Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích khả năng đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo dược sĩ cao đẳng tại trường trung cấp y tế bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


LƢƠNG NGỌC QUANG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN
ĐÀO TẠO DƢỢC SĨ CAO ĐẲNG TẠI TRƢỜNG
TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC



HÀ NỘI 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LƢƠNG NGỌC QUANG

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN
ĐÀO TẠO DƢỢC SĨ CAO ĐẲNG TẠI TRƢỜNG
TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : 60 72 04 12



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ


HÀ NỘI 2014
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà – Trưởng phòng sau Đại học, giảng viên
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội - Người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học, các phòng
ban, cùng toàn thể các thầy, cô trường Đại học Dược Hà Nội đặc biệt các thầy
cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã truyền thụ những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Tổ chức hành chính,
Phòng Đào tạo Trường trung cấp Y tế Bắc Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp những người đã luôn ở bên động viên, chia sẻ, giúp đỡ và khích lệ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2014

Học viên

Lƣơng Ngọc Quang




MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang

Lời cảm ơn


Mục lục


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt


Danh mục các bảng, biểu


Danh mục các hình vẽ, đồ thị


Đặt vấn đề
1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN

1.1.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và chƣơng trình đào tạo DSCĐ

3
1.1.1.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dược sĩ cao đẳng
3
1.1.2.
Chương trình đào tạo dược sĩ cao đẳng
3
1.2.
Một số quy định về điều kiện mở mã ngành, chƣơng trình khung
đào tạo DSCĐ và tiêu chuẩn chất lƣợng trƣờng cao đẳng của Bộ
Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế
6
1.2.1.
Quy định về điều kiện mở mã ngành trình độ đại học, cao đẳng và
chương trình khung đào tạo DSCĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
6
1.2.2.
Quy định về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và
cao đẳng y tế của Bộ Y tế
8
1.3.
Vài nét về đào tạo nhân lực dƣợc một số nƣớc trên thế giới và
Việt Nam
12
1.3.1.
Vài nét về đào tạo nhân lực dược của một số nước trên thế giới
12
1.3.2.
Vài nét về đào tạo nhân lực dược tại Việt Nam
15

1.4.
Một vài nét về thực trạng đào tạo DSCĐ tại Việt Nam
17
1.5.
Một vài nét về nhân lực dƣợc tại tỉnh Bắc Giang
20
1.6.
Vài nét về trƣờng TCYT Bắc Giang
21
1.6.1.
Thông tin chung của nhà trường
21
1.6.2.
Khái quát về lịch sử phát triển nhà trường
22
1.6.3.
Chức năng, nhiệm vụ của trường TCYT Bắc Giang
24
1.6.4.
Các loại hình đào tạo
24
1.6.5.
Các chuyên ngành đào tạo hiện nay
25

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.
Đối tƣợng nghiên cứu
26

2.2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
26
2.3.
Nội dung nghiên cứu
26
2.4.
Phƣơng pháp nghiên cứu
27
2.4.1.
Phương pháp
27
2.4.2.
Phương pháp thu thập số liệu
27
2.5.
Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu
27

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
32
3.1.
Phân tích khả năng đáp ứng về tổ chức và nhân sự của trƣờng
TCYT Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo DSCĐ năm 2013
32
3.1.1.
Khả năng đáp ứng về mô hình tổ chức tại trường TCYT Bắc
Giang
32
3.1.2.

Khả năng đáp ứng về đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường
35
3.2.
Phân tích khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của
trƣờng TCYT Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo DSCĐ năm
2013
45
3.2.1.
Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
45
3.2.2.
Khả năng đáp ứng về trang thiết bị phục vụ giảng dạy
53

Chƣơng 4. BÀN LUẬN
57
4.1.
Về khả năng đáp ứng về tổ chức và nhân sự của trƣờng TCYT
Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo DSCĐ năm 2013
57
4.2.
Về khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị của trƣờng
TCYT Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo DSCĐ năm 2013
62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
68

Tài liệu tham khảo



Phụ lục 1,2,3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLS
Dược lâm sàng
DS
Dược sĩ
DSCĐ
Dược sĩ cao đẳng
DSCK I
Dược sĩ chuyên khoa 1
DSCK II
Dược sĩ chuyên khoa 2
DSĐH
Dược sĩ đại học
DSTH
Dược sĩ trung học
DT
Dược tá
GDĐT
Giáo dục đào tạo
KTV
Kỹ thuật viên
STT
Số thứ tự
TCYT
Trung cấp y tế

YHCT
Y học cổ truyền






DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Kiến thức giáo dục đại cương
4
1.2.
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
5
1.3.
Kiến thức ngành và chuyên ngành
5
1.4.
Tỉ lệ dược sĩ phân bố ở các vùng miền
16
1.5.
Danh sách các trường đào tạo DSCĐ và chỉ tiêu tuyển sinh từ năm 2011-2013
17
1.6.
Hệ thống tổ chức Y tế của tỉnh Bắc Giang

