Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Tổng hợp 22 đề thi học kì II môn ngữ Văn 7 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.33 KB, 33 trang )

Đề 1
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn - Lớp 7
Phần I: Văn - Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1 (2điểm):
Em hãy nêu tên các văn bản nhật dụng đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nội
dung chính của các văn bản này tập trung vào những vấn đề gì ?
Câu 2: ( 2điểm ):
Xác định và gọi tên trạng ngữ trong đoạn văn sau:
a. “ Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non
vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài
đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố
bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu, mà người
ta gọi là loài chim giang hồ ”.
(Nguyễn Quỳnh)
b. “ Vì tương lai, các em cố gắng học tốt ”.
Phần II: Tập làm văn (6 điểm) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-Nin:
"Học, học nữa, học mãi"
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Phần I: Văn – Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1: (2 điểm):
- HS nêu được 4 văn bản nhật dụng: Cổng trường mở ra (của Lý Lan), Mẹ tôi (trích những
tấm lòng cao cả của Ét- môn-đô đơ A- mi- xi), Ca Huế trên sông Hương (của Hà Anh Minh),
Cuộc chia tay của những con búp bê (của Khánh Hoài). (1điểm)
- Nội dung chính của các văn bản nhật dụng này tập trung vào các vấn đề: Quyền trẻ em,
nhà trường, phụ nữ và văn hóa giáo dục. (1điểm)
Câu 2: ( 2 điểm ): Xác định đúng trạng ngữ và gọi tên trạng ngữ:
a. - Những buổi sáng: Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,5 điểm)
- Thỉnh thoảng: Trạng ngữ chỉ thời gian (0,5 điểm)
- Từ chân trời phía xa: Trạng ngữ chỉ nơi chốn. (0,5 điểm)
b. Vì tương lai: Trạng ngữ chỉ mục đích. (0,5 điểm)


Phần II: TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến nay.
Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức được tầm
wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th` khuyên cán bộ
và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của
nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để hiểu
rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là khuyên
chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài
XH…
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay.
bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong
chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại
có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì
thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của
nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt
đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định này cũng
đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng
ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như câu nói
nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or:
“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or
câu của bác hồ :
“học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của lê-nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.

Nhưng thật đáng tiếc là có những ng` làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là
trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn,
dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được = cấp mà ko
chịu típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên
bảo tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần fải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói cũng
là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi đạt kết
quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành
ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với
hành, học ở nhà trường, học ngoài XH
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, (or tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là
kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày
càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở
nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm
năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân dân
ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến
trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền kinh
tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì mới
mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông dân
có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của
thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin.
2
Đề kiểm tra học kì II - Môn : Ngữ văn - lớp 7
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)

So sánh hai câu tục ngữ sau:
"Không thầy đố mày làm nên " và " Học thầy không tày học bạn ".
Nội dung ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ?
Vì sao?
Câu 2: (1 điểm)
Câu văn sau dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu trong trờng hợp nào? Hãy chỉ rõ.
Chiếc đồng hồ này kim giây đã bị gãy.
Câu 3 : ( 2 điểm)
Xác định và nêu mục đích của việc thêm trạng ngữ cho câu trong những ví dụ sau:
1. Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta hãy phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt.
2. Vì sơng mù, máy bay không thể cất cánh theo lịch trình đợc .
3. Dới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, ngời dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng,
khai hoang.

Câu 4 : (5, 5điểm)
Nhận xét về ca dao Việt Nam có ý kiến cho rằng :
"Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình đằm thằm, tình yêu quê hơng đất nớc tha
thiết." Bằng sự hiểu biết của em về những bài ca dao đã học, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
Hớng dẫn chấm kiểm tra học kì II
Môn : Ngữ văn - lớp 7

Câu 1: (1,5 điểm)
- Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau
(0, 5đ)
Vì: - Câu thứ nhất: đề cao vai trò của ngời thầy, nhắc nhở mọi ngời về lòng kính trọng biết ơn
thầy. (Thầy là ngời đi trớc có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo
đức . Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của ngời thầy . )
(0, 5đ)
- Câu thứ hai : Nhắc nhở mọi ngời cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: bạn bè đồng trang lứa

nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt. (0, 5đ)
Câu 2: (1 điểm)
- Dùng cụm chủ - vị để mở rộng phần vị ngữ (0, 5đ)
- Cụm chủ - vị : kim giây đã bị gãy (0, 5đ)
Câu 3 : (2 điểm)
- Mỗi VD xác định đúng trạng ngữ đợc 0,25đ và mục đích đợc 0,25 đ
VD Trạng ngữ Mục đích
1
Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Chỉ mục đích
2
Vì sơng mù
chỉ nguyên nhân
3
Dới bóng tre xanh
đã từ lâu đời
chỉ nơi chốn
chỉ thời gian
Câu 4 : (5,5điểm)
Đảm bảo các yêu cầu sau:
A Hình thức:
- Kiểu bài nghị luận chứng minh
- Bố cục rõ ràng . Trình bày khoa học, sạch sẽ .
- Các ý sắp xếp hợp lí theo luận điểm. Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hành văn trong sáng.
Dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, chính xác, toàn diện
B. Nội dung:
Luận điểm 1: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình đằm thắm:
- Ca ngợi công lao to lớn nh trời biển của cha mẹ và lời nhắc nhở về lòng hiếu kính của con
cái (d/c)
- Niềm thơng nhớ những ngời ruột thịt thân yêu : ông bà, cha mẹ (d/c)

