
Cực phổ xung vi phân
03
NPP
Normal pulse polarography
Cực phổ xung thường
04

UV
Ultra violet
Tử ngoại
05
HMDE
Hanging mercury drop
electrode
Điện cực giọt thủy ngân
06
TMFE
Thin mecury film electrode
Điện cực màng thủy ngân
07
RDE
Rotating disc electrode
Điện cực rắn hình đĩa
08
SMDE
Static mercury drop electrode
Điện cực giọt thủy ngân
rơi cưỡng bức
09
SD
Standard Deviation
Độ lệch chuẩn
10
RSD
Relative Standard Deviation
Độ lệch chuẩn tương đối
11

B – R
Britton – Robinson
Đệm Britton – Robinson
12
CCF
Central Composite Face
Mô hình thiết kế mặt
phức hợp trung tâm











vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ
tự
Kí hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
01
Bảng 1.1
Các phương pháp định lượng cefoperazon

14
02
Bảng 2.1
Đối tượng nghiên cứu
21
03
Bảng 3.1
Các thông số máy đo cực phổ von – ampe
vòng
27
04
Bảng 3.2
Các thông số đo cực phổ xung vi phân
29
05
Bảng 3.3
Kết quả đo cực phổ xung vi phân
cefoperazon 0,03 ppm theo mô hình thiết kế
mặt phức hợp trung tâm
32
06
Bảng 3.4
Các thông số tối ưu của phương pháp cực
phổ xung vi phân
36
07
Bảng 3.5
Kết quả khảo sát tuyến tính của cefoperazon
36
08

Bảng 3.6
Kết quả khảo sát tuyến tính cefoperazon khi
có mặt sulbactam 0,03 ppm
38
09
Bảng 3.7
Kết quả kiểm tra độ lặp và độ đúng của
phương pháp với các dung dịch cefoperazon
0,03 ppm
40
10
Bảng 3.8
Kết quả kiểm tra độ lặp và độ đúng của
phương pháp với các dung dịch cefoperazon
0,03 ppm khi có mặt sulbactam 0,03 ppm
40



viii
11
Bảng 3.9
Các thông số của quá trình sắc ký
43
12
Bảng 3.10
Kết quả định lượng cefoperazon trong các
chế phẩm bằng cực phổ xung vi phân và
HPLC
44

13
Bảng 3.11
Kết quả định lượng cefoperazon trong 4
mẫu kiểm soát chất lượng (n=6)
46
14
Bảng 3.12
Kết quả tìm lại nồng độ nước tiểu trong 3
ngày liên tiếp (n=3)
46
























ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số thứ
tự
Kí hiệu
hình
Tên hình
Trang
01
Hình 1.1
Tế bào đo trong cực phổ
2
02
Hình 1.2
Dạng điện áp phân cực trong NPP
4
03
Hình 1.3
Dạng đồ thị của phương pháp NPP
4
04
Hình 1.4
Dạng điện áp phân cực trong phương pháp DPP
7
05
Hình 1.5
Dạng tín hiệu đầu ra của phương pháp DPP

7
06
Hình 1.6
Công thức cấu tạo của Cefoperazon Natri
11
07
Hình 3.1
Các cực phổ đồ von – ampe vòng của dung dịch
cefoperazon 0,03 ppm trong nền đệm vạn năng
pH 3,05 (a); 4,04 (b); 5,01 (c); 6,02 (d)
28
08
Hình 3.2
Đồ thị sự phụ thuộc vị trí xuất hiện pic trên
cực phồ đồ von – ampe vòng cefoperazon
0,03 ppm vào pH của đệm vạn năng
28
09
Hình 3.3
Cực phổ đồ xung vi phân của dung dịch
cefoperazon 0,03 ppm trong nềm đệm
phosphat pH 4
30
10
Hình 3.4
Cực phổ đồ xung vi phân của dung dịch
cefoperazon 0,03 ppm trong nền đệm acetat
pH 4
30
11