20
1.7.
Các chuyên ngành đào tạo tại trường TCYT Bắc Giang
23
2.1.
Tóm tắt một số chỉ tiêu nghiên cứu
29
3.1.
Khả năng đáp ứng về các phòng ban, bộ môn đào tạo DSCĐ
33
3.2.
Cơ cấu giảng viên theo trình độ chuyên môn
35
3.3.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu nhà trường theo trình độ chuyên môn
36
3.4.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo phòng ban, bộ môn
37
3.5.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu nhà trường theo chuyên ngành đào tạo
38
3.6.
Số lượng giảng viên nhà trường sau khi qui đổi
40
3.7.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo giới tính và độ tuổi
41
3.8.
Thực trạng giảng viên chuyên ngành dược

43
3.9.
Số lượng giảng viên chuyên ngành dược cần có cho mỗi bộ môn
43
3.10.
Số lượng giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành dược tối thiểu cần có
cho đào tạo DSCĐ
44
3.11.
Thực trạng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo
45
3.12.
Thực trạng cơ sở vật chất chung phục vụ cho đào tạo
46
3.13.
Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm cần cho đào tạo DSCĐ
48
3.14
Các cơ sở thực tập, thực địa cần cho đào tạo DSCĐ
49
3.15.
Số phòng ký túc xá ở bên trong và bên ngoài trường
50
3.16.
Số phòng ký túc xá cần có phục vụ chỗ ăn ở cho sinh viên
51
3.17.
Hệ thống công nghệ thông tin trường TCYT Bắc Giang
52
3.18.

Trang thiết bị phục vụ dạy và học
53
3.19.
Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm, thực hành
55

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hình
Tên hình
Trang
2.1.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
26
3.1.
Sơ đồ mô hình tổ chức hành chính trường trung cấp Y tế Bắc Giang
32
3.2.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu nhà trường theo trình độ chuyên môn
37
3.3.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu của nhà trường theo chuyên ngành đào tạo
39
3.4.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo độ tuổi
41
3.5.
Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo giới tính
42
3.6.

Thống kê tỷ lệ học sinh nội trú bên trong và bên ngoài trường
51












- 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân
trong tình hình mới, tại Nghị Quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ
chính trị đã khẳng định "Nghề y là một nghề đặc biệt cần tuyển chọn, đào tạo,
sử dụng và đãi ngộ đặc biệt "[1]. Như vậy có thể thấy yếu tố con người là một
yếu tố then chốt, có tính chất quyết định sự thành công trong mọi lĩnh vực, vì thế
trước khi hoạch định chiến lược phát triển cho bất cứ ngành nào thì yếu tố đầu
tiên cần chú trọng là phải đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho thật hợp lý, để
từ đó tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành.
Đặc biệt đối với ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng thì yếu tố
con người càng cần phải đặt lên vị trí hàng đầu. Đó phải là nguồn nhân lực được
đào tạo một cách chuyên sâu, có phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn
cao.
Theo thống kê ở Việt Nam tỉ lệ DSĐH/10.000 dân vẫn ở mức thấp. Số
người lao động có trình độ dược tá, công nhân dược, DSTH cần được đào tạo để

có trình độ cao đẳng, đại học dược hiện còn rất lớn. Đặc biệt, nhu cầu về nguồn
nhân lực ngành dược trình độ cao đẳng được đào tạo chính quy của các cơ sở y
tế công lập, các cơ sở sản xuất, các công ty phân phối thuốc, các kho bảo quản
thuốc, các cơ sở kiểm nghiệm thuốc và các nhà thuốc là rất lớn và chưa đáp ứng
đủ.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị, Tỉnh
ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang đã đưa ra các quyết định về phát triển sự
nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Giang. Trong
đó, tập trung vào đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực y tế, tăng cường
đào tạo nhân lực y, dược cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ y tế hiện nay của tỉnh còn
thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, cơ cấu nhân lực y tế chưa hợp lý. Đặc
biệt nhân lực dược của các cơ sở y tế tỉnh Bắc Giang có trình độ chủ yếu ở bậc
- 2 -
trung cấp, số lượng dược sĩ đại học và sau đại học hiện còn rất thấp, nhất là ở
các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bắc Giang khó thu hút được dược sĩ đại
học về công tác, chính vì vậy cần có đội ngũ dược sĩ trình độ cao đẳng đảm nhận
thay một phần công việc của dược sĩ đại học. Hiện nay tỷ lệ Dược sĩ đại
học/10.000 dân là 0,51, đây là tỷ lệ còn khá thấp. Trong khi đó, việc đào tạo
dược sĩ có trình độ cao đẳng trở lên vẫn phụ thuộc vào các trường tuyến trung
ương và một số trường ngoài tỉnh do tỉnh chưa có cơ sở đào tạo.
Để đáp ứng nhu cầu trên đây trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của
Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc
Giang đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 21 tháng 1 năm 2009 về
việc phê duyệt Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bắc Giang giai
đoạn 2009 - 2015 và chỉ đạo xây dựng đề án thành lập trường Cao đẳng Y tế
Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang.
Để giúp cho trường Cao đẳng Y tế Bắc Giang có sự chuẩn bị tốt nhất về
mặt nhân lực, cơ sở vật chất cũng như nội dung chương trình giảng dạy để mở
mã ngành đào tạo dược sĩ trình độ cao đẳng sau khi được thành lập từ trường