- Thể hiện tình anh em ruột thịt gắn bó yêu thơng (d/c)
Luận điểm 2: Ca dao là tiếng nói của tình yêu quê h ơng đất n ớc tha thiết
- Thể hiện tình yêu và niềm tự hào về non sông gấm vóc củaTổ quốc mình (d/c)
-Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, ca ngợi bàn tay tài hoa
của cha ông ta trong sự nghiệp dựng xây quê hơng, đất nớc (d/c)
- Ca ngợi và tự hào về vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của quê hơng (d/c)
*Biểu điểm:
- Điểm 5,5 : Thực hiện tốt những yêu cầu nêu trên, trình bày sạch đẹp, diễn đạt tốt.
- Điểm 3 - 4: Đạt đợc cơ bản những yêu cầu trên nhng còn mắc một vài lỗi diễn đạt, chính tả.
- Điểm 0- 2: Tùy theo mức độ đáp ứng yêu về nội dung và hình thức trong bài viết của HS giáo
viên chấm điểm cho phù hợp.
*L u ý:
- GV căn cứ vào khung điểm, thực tế chất lợng và sự sáng tạo trong bài làm của HS để chấm điểm cho phù
hợp.
Đề 3
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN. LỚP 7
Họ và tên:……………………………………Lớp 7…
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ RA:
Câu 1: ( 1điểm ). Trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II, em đã được học các tác phẩm nghị
luận nào ? Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm đó ?

Câu 2: ( 1 điểm ). Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt? Chúng được sử dụng
nhằm mục đích gì?
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc.
Và xóc.
( Trần Cừ )
Câu 3: ( 1điểm ). Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau đây :
Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng

gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.
( Nguyễn Thế Hội )
Câu 4 ( 7 điểm ).
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao sau:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Câu I/ Kể đúng tên tác phẩm, tác giả (0.25 đ)
Bài - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai).
- Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)
- Ý nghĩa của văn chương (Hoài Thanh).
Câu II / ( 1điểm ) Nêu đúng mỗi câu đặc biệt và tác dụng 0.5 đ
Đoạn văn có hai câu đặc biệt
Và lắc . Và xóc dùng để liệt kê các hiện tượng gắn với hành trình của chiếc xe.
Câu III/ ( 1điểm)
- Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê
phức tạp.
Câu VI/ (7 điểm)
1. Yêu cầu chung :
Học sinh viết đúng thể loại lập luận giải thích.
Bố cục rõ ràng, giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa sâu xa.
Nhiễu điều là gì? Giá gương là gì. Hai vật này nếu để riêng lẻ sẽ không có gì đặc sắc, nhưng
khi đem nhiễu điều phủ lên giá gương sẽ tạo nên cảnh tượng rực rỡ uy nghiêm_ có ý nghĩa bảo vệ,
yêu thương.
Từ hai hình ảnh đó, nhân dân ta muốn nêu bật một lời khuyên: “Người trong một nước phải
thương nhau cùng”.
Lời khuyên cùng chung một nước có cùng nguồn gốc lịch sử, cùng một thứ tiếng mẹ đẻ_
phải đoàn kết gắn bó với nhau.
Lấy dẫn chứng bài học yêu thương đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ta qua từng thời kỳ lịch

sử.
BIỂU ĐIỂM
Điểm 6,7: Bài làm hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, đủ nội dung trên.
Điểm 4, 5: Bài làm hoàn chỉnh, nêu rõ nội dung nhưng diễn đạt chưa thật trôi chảy.
Điểm 2, 3: Bài viết phần nào nêu được nội dung nhưng dùng từ chưa thật chọn lọc, thiếu liên kết.
Điểm 1: bài viết sơ sài chưa rõ ý, bố cục chưa rõ ràng sai nhiều lỗi chính tả , ngữ pháp.
Đề 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn:Văn 7
Năm học :2008-2009
Câu 1:(1đ)
Thế nào là rút gọn câu?
Câu 2:(1đ)
Vì sao phải rút gọn câu?Cho ví dụ.
Câu 3:(1đ)
Theo Hoài Thanh,nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Câu 4:(2 đ)
Cảm nghĩ của em về Bác Hồ sau khi học xong bài“Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Câu 5:(5đ)
Hãy chứng minh câu tục ngữ: “có công mài sắt có ngày nên kim”.

ĐÁP ÁN
Câu 1:Khi nói hoặc viết,có thể lược bỏ một số thành phần của câu,tạo thành câu rút gọn.
Câu 2:Làm cho câu gọn hơn,thong tin được nhanh ,tránh lặp từ ngữ.
Ngụ ý hành động,đặc điểm nói trong câu là của cung của mọi người.
Vd:Bao giờ cậu đi Đà Nẵng?
-Mai.
Câu 3:Lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật,loài người.
Câu 4:Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.Cần nêu được các ý chính:
-Bác Hồ sống rất giản dị.

-Giản dị trong sinh nhật, lối sống,việc làm.
-Giản dị trong lời nói và bài viết.
-Bác sống giản dị về đời sống vật chất,phong phú đời sống tinh thần.
Câu 5:Làm đúng kiểu bài văn chứng minh.Trình bày đủ các phần theo bố cục của văn nghị luận.
a)Nêu được nội dung,ý nghĩa của câu tục ngữ nói về long kiên trì,nhẫn nại ,sự quyêt tâm,bền
chí sẽ đạt được kết quả tốt đẹp.
b)Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
c)Bất kì câu tục ngữ nào dù khó khăn đến đâu ,nếu biết kiên trì nhẫn nại thì sẽ thành công.
Biểu điểm:
-5 điểm:Bài mạch lạc,hành văn suôn sẻ.Đảm bảo các ý a,b,c.
-3,4 điểm:Bài viết nhìn chung diễn đạt rõ ý,tương đối mạch lạc-Đảm bảo ý a,b.
-1 điểm:Tản mạn, chưa rõ.
-0 điểm:lạc đề,chưa làm được gì?
Đề 5
Câu 1 ( 1đ )
Chép lại 4 câu tục ngữ về con người xã hội mà em yêu thích nhất ?
Câu 2 (2 đ )
Thế nào là câu đặc biệt ? Cho ví dụ minh hoạ .
Câu 3 (1đ )
Giá trị nghệ thuật truyện ngắn :Sống chết mặc bay - Của Phạm Duy Tốn
Câu 4 ( 6 đ)
Chứng minh nét đẹp văn hoá của con người và dân tộc việt nam qua câu tục ngữ :
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .

