Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành nguội sửa chữa máy tính công cụ phần lý thuyết và đáp án mã (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.13 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA III
(2009 - 2012)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCMCC – LT03
Câu Nội dung Điểm
I Phần bắt buộc
1 Trình bày phương pháp sửa chữa ngõng côn trục chính máy công cụ ?
Trả lời:
Nhiều loại trục chính lắp ghép với các chi tiết đối tiếp bằng ngõng côn
có then (thường là then bán nguyệt). Hai loại trong số các ngõng côn đó được
giới thiệu trên ( hình vẽ). Đó là kết cấu trước của trục chính máy mài dùng để
lắp moayơ của chi tiết đối tiếp như bích kẹp đá mài, bạc, mâm cặp v,v.
Ngõng côn trục chính
Trong các máy tiện ren vít, ngõng côn thường nằm ở giữa trục để lắp
bánh răng. Lắp ráp bằng ngõng côn có ưu điểm là khử được khe hở hướng
tâm. Các dạng hư hỏng của mối ghép bằng ngõng côn thường là:
- Mòn mặt côn lắp ghép trên trục và mòn lỗ làm cho chi tiết bị
lỏng chiều trục do đó cũng bị lỏng hướng tâm.
- Mòn và dập rãnh then ở trục và lỗ;
- Chèn dập và cắt đứt then;
- Mòn và phá hủy ren
3
điểm
Ta chỉ chỉ xét các dạng hư hỏng đầu còn các dạng khác được trình bày
trong mục 5.14
Hình: Sửa chữa mối ghép trên ngõng côn trục chính
Khi mối ghép bị lỏng vì mòn mặt côn, có thể phục hồi bằng cách cắt bớt
mặt đầu phần côn trên trục (hình a) để đệm một tỳ được vào chi tiết 2 khi lắp.


Nếu để nguyên chiều dài phần côn của trục thì phải dùng đệm hình cốc
(hình b) thay cho đệm thẳng khi lắp ráp. Cách này tốn nhiều công hơn vì phải chế
tạo bạc hình cốc nhưng có ưu điểm là không phải động chạm gì đến trục chính.
Cả hai cách sửa chửa trên đều làm cho chi tiết hai bị xê dịch theo chiều
trục. Nếu chi tiết hai là bánh răng thì điều đó nguy hiểm vì làm ngắn chiều
dài làm việc trên mỗi răng, dễ gây mẻ răng vì quá tải.
Khi không cho phép chi tiết dịch chuyển theo chiều truc, cần phục hồi
các mặt côn tới kích thước ban đầu, tức là phải sửa cả lỗ và trục: lỗ được
phục hồi bằng cách lắp bạc sửa chữa, chồn hoặc hàn đắp rồi gia công cơ; trục
được mạ crom hoặc hàn đắp rồi gia công cơ, có trường hợp phải thay hẳn
phần bị mòn bằng đoạn trục mới.
Thông thường việc sữa chữa lỗ côn rất phức tạp, vì vậy người ta áp
dụng biện pháp phục hồi lỗ côn theo kích thước sửa chữa tăng của trục. Bằng
cách này chỉ cần doa mài hoặc tiện rộng lỗ côn còn trục sẽ được mạ crom,
mạ thép hoặc hàn đắp hoặc gia công cơ tới kích thước sửa chửa phù hợp với
kích thước lỗ côn của chi tiết ghép với nó đảm bảo cho chi tiết sau lắp ghép
được định vị chính xác theo chiều trục.
2 Trình bày các hư hỏng,nguyên nhân & các biện pháp khắc phục sai hỏng
của cơ cấu điều khiển?
Trả lời:
Hư hỏng Dự đoán nguyên nhân Cách xử lý
Các bánh răng không
vào khớp hoàn toàn
hoặc bị hãm ở ngoài
vị trí vào khớp mặc dù
đã gạt đủ hành trình
tay gạt
1. Chiều dài thanh kéo
của bánh răng ăn khớp
bị thay đổi

