Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu phân biệt một số loài nưa được dùng làm thuốc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.35 MB, 99 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ THU HUYỀN


NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT
MỘT SỐ LOÀI NƯA ĐƯỢC
DÙNG LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC





HÀ NỘI – 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ THU HUYỀN


NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT
MỘT SỐ LOÀI NƯA ĐƯỢC
DÙNG LÀM THUỐC Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60 72 04 06


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Viết Thân



HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng sau
đại học đã tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS
Nguyễn Viết Thân - người thầy đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi nhiều kiến
thức và kinh nghi
ệm khoa học vô cùng quý báu. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp

đỡ tôi trên từng bước đường trong suốt thời gian học tập hoàn thành luận văn thạc sĩ
tại bộ môn Dược Liệu – Trường Đại Học Dược Hà Nội.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Hằng - Bộ môn Dược liệu,
trường Đại học Dược Hà Nội, TS. Nguyễn Quốc Huy – Bộ môn Thực vật, tr
ường
Đại học Dược Hà Nội đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên
của Bộ môn Dược Liệu Trường Đại Học Dược Hà Nội và Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong toàn bộ thời gian hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các em Nguyễ
n Ngọc Cầu, Cao Thị Thu
Hằng, các bạn, các anh chị em chuyên ngành Dược học cổ truyền và các em sinh
viên khóa 64, 65 làm đề tài tại bộ môn Dược liệu – trường Đại học Dược Hà Nội đã
chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia đình,
những người thân đã luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học
tập và đạt kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nôi, ngày 30 tháng 8 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Thu Huyền


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. MỘT SỐ LOÀI NƯA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS BLUME EX

DECNE, HỌ RÁY (ARACEAE) 3
1.1.1.Vị trí phân loại chi Amorphophallus Blume ex Decne 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophallus Blume ex Decne 3
1.1.3. Khóa phân loại các loài thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở
Việt Nam 4
1.1.4. Các loài Nưa thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở Việt Nam 5
1.2. MỘT SỐ LOÀI NƯA THUỘC CHI TACCA FORST. & FORST. F. , HỌ RÂU
HÙM (TACCACEAE) 13
1.2.1. Vị trí phân loại chi Râu hùm (Tacca Forst. & Forst. f.) 13
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Tacca Forst. & Forst. f. 13
1.2.3. Khóa định dạng các loài thuộc chi Tacca Forst. & Forst. f. ở Việt Nam 14
1.2.4. Bộ phận dùng 15
1.2.5. Thành phần hóa học 15
1.2.6. Tác dụng sinh học 15
1.2.7. Công dụng 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu 17
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 17
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Mô tả đặc điểm hình thái 18
2.2.2. Nghiên cứu hiển vi 18
2.2.3. Nghiên cứu hóa học 19


2.2.4.Xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Mô tả đặc điểm hình thái 26
3.2. Xác định tên khoa học 30
3.2. Nghiên cứu hiển vi 36

3.3. Nghiên cứu về hóa học 44
3.4. Xây dựng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm cho các loài Nưa nghiên cứu 63
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 69
4.1. Về nguồn nguyên liệu 69
4.2. Đặc điểm thực vật 70
4.3. Đặc điểm hóa học 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
 KẾT LUẬN 74
 KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

A. Amorphophallus
A.P Amorphophallus paeoniifolius
A.C Amorphophallus coaetaneus
ACME dịch chiết củ A. campanulatus trong n-hexan
ACME dịch chiết củ A. campanulatus trong methanol
Ca. oxalat canxi oxalat
EC50 half maximal effective concentration
HPLC high-performance liquid chromatography
IC50 half maximal inhibitory concentration
LC50 lethal concentration 50%
MIC Minimum Inhibitory Concentration
T.C Tacca chantrieri
P.L Pseudodracontium lacourii
T. Tacca

TLTK tài liệu tham khảo


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

STT Tên bảng Trang
1
Bảng 1.1. Phân bố các loài nưa thuộc chi Amorphophallus ở Việt
Nam
6
2 Bảng 3.1. Phân biệt các mẫu Nưa dựa vào đặc điểm hình thái 35
3 Bảng 3.2. So sánh đặc điểm vi phẫu các mẫu Nưa nghiên cứu 39
4 Bảng 3.3. So sánh đặc điểm bột các mẫu Nưa nghiên cứu 43
5
Bảng 3.4. Kết quả định tính các nhóm chất trong củ của 4 loài
Nưa
44






DANH MỤC HÌNH VẼ

STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1. Công thức cấu tạo của glucomannan 8
2 Hình 3.1. Đặc điểm hình thái nhóm nưa N
1
31

3
Hình 3.2. Đặc điểm hình thái nhóm nưa N
2
32
4
Hình 3.3. Đặc điểm hình thái nhóm nưa N
3
33
5 Hình 3.4. Đặc điểm hình thái nhóm nưa N
4
34
6
Hình 3.5: Sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu củ mẫu A. paeoniifolius
(Denst.) Nicolson.
37
7
Hình 3.6: Sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu củ mẫu A. coaetaneus
S. Y. Liu & S. J. Wei
38
8
Hình 3.7: Sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu củ mẫu T. chantrieri
Blume
38
9
Hình 3.8: Sơ đồ tổng quát cấu tạo giải phẫu củ mẫu P. lacourii
(Linden & André) N.E.Br.
39
10
Hình 3.9. Đặc điểm bột củ loài A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson
41