ĐÁP ÁN:
Câu 1 Viêt đúng 4 câu tục ngữ như sgk hoăc tìm hiểu ngoài sách (1 đ )
Câu 2 : Đúng khái niệm câu đặc biệt , cho ví dụ đúng (2 đ)
Câu 3 : Đ úng giá trị nghệ thuật : - Tương phản
-Tăng tốc
-Ngôn ngữ hơp tâm lí nhân vật

Câu 4 : Yêu cầu về nội dung : Đúng kiểu bài : Phép lập luận chứng minh

Yêu cầu về dàn bài chung :
a Mở bài : (1,5 đ) Giới thiệu được vấn đề chứng minh :Nét đẹp văn hoá của con
người và dân tộc
việt nam
b Thân bài : Dùng lí lẽ ,dẫn chứng chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
(3đ)
c Kết bài :- Khẳng định nét đẹp văn hoá của câu tục ngữ
- Nét đẹp này cần gìn giữ và phát triển (1,5điểm)
Đề 6
Phần 1: Văn - Tiếng Việt ( 4 điểm )
Bài 1 : 2 điểm
Chép nguyên văn 2 câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7. Em hiểu như
thế nào về 2 câu tục ngữ đó.
Bài 2 : 1điểm
Thế nào là rút gọn câu? Cho ví dụ .
Bài 3 : 1 điểm
Tìm cụm Chủ- Vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau.
Cho biết trong mỗi câu, cụm Chủ- Vị làm thành phần gì?
a) Cái bàn này chân đã gãy.
b) Câu chuyện ông kể rất hay.
Phần II: Tập làm văn ( 6 điểm)
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn coi trọng đạo lí làm người. Một trong những đạo lí đó
là lòng biết ơn. Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Em hãy chứng minh nhận định trên.
ĐÁP ÁN:
I. Văn- Tiếng Việt (4 điểm)
Câu 1 :( 2 điểm)
Chép đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm

Nêu nội dung đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
Câu 2: (1 điểm)
Nêu đúng khái niệm đạt 0,5 điểm
Cho ví dụ đúng đạt 0,5 điểm
Câu 3: a) Cái bàn này //chân/ đã gãy
c / v : Mở rộng thành phần vị ngữ
b) Câu chuyện ông /kể //rất hay : Mở rộng thành phần cụm từ( Cụm danh từ)
II.Tập làm văn:
*Yêu cầu:
- Thể loại: Phương pháp lập luận chứng minh.
- Vấn đề chứng minh: Lòng biết ơn, đó là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
- Lập luận trên cơ sở thời gian (xưa -> nay)
- Dẫn chứng dẫn chứng xác thực, rõ ràng, có tính thuyết phục cao.
*Biểu điểm:
- Điểm từ 5 đến 6: Đạt tất cả yêu cầu trên, bài viết mạch lạc, có sức thuyết phục cao.
- Điểm từ 3 đến 4: Đạt tương đối các yêu cầu trên, mắc từ 5 đến 7 lỗi chính tả diễn đạt.
- Điểm từ 2 đến 3: Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 đến 1 chưa hiểu đề.
Đề 7
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn Ngữ văn 7. Thời gian 90 phút
Câu 1 (1điểm ) :
Thế nào là tục ngữ ? Viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội.
Câu 2 (2 điểm) :
Tìm câu rút gọn trong bài ca dao sau và cho biết các thành phần được rút gọn, nêu tác dụng
của việc sử dụng câu rút gọn trong bài ?
(1) Con cò mà đi ăn đêm
(2) Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(3) Ông ơi, ông vớt tôi nao
(4) Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

(5) Có xáo thì xáo nước trong
(6) Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Câu 3 (2 điểm) :
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản : Sống chết mặc bay.
Câu 4 ( 5 điểm) : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Đáp án :
Câu 1 : Nêu chính xác theo định nghĩa SGK/3. Viết đúng 1 câu tục ngữ trong nội dụng con người và
xã hội.
- Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 2 :
- Câu (2), (5), (6) trong bài ca dao là câu rút gọn, lược bỏ thành phần chủ ngữ để làm cho bài
được ngắn gọn, đúng thể loại thơ lục bát, tránh lặp từ.
- Sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
Câu 3 :
Nội dung truyện lên án tố cáo tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bảy tỏ niềm cảm thương
trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ
cầm quyền.
Nghệ thuật : Lời văn cụ thể, sinh động.
Kết hợp phép tương phản và tăng cấp độc đáo.
- Sai 1 ý trừ 0,25 điểm.
Câu 4 : - Kiểu bài : Nghị luận chứng minh
- Yêu cầu : HS làm đúng các bước của bài nghị luận, lời văn chặt chẽ, sinh động, giàu dẫn
chứng.
MB : Nêu vai trò của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì trong đời sống.
TB : - Gỉai thích nghĩa của câu tục ngữ (đen, bóng).
- Ý chí, nghị lực, lòng kiên trì rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
- Lòng kiên trì và ý chí không được nuôi dưỡng thì làm việc gì cũng dễ chán nản, không hoàn
thành.
- Dẫn chứng : (những tấm gương thành công nhờ kiên trì và ý chí quyết tâm).