TCYT Bắc Giang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ˝ Phân tích khả năng
đáp ứng tiêu chuẩn đào tạo dược sĩ Cao đẳng tại trường trung cấp Y tế Bắc
Giang” với mục tiêu như sau:
1. Phân tích khả năng đáp ứng về tổ chức và nhân sự của trường TCYT
Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo dược sĩ cao đẳng năm 2013.
2. Phân tích khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường
TCYT Bắc Giang theo tiêu chuẩn đào tạo dược sĩ cao đẳng năm 2013.
Từ các kết quả đạt được, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị về nhân sự, cơ
sở vật chất, trang thiết bị để giúp nhà trường có những định hướng, sự chuẩn bị
tốt nhất về con người và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo dược sĩ trình độ cao
đẳng, đáp ứng nhu cầu nhân lực dược tại tỉnh Bắc Giang.

- 3 -
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và chƣơng trình đào tạo dƣợc sĩ cao đẳng
1.1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của dược sĩ cao đẳng
* Vị trí: Dược sĩ cao đẳng là bậc học mới, được nâng cấp lên từ Dược sĩ Trung
cấp, được trang bị khối kiến thức đầy đủ hơn về nghiệp vụ dược và là nguồn
nhân lực dược chính đảm đương vai trò về dược ở những nơi không có DSĐH.
* Chức năng, nhiệm vụ:
Theo Chương trình khung giáo dục ngành đào tạo Dược sĩ Cao đẳng, ban
hành kèm theo Thông tư số 11/2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 và Chương
trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp nhóm ngành sức khỏe, ngành
Dược sĩ trung học, kèm theo Quyết định số 475/2003/QĐ-BYT ngày 7/2/2003
thì DSCĐ có các chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Quản lí, bảo quản, tồn trữ, cung ứng thuốc, cấp phát thuốc tại các cơ sở
khám, chữa bệnh và kinh doanh Dược phẩm đúng qui chế và đúng kĩ thuật.
- Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lí và
hiệu quả. Đồng thời thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy
định về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

- Hướng dẫn nhân dân nuôi, trồng và sử dụng các cây, con, nguyên liệu
làm thuốc và tham gia thực hiện các chương trình Y tế tại nơi công tác theo
nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện sức
khoẻ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
- Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc của cộng đồng nơi làm
việc và tham gia sản xuất thuốc trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
1.1.2. Chương trình đào tạo dược sĩ cao đẳng
* Mục tiêu chung:
Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức
- 4 -
nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp
cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành. Có khả năng tự học
vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân[10].
* Giới thiệu tổng quát chương trình đào tạo hệ chính qui
- Ngành đào tạo: Dược học.
- Chức danh sau khi tốt nghiệp: Dược sĩ cao đẳng.
- Thời gian đào tạo: 3 năm với 6 học kỳ.
- Hình thức đào tạo: Chính qui tập trung.
- Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Đảm nhiệm các vị trí công tác có yêu cầu sử dụng DSCĐ trong các cơ
quan quản lý, cơ sở điều trị, sản xuất, kinh doanh, kiểm tra giám sát chất lượng
dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Có thể đảm nhận được một số
công việc của dược sỹ trình độ đại học khi thật sự cần thiết.
- Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Có khả năng tự học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, duy trì,
cải thiện các kỹ năng mềm và tham gia các khóa đào tạo chuyên đề để nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời có khả năng theo học chương trình
đào tạo liên thông để được cấp văn bằng dược sỹ trình độ đại học.

* Nội dung chương trình đào tạo DSCĐ
Bảng 1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
TT
Học phần
Số đơn vị học trình
Tổng
LT
TH
1
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
8
8
0
2
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
4
4
0
3
Tư tưởng Hồ Chí Minh
3
3
0
4
Ngoại ngữ (Tiếng Anh) I, II
10
10
0
5
Xác suất - Thống kê y dược

3
2
1
6
Vật lý đại cương
2
1
1
- 5 -
TT
Học phần
Số đơn vị học trình
Tổng
LT
TH
7
Sinh học và Di truyền
2
2
0
8
Tin học
3
1
2
9
Giáo dục thể chất

3



10
Giáo dục Quốc phòng - An ninh

135 tiết



Cộng (*)
35
31
4
(*) Chưa kể các học phần Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh
Bảng 1.2. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
TT
Học phần
Số đơn vị học trình
Tổng
LT
TH
1
Hoá học đại cương - Vô cơ
4
2
2
2
Vi sinh - Ký sinh trùng
3
2
1

3
Giải phẫu - Sinh lý
5
4
1
4
Hoá hữu cơ
3
2
1
5
Hóa phân tích
5
3
2
6
Hoá sinh
3
3
0

Cộng
23
16
7
Bảng 1.3. Kiến thức ngành và chuyên ngành
TT
Học phần
Số đơn vị học trình
Tổng

LT
TH
1
Thực vật
4
3
1
2
Tổ chức và quản lý dược
3
3
0
3
Bào chế
5
3
2
4
Hóa dược
5
4
1
5
Dược liệu
5
3
2
6
Dược lý
5

3
2
- 6 -
TT
Học phần
Số đơn vị học trình
Tổng
LT
TH
7
Kiểm nghiệm
5
3
2
8
Quản lý tồn trữ thuốc
5
3
2
9
Thực tế ngành
10

