Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đồ án môn học Thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.61 KB, 34 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, thương mại quốc tế là yếu tố thiết yếu đảm bảo sự tồn tại và phát
triển của nền kinh tế các nước, điều này đã làm thanh toán quốc tế phát xuất hiện
và phát triển liên tục. Có thể thấy, việc đảm bảo trong thanh toán quốc tế là vấn đề
hết sức quan trọng vì người xuất khẩu và nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau,
không quen biết nhau, đơn vị tiền tệ, luật pháp, ngôn ngữ có thể khác nhau, có thể
còn chưa tin cậy lẫn nhau và việc thanh toán quốc tế vì thế hoàn toàn khác với
thanh toán trong nước. Vì thế điều khoản về thanh toán đã trở thành một trong các
điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng buôn bán ngoại thương, và việc lựa
chọn một phương thức thanh toán thích hợp đóng một vai trò tương đối quan trọng.
Sau khi học xong môn học Thanh toán quốc tế,việc làm đồ án là rất quan trọng.
Việc này giúp em nhận thức rõ hơn về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
cách thức và những khó khăn gì sẽ gặp phải khi thanh toán theo phương thức này
trong thực tế, cũng như những nghiệp vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hoá trong ngoại thương. Bài đồ án của em gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Viết giấy yêu cầu mở L/C.
Phần 2: Lập bộ chứng từ thanh toán theo mẫu L/C.
Phần 3: Bài tập thực hành(số 11)
Em đã hoàn thành đồ án dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của thầy Đỗ
Đức Phú. Tuy nhiên trong bài đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I: VIẾT GIẤY YÊU CẦU MỞ L/C
1.1. Cơ sở lý luận mở L/C
1.1.1. Lý thuyết thanh toán tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ : là sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng( Ngân
hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng( người xin mở tín dụng) sẽ trả
một khoản tiền nhất định cho bên thứ ba( người hưởng lợi của L/C) hoặc chấp
nhận B/E do người thứ ba kí phát trong phạm vi đó khi người thứ ba xuất trình cho
ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín
dụng.


a. Các bên liên quan
- Người xin mở tín dụng: là người mua; người nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
- Ngân hàng mở thư tín dụng( opening/issuing bank) là ngân hàng đại diện cho
người nhập khẩu. Là ngân hàng cấp thư tín dụng cho người xuất khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng: là người bán, người xuất khẩu hay là người thứ
ba do người hưởng lợi thứ nhất chỉ định.
- Ngân hàng thông báo( advising bank): là ngân hàngở nước người hưởng lợi.
* Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ nghiệp vụ



• pQui trình thanh toán
• Phương thức chứng từ được thực hiện như sau:
Issuing Bank
( Issuer)
Advising Bank
(Adviser)
Applicant
(Importer)
Beneficiary
(Exporter)
(8)
(9)
(3)
(5)
(4)
(6)
(1)
(7)

Thông báo
(2)
Hai bên là người xuất khẩu và người nhập khẩu sẽ căn cứ trên cơ sở hợp đồng mua
bán ngoại thương đã được hai bên kí kết để tiến hành thủ tục thanh toán quốc tế
nhờ L/C
(1): Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở tín dụng chứng từ đến ngân hàng của mình
( Issuing bank) yêu cầu mở thư tín dụng cho người xuất khẩu được hưởng lợi.
(2): Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C ngân hàng mở L/C sẽ mở
một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu
thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến người xuất khẩu.
(3): Khi nhận được thông báo, ngân hàng sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn
bộ nội dung thông báo về việc mở L/C. Khi nhận được L/C ngân hàng này phải
chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp
nhận thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.
(5): Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu
của thư tín dụng, xuất trình thông qua ngân hàng thông báo, báo cho ngân hàng mở
tín dụng xin thanh toán.
(6): Ngân hàng thông báo L/C xuất trình bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng mở L/C.
(7): Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu phù hợp với
L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu không phù hợp ngân hàng từ
chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(8): Ngân hàng mở tín dụng đòi tiền ở người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho
người nhập khẩu.
(9): Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền lại cho
ngân hàng. Nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
1.1.2 Thư tín dụng L/C và các nội dung của nó.
a. Khái niệm
Thư tín dụng( L/C): là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức tín dụng
chứng từ. Không có L/C người xuất khẩu không giao hàng. L/C là văn bản pháp lý

trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người bán nếu họ xuất trình được
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C. L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng
mua bán. Sau khi ngân hàng mở L/C rồi thì L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng
mua bán. Nghĩa là việc thanh toán ngân hàng chỉ dựa vào L/C mà thôi.
b. Các tính chất cơ bản của L/C
- L/C được lập trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng sau khi L/C có
hiệu lực thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán.
- L/C là cam kết nhưng là cam kết có điều kiện.
c. Các điều kiện để mở L/C
- Người nhập khẩu phải có đăng ký kinh doanh hợp lệ.
- Người nhập khẩu phải viết giấy yêu cầu mở L/C.
- Người nhập khẩu phải có đăng lí quỹ hoặc đặt cọc.
- Xuất trình một bản sao của hợp đồng mua bán.
- Xuất trình giấy phép kinh doanh nhập khẩu nếu hàng hóa thuộc nhóm
hàng nhà nước quản lý.
1.1.3 Nội dung cơ bản của L/C
a. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C
Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng. Nó được dùng để trao đổi qua
thư từ điện tín và ghi vào các bộ chứng từ có liên quan đến việc thanh toán. Hầu
hết các thư tín dụng đều ghi số hiệu ở ngay dòng đầu tiên góc trái. Có thư ghi ở
trong nội dung thư. Dịa điểm mở L/C là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả
tiền cho người bán. Dịa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp
dụng khi xảy ra tranh chấp.
Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mở L/C với
người xuất khẩu. Là ngày ngân hàng chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của
người nhập khẩu. Là ngày xác định một khế ước dân sự giữa ngân hàng mở L/C và
người nhập khẩu. Nó là cơ sở để xác định thời hạn khiếu nại của L/C để người xuất
khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng qui trình trong
hợp đồng hay không.
b. Loại thư tín dụng