- Liên hệ bản thân.
KB : Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Dù xã hội có phát triển đến đâu đi nữa, mà bản thân mỗi người không tự tu dưỡng lòng kiên
trì, ý chí, nghị lực thì sẽ không có hoài bão, ước mơ và công việc không bao giờ hoàn thành dù là
nhỏ nhất.
Thang điểm :
- Điểm 5 : Đúng kiểu bài, lập luận, chặt chẽ, không sai chính tả
- Điểm 4 : Sai vào lỗi chính tả, lập luận khá.
- Điểm 3 : Trung bình, có nắm được kiểu bài, có lỗi chính tả, lập luận còn rối
không sâu.
- Điểm 1, 2 : Bài làm sơ sài, chưa rõ đề, nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng
ĐỀ 8
TỰ LUẬN. (10điểm )
Câu1(2điểm.)
Cho tình huống sau :
Có một bộ phim truyện rất hay , liên quan tới tác phẩm đang học ,cả lớp muốn đi xem tập thể .
Em thay mặt lớp viết một văn bản đề nghị với thầy (cô)giáo chủ nhiệm nguyện vọng trên .
Câu2 (3điểm) Viết một đoạn văn( khoảng 10 dòng )nói về chủ đề quê hương em biết sử dụng ba
biện pháp tu từ đã học vào đoạn văn đó ?
Câu 3( 5diểm)Em hãy chứng minh ca dao là tiếng nói tình cảm của con người Việt Nam .
ĐÁP ÁN -HƯỚNG DẪN CHẤM .
Câu 1.(2điểm)
Biết viết văn bản đề nghị :
Trình bày được các yêu cầu sau về nội dung :Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì .?(1điểm)
-Đáp ứng được các yêu càu về hình thức của văn bản đề nghị (cách trình bày các mục trong văn bản
, diễn đạt chữ viết ….(1điểm)
Câu 2(3điểm )
Biết viết đoạn văn nói về chủ đề quê hương mình .(0.5 .điểm)
-Biết sử dụng 3 biện pháp tu từ trong đoạn văn .(nhân hoá ,so sánh ,nói quá ………) (2điểm )

-Diễn đạt trôi chảy .(0.5điểm.)
Câu 3.(5điểm.)
a/Nội dung :5điểm .
1/Mở bài (1điểm)
- Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh .
- Giới hạn của đề .
2.Thân bài .(3điểm)
-Luận điểm 1.Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình .(1điểm)
-Luận điểm 2 .Ca dao là tiếng nói của tình cảm bạn bè thầy cô …(1điểm)
-Luận điểm 3 .Ca dao là tiếng nói của tình cảm quê hương đất nước .(1điểm)
3/Kết bài .(1điểm).
-Khẳng định vấn đề .
-Cảm nghĩ .
………………………………………………………………………………………………….

Đề 9
NỘI DUNG ĐỀ:
Câu1 (2đ): Thế nào là phép liệt kê? Đặt 1 câu có sử dụng phép liệt kê.
Câu2 (2đ): Trình bày cảm hiểu của em về câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm
Câu3 (6đ): Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: “Ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”
ĐÁP ÁN:
Câu1: Trình bày đúng khái niệm (1đ), cho được ví dụ (1đ)
Câu2: - Trình bày được giá trị nghệ thuật và ý nghĩa của câu tục ngữ:
+Nghệ thuật: đối, ẩn dụ.(0,5đ)
+Ý nghĩa: nghĩa đen (0,5đ), nghĩa bóng (0,5đ)
-Biết diễn đạt thành văn (0,5đ)
Câu 3: (6đ) Yêu cầu cần đạt:
a/Nội dung:
Đảm bảo nội dung sau:

-Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ.
-Trình bày được nhiều dẫn chứng (xưa và nay) để chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
-Nêu suy nghĩ của bản thân về đạo lí đó.
b/Hình thức:
- Đảm bảo bố cục 3 phần:mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết làm văn nghị luận, lập luận chứng minh rõ ràng, hợp lý, chặt chẽ.
- Văn phong sáng sủa, sáng tạo, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
3/Biểu điểm:
Điểm 6: Thực hiện tốt những yêu cầu trên.
Điểm 4-5: Thực hiện khá những yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt, ít lỗi chính tả.
Điểm 3: Thực hiện tương đối những yêu cầu trên, nắm được cách làm bài văn nghị luận, còn nghèo
dẫn chứng, diễn đạt còn lúng túng, nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1-2: Thực hiện sơ sài những yêu cầu trên, nhiều lỗi diễn đạt,chính tả.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng, hoặc lạc đề
Trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng giáo viên cần vận dụng vào thực tế, khuyến khích bài làm
sáng tạo, cân nhắc cho điểm những bài làm chép theo văn mẫu(tối đa trung bình).
Đề 10
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II .
Môn Ngữ Văn Lớp : 7
NỘI DUNG ĐỀ:
Câu 1: (1 đ) Nêu những đặc điểm về hình thức của trạng ngữ. Đặt một câu có dung trạng ngữ chỉ
mục đích.
Câu 2: (1 đ) Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành 2 câu bị động theo hai cách khác nhau:
Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông.
Câu 3: (2 đ) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác
Hồ.
Câu 4: (6 đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin: “ Học, học nữa, học mãi”
_____________________________________
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1(1điểm) - Những đặc điểm về hình thức của trạng ngữ(0.5đ)
(trang 39-SGK7,tập 2)
- Đặt câu đúng (0.5đ)
Câu 2(1 điểm)
- 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Mỗi cách 0,5đ ( trang 64 SGK ,tập 2)
Câu 3 ( 2điểm)
- Viết đoạn văn ngắn diễn đạt rõ rang,mạch lạc.
- Nêu cảm nghĩ đúng nội dung yêu cầu.
Câu 4 ( 6 điểm) Yêu cầu:
a) Hình thức:
- Đúng kiểu bài văn lập luận giải thích.
- Bố cục đảm bảo,hợp lý.
- Lời văn trôi chảy,mạch lạc,dung từ đặt câu đúng
b) Nội dung: Nêu cho được những luận điểm chính sau đây:
- Giải thích ý nghĩa của câu nói.
- Cơ sở thực tiễn của câu nói
- Tác động của câu nói đối với mọi người
- Giá trị của câu nói trong cuộc sống
BIỂU ĐIỂM CÚA CÂU 4
Điểm 5-6: Thực hiện tốt các yêu cầu trên,mắc rất ít lỗi chính tả ,dung từ đặt câu
Điểm 3-4: Thực hiện tương đối tốt các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi chính tả,dung từ đặt câu.
Điểm 1-2: Thực hiện theo các yêu cầu trên nhưng còn nhiều hạn chế. Lời văn lủng củng,sai nhiều lỗi
chính tả. Bài viết quá sơ sài.
Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.

