Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.9 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN NĂM 2014 ĐỀ 1
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
GV: Huỳnh Thị Thu Hiền
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1. (3đ)
Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau:
“…Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố!”…
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
(2) Em hãy nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ?
(3) Trong đoạn thơ hình ảnh thuyền và biển được sử dụng là nghệ thuật gì ? Có ý nghĩa như
thế nào?
(4) Hãy đặt tên cho nhan đề của đoạn thơ.
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp nào? Tác dụng
của biện pháp đó?
B. PHẦN VIẾT
I. Nghị luận xã hội ( 3.0 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn khoảng 400 từ trình bày về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với
Việt Nam và hành động của chúng ta.


II. Nghị luận văn học: Thí sinh chọn một trong hai đề
1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm)
Cảm nhận của ( anh, chị ) về đoạn thơ sau :
Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Quân đi điệp điệp trùng trùng,
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày,
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền,
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.
Vui từ Đồng Tháp, An Khê,
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập
1)
2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm)
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật nội dung
tư tưởng của tác phẩm.
MA TRẬN, ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 12
A. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. Mục tiêu đề kiểm tra
Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Phần đọc – hiểu: nắm nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản, hiểu ý nghĩa
của văn bản. biết đặt tên văn bản. Những hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, chấm câu, cấu trúc,
thể loại văn bản. Một số biện pháp nghệ thuật và tác dụng của chúng.
- Phần viết: vận dụng kiến thức văn học và hiểu biết xã hội để giải quyết một vấn đề về văn
học và xã hội.

II. Hình thức đề kiểm tra: tự luận.
III. Thiết lập ma trận.
- Liệt kê các chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình Ngữ văn 12.
- Chọn nội dung cần đánh giá.
- Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
- Xác định khung ma trận.
Ma trận đề kiểm tra

Cấp độ
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phần A: Đọc
– hiểu văn bản
Nhận biết
được thể thơ,
các biện pháp
tu từ được sử
dụng
Nêu được chủ đề, ý nghĩa
của đoạn thơ. Tác dụng
của các biện pháp nghệ
thuật được sử dụng.
Đặt được tên nhan đề cho đoạn
thơ.

Số câu, số
điểm, Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3

30%
Phần B: I.
Nghị luận xã
hội
Biết cách làm
một bài văn
nghị luận về
một hiện
tượng đời
sống.
Biết cách làm bài văn
nghị luận xã hội, kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát.
Rút ra bài học nhận thức từ vấn đề
đã nêu.

Số câu, số Số câu: 1
điểm, Tỉ lệ %
Số điểm: 3
30%
II: Nghị luận
văn học
Biết cách làm
bài văn nghị
luận về tác
phẩm văn
xuôi, đoạn
trích thơ.
Những hiểu biết về tác

phẩm, đoạn thơ.
Câu 1: - Vẻ đẹp hung tráng của
Việt Bắc.
- Nghệ thuật thể hiện
- Tâm trạng của chủ thể trữ tình
Câu 2: - Phân tích được sự độc
đáo của tình huống truyện
- Phân tích được vai trò, ý nghĩa
của tình huống truyện đối với việc
thể hiện nội dung tư tưởng của tác
phẩm.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 4
40%
Tổng số câu,
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%
ĐÁP ÁN
A. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1 (3đ)
(1) Đoạn thơ được viết theo thể thơ 5 chữ.
(2) Chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ:
Đoạn thơ với hình tượng thuyền và biển gợi lên một tình yêu tràn trề, mênh mông với nỗi
nhớ da diết nhưng cũng đầy lo âu, khắc khoải của cái tôi thi sĩ đầy cảm xúc.

(3) Bằng nghệ thuật ẩn dụ mượn hình tượng thuyền và biển thể hiện tình cảm của đôi lứa yêu
nhau- thuyền (người con trai) biển (người con gái) -> Nổi bật một tình yêu ngọt ngào, da
diết, mãnh liệt nhưng sâu sắc và đầy nữ tính.
(4) Đặt tên nhan đề đoạn thơ.
Thuyền và biển, nỗi nhớ, …
(5) Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa: đã diễn tả
nỗi nhớ thiết tha, cồn cào, khắc khoải của con người trong tình yêu.
(6) Biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn thơ trên là biện pháp: biện pháp lặp cú
pháp “Những ngày không gặp nhau/ Biển chỉ còn sóng gió -
Em chỉ còn bão tố!”… -> Khẳng định sự thủy chung trong nỗi nhớ qua thời gian.
B. PHẦN VIẾT
I. Nghị luận xã hội
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cach làm bài văn nghị luận xã hội có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí. Cần làm rõ các
ý sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận (0.5 điểm)
- Vấn đề biến đổi khí hậu trên qui mô toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. (0.5 điểm)
- Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam: bão lũ, hạn hán, nước biển dần
cao, đất nhiễm mặn,… -> mất đất đai, mất an ninh lương thực,… (1.0 điểm)
- Bài học nhận thức và hành động: nhận thức được hậu quả nặng nề, nghiêm trọng của biến
đổi khí hậu. Đề ra các biện pháp để đối phó với biến đổi khí hậu: tuyên truyền để nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường, chống nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng phòng hộ, rừng ngập
mặn, xây dựng đê biển,… (1.0 điểm)
II. Nghị luận văn học
1. Theo chương trình chuẩn (4.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu

loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng
chiến.
- Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường đèo De, núi Hồng”
Thân bài (3đ)
- Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: (1.5đ)
+ Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường … của ta”
+ Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đất rung”
+ Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan”
+ Sức mạnh đoàn kết, ý chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công… lửa
bay”
+ Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn
đêm… ngày mai lên”
+ Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu triệu
trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng”
- Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật 0,75đ): giọng thơ rắn rỏi, gân
guốc; nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so
sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả) (0,75đ): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào,
say sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão….
Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến.
- HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân
2. Theo chương trình nâng cao (4.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu
loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những hiểu biết về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt, học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau
- Nêu được vấn đề cần nghị luận (0.5 điểm)
- Tình huống kì quặc, éo le, oái oăm; vừa bất ngờ lại vừa hợp lí (1.0 điểm)
- Tình huống truyện làm nối bật sự thật thê thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng: đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và số phận
của nhân vật trong tác phẩm. Khắc họa rõ khung cảnh ảm đạm, xơ xác, thê lương của xóm
ngụ cư -> giá trị hiện thực. (1.5 điểm)
- Tình huống truyện ấy cũng làm nổi bật giá trị nhân văn của truyện ngắn: lời kết tội đanh
thép tội ác của thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Khát khao hạnh phúc, mái ấm gia đình, cưu
mang, đùm bọc và không bao giờ cạn kiệt niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai của con người
dù cận kền cái chết -> giá trị nhân văn. (1.5 điểm)
- Đánh giá chung về tình huống truyện(0.5 điểm)
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi HS đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.

×