Hình 3.5
Cực phổ đồ xung vi phân của dung dịch
cefoperazon 0,03 ppm trong nền đệm B – R pH 4
31
12
Hình 3.6
Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của thời gian
tích góp và bước thế đối với cường độ dòng
đo được (thời gian nhảy thế 0,055 s; biên độ
35



x
xung 0,075 V và thời gian áp xung 0,03)
13
Hình 3.7
Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của biên độ xung
và thời gian áp xung đối với cường độ dòng đo
được (thời gian tích góp 110 s; bước thế 0,015
V và thời gian nhảy thế 0,055)
35
14
Hình 3.8
Cực phổ đồ xung vi phân của cefoperazon
0,01 ÷ 0,06 ppm
37
15
Hình 3.9
Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của

cefoperazon
37
16
Hình 3.10
Cực phổ đồ xung vi phân của cefoperazon
0,01 ÷ 0,06 ppm khi có mặt sulbactam 0,03
ppm
38
17
Hình 3.11
Đồ thị biểu diễn đường chuẩn của
cefoperazon khi có mặt sulbactam 0,03 ppm
39
18
Hình 3.12
Cực phổ đồ xung vi phân của cefoperazon
trong chế phẩm Cefobid
42
19
Hình 3.13
Cực phổ đồ xung vi phân của cefoperazon
trong chế phẩm Cefactam
42
20
Hình 3.14
Sắc ký đồ của cefoperazon chuẩn 20 ppm
43
21
Hình 3.15
Cực phổ đồ xung vi phân của cefoperazon

0,01÷0,07 ppm trong nước tiểu
45
22
Hình 3.16
Đô thị biểu diễn đường chuẩn của cefoperazon
trong nước tiểu
45
23
Hình 3.17
Cơ chế phản ứng khử cực của cefoperazon
trong môi trường acid với cực giọt thủy ngân
47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng kháng sinh tiêm đang trở nên phổ biến ở Việt Nam do môi
trường ngày càng ô nhiễm kèm theo sự kháng thuốc ngày một nhiều của
các chủng vi khuẩn. . Các kháng sinh được kê đơn hiện nay thường có phổ
rộng, hoạt tính kháng khuẩn cao cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng có
thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Các cephalosporin là kháng sinh thuộc nhóm Beta-lactam, nhóm thuốc
được đánh giá là an toàn nhất hiện nay khi sử dụng. Các cephalosporin
được chia làm 4 thế hệ. Các thế hệ đầu có phổ kháng khuẩn chủ yếu trên vi
khuẩn Gram dương, các thế hệ sau phổ kháng khuẩn ngày càng mở rộng
bao gồm cả các vi khuẩn Gram âm.
Cefoperazon là một cephalosporin thế hệ 3 được bào chế dưới dạng thuốc
tiêm thường được sử dụng hiện nay. Để định lượng cefoperazon bột pha
tiêm, các dược điển Anh, Mỹ đều quy định dùng phương pháp sắc ký lỏng

hiệu năng cao (HPLC). Tuy nhiên hiện nay, dược điển Việt Nam IV chưa
có quy định nào về việc định lượng các chế phẩm có chứa cefoperazon.
Với mục đích xây dựng một phương pháp định lượng cefoperazon có khả
năng thay thế HPLC trong công tác kiểm nghiệm thuốc, chúng tôi thực
hiện đề tài:
“Nghiên cứu định lượng cefoperazon trong thuốc tiêm và mẫu nước tiểu tự tạo
bằng phương pháp von-ampe cực giọt thủy ngân treo” với hai mục tiêu sau:
- Xây dựng phép định lượng cefoperazon bằng phương pháp von-ampe
xung vi phân trên cực giọt thủy ngân.
- Ứng dụng phương pháp này để định lượng cefoperazon trong thuốc tiêm
và mẫu nước tiểu tự tạo.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 PHƯƠNG PHÁP CỰC PHỔ [1]
Phương pháp cực phổ là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việc
nghiên cứu đường cong Von-ampe hay còn gọi là đường cong phân cực. Đây
là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào điện thế khi
tiến hành điện phân dung dịch phân tích với điện cực giọt thuỷ ngân.
Phương pháp này được Heyrovsky phát minh vào năm 1920 và cho đến nay
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp này ngày càng
được cải tiến.

