Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.41 KB, 7 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng, đó
là một tín hiệu tốt cho Việt Nam, nó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và nhà
nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều điều đáng quan tâm. Kim ngạch xuất
khẩu của ta không ngừng gia tăng nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năng lực cạnh
tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều yếu kem. Đã đến lúc chúng ta
phải có các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam.
Đối với cà phê Việt Nam, tuy diện tích, năng suất và sản lượng không ngừng tăng lên
nhưng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm vẫn cao, chất lượng cà phê còn thấp,
nên giá bán sản phẩm bị giảm, dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới chưa cao. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và đưa ra các giải pháp
để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiên nay là rất
cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Vụ Xuât Nhập Khẩu-Bộ
Công Thương em lựa chon đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm
nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam”.
-Mục đích nghiên cứu đề tài : Trên cơ sở phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt
hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh
tranh của mặt hàng này trong điều kiện hiện nay.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mặt hàng cà phê, cụ thể là nghiên cứu sức cạnh
tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.
- Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp dự
báo và các phương pháp khác.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ngoài lời mở đầu và kêt luận, chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1. Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam


Chương 2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian thực tập làm chuyên đề em đã được nhận được sự hướng dẫn tận tình
của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Bộ môn kinh tế căn bản trường Đại học Thương Mại
và cô Hồ Sơn Nga- Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương cùng các cô chú khác trong vụ
đã giúp đỡ em để em hoàn thành được bản chuyên đề này. Em xin cảm ơn mọi người,
nếu không có sự hướng dẫn của cô giáo và sự giúp đỡ của các cô chú trong vụ xuất nhập
khẩu chắc chắn em không thể hoàn thành tốt được bản chuyên đề của mình.
Mặc dù có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, song do trình độ, thời gian, kinh nghiệm
còn hạn chế và nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên chuyên đề không trách khỏi sự sơ sài, sai
sót. Em rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để chuyên đề được hoàn
thiện hơn và em có điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề mình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1. PHÂN TÍCH VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
MẶT HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
1.1. Tổng quan về nghành cà phê của Việt Nam.
1.1.1. Vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế.
Trên thế giới hiện có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tập trung ở Nam Mỹ,
Châu Phi và Châu Á. Khoảng 10 triệu lao động tham gia sản xuất cà phê. Tổng diện tích
cà phê thế giới khoảng 10 triệu ha, sản lượng hàng năm trên dưới 6 triệu tấn, đem lại thu
nhập cho khoảng 100 triệu người. Nếu kể cả những người trồng và người liên quan đến
tiêu thụ cà phê thì trên toàn thế giới có khoảng 20-25 triệu người sống nhờ cây cà phê.
Tại nhiều nước, cà phê chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với trên 17 quốc
gia trồng cà phê chính, mặt hàng này đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các nươc xuất khẩu cà phê chính hiện nay là Brazil, Colombia, Việt Nam, Indonesia
và Guatemala. Trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản và mộ
số nước công nghiệp mới như Singaporo và Malaysia là những nước nhập khẩu chủ yếu.

Những năm trước thập kỷ 60, thị trường cà phê thế giới là thị trường thường xuyên
biến động do sự bất ổn cả phía cung và phía cầu. Sau thập kỷ 60, khi nền kinh tế các
nước phát triển dần đi vào ổn định. Lượng xuất khẩu cà phê thế giới phụ thuộc vào một
số nước có thị phần lớn như Brazil và gần đây là Việt Nam. Bên canh đó, những cố gắng
hợp tác của các nước xuất khẩu cà phê nhằm điều chỉnh lượng cung ứng không đạt kết
quả mong muốn đã làm giá cà phê ghế giới liên tục dao động, bất lợi cho các nước này.
Năm 1994 và 1995, khi sản lượng cà phê Brazil giảm đột ngột do tác động sương muối
đã làm giá cà phê thế giới tăng mạnh. Những nước xuất khẩu cà phê khác được lợi, kim
ngạnh xuất khẩu tăng. Tại Việt Nam, do lợi nhuận từ trồng cà phê cao, người dân đã
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tăng diện tích trồng bằng nhiều cách khác nhau như phá bỏ các loại cây trồng khác, phá
rừng v.v… để trồng cà phê. Trong nửa cuối thập kỷ 90, diện tích cà phê của Việt Nam
tăng trung bình 23,9%/năm, sản lượng tăng trên 20%/năm; và năm 1994,1995,1996 sản
lượng tăng nhanh nhất với mức độ tăng lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%. Cà phê trở
thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau gạo) của Việt Nam, năm
2006 kim ngạch xuất khẩu lần đầu vựơt 1 tỷ USD, năm 2007 kim ngạch đã vượt mức 1,5
tỷ USD.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở
nông thôn, trung du và miền núi. Cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và số
người có cuộc sống liên quan tới cà phê trên 1 triệu người.
Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng cà
phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về lượng
và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về lượng và trị giá). Tuy
nhiên, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, các doanh nghiệp chưa
chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm tới khâu chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, nước ta
có gần 490 nghìn hécta đất trồng cà phê (trong đó Tây Nguyên chiếm tới 90% diện tích
đất trồng với 439 nghìn hécta) với năng suất gần 1,7 tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi
năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà

phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả của nước. Với lợi thế về khí
hậu, chất lượng giống và chi phí vận chuyển, song có đến 95% sản lượng cà phê là sản
xuất ở quy mô nhỏ, trên 80% số nông trại có diện tích dưới 2 hécta, hộ lớn nhất cũng chỉ
đạt 5 hécta và hộ thấp nhất chỉ là 2 -3 sào/hộ, đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình
trang chất lượng cà phê không đồng đều khiến cho giá xuất khẩu cà phê nước ta thấp
hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sản xuất cà phê của Việt Nam hiện nay với hai chủng loại cà phê Robusta (cà phê
vối) chiếm tới 90% sản lương (65% diện tích) cà phê của cả nước và cà phê Arabica (cà
phê chè), năng suất thấp hơn nhưng chất lượng thơm ngon. Cà phê của Việt Nam được
trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (chiêm tới 90% diện tích trồng cà phê của cả nước)
và một số ít được trồng ở các tỉnh phía Bắc.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam ( Triệu USD)
Năm
Cà phê Gạo Điều Hồ Tiêu Chè Tổng Kim
ngạch cả
nước
% Tổng
Kim
ngạch
2003 504,8 2,50 720,5 284,5 104,9 59,8 20.176,0
2004 641,0 2,42 950,4 436,0 152,4 95,6 26.503,3
2005 735,5 2,27 1.407,2 480,7 150,5 97,0 32.442,0
2006 1.217,2 3,06 1.275,9 503,8 190,4 110,4 39.826,2
2007 1.880,3 3,87 1.490,0 653,9 271,0 130,8 48.561,4
3 tháng
2008
682,5 5,19 445,3 144,6 54,4 26,6 13.160,8

Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5

×