11
Hình 3.10. Đặc điểm bột củ loài A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei
41
12
Hình 3.11. Đặc điểm bột dược liệu T. chantrieri Blume
42
13
Hình 3.12. Đặc điểm bột dược liệu P. lacourii (Linden & André)
N.E.Br.
42
14
Hình 3.13. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết methanol của các loài
nghiên cứu với hệ cloroform - methanol - nước (85:15:1)
46
15
Hình 3.14. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
1

(A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với hệ cloroform - methanol -
nước (85:15:1)
47
16
Hình 3.15. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
2

(A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với hệ cloroform - methanol -
nước (85:15:1)
47



17
Hình 3.16. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
3

(T. chantrieri Blume) với hệ cloroform - methanol - nước (85:15:1)
48
18
Hình 3.17. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
4

(P. lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với hệ cloroform - methanol
- nước (85:15:1)
48
19
Hình 3.18. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết methanol của các loài
nghiên cứu với hệ toluen - ethyl acetat - acid formic (5:6:1,5)
49
20
Hình 3.19. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
1

(A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với hệ toluen - ethyl acetat -
acid formic (5:6:1,5)
50
21
Hình 3.20. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
2

(A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với hệ toluen - ethyl acetat -
acid formic (5:6:1,5)

50
22
Hình 3.21. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
3

(T. chantrieri Blume) với hệ toluen - ethyl acetat - acid formic
(5:6:1,5)
51
23
Hình 3.22. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết methanol của N
4

(P. lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với hệ toluen - ethyl acetat -
acid formic (5:6:1,5)
51
24
Hình 3.23. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết cloroform của các loài
nghiên cứu với hệ toluen - ethyl acetat - acid formic (6:2:0,5)
52
25
Hình 3.24. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của loài N
1

(A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với hệ toluen - ethyl acetat - acid
formic (6:2:0,5)
53
26
Hình 3.25. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
2
(A.

coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với hệ toluen - ethyl acetat - acid formic
(6:2:0,5)
54
27 Hình 3.26. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
3
(T. 54


chantrieri Blume) với hệ toluen - ethyl acetat - acid formic (6:2:0,5)
28
Hình 3.27. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
4
(P.
lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với hệ toluen - ethyl acetat - acid
formic (6:2:0,5)
55
29
Hình 3.28. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết cloroform của các loài
nghiên cứu với hệ ether dầu hỏa - ethyl acetat - aceton - acid formic
(30:10:5:0,5)
55
30
Hình 3.29. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
1

(A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với ether dầu hỏa - ethyl acetat -
aceton - acid formic (30:10:5:0,5)
56
31
Hình 3.30. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N

2

(A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với ether dầu hỏa - ethyl acetat
- aceton - acid formic (30:10:5:0,5)
57
32
Hình 3.31. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
3

(T. chantrieri Blume) với ether dầu hỏa - ethyl acetat - aceton - acid
formic (30:10:5:0,5)
57
33
Hình 3.32. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
4

(P. lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với ether dầu hỏa - ethyl
acetat - aceton - acid formic (30:10:5:0,5)
58
34
Hình 3.33. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết cloroform của các loài
nghiên cứu với hệ cloroform - methanol (15:1)
58
35
Hình 3.34. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
1
(A.
paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với hệ cloroform - methanol (15:1)
59
36

Hình 3.35. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
2
(A.
coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với hệ cloroform - methanol (15:1)
59
37
Hình 3.36. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
3

(T. chantrieri Blume) với hệ cloroform - methanol (15:1)
60


38
Hình 3.37. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
4
(P.
lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với hệ cloroform - methanol (15:1)
60
39
Hình 3.38. Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết cloroform của các loài
nghiên cứu với hệ cloroform - aceton (15:1)
61
40
Hình 3.39. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
1

(A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson) với hệ cloroform - aceton (15:1)
61
41

Hình 3.40. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
2

(A. coaetaneus S. Y. Liu & S. J. Wei) với hệ cloroform - aceton
(15:1)
62
42
Hình 3.41. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
3

(T. chantrieri Blume) với hệ cloroform - aceton (15:1)
62
43
Hình 3.42. Kết quả phân tích sắc ký đồ dịch chiết cloroform của N
4