ĐỀ : 11
Bài 1 : ( 2 điểm )
Trong những câu tục ngữ về lao động sản xuất , em thích câu nào nhất ? Vì sao em thích câu
tục ngữ đó ?

Bài 2 : ( 3 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 6 – 8 câu ) tả cảnh quê hương em ,trong đó có ít nhất 2câu
đặc biệt và một câu rút gọn.
Bài 3 : ( 5 điểm )
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo
vệ môi trường .

ĐÁP ÁN :

TỰ LUẬN :
Bài 1: Có thể chọn một câu bất kỳ trong bài , chỉ rõ lý do thích câu tục ngữ đó.
(Vì nội dung ngắn gọn , súc tích , vì kinh nghiệm quý báu , vì dễ nhớ , thiết thực trong lao động
sản xuất …….) ( 2 điểm )
Bài 2 : Đủ số câu , đúng nội dung (1,5 điểm )
Có sử dụng 2 câu đặc biệt (1 điểm )
1 câu rút gọn (1 điểm )
Bài 3 : ( 5 điểm )
Yêu cầu cần đạt :
Thực tế cuộc sống .Môi trường đang ngày một ô nhiễm . Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu
mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường .
- Giải thích môi trường là gì ?
- Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi
trường .
+Thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức bảo vệ môi trường…khí thải , nước thải , rác thải
làm môi trường sống ngày càng xấu đi , ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh dịch …
+Nạn phá rừng …
+Nạn săn bắt thú vật …
+Ảnh hưởng thời tiết khí hậu …
-Khẳng định môi trường có tầm quan trọng đối với đời sống con người . Bảo vệ môi trường là giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp ….đó là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi chúng ta.


Đề 12
KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 7
Năm học 2008 2009
Môn : Ngữ văn
thời gian 90 phút ,(không kể thời gian giao đề )
Câu 1: (1điểm )
Tục ngữ là gì ?Cho ví dụ
Câu 2 (1 điểm )
Dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
Câu 3 (2 điểm )
Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn , cho ví dụ .
Câu 4 :(6 điểm )
Hãy chứng minh truyện ngắn “Sống chết mặc bay “ của Phạm Duy Tốn đã sử dụng thành
công nghệ thuật tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ .
Đáp án
Câu 1: Định nghĩa đúng 0.5 điểm ,cho ví dụ đúng 0.5 điểm
Câu 2: Nêu đúng những tác dụng của dấu chấm lửng 1 diểm
Câu 3 :Phân biệt :
a/Câu đặc biệt :không có cấu tạo mô hình chủ ngữ-vị ngữ (0.5 điểm)
cho ví dụ đúng 0.5 điểm .
b/Câu rút gọn : lược bỏ những thành phần chính , có thể khôi phục nhờ những câu xung
quanh (0.5 điểm ) . Cho ví dụ đúng 0.5 điểm
Câu 4 : 6 điểm
-Viết đúng kiểu bài nghị luận 1.5 điểm
-Chỉ ra ,phân tích được 2 mặt tương phản qua những chi tiết tiêu biểu trong truyện “Sống
chết mặc bay” ( cảnh dân hộ đê và cảnh tên quan chơi bài ); tác dụng của nghệ thuật tương phản
3.5 điểm .
_Diễn đạt trong sáng ,có cảm xúc , không mắc lỗi chính tả 1 điểm .
Đề 13

Đề thi học kì II
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
a) Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho 1 ví dụ để minh hoạ (1 điểm)
b) Câu bị động là gì? Cho ví dụ (1 điểm).
Câu 2: (3 điểm)
a) Chép lại nguyên văn 1 câu tục ngữ về con người, xã hội? Phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ
thuật của câu tục ngữ đó (1,5 điểm)
b) Viết 1 đoạn văn khoảng 5-6 dòng nêu cảm nghĩ của em sau khi học đoạn trích Đức tính giản dị
của Bác Hồ (1,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Chứng minh rằng lòng kiên trì, nhẫn nại là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học
sinh học giỏi
**********
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
a) (1 điểm): Nêu được khái niệm câu đặc biệt (0,5 điểm)
Nêu được tác dụng của câu đặc biệt (0,25 điểm)
Cho đúng ví dụ (0,25 điểm)
b) (1 điểm): Nêu đúng khái niệm về câu bị động (0,5 điểm)
Cho đúng ví dụ (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a) Chọn viết đúng câu tục ngữ về con người và xã hội (0,5)
Hiểu ý nghĩa và nghệ thuật của câu tục ngữ trên (1 điểm)
b) Viết đúng số dòng
Cảm nghĩ về Bác được thể hiện qua đời sống giản dị hằng ngày và quan hệ của Bác đối với mọi
người, qua nói và viết của Bác
Câu 3: (5 điểm) Đề thuộc nghị luận chứng minh
Yêu cầu về nội dung: Dùng lí lẽ và dẫn chứng khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo bố cục 3 phần, có sự liên kết giữa các câu, các đoạn trong bài.
Biểu điểm:
Điểm 5: Đảm bảo về nội dung và hình thức như trên, có ý sáng tạo trong bài viết. Lỗi về diễn
đạt, chính tả không đáng kể.
Điểm 3-4: Thực hiện được các yêu cầu trên nhưng ở mức tương đối.
Điểm 2: Có hiểu đề, trình tự lập luận chưa lô gic còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt
Điểm 0-1: Sa đề, sơ sài, không biết cách lập luận.
Đề 14
ĐỀ HỌC KÌ II LỚP 7
Năm học:2008-2009
I/ Đề
Câu1/ (2đ) Tục ngữ là gì? Phân tích cách diễn đạt và nội dung, ý nghĩa của các câu tục
ngữ sau :
a/ Đói cho sạch, rách cho thơm.
b/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c/Thương người như thể thương thân.
Câu2/ Nêu những điều cảm nhận của em sau khi học văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ.(1,5đ)
Câu3/ ( 1,5đ) Thế nào là phép liệt kê? Xác định phép liệt kê, nêu tác dụng phép liệt kê của câu sau:
Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
Câu4/ (5đ) Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- nin: “Học, học nữa, học mãi…”
II/ Đáp án
Câu 1/ Nêu đúng định nghĩa tục ngữ. (0,5đ)
Phân tích đúng mỗi câu 0,5đ
Câu a:- dùng phép đối lập, ẩn dụ (0,25đ)
- khuyên con người dù gặp hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn cũng phải giữ gìn phẩm chất
đạo đức trong sạch. không nên làm những điều xấu xa, tội lỗi.
- Phê phán những hành vi: đói ăn vụng, túng làm càn. (0,25đ)
Câub:-Dùng phép ẩn dụ(0,25đ)
- Đạo lí sống tốt đẹp của nhân dân ta: Người hưởng thành quả lao động phải nhớ ơn người
làm ra thành quả lao động đó.(0,25đ)