10

Cộng
47
25
22
1.2. Một số quy định về điều kiện mở mã ngành, chƣơng trình khung đào

tạo DSCĐ và tiêu chuẩn chất lƣợng trƣờng cao đẳng của Bộ Giáo dục và
đào tạo và Bộ Y tế
1.2.1. Quy định về điều kiện mở mã ngành trình độ đại học, cao đẳng và
chương trình khung đào tạo DSCĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 2 năm 2011 về
quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu
hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng và Thông tư
số 11 /2010/TT-BGDĐT ngày 23/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Chương trình khung giáo dục ngành đào tạo Dược sĩ Cao đẳng thì Trường
cao đẳng được xem xét để mở mã ngành đào tạo trình độ cao đẳng nói chung và
ngành đào tạo DSCĐ nói riêng khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
* Về tổ chức:
- Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ
quản lý hoạt động đào tạo trình độ cao đẳng. Có quy chế tổ chức và hoạt động
của nhà trường đảm bảo triển khai ngành đào tạo.
- Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý
đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính
đến ngày cơ sở đào tạo nộp hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo.
- Ngành đăng ký đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực của vùng và địa phương [11].
- 7 -
- Ngoài các bộ môn/ khoa giảng dạy các môn thuộc khối kiến thức giáo
dục đại cương và kiến thức cơ sở, các cơ sở đào tạo cao đẳng Dược phải có các
bộ môn/ khoa sau đây: Bộ môn Hóa dược; Bộ môn Dược liệu - Thực vật - Dược
học cổ truyền; Bộ môn Bào chế - Công nghệ sản xuất dược; Bộ môn Tổ chức -
Quản lý & Kinh tế Dược; Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng; Bộ môn Phân tích -
Kiểm nghiệm; Hiệu thuốc thực hành [10].
* Về đội ngũ giảng viên:
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu phải đạt tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất,
có số lượng để đảm nhận giảng dạy được tối thiểu 70% khối lượng của chương

trình đào tạo.
- Mỗi bộ môn phải có tối thiểu 3 giảng viên đúng ngành, trong đó có ít
nhất 1 giảng viên có trình độ Thạc sĩ Dược và có kinh nghiệm giảng dạy từ 3
năm trở lên [100],[111].
* Về cơ sở vật chất:
Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đúng yêu cầu của ngành đào tạo
trình độ cao đẳng, cụ thể :
- Có đủ giảng đường, phòng học, phòng chức năng, cơ sở thí nghiệm,
xưởng thực hành, thực tập với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng
dạy và học tập của các học phần/môn học trong chương trình đào tạo.
- Thư viện của trường có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các
trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu tài liệu. Có đủ nguồn thông tin tư
liệu: sách, giáo trình, bài giảng của các học phần, các tài liệu liên quan. Có tạp
chí trong và ngoài nước được xuất bản trong 10 năm trở lại đây, đáp ứng yêu
cầu giảng dạy, học tập các học phần trong chương trình đào tạo.
- Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa
và các công trình Y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên và sinh viên;
Phòng làm việc cho giảng viên, cán bộ của trường để phục vụ công tác quản lý,
đào tạo.
- 8 -
- Website của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai
cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều
kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính [111].
- Mỗi bộ môn phải có ít nhất 1 phòng thí nghiệm (thực hành) với diện tích
tối thiểu là 40 m
2
được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị, dụng cụ, theo
đúng quy định về chuyên môn của Bộ Y tế [100].
* Chƣơng trình đào tạo: Có chương trình đào tạo của ngành đăng ký đào tạo
và đề cương chi tiết các học phần/môn học trong chương trình đào tạo.

1.2.2. Quy định về tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và cao
đẳng y tế của Bộ Y tế
Theo Quyết định số 5584/QĐ-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, Quy định tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo Đại học và
Cao đẳng Y tế thì tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đào tạo Đại học và Cao đẳng Y
tế gồm 9 tiêu chuẩn: Sứ mạng, nhiệm vụ và mục tiêu của trường đào tạo;
Chương trình giáo dục; Lượng giá sinh viên; Tuyển chọn và hỗ trợ sinh viên;
Đội ngũ giảng viên; Các nguồn lực phục vụ cho đào tạo; Tài chính; Tổ chức,
điều hành, quản lý và đánh giá hoạt động của trường; Nghiên cứu khoa học, phát
triển và hợp tác quốc tế, trong đó hai tiêu chuẩn về: Đội ngũ giảng viên và Các
nguồn lực phục vụ cho đào tạo đóng một vai trò rất quan trọng trong đảm bảo
chất lượng đào tạo đại học và cao đẳng Y tế bởi vì không đảm bảo đội ngũ giảng
viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị thì sẽ không đảm bảo về chất lượng trong quá
trình đào tạo còn 7 tiêu chuẩn còn lại có thể xây dựng và thực hiện dựa trên các
văn bản ban hành của các cơ quan quản lý và đặc điểm cụ thể của nhà trường.
Chính vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên
cứu vào hai tiêu chuẩn: Đội ngũ giảng viên và các nguồn lực phục vụ cho đào
tạo.
1.2.2.1. Đội ngũ giảng viên
Chất lượng đội ngũ giảng viên là một yếu tố có tầm quan trọng sống còn
- 9 -
để đảm bảo chất lượng đào tạo và sự phát triển của trường. Trường cần có các
chính sách cụ thể, phù hợp trong tuyển chọn, đãi ngộ và đào tạo để thường
xuyên có được một đội ngũ giảng viên tâm huyết, có năng lực chuyên môn giỏi,
luôn đổi mới phương pháp dạy học và đóng góp tích cực cho sự phát triển của
trường.
* Chính sách tuyển chọn giảng viên:
- Có các tiêu chuẩn, cơ chế và tổ chức tuyển chọn giảng viên một cách rõ
ràng, công khai. Đồng thời đảm bảo tính cân đối giữa các khối cơ bản, cơ sở,
lâm sàng, y xã hội học, phù hợp với nhiệm vụ của từng khối và nhiệm vụ của