(P. lacourii (Linden & André) N.E.Br.) với hệ cloroform - aceton
(15:1)
63
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của động, thực vật. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ông cha ta đã biết sử dụng
nguồn tài nguyên này để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các cây thuốc sử dụng tại
mỗi vùng miền, mỗi dân tộc khác nhau trong đất nước rất phong phú và đa dạng. Có
nhiều cây thuốc khác nhau nh
ưng lại có tên gọi giống nhau gây ra nhiều nhầm lẫn
trong quá trình sử dụng.
Nưa là tên gọi chung của một số loài thực vật được trồng ở nhiều vùng của

nước ta. Các loài này chủ yếu thuộc họ Ráy (Araceae) [11, 39] và họ Râu hùm
(Taccaceae) [15]. Củ Nưa thường được dùng làm lương thực, thức ăn trong chăn
nuôi. Một số loài đã được nhân dân ta sử dụng làm thuốc điều trị tê thấp, thấp kh
ớp,
đầy bụng, ăn không tiêu, các triệu chứng của bệnh tiêu khát Các loài Nưa đều có
ưu điểm là dễ trồng, không kén đất, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, khả năng
chịu bóng cao do đó rất thích hợp để trồng xen dưới các tán rừng, vườn cây ăn quả
vừa tận dụng được đất đai vừa chống xói mòn bảo vệ đất và rừng tốt.
Việc nghiên cứu và trồng trọt các loài Nưa thuộc chi Amorphophallus, họ Ráy
(Araceae) đang được quan tâm do nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thành phần hóa học
chính của các loài này là glucomannan [13]. Đây là một hợp chất thuộc nhóm
polysaccharid có nhiều tính chất ưu việt được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như
thực ph
ẩm (làm chất tăng độ đặc, khẩu phần ăn cho người ăn kiêng…), y dược
(giảm mỡ máu, giảm cholesterol LDL, làm tá dược, màng bao thuốc…)… [1]. Các
loài thuộc chi Tacca là nguồn nguyên liệu để chiết xuất Taccalonolide, một nhóm
chất có tác dụng trong điều trị ung thư [32].
Các loài Nưa đều có đặc điểm hình thái thực vật tương đối giống nhau. Khi
chuyển sang nguyên liệu khô thì hầu như không thể phân biệt được. Vì công dụng
của chúng lại rất khác nhau nên sử dụng nhầm lẫn các loài này có thể dẫn tới giảm
hiệu quả điều trị. Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về thực vật,
hóa học và cách phân biệt các loài Nưa với nhau.
Với mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu để kiểm nghiệm dược liệu, nâng cao
giá trị sử dụng của các loài Nưa, bổ sung vào kho tàng tài nguyên cây thuốc nước
2

ta, đề tài “Nghiên cứu phân biệt một số loài Nưa được dùng làm thuốc ở Việt
Nam” được thực hiện với mục tiêu:
Phân biệt bốn loài Nưa thu hái ở các địa phương khác nhau về mặt thực vật
và hóa học

Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành các nội dung chính sau:
1. Phân biệt đặc điểm hình thái thực vật của bốn loài Nưa: mô tả và so sánh
đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu, đặc điểm bột thân củ của các loài nghiên cứu.
2. Phân biệt bốn loài Nưa về hóa học: Định tính bằng phản ứng hóa học, sắc
ký lớp mỏng dịch chiết methanol, dịch chiết cloroform.
3. Dựa vào kết quả nghiên cứu về thực vật và hóa học, xây dựng một số chỉ
tiêu kiểm nghiệm các loài Nưa nghiên cứu.
3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Theo các tài liệu về thực vật, hầu hết các loài Nưa ở Việt Nam đều thuộc chi
Amorphophallus, họ Ráy (Araceae) và chi Tacca, họ Râu hùm (Taccaceae) [8], [15].
1.1. MỘT SỐ LOÀI NƯA THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS BLUME EX
DECNE, HỌ RÁY (ARACEAE)
1.1.1.Vị trí phân loại chi Amorphophallus Blume ex Decne
Theo các tài liệu [8], [7], [40], vị trí phân loại của chi Amorphophallus trong
giới thực vật như sau:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liliopsida)
Phân lớp Ráy (Aridae)
Bộ Trạch tả (Alismatalus)
Họ
Ráy (Araceae)
Phân họ Ráy (Aroideae)
Chi Nưa (Amorphophallus)
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Amorphophallus Blume ex Decne
Cây thảo, có thân rễ ở củ. Cây ưa ẩm, chịu bóng, thường mọc dưới tán rừng
ẩm trên núi đất và núi đá vôi, đất xốp nhiều mùn, từ trung bình đến hơi kiềm. Cây ra
hoa quả hàng năm, tái sinh chủ yếu bằng hạt. Cây mọc từ hạt sau 2-3 năm mới có

hoa. Phần trên mặt đất tàn lụi hàng năm vào mùa đông. Lá có dạng lược, có phiến
chia ra nhiều hay ít. Cụm hoa gồm một bông mo, không có hoa bất thụ, ở đỉnh của
bông có một phần hình nón, tất cả được bao trong một cái mo dạng sừng, lốm đốm
nâu và trắng [9], [17].
Chi Amorphophallus Blume ex Decne có khoảng 170 loài trên thế giới, phân
bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi [17]. Theo Từ điển thực vật thông
dụng, chi Amorphophallus Blume ex Decne có khoảng 90 loài phân bố ở các vùng
nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 22 loài [11]. Trong đó hai loài được sử dụng và nghiên
cứu nhiều nhất là:
- Amorphophallus konjac C. Koch. Tên khác: Khoai ngái, Nưa konijac.
4