Câuc:-Phép so sánh (0,25đ)
- Phải biết thương người khác như thương chính bản thân mình.(0,25đ)
Câu 2/ Văn bản nhằm ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.Đó là một trong những phẩm chất cao
quý của Người mà mọi người dân Việt Nam phải học tập và làm theo.
Là người học sinh nước Việt vô cùng kính phục và biết ơn Bác Hồ. Ra sức học tập và làm theo
tấm gương đạo đức của Bác.
Câu3/ Nêu đúng khái niệm phép liệt kê.(0,5đ)
Xác định đúng phép liệt kê: “Phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm”.(0,5đ)
Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật nội tâm của cô gái Huế.(0,5đ)
Câu4/ A/ Yêu cầu chung:
-HS làm bài đúng kiểu văn bản lập luận giải thích
- Áp dụng các phương pháp giải thích phù hợp vào bài viết
- Làm rõ các luận điểm phụ:+ Học là gì?
+Học nữa, học mãi là học như thế nào?
+Tại sao phải học, học nữa, học mãi?
+ Phương pháp học như thế nào là đúng?
+Nếu không học thì cuộc đời sẽ như thế nào?
- Bài có bố cục 3 phần
B/ Biểu điểm:-Điểm 4-5: Trình bày sạch sẽ, đủ nội dung,văn viết mạch lạc lôi cuốn.Sai
không quá 3 lỗi diễn đạt. Bố cục đủ 3 phần và đúng yêu cầu từng phần.
- Điểm 2-3:Trình bày sạch sẽ, đảm bảo tương đối về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, sai
không quá 5-6 lỗi chính tả và diễn đạt, đảm bảo bố cục 3 phần
- Điểm1: Bài viết sơ sài,bố cục không rõ ràng, sai nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
_ Điểm 0: lạc đề hoặc bỏ giấy trắng .
Đề 15
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -LỚP 7
Môn: Ngữ văn
Thời gian :90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1(2đ) :

a / Chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội .
b/ Nêu trường hợp vận dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống
Câu 2 (2đ) : Nêu chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
Câu 3 (1đ) : Nêu ý nghĩa biểu thị của các trạng ngữ trong câu sau :
Từ lúc đó , bằng chiếc xe đạp cọc cạch , Lan rất chăm đến trường để học tri thức và học
cách làm người .
Câu 4 (5đ):Tục ngữ ta có câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim”
Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó .

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1(2đ) :
a/ HS chép đúng 2 câu tục ngữ về con người và xã hội , mỗi câu đúng được 0.5đ .
b/Nêu đúng trường hợp sử dụng các câu tục ngữ đó trong cuộc sống , mỗi trường hợp
đúng được 0.5đ .
Câu 2(2đ) : Chủ đề truyện ngắn Sống chết mặc bay gồm 2 ý lớn :
-Lên án thái độ vô trách nhiệm và tội ác của bọn quan lại trong chế độ thực dân phong
kiến .
-Niềm cảm thương đối với nhân dân lao động nghèo khổ đang gặp thiên tai , và đang sống
trong sự áp bức .
Câu 3 (1đ):
-trạng ngữ chỉ thời gian : từ lúc đó (0.5đ)
-trạng ngữ chỉ phương tiện :bằng chiếc xe đạp cọc cạch (0.5đ)
Câu 4(5đ) :
Đây là kiểu bài nghị luận về một tư tưởng
-Vấn đề nghị luận : Lòng kiên trì nhẫn nại cộng với ý chí quyết tâm sẽ là điều kiện dẫn đến
thành công .
-Đề yêu cầu HS phải biết vận dụng những lý lẽ và dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ luận
điểm trên .
+Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : để gặt hái được thành công , con người phải tốn biết bao
công sức ,thời gian ,và còn phải có sự kiên trì ,nỗ lực ,

+Khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng đó qua các dẫn chứng từ lịch sử ,từ cuộc sống
lao động của dân tộc ta .
+ý nghĩa của lòng kiên trì đối với mỗi người : điều kiện ,là động lực thúc đẩy
+mỗi người nên có hướng rèn luyện tính kiên trì trong công viêc để có kết quả tốt .
*Biểu điểm :
-Điểm 5: bài viết có bố cục rõ ràng , hệ thống luận điểm và lâp luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu
biểu ,hành văn lưu loát
-Điểm 3-4: bài viết có bố cục rõ ràng , lập luận khá chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, hành văn
trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt .
-Điểm 2 : Bài viết có bố cục rõ ràng , hiểu vấn đề song lâp luận đôi chỗ còn chưa có sức
thuyết phục
-Điểm 1 :Bài viết đúng vấn đề nhưng còn quá sơ sài
-Điểm 0: lạc đề hoặc không làm được gì .
*lưu ý các bài viết có những sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề .
Đề 16
NỘI DUNG ĐỀ
Câu1 : _3 _ _điểm
a) Phân tích hai mặt tương phản trong truyện SỐNG CHẾT MẶC BAY của Phạm
Duy Tốn. Hình ảnh tên quan phủ đi “ hộ đê “ được tác giả khắc họa như thế
nào?
b) Em có nhận xét gì về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật của
truyện trên?
Câu2 : 2_ _ _điểm
Nêu công dụng của dấu chấm lửng.
Viết một đoạn văn (7-8 câu) tả cảnh mùa hè ở quê hương em có sử dụng một dấu
chấm lửng (tỏ ý nhiều sự việc chưa liệt kê hết), một câu đặc biệt (xác định thời
gian ,nơi chốn )
Câu3 : 5_ _ _điểm
Ông cha ta thường dạy:
“ Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình, em hãy chứng minh tính đúng đắn
của lời dạy trên. Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người.
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Đáp án Điểm
Câu 1 :
a- =Hai mặt tương phản:
- Cảnh bên ngoài đê: Thời gian gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã,
nước sông dâng cao, cảnh tượng nhốn nháo căng thẳng( tiếng
trống, tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi nhau), sự bất lực của sức
người, sự yếu kém của thế đê trước thế nước
- Cảnh trong đình: Đình vững chãi, không khí tĩnh mịch, trang
nghiêm, nha lại, lính tráng rộn ràng, quan phủ đường bệ, kẻ hầu
người hạ tấp nập. Cảnh quan phủ say mê chơi đánh bài tổ tôm (1 đ)
b-
=Hình ảnh tên quan phủ đam mê tổ tôm vô trách nhiệm, vô lương
tâm đến mức phi nhân tính (0,5 đ)
- Gía trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống và sinh
mạng nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại (0,5đ)
- Gía trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của TG trước
cuộc sống lầm than của người dân và lên án thái độ vô trách
nhiệm của bọn cầm quyền (0,5 đ)
- Gía trị nghệ thuật:Kết hợp thành công hai phép nghệ thuật
TƯƠNG PHẢN và TĂNG CẤP , ngôn ngữ sinh động.(0,5đ)
Câu 2 Nêu công dụng của dấu chấm lửng (sgk) (0,5đ)
Viết đoạn văn đúng chủ đề, đúng số câu, sử dụng dấu chấm lửng,
câu đặc biệt theo yêu cầu (1,5đ)
Câu 3 Yêu cầu cần đạt
-Khẳng định tinh thần đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta

- Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ
. Trong lịch sử dân tộc: Nhân dân đoàn kết chống kẻ thù xâm lược
. Trong đời sống hằng ngày: Nhân dân đoàn kết trong lao động
sản xuất…
. Trong lớp học: Bạn bè đoàn kết chan hòa…nên lớp học luôn vui
vẻ, thân ái
-Rút ra bài học: Đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn, là yếu tố quyết
định mọi thành công, cần xây dựng khối đại đoàn kết trong lớp học,
trong nhân dân
BIỂU ĐIỂM
- Điểm 5: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc ,
chính xác, vấn đề nghị luận rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hệ
thống luận cứ rõ. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu.
- Điểm 3: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng
củng một số chỗ.
- Điểm 1-2: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài.
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
Đề 17
ĐỀ THI HỌC KỲ II ( NĂM HỌC 2008- 2009)
MÔN THI: NGỮ VĂN . LỚP 7
Câu 1: Nêu những tác dụng của câu đặc biệt.(1đ)
Câu 2: Chuyển câu chủ động sau thành hai kiểu câu bị động khác nhau.(1đ)
“Người ta làm tất cả cánh cửa chuà bằng gỗ lim”
Câu 3: Chép một câu tục ngữ về đề taì con người và xã hội.
Nêu nội dung.(1đ)
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn(5-6 dòng) nêu cảm nghĩ cuả em về bọn quan lại trong văn bản” Sống
chết mặc bay” cuả Phạm Duy Tốn.(2đ)
Câu 5: Hãy chứng minh tính đúng đắn cuả câu tục ngữ” Có công mài sắt, có ngày nên kim”

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: Nêu đúng những tác dụng cuả câu đặc biệt trong ghi nhớ sgk/29 tập 2 1đ.Nếu thiếu một tác
dụng trừ 0,25đ
Câu 2: Chuyển đúng một kiểu câu bị động 0,5đ
Câu 3: Chép và nêu đúng nội dung 1đ
Câu 4: Viết đúng đoạn văn đảm bảo các ý - thờ ơ vô trách nhiệm
- mê cờ bạc
- vô nhân tính
Câu 5: *Yêu cầu:
.Làm đúng kiểu bài văn nghị luận lập luận chứng minh
.Trình bày đầy đủ các phần theo bố cục một bài văn nghị luận
.Xác định đúng vấn đề: _ có kiên trì, nghị lực sẽ thành công
_ kiên trì giúp con người vượt qua những khó khăn .trong công việc, trong học
tập…
.Lời văn mạch lạc ít lỗi chính tả và diễn đạt
.Văn chân thành, dẫn chứng cụ thể
*Biêủ điểm:
Điểm 5:Thực hiện tốt các yêu cầu, sáng tạo, mắc không quá 2 lỗi chính tả và diễn đạt
Điểm 4-3: Thực hiện mức khá các yêu cầu, mắc không quá 6 lỗi
Điểm 2: Thực hiện mức trung bình các yêu cầu, mắc nhiều lỗi
Điểm 1:Thực hiện sơ sài các yêu cầu
Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
Đề 18
NỘI DUNG ĐỀ
I. Phần Văn học + Tiếng Việt :
Câu 1 : Tục ngữ là gì ? ( 2 điểm )
Câu 2: a. Uống nước nhớ nguồn
b. Góp gió thành bão,góp cây nên rừng.
Hãy tìm hai câu tục ngữ trong bài “ Tục ngữ về con người và xã hội ” đồng nghĩa với hai
câu tục ngữ trên ? ( 1 điểm )