Là một nội dung quan trọng của L/C. Vì mỗi loại đều có tính chất và nội dung khác
nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên cũng khác nhau.
c. Tên, địa chỉ của các bên có liên quan đến phương thức D’s/C :
Các bên tham gia vào phương thức này gồm thương nhân và ngân hàng.
Các thương nhân gồm người mua là người yêu cầu mở L/C, người bán là người
hưởng L/C.
* Các ngân hàng gồm :
- Ngân hàng mở L/C (Opening/Issuing Bank): là ngân hàng được hai bên
thỏa thuận chọn và qui định trong hợp đồng. Nếu không có sự qui định thì người
mua có quyền lựa chọn.
- Ngân hàng thông báo ( Advising Bank): Có thể là ngân hàng mở L/C và
có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C ủy nhiệm. Nếu địa điểm trả
tiền qui định tại nước xuất khẩu thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông
báo. Trách nhiệm của của ngân hàng này như ngân hàng mở L/C. Trách nhiệm của
ngân hàng này như ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người bán. Ngân hàng xác nhận
thường là ngân hàng lớn có uy tín. Muốn được sự xác nhận ngân hàng mở L/C phải
trả thủ tục phí và đôi khi còn phải đặt cọc trước ( Cash Cover) có khi là 100% giá
trị L/C ( Full cash cover).
d. Số tiền của thư tín dụng
Đây là một nội dung quan trọng của L/C cho nên trong L/C quy định rất chặt chẽ.
Số tiền trong L/C vừa phải ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và chúng phải thống nhất
với nhau.
Số tiền phải ghi rõ ràng, loại tiền nào và nhất định không được ghi dưới dạng con
số chính xác. Cách ghi tiền trong L/C tốt nhất là một khoảng, con số gần d.đúng để
người xuất có thể đạt được ‘For a sum or sums not execding a total of…’ hoặc ‘For
an amount of X USD more and less ± n%’. khoảng dung sai này cho phép tối đa
10% tối thiểu 3%. Số tiền chi trả không được phép vượt quá số tiền trong L/C.
Không được áp dụng khoảng dung sai này cho những hàng có đơn vụ chiếc, cái….
e. Thời hạn hiệu lực, thời gian trả tiền, thời hạn giao hàng trong L/C

Thời hạn hiệu lực của L/C : thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ thanh toán phù hợp vỡi những
điều kiện trong L/C. thời hạn này bắt đầu tính từ ngày mở L/C ( Date of Issue) đến
ngày hết hạn của L/C (Expiry of date). Thời hạn hiệu lực của L/C phải mở làm sao
cho thật hợp lý tránh ứ đọng vốn và tránh gây căng thẳng cho hai bên. Mặt khác
phí thông báo L/C nhỏ hơn 3 tháng là 1%, lớn hơn 3 tháng- 6 tháng là 2%. Việc
xác định thời hạn hiệu lực của L/C phải đảm bảo nguyên tắc sau :
- Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được
trình với ngày hết hạn hiệu lực của L/C.
- Ngày mở phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý thông thường
khoảng thời gian này là 20-24 ngày.
- Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Thời
gian này lớn hơn hoặc bằng 21 ngày làm việc.
Thời gian trả tiền : là việc trả tiền ngay hay trả tiền sau điều này hoàn toàn phụ
thuộc vào hợp đồng. Thời hạn trả tiền L/C có thể nằm trong thời hạn hiêu lực của
L/C nếu B/E là at sight và có thể nằm ngoài thời hạm hiệu lực của L/C nếu B/E là
usance. Song điều quan trọng là những B/E có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp
nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
Thời gian giao hàng( Date of delivery): liên quan chặt chẽ tời thời hạn hiệu lực
của L/C. Trường hợp vì lý do nào đó làm cho việc giao hàng phải kéo dài N ngày
được hai bên thỏa thuận mà không đề cập đến thời hạn hiệu lực của L/C thì ngân
hàng sẽ tự động kéo dài thời gian hiệu lực của L/C thêm N ngày nữa. Còn ngược
lại thì ngân hàng không chấp nhận.
f. Hàng hóa : tên hàng, qui cách, số lượng, trọng lượng … ghi trong hợp đồng
như thế nào thì trong L/C cũng phải ghi như vậy.
g. Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa, điều kiện, cơ sở giao hàng…
nơi gửi, nơi nhận được ghi như trong hợp đồng mua bán.
h. Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
Đây là nội dung then chốt của L/C vì bộ chứng từ thanh toán là tài liệu
chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua và làm

đúng các yêu cầu của L/C để ngân hàng mở L/C dựa vào đó mà thanh toán.
Ngân hàng mở L/C yêu cầu người mua phải thỏa mãn các yêu cầu sau :
Loại chứng từ và số lượng phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu được thỏa
thuận trong hợp đồng. Thông thường các chứng từ bao gồm :
+ Draft drawn on issuing bank ‘Account ourselves, at sight of 100%
invoice value’.
+ Signed Commercial invoice in N origins: Clean “Shipped on board”
Ocean bills of loading in complete set of at least N origins.
+ Packing list and detailed package N origins.
+ Receipt of shipmaster acknowledging receipt of all document.
+ Hóa đơn lãnh sự ( Consular invoice).
+ Insurance policy : bán CIF ( mua FOB)
+ Cable confirming departure of the carrying vessel.
+ Certificate of original issued by… in N copies.
i. Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C
Là sự ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đối với ngưoif hưởng lợi L/C
này. Nói chung sự cam kết này đều có đặc điểm sau:
- Là cam kết thực sự ( Engagenment).
- Cam kết có điều kiện ( Conditional engagement).
- Là sự cam kết có bảo lưu tức là ngân hàng chỉ cam kết tông trọng các chứng từ
thanh toán đúng hạn và phù hợp với điều kiện của L/C. còn việc trả tiền có thực
hiện được hay không phụ thuộc vào sự phù hợp và thống nhất của các chứng từ.
k. Những điều khoản đặc biệt: Là những qui định thêm của người nhập khẩu
hoặc người xuất khẩu.
1.1.4 Phân loại L/C
a. Thư tín dụng không hủy ngang ( Irrevocable L/C).
Là loại thư sau khi mở thì ngân hàng không được sửa lại nữa hoặc không được hủy
bỏ hay bổ sung trong thời hạn hiệu lực của nó. Trừ khi có thỏa thuận của các bên
tham gia mở L/C. Loại này được áp dụng nhiều nhất.
b. Loại không hủy có xác nhận ( Confirmed Irrevocable L/C).