- Amorphophallus paeoniifolius (Denst.) Nicolson. Tên khác: Khoai na, Khoai
nưa hoa chuông.
1.1.3. Khóa phân loại các loài thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở Việt Nam [11]
1A. Bông mo có cuống ngắn hơn mo hoặc bằng mo.
2A. Bông nạc ngắn hơn mo, giấu trong mo khi hoa thụ phấn.
3A. Bầu 1 ô; núm nhụy nguyên 1. A. opertus
3B. Bầu 2 ô; núm nhụy phân thùy 2. A. scaber
2B. Bông nạc dài bằng hoặc dài hơn mo, lộ rõ khi hoa thụ phấn.
4A. Bông mo lớn, phần phụ dạng nón kỳ quái 3. A.paeoniifolius
4B. Bông mo nhỏ, phần phụ hình dùi 4. A. pusilus
1B. Bông mo có cuống dài hơn mo
5A. Bông nạ
c dài hơn mo nhiều.
6A. Lá thường tồn tại cùng với bông mo.
7A. Thân củ nối với nhau; phần phụ hình nón thuôn, thẳng, lá thường xanh
5. A.coaetaneus
7B. Thân rễ, phần phụ mảnh, cong lại, lá rụng theo mùa.
8A. Bông nạc có cuống; gốc phần phụ nhăn và có hoa bất thụ 6. A. hayi

8B. Bông nạc không cuống; gốc phần phụ không như trên . 7. A. rhizomatosus
6B. Lá và bông mo không tồn tại cùng nhau.
9A. Bông nạc mang các hoa bất thụ dạng lông.
10A. Có lông màu đen trên phầ
n phụ 8. A. pilosus
10B. Có lông màu xanh hay vàng nhạt trên phần hoa đực
9. A. lanuginosus
9B. Bông nạc có các hoa bất thụ dạng lông
11A. Thân củ ít nhiều hình cầu hoặc hình cầu dẹp.
12A. Nhị xếp thành dải nằm ngang trục của bông nạc 10. A. interruptus
12B. Nhị thường không như trên 11. A. orchroleucus
11B. Thân củ thường thuôn dài.
13A. Bông nạc có hoa bất thụ giữa các phần đực và cái 12. A. dzui
13B. Bông nạc không mang phần hoa bất thụ.
5

14A. Cuống bông mo ngắn hơn cuống lá; mo ngắn, chi bao tới gốc phần
hoa đực 13. A. sinuatus
14B. Cuống bông mo dài bằng, hiếm khi ngắn hơn cuống lá; mo dài hơn,
bao hết phần hoa đực 14. A. glossophyllus
5B. Bông nạc dài bằng, ngắn hơn, hoặc chỉ hơi vượt mo.
15A. Bông nạc không mang phần phụ 15. A. coudercii
15B. Bông nạc luôn có phần phụ ở đỉnh.
16A. Phần phụ gấp nếp,nhăn nheo giống như
bề mặt não 16. A. corugatus
16B. Phần phụ không như trên.
17A. Bông nạc có hoa bất thụ giữa các phần đực và cái.
18A. Núm nhụy tròn, nhỏ hơn bầu 17. A. krausei
18B. Núm nhụy bầu dục tới hình thoi, rộng hơn bầu 18. A. synandrifer
17B. Bông nạc không mang hoa bất thụ.

19A. Thân rễ, phân nhánh nhiều, mọc thành bụi 19. A. verticillatus
19B. Thân củ, không phân nhánh; cây đơn độc.
20A. Núm nhụy không cuống 20. A. mekongensis
20B. Núm nhụy có cuống
21A. Bông nạc có cuống; phần phụ
lõm xuống 21 A. yunnanensis
21B. Bông nạc không; phần phụ bề mặt tròn đều 22. A. tonkinensis
1.1.4. Các loài Nưa thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở Việt Nam
1.1.4.1. Phân bố
Phân bố của các loài nưa thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở Việt
Nam được trình bày ở bảng 1.1.







6

Bảng 1.1. Phân bố các loài nưa thuộc chi Amorphophallus Blume ex Decne ở Việt Nam
STT Tên khoa học Tên địa
phương
Phân bố TLTK
1
Amorphophallus opertus
Hett
Nưa mo mở
ít
Đắc Lắc [11]

2
Amorphophallus scaber
Serebryanyi & Hett
Nưa Trạm
trổ
Gia Lai, Bà Rịa –
Vũng Tàu
[11]
3
Amorphophallus
paeoniifolius (Dennst.)
Nicolson
Nưa chuông Tuyên Quang, Lạng
Sơn, Quảng Ninh,
Bắc Cạn, Hải
Phòng, Hòa Bình,
Ninh Bình, Thanh
Hóa.
[11]
4
Amorphophallus pusillus
Hett. & Serebryanyi
Nưa mini Đồng Nai [11]
5
Amorphophallus
coaetaneus S.Y.Liu
&S.J.Wei
Nưa cuống
xanh
Cao Bằng, Tuyên