trường trước mắt và lâu dài.
- Có các chính sách thu hút giảng viên vào một số chuyên ngành ít hấp
dẫn. Định kỳ rà soát lại và điều chỉnh tiêu chuẩn, quy mô tuyển chọn giảng viên
cho phù hợp với sự phát triển của trường và đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội.
* Chính sách đãi ngộ, khích lệ giảng viên:
- Có các tiêu chuẩn nâng bậc lương sớm, có hình thức khen thưởng kịp
thời, thoả đáng, đảm bảo công bằng, công khai.
- Có biện pháp về tổ chức, tài chính để hỗ trợ giảng viên tham gia các
hoạt động chuyên môn ở trong và ngoài nước.
- Có các chính sách và giải pháp cụ thể để tăng thu nhập ngoài lương cho
giảng viên, để giảng viên có thu nhập đủ sống bằng nghề nghiệp của mình.
* Chính sách phát triển, đào tạo giảng viên:
Có chiến lược trước mắt và lâu dài phát triển đội ngũ giảng viên, có cơ
chế khuyến khích giảng viên học tập, nâng cao năng lực. Đồng thời tạo điều
kiện để giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học.
* Số lượng và chất lượng giảng viên:
- Số lượng giảng viên cơ hữu cho từng môn học được tính trên đầu sinh
viên tuyển vào cho mỗi khoá (riêng khối khoa học cơ bản, tuỳ tình hình từng
- 10 -
trường có thể ký hợp đồng mời giảng cả lý thuyết và thực hành) phải đảm bảo ở
mức đầy đủ giảng viên cho các khối:
+ Khối khoa học cơ bản, cơ sở, Y học cộng đồng.
+ Khối Y học lâm sàng: các môn Nội, Ngoại, Sản, Nhi và các môn Y học
lâm sàng khác.
+ Khối chuyên môn dược.
- Đảm bảo một tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên
cơ hữu. Đồng thời đảm bảo một tỷ lệ thích hợp giữa kỹ thuật viên và giảng viên
ở các bộ môn có phòng thí nghiệm, phòng thực hành để hoàn thành được nhiệm
vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội.
- Chất lượng giảng viên: Tỷ lệ giảng viên có bằng sau đại học ≥ 30%;

Đọc được tài liệu chuyên môn nước ngoài; Ứng dụng được tin học trong lĩnh
vực chuyên môn của mình.
- Đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các thế hệ giảng viên (độ tuổi, thâm niên)
trong đó tỷ lệ giảng viên trẻ dưới 35 tuổi chiếm 20-30%. Tỷ lệ nam/ nữ phù hợp.
1.2.2.2. Các nguồn lực phục vụ cho đào tạo
Trường cao đẳng y tế là một trường đào tạo nghề nghiệp phục vụ việc
chăm sóc sức khoẻ cho con người do vậy cần có đủ các điều kiện về cơ sở, trang
thiết bị, tài chính đặc biệt các bệnh viện thực hành và cơ sở thực địa để đảm bảo
đào tạo năng lực cho sinh viên, thực hiện được mục tiêu đào tạo. Trường cần có
chiến lược rõ ràng về sử dụng nguồn lực một cách hợp lý nhằm đạt được các
mục tiêu tổng thể của trường.
* Diện tích mặt bằng của trường (nơi làm việc, học tập):
- Có các giảng đường lớn (> 100 chỗ ngồi), phòng học vừa (50 - 60 chỗ
ngồi), phòng học nhỏ (20 - 25 chỗ ngồi) phù hợp với số lượng sinh viên của
trường và có phòng làm việc cho bộ phận hành chính, quản lý.
- Có đủ không gian để xây dựng thêm các phòng học khi mở rộng quy mô
đào tạo và đổi mới đào tạo.
- 11 -
- Có các phòng làm việc cho giảng viên của các bộ môn và có phòng làm
việc cho bộ phận hành chính, quản lý.
- Có chỗ cho sinh viên luyện tập theo chương trình giáo dục thể chất và có
đủ không gian để xây dựng các phòng tập thể thao, văn nghệ cho sinh viên.
- Có kế hoạch tổng thể về xây dựng và sử dụng mặt bằng của trường một
cách hợp lý và có hiệu quả.
* Phương tiện dạy học:
- Có các trang thiết bị phục vụ cho dạy học trong các phòng học (bàn, ghế,
bảng, bút, phấn, máy chiếu, )
- Có đủ các trang thiết bị nghe nhìn trong các phòng học để phục vụ cho
đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học.
- Có các phương tiện tối thiểu phục vụ cho giáo dục thể chất và có các