Là loại L/C không hủy bỏ, được ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của
ngân hàng mở L/C. Theo loại này khi người xuất khẩu trao hàng xong sẽ gửi thẳng
bộ chứng từ thanh toán tới ngân hàng xác nhận để đòi tiền. Trách nhiệm của ngân
hàng này cũng như ngân hàng mở L/C cho nên ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục
phí cho ngân hàng này. Đây là L/C đảm bảo nhất cho người xuất khẩu.
c. Loại không hủy bỏ miến truy đòi( Irrevocable without recourse L/C)
Là loại L/C mà sau khi ngân hàng đã trả tiền cho người xuất khẩu rồi thì ngân hàng
không còn quyền đòi lại tiền từ người bán nữa trong bất kỳ trường hợp nào. Khi
dùng loại này người xuất khẩu phải ghi rõ “ Without resource to drawer” trên B/E
và L/C.
d. Thư tín dụng chuyển nhượng( Tranferable L/C)
Là loại L/C không thể hủy bỏ ngang trong đó qui định quyền của ngân hàng trả
tiền một phần hay toàn bộ số tiền của L/C cho một hay nhiều người hưởng lợi theo
lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng
một lần. chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
e. Thư tín dụng tuần hoàn ( Revoving L/C)
Là loại L/C không hủy bỏ. Sau khi sử dụng xong hoặc hết thời hạn hiệu lực của nó
thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như thế cho tới khi tổng giá trị hợp đồng
thực hiện xong. Với loại này cần ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực, số lần tuần hoàn, giá
trị tối thiểu của mỗi lần. Có 3 loại tuần hoàn sau :
- Tự động ;
- Không tự động ;
- Nửa tự động .
f. Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C)
Sau khi người nhập khẩu mở L/C cho người bán hưởng lợi nhưng người bán dùng
ngay L/C này làm căn cứ để mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng
với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở sau này gọi là L/C giáp lưng
Đặc điểm của L/C giáp lưng:
- L/c giáp lưng có nội dung gần giống với L/C gốc.
- Số chứng từ của L/C giáp lưng nhiều hơn L/C gốc.

- Kim ngạch L/C giáp lưng ít hơn. Khoản chênh lệch này do người
trung gian hưởng.
- Thời hạn giao hàng phải sớm hơn. Loại này thường gặp trong buôn
bán thông qua trung gian.
g. Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C)
Là loại L/C mà nó chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó đã được mở
ra. L/C đầu phải ghi L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối
ứng với nó, để cho người mở L/C này hưởng trong L/C đối ứng với nó phải ghi “
L/C này đối ứng với L/C số…mở ngày…”.
Loại L/C này được sử dụng nhiều trong phương thức hàng đổi hàng.
h. Thư tín dụng dự phòng ( Stand by L/C)
Là loại L/C mà theo đó ngân hàng mở L/C sẽ cam kết với người nhập khẩu sẽ hoàn
trả lại số tiền đó cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng. Loại này thường áp dụng giữa một bên đặt hàng và một bên sản xuất.
i. Thư tín dụng thanh toán dần( Deferred payment L/C):
Là loại không hủy bỏ trong đó ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng xác nhận cam
kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần( trả chậm) trong thời hạn qui định.
1.1.5 Nguyên tắc cơ bản khi viết giấy yêu cầu mở L/C
Viết giấy yêu cầu mở L/C để gửi đến NH là một khâu quan trọng của phương thức
tín dụng chứng từ vì chỉ trên cơ sở của giấy này NH mới có căn cứ để mở thư tín
dụng cho người XK hưởng lợi và sau đó người XK mới giao hàng. Về mặt pháp lý,
giấy yêu cầu mở L/C là một khế ước dân sự, vì vậy nội dung của chứng từ này phải
đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, tránh những sơ suất gây ra hiểu nhầm, lẫn lộn
quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Theo quy định của NH Ngoại thương vn, người xin mở L/C của nước ta phải: viết
giấy xin mở tín dụng khoản NK theo mẫu in sẵn của NH. Sau đó điền vào những
nội dung cần thiết.
Giám đốc các đơn vị xin mở L/C phải ký vào giấy yêu cầu mở. Nếu ủy quyền phải
tuân theo quy định ủy quyền hiện hành ở nước ta.
Các đơn vị xin mở L/C phải làm 2 bản giấy yêu cầu mở tín dụng, cùng với giấy