Quang, Thái
Nguyên, Hòa bình,
Ninh Bình…
[11]
6 Amorphophallus hayi Hett. Nưa hay Lào Cai [11]
7
Amorphophallus
rhizomatosus Hett.
Nưa thân rễ Thừa Thiên - Huế [11]
8
Amorphophallus pilosus
Hett.
Nưa hoa có
sợi
Kom Tum [11]
9
Amorphophallus
lanuginosus Hett.
Nưa lông Khánh Hòa [11]
10 Amorphophallus
interruptus Engl.et Gehrm
Nưa hoa
vòng
Ba Vì, Ninh Bình,
Thanh Hóa
[11]
7

11
Amorphophallus

orchroleucus Hett. & V.D.
Nguyen
Nưa mo
vàng
Quảng Bình, Kiên
Giang
[11]
12
Amorphophallus dzuii
Hett.
Nưa dư Ninh Bình [11]
13
Amorphophallus sinuatus
Hett. & V.D. Nguyen
Ninh Bình, Quảng
Bình
[11]
14 Amorphophallus
glossophyllus Hett.
Nưa lá hình
lưỡi
Quảng Bình, Gia
Lai
[11]
15
Amorphophallus coudercii
Nưa couder Bà Rịa – Vũng Tàu [11]
16
Amorphophallus
corrugatus N.E. Brown

Nưa đầu
nhăn
Cao Bằng [11]
17
Amorphophallus krausei
Engl. Et Gehrm
Nưa krause Gia Lai [11]
18
Amorphophallus
synandrifer Hett. & V.D.
Nguyen
Nưa hoa đực
khối
Bình Thuận [11]
19
Amorphophallus
verticillatus Hett.
Nưa hoa đực
vòng
Ninh bình [11]
20 Amorphophallus
mekongensis Engl. et
Gehrm
Nưa mê
công
Huế [11]
21
Amorphophallus
yunnanensis Engl. et
Gehrm

Nưa vân
nam
Cao Bằng, Bắc Cạn,
Hòa Bình
[11]
8

22
Amorphophallus
tonkinensis Engl. et Gehrm
Nưa bắc bộ Lào Cai, Cao bằng,
Tuyên quang, Thái
Nguyên, Quảng
Ninh.
[11]
23
Pseudodracontium lacourii
(Linden & André) N.E. Br
Tên đồng nghĩa:
Amorphophallus lacourii
Linden & André
Nưa lacori Nam bộ, Kiên Giang [11]

1.1.4.2. Bộ phận dùng
Chủ yếu là dùng thân cây (hay còn gọi là củ). Thu hoạch khi tàn cây, cạo sạch
vỏ ngoài, thái miếng, phơi hay sấy khô [15]
1.1.4.3. Thành phần hóa học
Trong củ có tinh bột và một chất ngứa chưa xác định được. Thành phần được
chú ý của các loài này hiện nay là Glucomannan (hình 1.1). Hàm lượng
glucomannan là 50% với loài A. konijac C. Koch [13].


Hình 1.1. Công thức cấu tạo của glucomanan [1]
Theo Nguyễn Tiến An, hàm lượng glucomanan đạt 5-9% so với trọng lượng củ tươi
các loài A. panomensis, A. paeoniifolius và A.tonkinensis được thu hái ở Việt Nam [19].
9

Năm 2008, Khan A và các cộng sự đã phân lập được một triterpenoid là
ambylone từ dịch chiết của củ loài A. konijac C. Koch. Chen Pei-feng và cộng sự
(năm 2013) đã phân lập được 2 hợp chất từ dịch chiết của củ loài này trong ether
acetat. Trong đó một hợp chất đã được xác định là diisobutyl phtalat [22].
Củ của loài A. paeoniifolius (Dennst.) Nicolson chứa steroid, alcaloid, tannin,
glycosid, phenol, flavonoid, saponin và carbohydrat [15]. Dịch chiết ethanol của của
loài này có chứa nhiều polyphenol như gallic acid, resveratrol, quercetin và hai hợp
chất khác chưa xác định [20]
1.1.4.4. Tác dụng sinh học
Tác dụng chống viêm: Dịch chiết cồn từ củ A. konjac C. Koch thí nghiệm trên
chuột cống trắng, cho thẳng vào dạ dày với liều 15g/kg, dùng 7 ngày liên tiếp, có
tác dụng ức chế phù bàn chân do albumin gây nên [17].
Tác dụng đối với tim mạch: Dịch chiết cồn từ củ A. konjac C. Koch (1:1) trên
mô hình tai thỏ cô lập với liều 2 ml/lần cho vào dịch truyền có tác dụng gây giãn
mạch. Tác dụng này có liên quan đến thụ thể β2 bị kích thích. Trên tim ếch cô lập,
dịch chiết với nồng độ 1:2 đến 1:16 có tác dụng ức chế sự co bóp cơ tim. Trên thỏ
gây mê với liều 15g/kg cho vào dạ dày hoặc tiêm phúc mạc đều có tác dụng hạ
huyết áp [17].
Tác dụng hạ lipid máu: Thí nghiệm trên chuột cống trắng có nồng độ lipid
máu cao, bột củ A. konjac C. Koch trộn vào thức ăn hàng ngày của chuột với tỷ lệ
2,5:5,0 có tác dụng giảm cholesterol huyết thanh. Dịch chiết cồn cũng có tác dụng
làm giảm lipid máu [17].
Tác dụng hạ đường huyết: Ba phân đoạn oligosaccharid của củ A. konjac C.
Koch được công bố là có tác dụng hạ đường huyết trên mô hình đảo cô lập được gây