phòng với các dụng cụ tập luyện các môn thể thao giúp sinh viên tăng cường
sức khoẻ và phát triển toàn diện.
* Phòng thí nghiệm, phòng thực hành:
Có phòng thí nghiệm, phòng thực hành với các trang thiết bị đủ để thực
hiện chương trình thực hành các môn y học cơ sở, chuyên ngành Dược học
* Cơ sở thực địa, thực hành lâm sàng:
- Có các bệnh viện thực hành đủ các chuyên khoa, đủ bệnh nhân tương
ứng với số lượng sinh viên, đủ các tuyến (huyện, tỉnh, trung ương).
+ Nhóm sinh viên thực tập tại bệnh viện <20 người/ một giảng viên.
+ Nhóm sinh viên thực hành tại phòng thí nghiệm, thực hành <20 cho 1 tổ
thực tập.
- Có cơ sở thực địa cho sinh viên thực tập các môn học thuộc khối y học
cộng đồng. Có cơ sở thực hành lâm sàng tại tuyến y tế cơ sở đủ tiêu chuẩn theo
quy định của Bộ Y tế.
* Thư viện:
- Có đủ diện tích để giảng viên và sinh viên đọc. Có đủ đầu sách và tài
- 12 -
liệu học tập cho các môn học có trong chương trình và đến được tay sinh viên.
- Có các tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên phục vụ cho
chương trình đào tạo. Có các tạp chí, sách tham khảo trong và ngoài nước phục
vụ cho nghiên cứu khoa học. Có thư viện điện tử cho sinh viên và giảng viên.
- Có cơ chế và tổ chức để giúp sinh viên, giảng viên khai thác có hiệu quả
các tư liệu có trong thư viện phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu khoa học.
* Công nghệ thông tin:
- Có đủ máy tính và thiết bị Công nghệ thông tin để phục vụ cho việc dạy
học, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý. Có website của trường và thường
xuyên cập nhật thông tin.
- Có mạng LAN/WAN được kết nối internet và địa chỉ email phục vụ cho
việc dạy học, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý.
- Các giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên có khả năng sử dụng công

nghệ thông tin để truy cập thông tin, tự học, nghiên cứu, quản lý công việc.
* Ký túc xá sinh viên: Có chỗ ở với các điều kiện sinh hoạt cho sinh viên đặc
biệt sinh viên nghèo, sinh viên diện chính sách (trong hoặc ngoài khuôn viên của
trường) cho khoảng 50% sinh viên [15].
1.3. Vài nét về đào tạo nhân lực dƣợc một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Vài nét về đào tạo nhân lực dược của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Đào tạo nhân lực dược tại Pháp
Tại Pháp, hiện có 24 cơ sở đào tạo DS và việc học Đại học Dược không
phải qua thi tuyển mà chỉ xét tuyển bằng tú tài, đầu vào nhiều nhưng đầu ra thì
lại hết sức khắt khe, chỉ bằng 1/10 đến 1/4 so với đầu vào, do có tính chọn lọc
cao. Sau khi học xong năm thứ 1 sinh viên phải tham gia thi tuyển, đây là kỳ thi
rất khó nên tỉ lệ đỗ rất thấp. Nếu đạt sinh viên phải đi thực tập dược phòng 2
tháng rồi mới vào học tiếp năm thứ 2. Những sinh viên không đạt được bảo lưu
kết quả năm thứ nhất và có thể học theo những hướng hay chuyên ngành khác
[211].
- 13 -
Dược sĩ tại Pháp chủ yếu tham gia lĩnh vực nhà thuốc chiếm 65%, công
tác dược bệnh viện chiếm 12%, công việc liên quan đến sinh hóa và xét nghiệm
chiếm 13%, công nghiệp dược chiếm 5% và công tác nghiên cứu, giảng dạy
chiếm 5%[211].
1.3.1.2. Đào tạo nhân lực dược tại Mỹ
Mỹ là nước có nền giáo dục và đào tạo tiên tiến nhất thế giới, trong đó có
đào tạo nhân lực dược tại Mỹ, hiện có 84 trường đào tạo nhân lực Dược, chương
trình đào tạo DS là 4 năm. Sinh viên phải học 2 năm sau đó vào cuối năm thứ 2
sinh viên phải qua được kỳ thi mới tiếp tục được vào học 2 năm tiếp theo, những
sinh viên không qua được kỳ thi sẽ được bảo lưu kết quả ở 2 năm đầu và có thể
lựa chọn học theo các hệ dược khác hay chuyên ngành khác.
Tại Mỹ, DS được phép kê đơn trong một số bệnh mãn tính. Bên cạnh đó
DSLS tại Mỹ được đặc biệt coi trọng và là một trong những nước đi tiên phong
trong lĩnh vực này. Hầu hết các bệnh viện lớn, nhỏ ở Mỹ đều có DSLS để cố vấn

