Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.05 KB, 9 trang )

Luật Hiến pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước, Chính phủ là cơ quan được lập ra để tổ chức
thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế, tiến hành hoạt động quản lý, điều
hành và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, vị trí,
tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mô hình tổ chức và
hình thức hoạt động của Chính phủ của các nhà nước khác nhau và ngay
trong một nhà nước nhưng ở các giai đoạn lịch sử khác nhau cũng có những
khác biệt nhất định. Do vậy mỗi lần thay đổi hay sửa đổi Hiến pháp – Việt
Nam, thì việc xác định lại vị trí, vai trò của Chính phủ - cơ quan hành pháp
lại nổi lên một cách gay gắt. Vì vậy em xin chọn câu hỏi : “Vị trí, tính chất,
chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp Việt Nam ” để làm rõ
hơn về Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
---

---
PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm Chính phủ
Qua bốn bản hiến pháp nhà nước ta kể cả lần sửa đổi của năm 2001, có
tới năm định nghĩa khác nhau về Chính phủ, mỗi lần thay đổi hiến pháp lại
có sự thay đổi về mặt ngôn từ .
Nhưng suy cho cùng thì định nghĩa của Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp
đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua dưới sự
chỉ đạo một cách sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là có phần đúng và nhất
là có phần cô đọng hơn cả :
“ Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam
Dân chủ cộng hòa ” ( Điều 43 – Hiến pháp năm 1946 ). Hay có thể đọc
ngược lại mà ý nghĩa của quy phạm vẫn không có gì thay đổi : Chính phủ là
Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội
1
Luật Hiến pháp


cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa .
Qua mỗi bản Hiến pháp Chính phủ lại được gọi với những tên gọi khác
nhau : Hiến pháp năm 1946 gọi là Chính phủ, Hiến pháp năm 1959 gọi là
Hội đồng Chính phủ, đến năm 1980 lại được gọi là Hội đồng Bộ trưởng và
cuối cùng từ bản Hiến pháp năm 1992 cho tới nay đã đổi lại gọi chính thức
là Chính phủ .
II. Vị trí, tính chất, chức năng của Chính phủ qua bốn bản Hiến pháp
1. Vị trí, tính chất của Chính phủ
Theo điều 1 – Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 thì
“Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực
của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và
chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” . Và theo điều 109 Hiến
pháp 1992 “ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành
chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
”. Qua hai điều trên ta thấy Chính phủ vừa là cơ quan chấp hành của Quốc
hội, vừa là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất .
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội thể hiện ở :
Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội
2
Luật Hiến pháp
Thứ nhất Quốc hội thành lập ra Chính phủ, quy định cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Chính phủ . Chính phủ hoạt động

dưới sự giám sát của Quốc hội, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội .
Thứ hai Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, chủ tịch nước.
Thứ ba thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc
hội, có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm,cách chức theo quy định của
pháp luật, nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội .
Thứ tư, Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, quy
định vào trong Nghị quyết của Quốc hội  Chính phủ tổ chức, triển khai
thực hiện có hiệu quả trên cơ sở cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật, phân
công, đề ra các biện pháp thích hợp, chỉ đạo thực hiện các văn bản đó trên
thực tế.
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thể hiện ở :
Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động chủ yếu,bao trùm toàn bộ các
lĩnh vực thuộc chức năng của Chính phủ được Hiến pháp quy định, hoạt
động quản lý nhà nước của Chính phủ bao trùm toàn bộ các lĩnh vực trong
phạm vi cả nước : kinh tế, văn hóa,xã hội…Chính phủ thực hiện vai trò lãnh
đạo,chỉ đạo,hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân như vậy sẽ đảm
bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của
bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp
hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống
vật chất và văn hoá của nhân dân .
Nhưng Hiến pháp năm 1946 lại quy định “Cơ quan hành chính cao nhất
của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa ”. Theo Hiến
Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội
3
Luật Hiến pháp
pháp năm 1946, nguyên tắc chung tổ chức quyền lực Nhà nước là xây dựng
chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân và thể hiện rõ sự phân công,

phân nhiệm giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước. Đến Hiến pháp năm
1959, tại điều 71 quy định : “ Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành
của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, và là cơ quan hành chính cao
nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ”. Những thay đổi trong bộ máy
nhà nước thời kỳ này khẳng định quan điểm mới về tổ chức bộ máy nhà
nước, theo xu hướng quyền lực nhà nước tập trung vào hệ thống cơ quan dân
cử. Và theo điều này thì một mặt Hội đồng Chính phủ là cơ quan chấp hành
của Quốc hội mặt khác là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước
ta, đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đảm nhận một chức
năng hoạt động độc lập – hoạt động hành chính Nhà nước. Từ đây có thể
thấy rằng theo Hiến pháp năm 1959 Hội đồng Chính phủ có tính độc lập
tương đối. Hiến pháp năm 1959 thể hiện rõ nguyên tắc quyền lực Nhà nước
tập trung thống nhất vào Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhân
dân và cũng cho ta thấy rằng Hội đồng Chính phủ được tổ chức hoàn toàn
theo mô hình Chính phủ của các nước xã hội chủ nghĩa khác với Chính phủ
trong Hiến pháp năm 1946 xây dựng theo mô hình tư sản. Kế thừa quy định
của Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 một lần nữa khẳng định tính
chất chấp hành của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội song chức năng của
cơ quan này đã có sự thay đổi và vị trí cũng giống như Hiến pháp năm 1959.
Theo Hiến pháp năm 1980 và Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởng năm 1981 :
“Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất ”. (Điều 104). Tuy nhiên Hội đồng bộ trưởng
về tính chất không hoàn toàn giống như Hội đồng Chính phủ. Khác với Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 quy định Hội đồng bộ trưởng là cơ
Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội
4
Luật Hiến pháp
quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất. Với quy định này, chúng ta thấy tính độc lập tương đối

của Chính phủ với Quốc hội không còn nữa. Quy định này phản ánh quan
niệm một thời cho rằng: Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất,
thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và giám sát – phải thực
sự trở thành “tập thể hành động”. Hội đồng bộ trưởng được tổ chức theo
tinh thần đó là cơ quan chấp hành – hành chính Nhà nước cao nhất của Quốc
hội. Chức năng, nhiệm vụ của nó là thực hiện những hoạt động chấp hành –
hành chính được Quộc hội giao cho.Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ, do
Quốc hội lập ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội đồng
thời là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta (chứ không phải
Quốc hội). Nói cách khác nhà nước thống nhất ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp.
Nếu như Hiến pháp năm 1946 không quy định Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, quyền hành chính Nhà nước cao nhất đứng riêng rẽ như
một cành quyền lực độc lập thì các Hiến pháp sau này 1959, 1980 đã thức
nhận tính phụ thuộc của hành pháp và lập pháp, chí ít là trong lĩnh vực chấp
hành. Đặc biệt Hiến pháp 1980 còn thừa nhận thật rõ, không những Chính
phủ là cơ quan chấp hành, mà còn là hành chính cao nhất của cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất. Phải đến Hiến pháp năm 1992 ta mới có thể thấy
được một quy định rõ ràng. Theo Hiến pháp năm 1992 được gọi đơn giản là
Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 1992 quy định: Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với thay đổi về tên gọi,
Chính phủ có nhiều thay đổi theo hướng đổi mới về cơ cấu tổ chức và hoạt
động nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước. Nếu so sánh cả bốn bản Hiến pháp của nước ta chúng ta thấy
Nguyễn Mạnh Cường Lớp 3624 Đại học Luật Hà Nội
5

×