bệnh tiểu đường bằng Streptozotocin. Một phân đoạn (KOS-A) với liều dưới 1,5mM
có tác dụng làm giảm nồng độ gốc tự do NO
.
ở mô hình đã gây bệnh nhưng không
ảnh hưởng đến nồng độ NO
.
bình thường và con đường sinh insulin ở đảo cô lập [30].
Tác dụng chống oxy hóa và dọn các gốc tự do
Nghiên cứu về tính ức chế sự peroxyd hóa lipid của dịch chiết ethanol củ A.
paeoniifolius (Denst.) Nicolson trên các chất phản ứng với acid thiobarbituric cho
10

thấy mức độ peroxyd giảm khoảng 4,3% xuống 67,2% và phụ thuộc liều. Hơn thế
nữa, A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson được nghiên cứu về khả năng thu thập các
gốc tự do dựa trên thử nghiệm với 1,1-dipheney-2-picrylhydrazyl-2 (DPPH) và khả
năng ức chế các tác nhân oxy hóa 2,2-azinobis-(3-ethyl) benzo- thiozoline-6-
sulfonate (ABTS
+
) và H
2
O
2
. Dịch chiết của A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson đã
làm giảm tối đa 68,6 % DPPH và ức chế tối đa 67,2 % đến 74% tương ứng với
ABTS và H
2
O
2
. Hiệu quả chống oxy hóa và ức chế tác nhân oxy hóa của dịch chiết
phụ thuộc liều (đã được nghiên cứu ở nồng độ 1-50 µg/ ml). Sắc ký lớp mỏng hiệu

năng cao (HPLC), đã phát hiện ra một số polyphenol như: acid gallic, resveratrol,
quercetin và 2 chất chưa được xác định khác. Kết quả này đã cho thấy, dịch chiết
ethanol của củ A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson có hoạt tính oxy hóa mạnh in vitro
và có thể sử dụng như một nguồn sản xuất chất chống oxy hóa an toàn và hiệu quả [20].
Các nhà nghiên cứu thuộc M. G University, Kottayam, Kerala, Ấn Độ (2011)
đã tiến hành đánh giá khả năng chống oxy hóa in vitro của dịch chiết củ A.
campanulatus trong n-hexan (ACHE) và trong methanol (ACME) với các gốc tự do
DPPH, hydroxyl. ACME dọn gốc tự do hydroxyl tốt hơn và triệt để hơn dịch chiết
ACHE. ACME ngăn chặn đáng kể nồng độ cao của AST, ALT, ALP, LDH trong
huyết thanh và malondialdehyde ở mô (p < 0,05). GSH, GST, GR, GPX, và mức độ
catalase ở gan và thận đã được tăng lên đáng kể. Định lượng thay đổi bằng mô bệnh
học đã chứng minh tác dụng bảo vệ phụ thuộc liều của ACME [21].
Tác dụng bảo vệ gan
Chuột đã cho uống dịch chiết nước và dịch chiết methanol của củ
A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson trước khi dùng paracetamol làm giá trị của
SGOT, SGPT, SALP và sB (p <0,01) giảm đáng kể gần như tương đương với
silymarin và Liv-52. Tác dụng này được khẳng định bằng cách kiểm tra mô bệnh
học mô gan và động vật thí nghiệm [26].
Tác dụng trên thần kinh trung ương
Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương của dịch chiết ether dầu hỏa
A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson đã được kiểm tra trên chuột khỏe mạnh cho ăn
điều kiện bình thường. Dịch chiết này với liều lượng 100, 300 và 1000 mg/kg cho
11

thấy tác dụng giảm trầm cảm ở chuột [23]. Dịch chiết này có độ độc thấp (liều độc
là 1,5g/kg) và với liều 200mg/kg có tác dụng giảm lo âu ở chuột rõ rệt trên mô hình
mê cung và mô hình môi trường mở. Tác dụng này không thể hiện rõ trên mô hình
sáng tối [34].
Tác dụng giảm đau: Dịch chiết củ A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson trong
methanol dùng đường uống ở liều 250mg/kg và 500mg/kg cho thấy hoạt động giảm