cho Bác sĩ trong vấn đề kê đơn thuốc. Mạng lưới bán lẻ thuốc được phân bố
rộng khắp trên toàn nước Mỹ [21].
1.3.1.3. Đào tạo nhân lực dược tại Nhật
Số lượng DS tại Nhật Bản chủ yếu được đào tạo với nhiệm vụ cung ứng
thuốc và kiểm tra, kiểm soát vệ sinh môi trường. DT và KTV Dược hầu như
không hề có ở Nhật Bản[211].
Đặc biệt ở Nhật, DS có một chức năng đặc biệt mà ở các nước khác
không có đó là chức năng thanh tra vệ sinh môi trường, theo đó mỗi vùng dân
cư, mỗi trường học đều phải thuê 1 DSĐH gọi là DS học đường để đảm bảo vệ
sinh tốt trong trường học như xem: chất lượng nước, độ ô nhiễm không khí, ánh
sáng, tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác. Đồng thời DS có thể hướng dẫn
cho học sinh cách dùng thuốc và những tai biến do lạm dụng thuốc [211].


- 14 -
1.3.1.4. Đào tạo nhân lực dược tại Thái Lan
Hệ thống đào tạo dược sĩ tại Thái Lan gồm 12 trường trong đó có 2
trường tư. Thời gian đào tạo DSĐH tại Thái Lan là 5 năm. Ngoài chương trình
đào tạo tất cả sinh viên Dược tại Thái Lan đều phải có một khoảng thời gian
thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc, bệnh viện, xí nghiệp sản xuất thuốc hay
Dược cộng đồng ít nhất 500 giờ. Tại Thái Lan, DS sau khi ra trường chủ yếu
làm công tác Dược cộng đồng. Nhân viên bán thuốc do chủ nhà thuốc trực tiếp
đào tạo và chịu trách nhiệm về chất lượng [211].
1.3.1.5. Đào tạo và sử dụng nhân lực dược tại Australia (Úc)
- Tại Úc, thời gian đào tạo DSĐH là 4 năm tại trường và 1 năm thực tập
tại các cơ sở Dược mới được phép đăng ký hành nghề. DT và KTV Dược chủ
yếu được đào tạo bởi các chương trình huấn luyện của Hội dược Úc.
- Chương trình đào tạo dược tại Úc đặc biệt chú trọng đào tạo DSLS , một
DS muốn làm việc tại các bệnh viện phải có bằng thạc sĩ DLS.
* Tóm lại:

Đào tạo nhân lực dược của một số nước trên thế giới có một số nét chung
như sau:
- Hiện nay các nước trên thế giới đào tạo DSĐH thường kéo dài từ 4–6
năm. Vào học Đại học dược tại các nước hầu hết đều không qua thi tuyển,
nhưng đầu vào thường cao hơn đầu ra do trong suốt quá trình đào tạo có sự chọn
lọc rất khắt khe và sinh viên phải cố gắng rất nhiều mới vượt qua được các kỳ
thi.
- Sinh viên sau khi lấy được bằng DSĐH có thể học thẳng lên thạc sĩ hoặc
tiến sĩ mà không cần có thâm niên công tác. Các chức danh DT, DSTH không
được đào tạo chính thức theo chuẩn quốc gia mà chủ yếu do Hội đồng dược
hoặc các cơ sở sử dụng nhân lực Dược tự đào tạo. DSCKI, DSCK II trên thế
giới được gọi là thạc sĩ thực hành, còn DSCĐ cũng chỉ có một số nước đào tạo.
- 15 -
Đây cũng chính là những điểm khác biệt với đào tạo nhân lực Dược tại Việt
Nam.
- Trong những năm trước, người dược sĩ chủ yếu làm việc trong các lĩnh
vực nghiên cứu tổng hợp, sản xuất thuốc mới, pha chế các dạng, kiểm nghiệm
thuốc,… nhưng hiện nay đang có xu hướng tập trung nhiều sang các lĩnh vực
dược cộng đồng, dược lâm sàng và vai trò của người DS về tư vấn và sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý ngày càng được coi trọng.
1.3.2. Vài nét về đào tạo nhân lực dược tại Việt Nam
Trường Đại học Dược đầu tiên tại Việt Nam là trường Đại học Dược Hà
Nội được thành lập năm 1961 trên cơ sở tách từ trường Đại học Y- Dược Đông
Dương (được thành lập năm 1902), từ năm 1961 đến năm 2007 trường đã đào
tạo được gần 8500 DS, trung bình khoảng 180 DS/năm. Cho đến năm 2010, cả
nước hiện có 14 trường Đại học Y, Đại học Dược, Đại học Y – Dược, Học viện
chuyên ngành, 33 trường Cao đẳng Y, Cao đẳng Dược; 42 trường trung cấp Y,
trung cấp Dược và các cơ sở dạy nghề Y tế tham gia đào đạo nhân lực dược cho
cả nước [266]. Các đối tượng được đào tạo chủ yếu gồm: DT, KTV Dược,
DSTH, DSĐH, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II. Còn đối tượng