này đơn vị NK phải có ủy nhiệm chi: 1 để trả lãi lệ phí mở L/C, 1 để ký quỹ mở
L/C.
Nếu NH đồng ý mở L/C cho đơn vị xin mở L/C thì giám đốc NH phải ký vào góc
trái cuối cùng của giấy xin mở L/C và ghi rõ số hiệu L/C đã mở, ngày mở L/C ở
bên cạnh chữ ký của giảm đốc NH.
Như vậy, giấy yêu cầu mở tín dụng NK này đã trở thanh khế ước dân sư 2 bên, cụ
thể nó được xem như 1 dạng HĐ đặc biệt giữa người xin mở L/C và NH.
1.1.6 Cơ sở viết giấy yêu cầu mở L/C.
Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán khá phức tạp đòi hỏi các bên liên
quan tham gia phải am hiểu thủ tục chuyên môn. Có thể nói người NK là người
khởi đầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau khi 2 bên ký HĐNT.
Ở giai đoạn này căn cứ vào HĐNT đã ký kết nhà NK sẽ lập giấy đề nghị mở L/C,
nhà NK cần lưu ý:
Đơn vị mình có đủ điều kiện để NH mở L/C hay không, nếu không phải ủy thác
cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C.
Những điều khoản của HĐNT có đủ cơ sở ràng buộc người XK nhằm bảo vệ
quyền lợi của mình hay chưa.
- Điều kiện của người xin mở:
+ Giấy phép kinh doanh XNK trực tiếp, nếu không đơn vị phải ủy thác việc mở
L/C qua đơn vị khác và chịu chi phí ủy thác.
+ Có giấy phép NK hàng hóa
+ Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến NH.
+ Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của NH.
- Ký quỹ theo yêu cầu:
Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, NH thường yêu cầu đơn vị xin
mở L/C thực hiện ký quỹ số tiền ký quỹ vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi
để dành cho việc thanh toán L/C. Số tiền ít hay nhiều phụ thuộc vào quan hệ của
đơn vị với NH, tinh hình tài chính của NHNK, khả năng tiêu thụ lô hàng.
- Lập giấy đề nghị xin mở L/C:
Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào các điều khoản thỏa thuận trong HĐNT,

có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng.
1.2 Viết giấy đề nghị xin mở L/C.
Căn cứ vào hợp đồng số 04/160-SOPC20 đã được kí kết vào ngày 10-7-2013,
giữa công ty DLVUTOHO TRADING CO., LTD (Việt Nam) với công ty
VITORIA TRADING CO., LTD (USA),công ty DLVUTOHO TRADING CO.,
LTD viết giấy đề nghị Ngân hàng Thương mại mở L/C. Nội dung hợp đồng và
giấy đề nghị như sau: (cuối chương)
1.3 Giải thích cách viết giấy đề nghị xin mở L/C.
- Phần kính gửi ghi: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) – Chi
nhánh Hải Phòng
Trong hợp đồng không quy định ngân hàng mở nên nhà nhập khẩu là công ty
DIVUTOHO chọn ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; đây là ngân hàng có uy tín,
kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, đồng thời giữa công ty và ngân
hàng đã có mối quan hệ hợp tác lâu năm với doanh nghiệp.
- Trong ô Type of credit : Doanh nghiệp lựa chọn mở thư tín dụng bằng điện (T/T)
và thêm phần IRREVOCABLE vì trên mẫu không có lựa chọn này
Vì trong điều khoản 7 (payment) của hợp đồng quy định “Payment by irrevocable
L/C at sight advising through MAHATAN BANK favouring VICTORIA
negotiable with any bank in USA”
- Trong ô Expiry date ghi:
“November 26
th
2013 in USA ” hoặc “ 21 days after the date of shipment”
Phần này ghi ngày và nơi hết hạn của L/C. Do thời hạn gửi hàng trong hợp đồng
quy định ngày giao hàng cuối cùng là 1/10/2013 “Latest date of shipment: Nov.1
st
2013. Do đó, thời hạn hiệu lực của cần được kéo dài ít nhất đến hết ngày
26/11/2013 để nếu chứng từ có sai sót, người xuất khẩu vẫn có đủ thời gian để sửa
lại.
- Ô (50) Applicant ghi: DLVUTOHO TRADING CO., LTD

Add: 456 Lach Tray Street Hai Phong, Viet Nam
Tel: 084-31-826395
Fax: 084-31-593628
Vì đây là tên và địa chỉ của người nhập khẩu trong hợp đồng. Khi thanh toán bằng
L/C, người nhập khẩu là người viết giấy xin mở tín dụng thư.
- Ô (59) Benificiary ghi: VICTORIA TRADING CO., LTD
Add: 123 CARMENT Str., USA
Tel: 123456
Vì đây là tên và địa chỉ của người hưởng lợi (người xuất khẩu) trong hợp đồng
mua bán và theo điều khoản 7 “Payment by irrevocable L/C at sight advising
through MAHATAN BANK favouring VICTORIA negotiable with any bank in
USA”
- Ô(57D) Advising bank ghi: MAHATAN BANK.
Vì Ngân hàng này được chỉ định trong điều khoản 7 của hợp đồng.
- Ô (32B) Currency, amount in figure and word ghi: About 412,500.0 USD (US
Dollars Four Hundred Twelve Thousand Five Hundred).
Vì đây là số tiền mà người nhập khẩu phải thanh toán cho người hưởng lợi được
quy định trong hợp đồng tại điều khoản 1 “Total value USD 412,500.0”. Số tiền
ghi như trên được hiểu là có thể tăng giảm 10% tuỳ theo số lượng hàng thực giao
theo quy định.
- Trong ô(41D) Credit is available with : chọn “by sight payment” do điều khoản
7 (payment) của hợp đồng quy định “Payment by irrevocable L/C at sight …”
- Ô (43P)- Partial shipment: not allowed
Trong hợp đồng không quy định việc giao hàng từng phần có được phép hay
không, song do khối lượng hàng vận chuyển là 1500 tấn phân đạm, thì nên giao
hàng một lần. Nếu giao hàng nhiều lần sẽ tốn kém thời gian và chi phí cho doanh
nghiệp. Vì vậy nên quy định giao hàng từng phần không được cho phép.
- Trong ô(43T) Transhipment: chọn "allowed".
Điều này có nghĩa là được phép truyển tải, vì từ cảng Boston, USA về cảng Hải
Phòng Việt Nam là 11.340 hải lý, quãng đường khá xa, mặt khác đây không phải