Hình 1.1. Tế bào đo trong cực phổ



3


Cơ sở của phương pháp này là dựa trên phản ứng điện hoá của các chất phân
tích trong dung dịch điện li trên điện cực giọt thuỷ ngân theo phản ứng:
Ox + ne  Kh
Trong đó :
Ox : Dạng oxi hoá
Kh : Dạng khử
n : Số e trao đổi.
Phương trình định lượng là phương trình Incovic :
I
d
= 605 . n . D
1/2
. m
2/3
. t
1/6
. C
I
d
: Cường độ dòng cực đại giới hạn ( μA ).
n : Số electron tham gia vào phản ứng điện cực.
D : Hệ số khuếch tán ( Cm
2
/s ).
m : Tốc độ chảy giọt Hg (mg/s).
t : Chu kỳ giọt của điện cực giọt (s ).
C : Nồng độ chất phân tích ( mM ).
Tuy nhiên do ảnh hưởng của dòng tụ điện nên độ nhạy của phản ứng chỉ đạt
được 10

-4
÷ 10
-5
M. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đã
có nhiều cải tiến được áp dụng với mục đích tăng độ nhạy của phương pháp.
Một trong những cải tiến này là sự ra đời kỹ thuật cực phổ xung.


4

1.1.1. Phương pháp cực phổ xung thường (Normal Pulse Polarography – NPP)









Hình 1.2: Dạng điện áp phân cực trong NPP








Hình 1.3.Dạng đồ thị của phương pháp NPP



5

Dòng Faraday tính theo công thức:

D : Diện tích bề mặt điện cực tại thời điểm đo.
C : Nồng độ chất điện hoạt.
D : Hệ số khuếch tán.
t : Khoảng thời gian tính từ khi nạp xung đến khi đo dòng.

E : Thế xung
E
1/2
: Thế bán sóng
Trong kỹ thuật này, điện cực giọt thuỷ ngân được phân cực bằng một điện áp
một chiều chọn trước và được giữ không đổi trong suốt quá trình đo gọi là
điện áp khởi điểm tương ứng với chân sóng cực phổ trong cực phổ cổ điển.
Trong mỗi chu kỳ giọt điện cực được phân cực bổ sung bằng một xung vuông
góc có khoảng thời gian tồn tại rất ngắn 40 – 100ms tuỳ theo tiêu chuẩn từng
nước và từng máy. Sau thời gian đó xung bị ngắt và thế điện cực trở về điện
áp khởi điểm. Biên độ xung tăng dần theo thời gian với một tốc độ đều giống
như tốc độ quét thế tuyến tính trong cực phổ cổ điển.



6

Cường độ dòng được ghi theo 1 trong 2 cách :
- Ghi cường độ dòng tại một thời điểm sau khi đặt xung thường là 17ms trước

khi ngắt xung.
- Cường độ dòng cực phổ được ghi 2 lần : lần 1 trước khi ngắt xung và lần 2 sau
khi ngắt xung. Thường là 17ms trước và sau khi đặt và ngắt xung. Cách này cho
hiệu quả tốt hơn và thu được đường E – I là dạng píc như trong cực phổ sóng
vuông.
Phương pháp này có thể đạt độ nhạy 10
-7
M cho cả hai quá trình thuận nghịch
và không thuận nghịch, đặc biệt thích hợp cho phép phân tích chất hữu cơ.
Trong một số trường hợp ngay cả phương pháp cổ điển không cho sóng cực
phổ rõ ràng thì nó vẫn cho sóng cực phổ rõ ràng.








7

1.1.2. Phương pháp cực phổ xung vi phân (Differential Pulse
Polarography – DPP)
Hình 1.4 : Dạng điện áp phân cực trong phương pháp DPP
ΔF
ei
: Biên độ xung
ΔE
step
: Bước thế một xung điện

t
step
: Thời gian nạp xung điện






Hình 1.5 : Dạng tín hiệu đầu ra của phương pháp DPP



8

Trong phương pháp cực phổ xung vi phân điện cực giọt thuỷ ngân được phân
cực bằng một điện áp một chiều biến thiên tuyến tính với tốc độ chậm ( 1 – 2
mV/s ) nhưng vào cuối mỗi chu kỳ giọt (giọt rơi cưỡng bức nhờ bộ gõ), trên
khung điện áp biến đổi một chiều người ta đặt thêm một xung vuông góc với
biên độ thay đổi trong khoảng 10 – 100 mV và độ dài xung cỡ 400 – 100 ms.
Cường độ dòng là hiệu của giá trị dòng ghi ở 17ms trước khi nạp xung và
17ms sau khi ngắt xung.
Phạm vi ứng dụng: phân tích các hợp chất vô cơ (các kim loại nặng: Cd, Pb,
Zn, Cu trong nước thải, nước sinh hoạt); phân tích các hợp chất hữu cơ, các
độc tố, các chất có hoạt tính sinh học (nifedipin, amlodipin besylat, penicilin,
cephalexin )
Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật này là đường cực phổ là dạng píc có cực đại nên
sau mỗi lần ghi đường nền lại trở về vị trí ban đầu nên độ chọn lọc của
phương pháp này tăng lên nhiều lần. Ngoài ra còn các ưu điểm khác đó là tiết
kiệm thời gian, dễ thực hiện quá trình tự động hóa.