đau đáng kể ở chuột [35].
Tác dụng kháng khuẩn: Dịch chiết cồn từ củ A. konjac C. Koch trên môi trường
nuôi cấy có tác dụng ức chế Baciluus diphtheria, B.typhi, Streptococus hemolyticus,
nồng độ tối thiểu ức chế 3 chủng vi khuẩn trên là 62,5g/l và 5, 250g/l [17].
Kỹ thuật đĩa khuếch tán được sử dụng để đánh giá tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm và gây độc tế bào in vitro của ambylone - một triterpenoid phân lập từ
A. campanulatus. Độc tính tế bào được xác định đối với ấu trùng tôm trong nước
muối. Ngoài ra, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được xác định sử dụng kỹ thuật pha
loãng n
ối tiếp để xác định hiệu lực kháng khuẩn. Độ lớn của khu vực ức chế đã
được quan sát trong đĩa khuếch tán sàng lọc kháng khuẩn chống lại bốn vi khuẩn
Gram dương (Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Staphylococus aureus và
Streptococus pyogenes) và sáu vi khuẩn Gram âm (Escherichia coli, Shigella
dysenteriae, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginosa và
Salmonella typhi). Các giá trị MIC ức chế các vi khuẩn trong khoảng 8-64 mg/ml.
Trong sàng lọc kháng nấm, hợp chất này cho thấy sự ức chế nhỏ đối với Aspergillus
flavus,
Aspergillus niger và Rhizopus aryzae, còn Candida albicans kháng lại hợp
chất này. Trong việc xác định khả năng gây độc, LC
50
của các hợp chất ức chế ấu
trùng tôm là 13,25 mg/ml. Những kết quả này cho thấy hợp chất amblyone có hoạt
tính kháng khuẩn tốt chống lại các vi khuẩn thử nghiệm, gây độc tế bào trên ấu
trùng tôm và hoạt tính kháng nấm không đáng kể đối với nấm thử nghiệm [28].
Tác dụng khác
Dịch chiết cồn củ A.konjac C. Koch dùng bằng đường uống với liều 15g/kg
có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu toàn phần ở chuột thí nghiệm. Ngoài ra, củ
12

A.konijac C. Koch còn có tác dụng đối kháng với tình trạng thiếu oxy ở súc vật, kéo

dài thời gian sống [17].
Glucosylcerramid là một chất được tinh chế từ củ A.konjac C. Koch được
chứng minh là làm giảm sự mất nước ở da người bình thường với liều 1,2mg/ngày
dùng đường uống. Ở người bệnh chàm dị ứng, liều có tác dụng là 1,8mg/ngày.
Glucosylcerramid dùng đường uống có tác dụng cải thiện chức năng bảo vệ của lớp
sừng ở da người bị bệnh chàm dị ứng [27]
Củ A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson được báo cáo là có hoạt tính chống lại
enzyme protease [33]. Dịch chiết methanol từ củ của A. paeoniifolius (Denst.)
Nicolson đã được nghiên cứu có tác dụng diệt 2 loài giun pheretima posthuma và
tubifex. Dịch chiết methanol với nồng độ 25, 50 và 100 mg/ml đã được thử nghiệm
trong các xét nghiệm sinh học cho kết quả là có liên quan đến thời gian tê liệt và
thời gian gây chết của giun [24].
1.1.4.5. Công dụng
A.konjac C. Koch thường trồng lấy bột làm lương thực, toàn cây và cành lá
dùng nuôi lợn, cuống lá (bèn) nưa dùng nấu canh giấm hoặc muối dưa ăn [9].
Củ của A.konjac C. Koch được dùng làm thuốc chữa đờm tích trong phổi sinh
suyễn tức, trúng phong bất tỉnh, cấm khẩu, chứng đau nhức, bụng đầy, ngực tức, ăn
uống không tiêu. Dùng trị sốt rét, trục thai chết. Dùng ngoài lấy củ tán bột hòa với
giấm đắp vào trị mụn nhọt sưng tấy [9].
Củ A. paeoniifolius (Denst.) Nicolson được sử dụng làm thuốc trong điều trị
các bệnh về phổi và mật, các bệnh về đường tiêu hoá như bụng đầy, ăn uống không
tiêu, kiết lỵ. Nếu dùng tươi, nó có tác dụng như chất kích thích làm long đờm và trị
thấp khớp. Củ A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson nấu với hành và Averrhoa bilimbi
có tác dụng tẩy chai ở gan bàn chân, trị sốt rét, trục thai chết, chữa các bệnh mụn
nhọt. Nước ép từ củ A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson trộn lẫn với Antiaria dùng để
tẩm tên độc. Lá non của A.paeoniifolius (Denst.) Nicolson cũng được sử dụng làm
rau ăn. Ở tỉnh Bắc Kạn, người dân thường dùng lá non của nưa chuông làm rau. Lá
có thể ăn được là lá non chư
a xoè tán, tước hết vỏ, luộc qua rồi xào cùng với tỏi. Dọc
Nưa chuông cũng ăn được, nhưng phải ngâm vào nước vo gạo cho hết ngứa [15]