loại hàng dễ đổ vỡ nên quy định cho phép chuyển tải là hợp lý.
- Ô (44A) shipment from: Boston, USA
Vì hàng được xuất khẩu từ Mỹ và công ty xuất khẩu lựa chọn xuất khẩu từ cảng
này.
- Ô ( 44B) shipment to: Hai Phong, Vietnam.
Vì công ty nhập khẩu lựa chọn cảng này, điều này thể hiện trong điều khoản 1
trong hợp đồng.
- Ô (44C) latest shipment date: On Now. 1
st
2013. Đây là thời hạn cuối cùng của
việc giao hàng được quy định theo điều 6 của hợp đồng mua bán “Shipment: Now.
1
st
2013”
- Ô “Description of goods”:
Commodity: Fertilizer
Origin: United States American
Quantity: 1,500 MTS, (+/-10%) seller’s option
Specification:
Property Unit Spec.
Moisture % Max 7
Nitrogen % Min 46
Other material % Max 5
Packing: new sacks filled to approx. 100kgs Net WT
Marking: UREA
Net weight: 100kg
Ghi như vậy dựa trên điều 1, 2,3,4 của hợp đồng mua bán.
- Ô (46A) Documents required: Căn cứ theo điều 8 của hợp đồng ta có danh sách
các chứng từ được yêu cầu.
- Sale invoice issued by the Seller in triplicate.

- 2/3 Original Clean Bill of Lading made out to oder of Issuing Bank. Marked
“Freight prepaid”, notify to applicant. Charter party B/L is acceptable
- Packing list in triplicate (originals)
- Certificate of origin issued by the manufacture ( originals)
- Certificate of quality and quantity issued by the manufacture
- Seller’s certificate certifying that one original B/L plus two copies of the above
mentioned documents have been sent to the Buyer by courier service within five
working days after B/L date.
- Third party documents acceptable.
- (47A): Additional condition
Yêu cầu tất cả các chứng từ đều phải ghi số L/C.
(71B)- Charges: Quy định về các chi phí phát sinh khác
- All charges outside Vietnam are for account of Benificiary : mọi chi phí phát
sinh ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam do bên hưởng lợi tức là bên phía người xuất
khẩu chịu.
Trong hợp đồng không qui định rõ, hai bên có thể có những thỏa thuận khác. Tuy
nhiên theo thông lệ thì chi phí phát sinh ở nước nào thì bên đó chịu.
- Confirming charges are for account of ( for confirmed L/C) Benificiary: chi
phí xác nhận chi tài khoản( cho xác nhận L/C) do bên hưởng lợi tức là bên phía
người xuất khẩu chịu.
- Handing fee is for account of Benificiary : các chi phí liên quan đến việc xử lý
cho tài khoản do bên người xuất khẩu chịu.
- (48) Period for presentation: Document to be presented within 7 days after
the date of issuance the transport documents but within validity of the credit.
Được hiểu là chứng từ được xuất trình trong vòng 7 ngày sau ngày chuyển bộ
chứng từ nhưng vẫn trong thời gian hiệu lực của L/C.
Vì trong hợp đồng quy định L/C phải được mở trong vòng 7 ngày kể từ sau
ngày kí hợp đồng “This L/C shall be openned within 7 day after signing this
contract”, vì vậy chứng từ cũng được xuất trình trong khoảng thời gian này để đủ
thời gian ngân hàng kiểm tra và xem xét.

Cam kết của đơn vị yêu cẩu phát hành L/C:
Đây là cam kết của bên người nhập khẩu nên chủ thể chủ yếu của cam kết này là
người nhập khẩu – công ty DIvutoho và bên phía ngân hàng- ngân hàng
Vietcombank.
Điều 1: Chính là cam kết từ nhà nhập khẩu với bên ngân hàng phát hành L/C
về việc đảm bảo việc chuyển tiền để ngân hàng Vietcombanh thanh toán cho người
thụ hưởng theo đúng thỏa thuận.
Điều 2: Là cam kết của bên công ty nhập khẩu về việc nộp đủ tiền ký quỹ
cũng như các chi phí phát sinh liên quan quá trình thanh toán trong mọi trường
hợp.
Điều 3: Khi ngân hàng VIETCOMBANK nhận được điện đòi tiền hoặc khi bộ
chứng từ đầy đủ và phù hợp thì ngân hàng đươc quyền tự động trích tiền thanh
toán cho người thụ hưởng mà không cần phải chờ sự chấp nhận của bên phía người
nhập khẩu.
Điều 4: Trong trường hợp bên phía người nhập khẩu không có khả năng thanh
toán cho ngân hàng VIETCOMBANK, ngân hàng được quyền giữ các chứng từ
hàng hóa hoặc có thể bán một phần hay toàn bộ tài sản mà người nhập khẩu đã thế
chấp mà không cần thông báo. Nếu số tiền thu được do bán tài sản không đủ thì
bên phía người nhập khẩu chịu trách nhiệm thanh toán nốt phần còn lại
Điều 5: Cam kết của người nhập khẩu về hàng hóa được nhập theo đúng yêu
cầu của luật pháp và các giấy tờ đầy đủ hợp pháp để nhận hàng.
Điều 6: Người nhập khẩu không được quy trách nhiệm cho ngân hàng bởi
ngân hàng chỉ là bên giúp người nhập khẩu thanh toán cho bên hưởng lợi chứ
không chịu trách nhiệm trong việc mua bán hàng hóa của 2 bên.
Điều 7: điều khoản liên quan tới chứng từ bảo hiểm hàng hóa
- Lô hàng nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo qui định của hợp đồng mua bán:
chứng từ bảo hiểm do bên người xuất khẩu cung cấp cho người nhập khẩu.
- Người nhập khẩu nộp đơn bảo hiểm cho ngân hàng trước khi ngân hàng phát
hành L/C.
Điều 8: Yêu cầu về việc xuất trình tờ khai Hải quan: xuất trình bản