1.1.3. Các loại điện cực được sử dụng trong phương pháp von-ampe
1.1.3.1. Cực rắn hình đĩa ( Rotating disc electrode -RDE)
Đó là một mặt phẳng hình tròn đường kính 3 ÷ 5 mm làm bằng các vật liệu
trơ như platin, vàng và các loại cacbon có độ tinh khiết cao, trơ và có bề mặt
dễ đánh bóng để diện tích bề mặt không đổi. Platin quý hiếm nhưng khó gia
công bề mặt để cho diện tích bề mặt có diện tích không đổi, vì quá thế hiđro
trên platin nhỏ nên khoảng thế sử dụng hẹp đặc biệt là với quá trình catot.
Vật liệu tốt nhất để sản xuất điện cực rắn hình đĩa là cacbon thuỷ tinh có độ
bền hoá học cao, không thay đổi kể cả khi ngâm nhiều giờ trong nước cường
thuỷ, dễ đánh bóng bề mặt.


9

Thực nghiệm đã chứng minh rằng lấy các loại giấy nhám mịn đánh bóng bề
mặt điện cực đĩa quay bằng than thuỷ tinh thì bề mặt thực của nó bằng bề mặt
hình học của nó:
S = Π . R2
Ngoài cacbon thuỷ tinh có thể dùng cacbon ngâm tẩm hoặc cacbon nhão để
chế tạo điện cực đĩa.
Khoảng thế hoạt động của điện cực này rất rộng :
- Trong môi trường axít : +1 ÷ -1 V
- Trong môi trường kiềm hoặc trung tính : +1 ÷ -1,8 V.
1.1.3.2. Điện cực màng thuỷ ngân (Thin mecury film electrode -TMFE)
Loại cực này rất thuận lợi cho việc xác định lượng vết các kim loại dễ tạo hỗn
hỗng với thuỷ ngân. Chỉ cần thêm vào dung dịch phân tích một lượng Hg
2+

với nồng độ 10
-5

÷ 10
-4
M, khi điện phân làm giàu kim loại phân tích thì ion
Hg
2+
cũng bị khử đồng thời hoặc khử trước tạo thành một màng mỏng và đều
thuỷ ngân trên bề mặt cực rắn. Kim loại cần xác định được hoà tan đều trong
màng đó, dùng điện cực TMFE hạn chế được sự hình thành hợp chất trung
gian kim loại hoặc dung dịch rắn khi xác định lượng vết của một số ion kim
loại có mặt trong dung dịch.
Thông thường người ta dùng điện cực màng thuỷ ngân trên nền than thủy tinh
. Có 3 loại than thường dùng :
+ Grafit ngâm tẩm : loại này ít sử dụng vì có lỗ xốp hấp thụ khí.
+ Grafit cacbon ( than thuỷ tinh ) : được dùng nhiều nhất.


10

+ Grafit nhão : Đôi khi cũng được dùng tuy nhiên hình dạng của nó có thể bị
biến đổi trong một số truờng hợp.
- Màng mỏng thuỷ ngân được tạo ra bằng hai cách :
+ Tạo màng mỏng trước
+ Tạo màng đồng thời
Mỗi cách có một ưu việt riêng được áp dụng cho từng đối tượng khác nhau
tuỳ vị trí của ion kim loại tạo màng. Nồng độ thuỷ ngân thường được dùng
gấp 100 ÷ 1000 lần so với nồng độ của ion phân tích.
1.1.3.3. Điện cực giọt thuỷ ngân
Điện cực giọt thuỷ ngân bao gồm 3 loại : điện cực giọt thuỷ ngân (HMDE),
điện cực giọt thuỷ ngân rơi cưỡng bức ( SMDE ) và điện cực giọt rơi (DME).
Điện cực giọt thuỷ ngân là một giọt thuỷ ngân có kích thước nhỏ và bất động

