Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU:
Ngày 7-11-2006, lễ kí kết văn kiện thoả thuận Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) đã được tổ chức tại Geneva, Thuỵ Sĩ; ngày 27-11-2006, Quốc hội
Việt Nam phê chuẩn kết quả thoả thuận; Và vào ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức
trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Đây là một quá trình trọng đại đánh dấu một quá
trình phát triển của đất nước trong thời hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự kiện này sẽ tác
động toàn diện đến đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng
khoán, một lĩnh vực ẩn chứa rất nhiều yếu tố nhạy cảm, vận động theo đúng quy luật thị
trường vốn có. Hơn lúc nào hết, mỗi nhà đầu tư đều cần phải nắm bắt những thông tin,
kiến thức về lĩnh vực này một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác ngay từ bây giờ. Tuy
nhiên, ở Việt Nam thị trường chứng khoán là một phạm trù kinh tế hết sức mới mẻ
không những cả về lý thuyết lẫn thực hành, không những đối với dân chúng mà đối với
cả các cán bộ, viên chức và những nhà kinh doanh.
Trong khuôn khổ đề tài này, em xin trình bày về vấn đề: “ Thị trường chứng
khoán Việt Nam- Quá trình hình thành và phát triển”. Vì thị trường chứng khoán
còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở nước ta và khuôn khổ đề án có hạn, nên đề án chỉ
dừng lại ở những vấn đề sơ lược tổng quát mà không đi sâu nghiên cứu và không khỏi
có những sơ suất. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1 Thị trường chứng khoán là gì?
Trước tiên ta tìm hiểu về thuật ngữ chứng khoán. Chứng khoán là một thuật ngữ
dùng để chỉ các giấy tờ có giá, chứng nhận sự góp vốn hay cho vay dài hạn đối với chủ
thể phát hành. Theo Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và
thị trường chứng khoán thì chứng khoán được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ,
xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản
hoặc vốn của tổ chức phát hành.
Chứng khoán là một công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên
một lượng vốn tiền tệ khổng lồ, tài trợ dài hạn cho các mục đích kinh doanh của các
doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà nước và tư nhân. Chứng khoán bao gồm: Cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác.
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển
nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, đó có thể là TTCK
tập trung hoặc phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch
được tổ chức tại một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình của TTCK tập trung là Sở
giao dịch chứng khoán ( Stock exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán ( SGDCK), các
giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và
tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. TTCK phi tập trung
còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được
tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được
nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương
thức thoả thuận.
I.2. Chức năng của thị trường chứng khoán
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
I.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do
các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh
doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và
chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử
dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
I.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng
một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng
khoán trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà
đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của
mình.
I.2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có
thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán
khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong nhứng đặc tính hấp dẫn của
chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn
đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng
khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
I.2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua chứng khoán, hoạt động
của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc
đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó
cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
I.2.5 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Các
chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác.
Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng;
ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì
thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp
Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản
lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác
động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền
kinh tế.
I.3 Cơ cấu TTCK :
I.3.1 Căn cứ vào sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:
a.Thị trường sơ cấp ( hay còn gọi là TT loại 1): Là thị trường mua bán các chứng
khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà
phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
b. Thị trường thứ cấp ( hay còn gọi là TT loại 2): Là nơi giao dịch các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh
khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành.
Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài
sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.
Như vậy, thị trường thứ cấp không cung cấp dịch vốn cho các doanh nghiệp, thì có lợi
gì? Không có thị trường thứ cấp, thì không có thị trường sơ cấp: nếu chứng khoán phát
hành ra mà không lưu chuyển được trên thị trường thứ cấp, thì nhà đầu tư cũng không
quan tâm đến việc mua, nắm giữ chứng khoán phát hành (nhất là cổ phiếu, một loại
chứng khoán vô thời hạn). Cổ phiếu của một tổ chức niêm yết trên thị trường chứng
khoán khi được mua bán nhiều là phản ánh lòng tin của người đầu tư vào tổ chức đó; do
đó khi tổ chức niêm yết muốn tăng vốn, họ có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu hoặc trái
phiếu đợt mới. Vì vậy, thông thường, khi thị trường đang lên (chỉ số giá cổ phiếu đang ở
xu hướng tăng), thì các công ty dễ dàng phát hành với khối lượng lớn. Khi thị trường
đang xuống, thì các công ty rất khó phát hành chứng khoán. Ngược lại, nếu tổ chức phát
hành các cổ phiếu có chất lượng cao ở thị trường sơ cấp thì việc mua bán trên thị trường
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thứ cấp mới sôi động, nếu phát hành cổ phiếu không có chất lượng thì cổ phiếu đó
không giao dịch được trên thị trường thứ cấp.
Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán gồm: Sở giao dịch chứng khoán (hoặc
Trung tâm giao dịch chứng khoán), là người tổ chức thị trường; công ty chứng khoán, là
người kinh doanh chứng khoán, trực tiếp mua bán chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng
khoán (hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán); nhà đầu tư, là những người mua bán
chứng khoán thông qua các công ty môi giới chứng khoán; tổ chức niêm yết; và cơ quan
quản lý-giám sát thị trường
I.3.2 Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường: Thị trường chứng
khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung
(thị trường OTC).
I.3.3 Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường: Thị trường chứng khoán cũng có
thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường
các công cụ chứng khoán phát sinh.
a.Thị trường cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán
các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
b.Thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua
bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty,
trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
c.Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: Thị trường các chứng khoán
phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như:
quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG
THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
II.1.Sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam :
Từ đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã có những định hướng để xây
dựng thị trường chứng khoán(TTCK), xem đây là một kênh huy động vốn cho nền kinh
tế hiệu quả nhất. Lúc này một công việc cấp bách cần thực hiện ngay là nghiên cứu, xây
dựng đề án thành lập TTCK. Được sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 6-11-1993, thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 207/QĐ-tccb thành lập Ban nghiên
cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn, với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng đề án và
chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo những bước đi thích hợp.
Tháng 4-1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng
khoán và TTCK do một Thứ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng ban, các thành viên là phó
thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thứ trưởng Bộ Tư pháp. Sau một thời gian nghiên cứu
với sự phối hợp tôt giữa các bộ, ngành, ngày 28-11-1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước đã được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ. Đây là cơ quan trực
thuộc Chính phủ, thực hiên chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và
TTCK..
Dưới Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có Trung tâm Giao dịch chứng khoán
(TTGDCK). Đây là một tổ chức sự nghiệp có thu, với chức năng và nhiệm vụ là tổ chức,
quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố
thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký,lưu ký và thanh toán bù trừ chứng
khoán và một số hoạt động khác. Hiện nay nước ta có hai TTGDCK ở TP Hồ Chí Minh
và Hà Nội.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được
thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào
hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK
TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn
mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ
sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung
tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành
hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều
hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt
động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký
và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức
năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó
giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý
niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu
ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng
Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban quản lý Dự án).
Có thể nói, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn như:
hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh
hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống
nhất...., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết
của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó,
TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa
thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền
kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình
quân đầu người còn thấp...Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành,
đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN), qua hơn 4 năm hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt,
thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị
trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.
7