gốc hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính của công ty sau 5 ngày làm kể
từ ngày hoàn tất thủ tục hải quan.
Điều 9: cam kết của công ty về việc mua ngoại tệ của ngân hàng theo
giá giao ngay hoặc kỳ hạn tùy theo thời điểm ký quỹ L./C, thanh toán L/C và
cam kết sử dụng ngoại tệ đúng mục đích.
Điều 10: bên phía người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm với
các chỉ thị trong Giấy đề nghị phát hành thưu tín dụng cũng như các chi phí,
thiệt hại và tranh chấp, rủi ro cho ngân hàng phát sinh từ việc ngân hàng
phát hành L/C theo chỉ thị của người nhập khẩu.
Điều 11: biện pháp đảm bảo cho việc Ngân hàng VIETCOMBANK
bảo lãnh phát hành L/C
Thông thường % ký quỹ trị giá L/C nằm trong khoảng từ 0% - 100%
con số này tùy thuộc vào mối quan hệ giữa bên người yêu cầu mở L/C và
bên ngân hàng.
Phần trăm ký quỹ giữa người nhập khẩu và ngân hàng Vietcombank
thỏa thuận là 25% do những lý do sau:
- Do doanh nghiệp có uy tín trong việc thanh toán với ngân hàng trong suốt thời
gian qua thể hiện qua việc công ty cổ phần Bích Phượng luôn chủ động trong
việc thanh toán cho ngân hàng, đúng thời gian theo thỏa thuận.
- Giữa doanh nghiệp và ngân hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài và có uy tín.
- Ngân hàng xét thấy tính khả thi trong phương án kinh doanh nhập khẩu mặt
hàng nguyên liệu da sẽ giúp cho công ty sản xuất được đảm bảo mang lại hiệu
quả kinh tế cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là hoàn toàn có khả
năng.
Tín dụng này áp dụng Các Quy tắc và Thực hành Thống nhất về tín
dụng chứng từ ấn bản số 600 do Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành và
các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan.
Ngày viết giấy yêu cầu mở L/C là ngày 9 tháng 9 năm 2014
PHẦN 2: LẬP BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN THEO YÊU CẦU
CỦA L/C

1.1. Cơ sở lý luận của việc lập bộ chứng từ thanh toán cho L/C.
1.1.1. Vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán
Bộ chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình là một nội dung quan trọng
và then chốt của L/C. Các chứng từ đó là bằng chứng của người xuất khẩu chứng
minh rằng người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo đúng thỏa thuận
của hợp đồng và làm đúng theo những yêu cầu trong L/C. Do vậy đây là căn cứ
quan trọng để ngân hàng phát hành L/C dựa vào đó để tiến hành thanh toán cho
người hưởng lợi nếu bộ chứng từ phù hợp, ngược lại ngân hàng sẽ không chấp
nhận thanh toán và trả lại bộ chứng từ cho bên người xuất khẩu.
1.1.2. Tìm hiểu một số chứng từ chủ yếu trong bộ thanh toán
1. Vận đơn đường biển (Bill of Loading- B/L)
a) Khái niệm
Vận đơn đường biển là một loại chứng từ mà nó là bằng chứng cho một hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chịu trách nhiệm hoặc chất hàng lên
tàu bởi người chuyên chở, và theo đó người chuyên chở giao hàng hóa cho người
nào xuất trình được vận đơn. Một quy định trong vận đơn là hàng hóa được giao
theo lệnh của một người được chỉ định, hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người
nắm giữ vận đơn, hoặc theo lệnh của người này giao cho người khác.
b) Các chức năng của B/L
- Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển;
- Là giấy chứng nhận về tình trạng bề ngoài của bao bì đóng gói hàng hóa có
đủ
khả năng đi biển được xếp trên con tàu đó được thể hiện qua các mặt:
+ Giấy chứng nhận về số lượng hàng mà tàu thực tế đã nhận;
+ Giấy chứng nhận về tình trạng bề ngoài của bao bì đóng gói hàng hóa
có đủ khả năng đi biển đuơcj xếp trên con tàu đó;
+ Giấy chứng nhận về kí hiệu, mác mã ghi trên con tàu đó.
- Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa.
Người nào nằm giữ được B/L gốc người đó được quyền định đoạt đối với
hàng hóa đang được vận chuyển trên còn tàu đó và có khả năng chuyển