DSCĐ thì mới bắt đầu được quan tâm đào tạo trong những năm gần đây.
Thời gian đào tạo DSĐH tại Việt Nam là 5 năm, các đối tượng khác từ 1–
4 năm, trong đó thời gian đào tạo DSCĐ là 3 năm với hệ chính qui và 2 năm với
hệ liên thông từ DSTH. DSCĐ nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể dự
thi để học bậc đại học Dược theo hình thức đào tạo liên thông theo quy chế
tuyển sinh của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Bộ Y tế. Sau khi ra trường, DS muốn
được cấp Chứng chỉ hành nghề Dược, thì phải có đủ thời gian thâm niên công
tác theo quy định thì mới được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề Dược, cơ quan
cấp Chứng chỉ hành nghề Dược là Sở Y tế.
Nhìn chung, để học Dược tại Việt Nam tất cả các thí sinh đều phải thi đầu
vào là chủ yếu, một số xét tuyển. Thi tuyển đầu vào thường rất khó và điểm đỗ
- 16 -
thường ở mức cao. Đào tạo dược ở nước ta còn nhiều hạn chế như: Điểm tuyển
sinh đầu vào trong các trường Dược khá cao nhưng việc đào tạo chưa có sự chọn
lựa, định hướng theo chuyên ngành, vẫn chủ yếu là đào tạo đa khoa, chưa có đào
tạo cấp chứng chỉ hành nghề như nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, nước ta đào
tạo dược với nhiều đối tượng như: DT, DSTH, KTV Dược, DSCĐ, DSĐH, và
các loại hình đào tạo khác nhau như: Chính quy, chuyên tu, liên thông, liên kết
đào tạo.
Hiện nay, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước tương đối
phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (trong đó có
khoảng 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất
thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược); Các cơ
sở Y tế Công lập từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; Các cơ sở kinh doanh, phân
phối dược phẩm và hệ thống nhà thuốc, hiệu thuốc phân bố rộng khắp trên cả
nước. Điều đó cho thấy nhu cầu về nguồn nhân lực ngành dược tại nước ta là rất
lớn, đặc biệt là nhân lực dược có trình độ Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, nhân
lực dược hiện nay không những thiếu mà còn phân bố mất cân đối giữa các vùng
miền và tập trung quá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh. Trong khi nhân lực dược
chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội thì các

vùng miền khác lại thiếu hụt trầm trọng, nhất là nhân lực dược có trình độ cao.
Bên cạnh đó, tỉ lệ DSĐH/10.000 ở Việt Nam hiện khá thấp so với các nước trên
thế giới và khác nhau giữa các vùng miền[188]
Bảng 1.4. Tỉ lệ dược sĩ phân bố ở các vùng miền
Vùng
DSĐH
DSTH
Đồng bằng sông Hồng
1058
1971
Trung du và miền núi phía Bắc
455
2054
Bắc trung bộ và
Duyên hải miền Trung
542
2601
Tây nguyên
73
653
- 17 -
Đông Nam Bộ
522
2181
Đồng bằng sông Cửu Long
801
5113
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2009)
1.4. Một vài nét về thực trạng đào tạo DSCĐ tại Việt Nam
Trong quá trình hình thành và phát triển, hệ thống các trường đào tạo

nhân lực dược ở Việt Nam chủ yếu tập trung đào tạo các đối tượng: DT, KTV
Dược, DSTH, DSĐH và sau đại học, chưa có đào tạo DSCĐ. Mãi cho tới những
năm gần đây do nhu cầu về nhân lực dược ngày càng cao, đặc biệt nhân lực
dược có trình độ cao, trong khi DSĐH hiện nay chưa đáp ứng đủ nhu cầu, còn
DSTH chỉ đảm bảo được mức độ công việc nhất định không thay thế được vai
trò của DSĐH trong nhiều lĩnh vực, hơn nữa không phải người DSTH nào cũng
có khả năng học lên đại học. Từ thực tế đó, Dược sĩ Cao đẳng bắt đầu được quan
tâm và đào tạo. DSCĐ là bậc học mới, được nâng cấp lên từ DSTH, được trang
bị khối kiến thức đầy đủ hơn về nghiệp vụ dược và là nguồn nhân lực dược
chính đảm đương vai trò về dược ở những nơi không có DSĐH.
Hiện nay trên cả nước có 31 cơ sở đào tạo DSCĐ, trong đó: có 8 trường
đại học, 23 trường cao đẳng với tổng chỉ tiêu tuyển sinh bình quân trên cả nước
năm 2011 là 1650 chỉ tiêu; Năm 2012 là 3800 chỉ tiêu; Năm 2013 là 8360 chỉ
tiêu. Trường tuyển sinh cao nhất là trường cao đẳng Dược Phú thọ với tổng chỉ
tiêu hệ chính qui năm 2013 là: 2.500 chỉ tiêu/năm, còn đa số các trường còn lại
có chỉ tiêu tuyển sinh từ 100 – 300 chỉ tiêu/ năm [19].
Bảng 1.5. Danh sách các trường đào tạo DSCĐ và chỉ tiêu tuyển sinh từ năm
2011 - 2013
STT
Tên trƣờng
Chỉ tiêu
năm
2011
Chỉ tiêu
năm
2012
Chỉ tiêu
năm
2013
1

Trường Đại học Dược Hà Nội
100
150
100
2
Trường đại học Y khoa Vinh
100
100
100

×