đường kính khoảng 1mm được treo trên một mao quản bằng thuỷ tinh hơi lõm
ở giữa có một mẩu nhỏ ngắn platin để dẫn điện. Để đảm bảo tính chính xác và
độ lặp lại của phép xác định yêu cầu của giọt thuỷ ngân tĩnh là có kích thước
không đổi và độ lặp lại cao. Vì sau mỗi lần đo phải tạo một giọt khác giống
như giọt ban đầu.
Ưu điểm của điện cực giọt thuỷ ngân :
+ Khoảng thế cho phép của thuỷ ngân rất rộng, nên xác định được một số lớn
kim loại. Trong môi trường axít khoảng thế axít tốt là -0,15 ÷ -1,2V và trong
môi trường bazơ khoảng thế tốt là -0,15 ÷ 2V.


11

+ Dùng điện cực thuỷ ngân thuận lợi cho việc chọn nền phân tích, chọn thế điện
phân, có độ lặp lại cao. Có thể xác định được nồng độ thấp tuỳ phương pháp.
Nếu trong quá trình ghi cực phổ đồ của chất phân tích giọt thuỷ ngân bị rơi
cưỡng bức theo một chu kì nhất định thì được gọi là điện cực giọt thuỷ ngân
rơi cưỡng bức ( SMDE ).
Ưu điểm của điện cực SMDE cũng như DME là điện cực giọt rơi nên điện
cực luôn được làm mới, nhưng SMDE lại có ưu điểm như HMDE kích cỡ nhỏ
và tĩnh lặng trong quá trình xác định.
Cả hai loại điện cực HMDE và TMFE có ưu điểm giống nhau về giới hạn
phát hiện và độ nhạy.
Với điện cực màng thuỷ ngân (TMFE ) nồng độ kim loại trong hỗn hống điện
cực cao hơn, tốc độ khuếch tán kim loại ra khỏi điện cực TMFE nhanh hơn và
có đặc điểm quá trình điện hoá lớp mỏng. Mặt khác nếu dùng TMFE quay,
điều kiện đối lưu là sự chuyển khối tốt hơn do đó TMFE có độ nhạy và độ
phân giải trong một số trường hợp cao hơn.
Tuy thế đối với phương pháp sử dụng TMFE các hợp chất trung gian kim loại
dễ hình thành khi phân tích theo phương pháp Von – ampe hoà tan, gây ra sự

biến dạng tín hiệu dẫn đến sai số.
1.2. CEFOPERAZON [2]
1.2.1. Công thức cấu tạo

Hình 1.6: Công thức cấu tạo của Cefoperazon Natri


12

- Tên khoa học: Sodium (6R,7R)-7-[[(2R)-2-[[(4-ethyl-2,3-dioxopiperazin-1-
yl)carbonyl]amino]-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3-[[(1-methyl-1H tetrazol-
5-yl)sulphanyl]methyl]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-ene-2-carboxylate.
- Công thức hoá học: C
25
H
27
N
9
O
8
S
2
Na.
- Khối lượng phân tử: 668.
- Độ tan: tan tốt trong nước, methanol, ít tan trong ethanol 96%.
1.2.2. Đặc điểm dược lý
1.2.2.1. Dạng dùng và hàm lượng:
Bột vô khuẩn pha tiêm dạng muối natri tương đương với 1g cefoperazon cho
mỗi lọ.
1.2.2.2. Phổ kháng khuẩn

Cefoperazon là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt
khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.
Cefoperazon bền với các beta – lactamase, do đó có hoạt tính mạnh trên các
chủng N.gonorrhoeae tiết penicilinase và hầu hết các dòng
Enterobacteriaceae. Cefoperazon có tác dụng với các vi khuẩn đã kháng các
kháng sinh beta - lactam khác.
Phổ kháng khuẩn của cefoperazon bao gồm các vi khuẩn Gram âm
(Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Moraxella catarrhalis, và
Neisseria spp) và các vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus, Staph.
epidermidis, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans và
Streptococcus pneumoniae). Tuy nhiên tác dụng của cefoperazon trên các cầu
khuẩn Gram dương kém hơn các cephalosporin thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai.