nhượng B/L nếu B/L được ký hậu.
c) Phân loại B/L
• Theo tình trang xếp hàng lên tàu gồm:
+ Vận đơn để xếp( Reciceved of Shipment B/L): là chứng từ người chuyên
chở đã xác nhận lô hàng để xếp lên tàu có tên ghi trên vận đơn. Trong kinh
doanh loại này có giá trị không chắc chắn và thường không được dùng để
thanh toán trừ khi hai bên có thỏa thuận
+ Vận đơn đã xếp hàng ( Shipped on board B/L): là vận đơn chỉ được cấp khi
hàng hóa thực sự được xếp trên tàu theo đúng chỉ dẫn của người chuyên chở.
Trong thư tín dụng, ngưới mua thưởng yêu cầu ngưới bán xuất trình loại B/L
này, ngoài ra còn đòi hỏi B/L phải ghi rõ “ clean on board” có nghĩa là vận
đơn hoàn hảo đã xếp hàng lên tàu.
• Theo cách tiến hành chuyên chở gồm:
+ Vận đơn đi thẳng ( Direct B/L): là loại vận đơn được người vận chuyển cấp
cho lô hàng đi thẳng từ cảng bôc hàng đến cảng dỡ hàng, còn được gọi là vận
đơn từ cảng đến cảng( port to port) không chuyển tải qua bất kỳ một cảng trung
gian nào và nó thường được vận chuyển trên một con tàu của một hang cụ thể.
Trong thuê tàu thường sử dụng vận đơn này.
+ Vận đơn đi suốt( Thought B/L): thường đươc cấp cho một lô hàng được
chuyên chở qua nhiều công đoạn khác nhau, mỗi người chuyên chở đảm nhận
một công đoạn và hàng có thể được chuyển tải từ phương tiện vận tải của hàng
này sang hãng khác. Vận đơn này được sử dụng để xác định trách nhiệm của
từng hang vận chuyển trong môic công đoạn khác nhau khi xảy ra tổn thất hoặc
hư hại đối với hàng hóa.
• Theo cách chuyển nhượng của vận đơn
+ Vận đơn đích danh( Straight B/L): là loại vận đơn ghi đích danh tên người
nhận và chỉ có tên trên B/L mới có quyển nhận hàng hợp pháp. Loại B/L
này không chuyển nhượng được bằng ký hậu. Nếu muốn chuyển nhượng
thì phải sang tên người sở hữu theo quy định của pháp luật.
+ Vận đơn vô danh( To bearers): Là loại mà trên nó không chỉ định tên người

nhận hàng, người nào nắm giữ được vận đơn hợp pháp và xuất trình cho
người chuyên chở đúng hạn thì được nhận hàng.
+ Vận đơn theo lệnh( To order): là loại vận đơn mà trong đó ô người nhận
hàng( Consignee) ghi theo lệnh của hoặc là người gửi (Shipper), loại này
thì phải có ký hậu để trống, hoặc là người nhận( Consignee) hoặc là ngân
hàng phát hành L/C( Name of issuing bank). Nếu B/L chỉ ghi “to order” thì
vận đơn đó được hiểu là theo lệnh của chủ hàng. Loại vận đơn này có thể
được chuyển nhượng bằng cách ký hậu và trong giao dịch thương mại loại
này được sử dụng phổ biến.
• Theo cách ghi chú trên vận đơn
+ Vận đơn hoàn hào( Clean B/L): là vận đơn mà trong đó người chuyên chở
không có ghi chú bất cứ điều gì về tình trạng hàng hóa mà nó có thể gấy nên
bất lợi cho người gửi hàng. Nếu có ghi chú thì những ghi chú đó không có
ảnh hưởng đến tình trạng hàng hóa
+ Vận đơn không hoàn hảo( Unclear B/L): là loại B/L mà trong đó người
chuyên chở ghi chú hoặc nhận xét về tình trạng bề ngoài của hàng hóa trong
tình trạng xấu hoặc không đảm bảo khả năng đi biển.
• Theo mẫu
+ Theo mẫu của BIMCO ví dụ như: Multidoc 95, Conbiconbill 95,
Scanconbill 93.
+ Theo mẫu của FIATA: đây là mẫu do FIATA soanh thảo và được thành
viên của FIATA sử dụng chủ yếu trong vận tải đa phương thức.
2. Hóa đơn thương mại ( Invoice)
a) Khái niệm
Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản trong các chứng từ hàng hóa. Hóa đơn
thương mại do người xuất khẩu phát hành xuất trình cho người nhập khẩu để
chứng minh thật dự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng. Hóa đơn thương mại là cơ sở để người xuất khẩu yêu cầu người mua
thanh toán số tiền hàng theo các điều kiện đã ghi cụ thể trên hóa đơn. Trong hóa
đơn phải nêu được dặc điểm của hàng hóa, đơn giám tổng giá trị, điều kiện cơ sở

giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải….
Hóa đơn thương mại thường được lập thánh nhiều bản, để xuất trình để đòi tiền
ngân hàng, xuất trình cho cơ quan hải quan để tính thuế,….
b) Chức năng của hóa đơn thương mại
- Trong thanh toán hóa đơn thương mại có vai rò trung tâm trong bộ chứng từ
thanh toán. Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thông qua hó
đơn người trả tiền có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của hối phiếu. nếu
số tiền ghi trên hối phiếu không đúng thì hóa đơn có tác dụng thay thế hối
phiếu, làm cở sở cho việc đòi trả tiền.
- Trong nghiệp vụ tín dụng hóa đơn với chữ kí chấp nhận trả tiền của người mua
có thể làm vai trò của một chứng từ đảm bảo vay mượn.
- Hóa đơn cung cấp những chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc thống kê, dối
chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng.
c) Phân loại hóa đơn
Gồm 2 dạng : - Proforma Invoice (Hoá đơn chiếu lệ)
- Commercial invoice( hóa đơn thương mại
3. Hối phiếu (B/E)
a) Khái niệm
B/E là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho một
người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày nhất định cụ
thể hoặc đến một ngày có thể xác định được trong tương lai phải trả một số tiền
nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh người này trả cho người khác hoặc
trả cho người cầm phiếu.
Hối phiếu thương mại là một mệnh lệnh trả tiền vô điểu kiện một khoản tiền
nhất định do người bán( người xuất khẩu hoặc người cung ứng các dịch vụ) ký
phát để đòi tiền người mua( người nhập khẩu hay người sử dụng dịch vụ) yêu cầu
người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày nhất định cụ thể ghi trên phiếu
hoặc đến một ngày cụ thể có thể xác định được trong tương lai hoặc theo lệnh của
người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
b) Chức năng của hối phiếu