2. Mòn con trượt của
ngàm gạt
3. Mòn rãnh lắp ngàm
gạt
1. Điều chỉnh lại.
2. Thay
3. Tiện hoặc mài đến
kích thước sửa chữa và
thay con trượt hoạc hàn
đắp rồi gia công cơ
Quay tay gạt mà
không thay dượcđược
tốc độ.
1. Đứt các then chốt của
tay gạt hoặc ngàm gạt.
2. Gãy ngàm gạt
3. Gãy con trượt
4. Gãy răng của thanh
răng, bánh răng hoặc
quạt răng
1. Thay mới
2. Thay mới và lấy các
mảnh gãy vì những
mảnh này dễ làm gãy
răng của các bánh răng
3. Thay mới
4. Sửa chữa theo các
biện pháp đã nêu ở
phần sửa chữa bánh
răng

Tự ngắt chuyển động
chạy dao.
Sự cố ở cơ cấu hãm do:
1. Lò xo yếu quá
2. Lỗ hãm bị mòn.
1. Thay lò xo
2. Gia công lỗ hãm
to ra, thay chốt hoặc
viên bi hãm
Tay gạt bị kẹt cứng. Ngàm gạt bi tuột khỏi
các chi tiết được điều
Đặt lại ngàm gạt vào vị
trí cần thiết.
2
điểm
khiển (như bánh răng,
khớp ly hợp).
Các bánh răng di
chuyển tự do trên trục
không theo sự điều
khiển của tay gạt.
1. Gãy con trượt
2. Gãy ngàm gạt
3. Ngàm tuột khỏi các
chi tiết được điều khiển.
1. Thay con trượt
2. Sửa chữa hoặc thay
ngàm gạt
3. Đặt lại ngàm gạt
Cơ cấu điều khiển tập

trung kiểu đĩa lỗ
( trong các máy phay
6H12, 6H82, 6H83)
có một số vị trí không
có tác dụng
1. Trục thanh răng bị
cong.
2. Gãy răng ở trục thanh
răng hoặc ở các bánh
răng.
1. Tháo cơ cấu, lấy
trục thanh răng ra sửa
chữa rồi lắp lại.
2. Thay trục thanh
răng, sửa chữa hoặc
thay các bánh răng có
răng gãy.
3 Trình bày kỹ thuật tháo, lắp các mối ghép trụ chặt (mối ghép có độ
dôi)?
Trả lời:
a, Các mối ghép có độ dôi nhỏ và lực ép < 1 tấn có thể sử dụng biện
pháp tháo nguội cùng với các dụng cụ thông thường như vam, búa nguội,
chày đồng và ống lót. Song cần chú ý kê đệm chi tiết bao thật chắc chắn. Càng
vam phải bám vào các vị trí chắc chắn, đủ cứng vững nhất. Trục vam đặt đúng
tâm của trục cần tháo để hạn chế đến mức tối đa sự biến dạng của chi tiết trong
quá trình tháo.
b, Đối với các mối ghép có độ dôi trung bình và lực ép chừng < 15 tấn
có thể sử dụng thêm máy ép, vam có kích thước lớn hơn búa tháo nguội
hoặc tháo nóng. Khi tháo nóng cần chú ý phải tính toán nhiệt độ nung chính
xác để bảo đảm an toàn cho chi tiết máy

c, Các mối ghép có độ dôi lớn và lực ép > 15 tấn bắt buộc phải tháo
nóng . Trước khi tháo các mối ghép chặt cần được làm vệ sinh sạch sẽ, bề
mặt trục hoặc chi tiết bị bao phải được giũa hoặc mài hết phần bị biến dạng
trong quá trình sử dụng
2
điểm
Khi lắp Cũng thực hiện tương tự quá trình tháo . Khi lắp có thể làm
lạnh chi tiết trục trong nước đá hoặc làm nóng chi tiết bao bằng cách luộc
trong dầu nóng > 100
o
C với thời gian 30 ÷ 40 phút
Cộng( I) 7,0
II Phần tư chọn , do trường biên soạn
Cộng( II) 3,0
Tổng cộng 10,0
……., ngày…… tháng……năm 2012
DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI

×