13

Ngoài ra, cefoperazon có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí như
Peptococcus, Peptostreptococcus, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis,
và các chủng Bacteroides. Hoạt tính của cefoperazon, đặc biệt là đối với các
chủng Enterobacteriaceae và Bacteroides, tăng lên với sự hiện diện của chất
ức chế beta - lactamase như sulbactam.
1.2.2.3. Dược động học:
Cefoperazon không hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm.
Thuốc tiêm cefoperazon là dạng muối natri. Tiêm bắp các liều 1 g hoặc 2 g
cefoperazon, nồng độ đỉnh huyết tương tương ứng là 65 và 97 g/mL sau 1
đến 2 giờ. Tiêm tĩnh mạch, 15 đến 20 phút sau, nồng độ đỉnh huyết tương gấp
2 - 3 lần nồng độ đỉnh huyết tương của tiêm bắp. Thời gian bán thải của
cefoperazon là 2 giờ, thời gian này kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh
bị bệnh gan hoặc đường mật. Cefoperazon gắn kết với protein huyết tương từ
82 ÷ 93%, tùy theo nồng độ.

Cefoperazon phân bố rộng khắp trong các mô và dịch của cơ thể. Thể tích
phân bố biểu kiến của cefoperazon ở người lớn khoảng 10 - 13 L/ kg, và ở trẻ
sơ sinh khoảng 0,5 L/ kg. Cefoperazon thường kém thâm nhập vào dịch não
tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì nồng độ thâm nhập thay đổi.
Cefoperazon qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Cefoperazon thải trừ chủ yếu ở mật (70% ÷75%) và nhanh chóng đạt được
nồng độ cao trong mật. Cefoperazon thải trừ trong nước tiểu chủ yếu qua lọc
cầu thận. Khoảng 30% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi
trong vòng 12 ÷ 24 giờ; ở người bị bệnh gan hoặc mật, tỷ lệ thải trừ trong
nước tiểu tăng.



14

1.2.2.5. Ðộ ổn định và bảo quản
Chế phẩm bột pha tiêm cefoperazon được bảo quản ở nhiệt độ ≤ 25
0
C, tránh
ánh sáng trước khi pha.
1.3. Các phương pháp định lượng cefoperazon
Bảng 1.1. Các phương pháp định lượng cefoperazon
Phương
pháp
Đặc điểm
Tài liệu
tham khảo
Sắc ký
lỏng hiệu
năng cao

Định lượng cefoperazon và sulbactam trong chế
phẩm
- - Chuẩn nội: Ornidazol
- - Pha động: đệm phosphat pH 3,5: acetonitril (35 :
65)
- - Cột: Kromasil C8 5 µm, 150 x 4,6 mm
- - Tốc độ dòng: 1 ml/phút
- - Detector: 215 nm
[16]

Định lượng cefoperazon trong chế phẩm và huyết
tương
- - Chuẩn nội: Ornidazol
- - Pha động: Đệm phosphat 20 mM pH 3,5 :
Acetonitril (35 : 65)
- - Cột: Phenomenex phenyl hexyl 5 µm, 250 x 4,6
mm
- - Tốc độ dòng: 1 ml/phút
- - Detertor: 190 nm
[17]
Định lượng đồng thời sulbactam và cefoperazon
trong chế phẩm
[21]


15

- - Chuẩn nội: Captopril
- - Pha động: Nước pH 3,2 : acetonitril (40 : 60)
- - Cột: Phenomenex Gemini C18 5 µm, 250 x 4,6

mm
- - Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút
- - Detector: 210 nm
Định lượng đồng thời sulbactam, sultamicilin
tosylat, cefaclor, ampicillin và cefoperazon trong
chế phẩm
- - Chuẩn nội: Salicylamid
- Pha động: MeOH 25% trong
tetramethylammonium 0,005 M điều chỉnh tới pH
3,4 bằng acid phosphoric
- - Cột Spherisorb ODS 2,5 µm, 120 x 4,0 mm
- - Detector: 230 nm
- - Tốc độ dòng: 1 ml/phút
[5]
Định lượng cefoperazon trong chế phẩm
- - Pha động: Amoni acetat pH 5,5 : MeOH (30 : 70)
- - Cột: Supelco C18 5 µm, 250 x 4,6 mm
- - Tốc độ dòng: 0,5 ml/phút
- - Detector: 250 nm
[28]
Định lượng đồng thời các penicillin và cefoperazon
trong chế phẩm và dịch sinh học
- - Pha động: MeOH : NaCl 0,2M (35 : 65 → 65 :
35)
- - Cột: Alltech C18 10 µm, 250 x 4,6 mm
- - Tốc độ dòng 1,5 – 2,2 ml/phút
[14]

×