- Hối phiếu là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người
bán đòi tiền người mua và giúp người mua chuyển tiền trả nợ cho người bán.
- Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là một chứng từ có giá vì vậy
nó có thể được mua bán, thế chấp, cầm cố…
- Hối phiếu là một công cụ tín dụng: Vì hối phiếu là chứng từ có giá nên có
thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại,
tín dụng ngân hàng.
c) Phân loại hối phiếu
- Theo thời hạn trả tiền gồm 2 loại sau:
+ B/E trả tiền ngay: At sight Bill là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy người trả
tiền phải thanh toán ngay số tiền ghi trên phiếu cho người hưởng lợi.
+ Hối phiếu có kì hạn: Là loại phiếu chỉ được thanh toán sau một số ngày nhất
đinh kể từ ngày kí phát hoặc nhìn thấy phiếu.
- Theo chứng từ kèm theo. Gồm có 2 loại sau:
+ Hối phiếu trơn “CleanBill”: là loại hối phiếu mà việc thanh toán không kèm
theo điều kiện nào có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa hay không.
+ Hối phiếu kèm chứng từ “ Documentary B/L”: là loại phiếu khi gửi đến
người trả tiền có kèm theo các chứng từ về sở hữu hàng hóa. Nếu người trả
tiền thanh toán hoặc chấp nhậnt thanh toán thì ngân hàng mới trao chứng từ
để lấy hàng. Loại này có thể gồm một trong hai hối phiếu sau:
D/A: Documentary Againts Acceptance.
D/P: Documentary Againts Payment.
- Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng
+ B/E đích danh( Norminal Bill): là loại phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi.
Loại này không chuyển nhượng được.
+ B/E vô danh( None norminal bill): trả cho người cầm phiếu “ Bearer Bill”.
Trên phiếu không ghi tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người cầm
phiếu “ Pay to the bearer” hoặc không ghi gì, ai là người cầm hối phiếu thì
người đó được hưởng lợi.
+ B/E theo lệnh ( Order Bill): là loại ghi rõ trả tiền của người hưởng lợi “

Pay to the order of ”. Loại này có thể chuyển nhượng được bằng thủ tục
kí hậu.
- Căn cứ vào người kí phát hối phiếu
+ Hối phiếu thương mại( Commercial Draft): loại này thường do người
bán ký;
+ Hối phiếu dân sự( Civil Draft);
+ Hối phiếu ngân hàng( Bank Draft).
4. Chứng từ bảo hiểm ( Insurance)
a) Khái niệm
Là chứng từ người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức
hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết mối quan hệ giữa các tổ chức
bảo hiểm và người được bảo hiểm. trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận
bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số
tiền nhất định là phí bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được sử dụng là: đơn bảo hiểm và giấy chứng
nhận bảo hiểm.
b) Chức năng của chứng từ bảo hiểm
- Chứng từ bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, qui định trách
nhiệm và quyền lợi của người bảo hiểm ( Insurer) và người được bảo hiểm
(Insured).
- Chứng từ bảo hiểm có giá trị lưu thông và chuyển nhượng. người được bảo
hiểm có thể chuyển nhượng quyền đòi bồi thường bảo hiểm cho người khác
bằng cách kí hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm.
c) Phân lọai chứng từ bảo hiểm
Chứng nhận bảo hiểm gồm 3 loại sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm( Insurance Certificate);
- Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy, Floating Policy, Open Cover);
- Đơn bảo hiểm ( Insurance Policy);
- Phiếu bảo hiểm( Cover Note).

5. Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
a) Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): là văn bản chứng minh xuất xứ
của hàng hóa.
Xuất xứ của hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ
hàng hóa hoặc nơi thực hiện các côn đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng
hóa do nhiều nước và vùng lãnh thổ tham gia sản xuất.
b) Ý nghĩa của C/O
- Dùng để chứng minh xuất xứ hàng hóa được mua bán trong ngoại thương.
- Tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi và hưởng quyền
lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu.
- Kết hợp với mã số thuế để xác định mức thuế suất của hàng hóa.
- Là chứng từ có thể được yêu cầu xuất trình để thanh toán.
c) Phân loại C/O
 Các mẫu C/O ưu đãi thông dụng ở Việt Nam bao gồm:
- C/O mẫu A: Cấp cho sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước,
vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
- C/O mẫu D: Cấp cho sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên ASEAN.
- C/O mẫu E: Cấp cho các sản phẩm mua bán giữa thành viên các nước
ASEAN và Trung Quốc.
- C/O mẫu AK: cấp cho các sản phẩm mau bán giữa các nước thành viên
ASEAN và Hàn Quốc.
- C/O mẫu AANZ: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên
ASEAN – ÚC- New Zeland.
- C/O mẫu AI: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước thành viên
ASEAN và Ấn Độ.
- C/O mẫu AJ: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa ASEAN và Nhật Bản.
- C/O mẫu VJ/JV: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa hai nước Việt Nam
và Nhật Bản.
- C/O mẫu S- Lào: cấp để thực hiện Bản Thỏa thuận giữa bộ công thương

nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bộ công thương nước cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào về qui tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng
được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam- Lào.
- C/O mẫu S do Campuchia cấp- mẫu C/O mẫu X do Việt Nam cấp.
 Mẫu C/O thông thường
- C/O mẫu B: cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường
hợp thông thường hay không đủ tiêu chuẩn xuất xứ để áp dụng chế độ ưu đãi
GSP.
- C/O mẫu ICO: cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam đến các
nước thuộc tổ chức cà phê thế giới thường được cấp kèm theo C/O mẫu A
hoặc C/O mẫu B.
- C/O mẫu DA59: cấp cho hàng hó xuất khẩu đi Nam Phi.
- C/O cho hàng xuất khẩu đi Thổ Nhĩ Kỳ.
- Mẫu C/O THổ NhĨ Kỳ; mẫu C/O Venezuela.
2.2. Đề nghị sửa L/C cho phù hợp
(1) Trường 32B: số tiền và đơn vị tiền tệ phải được ghi chính xác, rõ ràng theo
đúng quy định
VD: USD 175,500,000.00
(2) Trường 41D: nên được sửa như sau:

×