13

1.1.4.6. Bài thuốc
+ Chữa liệt nửa người (sau tai biến mạch máu não, chấn thương nặng vùng thắt
lưng): củ A.konjac C. Koch sống 10g, Phụ tử 1g, nước 600ml sắc còn 100ml, chia
uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn no (thuốc có độc, cẩn thận khi dùng).
+ Chữa mụn nhọt, sưng tấy, rắn cắn: củ A.konjac C. Koch tươi giã nát, đắp
lên mụn nhọt vết thương.
+ Chữa sốt rét, ăn chậm tiêu: củ A.konijac C. Koch phơi khô, 4-12g sắc uống.
+ Chữa ho, nhiều đờm: củ A.konijac C. Koch, Trần bì, Bán hạ nam mỗi thứ
40g, sao thơm, tán mịn, dùng nước cốt gừng quấy hồ làm viên bằng hạt ngô, mỗi
lần dùng 30 viên. Trẻ em 10 tuổi trở lên, mỗi lần dùng 10-15 viên.
+ Dùng làm thức ăn phụ cho người bị bệnh tiểu đường: củ A. paeoniifolius
(Denst.) Nicolson thu hoạch sau khi tàn cây, cạo sạch vỏ ngoài, phơi hay sấy khô.
Khi dùng, nấu chín nhừ để ăn [15].
1.2. MỘT SỐ LOÀI NƯA THUỘC CHI TACCA FORST. & FORST. F. , HỌ RÂU
HÙM (TACCACEAE)
1.2.1. Vị trí phân loại chi Râu hùm (Tacca Forst. & Forst. f.)
Theo các tài liệu [7], [8], [18], vị trí phân loại của chi Râu hùm (Tacca Forst.
& Forst. F.) trong giới thực vật như sau:
Giới th
ực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Hành (Liliopsida)
Phân lớp Loa kèn (Liliidae)
Bộ Râu hùm (Tacales)
Họ Râu Hùm (Taccaceae)
Chi Râu Hùm (Tacca)
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Tacca Forst. & Forst. f.
Cỏ nhiều năm, mọc thẳng, thân rễ dạng củ, hình cầu hoặc thuôn, mọc vòng

hoặc ngang, đặc, có chứa tinh bột, có đỉnh sinh trưởng ở đầu hoặc cách xa. Lá mọc
tập trung ở gốc hoặc mọc vòng trên thân rễ, cuống lá thẳng, có vân, rãnh sâu, nhẵ
n,
gốc dạng bẹ, phiến lá nguyên hoặc chia thùy lông chim hoặc chân vịt đơn hoặc kép,
14

mặt trên phẳng, mặt dưới hơi lồi, gân nhỏ dạng mạng lưới. Cụm hoa tán, có lá bắc
tổng bao (2) 4 - 6 (12), xếp hai vòng, trục hoa không phân nhánh, đặc, có rãnh sâu.
Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3, bao hoa 6 mảnh, phần dưới dính nhau thành ống, phần
trên 6 thùy, dạng tràng, xếp 2 vòng, 3 thùy vòng ngoài xếp xem kẽ với 3 thùy vòng
trong, bằng nhau hoặc gần bằng nhau, màu tối, hầu hết rụng sau khi nở hoa. Nhị 6,
xếp 2 vòng, dính trên ống bao hoa. Bầu hạ, hình tháp ngược, có 6 gờ, 1 ô, 3 - nhiều
noãn, đ
ính noãn bên, noãn ngược, treo, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy 3 thường có dạng
phiến, hình tim ngược, mỗi thùy có rãnh rõ. Quả mọng hoặc quả nang, mở thành 3
mảnh. Hạt hình thận, nội nhũ to, phôi nhỏ [18], [43].
Chi Tacca Forst. & Forst. f. có khoảng 10 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới.
Việt Nam có 6 loài [18]. Trong đó có hai loài có tên chung là Nưa.
- Tacca chantrieri Blume. Tên khác: Râu hùm hoa tía, Cẩm địa la, Phá lủa.
- Tacca leontopetaloides (L.) Kuntze. Tên khác: Huyền tinh, bạch tinh.
1.2.3. Khóa định dạng các loài thuộc chi Tacca Forst. & Forst. f. ở Việt Nam [18]
1A. Lá nguyên.
2A. Gốc lá không men theo cuống. Quả mọng.
3A. Lá bắc tổng bao không xếp chéo chữ thập, 2 chiếc vòng trong không có
cuống dài.
4A. Lá bắc tổng bao vòng trong hình trứng rộng. Các lá bắc nhỏ dạng sợi dài
khoảng 10cm 1. T. chantrieri
4B. Lá bắc tổng bao vòng trong hình quạt tròn. Các lá bắc nhỏ dạng sợi dài
khoảng 15-25cm 2. T. subflabellata
3B. Lá bắc tổng bao xếp chéo chữ thập, 2 chiếc vòng trong có cuống dài.

3. T. integrifolia
2B. Gốc lá men theo cuống. Quả nang 4.
T. plantaginea
1B. Lá chia thùy.
5A. Lá chia thùy chân vịt. Cụm hoa không có lá bắc nhỏ dạng sợi. 5. T. palmata
5B. Lá chia thùy chân vịt kép. Cụm hoa có lá bắc nhỏ dạng sợi
6. T. leontopentaloides

×