Câu 3: Liệt kê là gì ? Cho ví dụ ? ( 2 điểm )
II. Phần Tập làm văn :
Tục ngữ có câu: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí đó.
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
I . Phần Văn học + Tiếng Việt
Câu 1 : HS trả lời đúng khái niệm : Tục ngữ là gì ( 2 điểm)
Tục ngữ là ngững câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những
kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận
dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.
Câu 2: a. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.(0,5 điểm )
b. Một cây làm chẳng nên non ( 0,5 điểm )
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Câu 3: HS trả lời đúng khái niệm : Liệt kê là gì ? ( 1 điểm )
Cho ví dụ đúng ( 1 điểm )
II. Phần Tập làm văn :
1 Yêu cầu :
a. Nội dụng :
Luận điểm 1 : ( Giải thích ): Khi được hưởng thành quả thì phải biết ơn những người đã tạo
ra thành quả đó - một đạo lí sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
Luận điểm 2 : ( Chứng minh ) : có 3 luận cứ
- Từ xua đến nay, dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó ( Con cháu kính yêu ông bà, cha
me ; phong tục thờ phụng tổ tiên; cúng tế; lập đền; xây tượng đài,nghĩa trang liệt sĩ )
- Một số ngày lễ tiêu biểu : Ngày Nhà giáo Việt Nam , Ngày Thương binh liệt sĩ
- Một số phong trào tiêu biểu như : Xây dựng nhà tình nghĩa, chăm sóc bà mẹ Việt Nam
anh hùng
b. Hình thức :
Đúng phương thức biểu đạt. Bố cục đầy đủ, gọn, rõ. Lời văn dễ hiểu, mạch lạc, trôi chảy. Hạn
chế tối đa các loại lỗi trong bài làm.
2. Biểu điểm :

- Điểm 5 : Tốt về nội dung, hình thức. Có sáng tạo cá nhân. Chỉ mắc dưới 4 lỗi diễn
đạt.Chữ
viết đẹp
- Điểm 4 : Bài viết ở mức khá trong tất cả các yêu cầu.
- Điểm 3 : Bài làm ở mức trung bình trong tát cả các yêu cầu trên.
- Điểm 1- 2 : Có nêu được luận điểm nhưng chưa đầy đủ. Bố cục không rõ. Văn lủng củng.
Nhiều lỗi
- Điểm 0 : Không làm được gì.

Đề 19
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (08-09)
Môn Ngữ văn 7
Câu1/ Chèo là gì ? Nêu nội dung chính của vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”? (2 điểm)
Câu 2/ Viết đoạn văn ngắn (7- 10 câu , nội dung tùy chọn ), trong đó có thành phần trạng ngữ
chỉ thời gian và nơi chốn? (2 điểm)
Câu 3/ Nhân dân ta có câu :
“ Đi một ngày đàng , học một sàng khôn”
Em hãy giải thích câu tục ngữ trên (6 điểm).


ĐÁP ÁN
Câu 1/ Khái niệm chèo (SGK/ 118) - 1 điểm.
Nội dung ( SGK/ 121- Ghi nhớ) - 1 điểm.
Câu 2/ Nội dung đúng , hay (0,5 điểm)
Có đủ trạng ngữ ( 1,5 điểm).
Câu 3/ Nghĩa đen (1 điểm),
Nghĩa bóng (5điểm) đạt được những yêu cầu sau:
- Ngày xưa nhân dân ta đặc biệt là nông thôn ít đi ra chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng nên
không biết nhiều đến việc làng việc nước, đòi hỏi phải đi nhiều nơi để mở rộng tầm nhìn.
- Ngày nay chúng ta cần phải đi tham quan, dã ngoại để học hỏi, hiểu biết được nhiều điều.

+ Học ở đây là để tăng vốn hiểu biết, kiến thức của mình và phải học tất cả các lĩnh vực như
trên sách báo, truyền hình
+ Học ở những người có kiến thức, có kinh nghiệm, hiểu biết nhiều, học ở thầy cô, bạn bè.
Đề 20
Nội dung đề:
Câu1(2đ)
a.Thế nào là tục ngữ?
b.Chép 2 câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 2(2đ)
a.Thế nào là phép liệt kê?
b.Hãy đặt câu có sử dụng phép liệt kê để:
-Tả một hoạt động trên sân trường trong giờ ra chơi.
-Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu trong truyện
ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Câu 3(6điểm)
Người Việt Nam sống có đạo lí, có nghĩa tình . Em hãy chứng minh đạo lí nghĩa tình cao đẹp
ấy qua câu tục ngữ : “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Đáp án:
Câu 1:
a.Khái niệm tục ngữ(Chú thích sao/trang 3 SGK tập 2)(1đ)
b.Chép đúng mỗi câu 0,5 đ
Câu 2:
a.khái niệm: SGK/trang104
b.Đúng mỗi câu (0,5đ)
Câu 3
Bài làm thể hiện rõ:
-Luận điểm:Lòng biết ơn những người đã tạo thành quả, để mình được hưởng thụ. Một đạo lí
sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
-Luận điểm phụ:
+ Lẽ sống về đạo đức, tình nghĩa cao đẹp của con người

+ Lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của người trồng cây
+ Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất
tâm hồn con người Việt Nam.
- Dẫn chứng:
+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hoá.
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ.
+ Ngày 27-7 hằng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn đó.
+ Hoc trò biết ơn thầy cô giáo
- Bố cục cân đối, liên kết chặt chẽ
Đề 21
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –Năm học2008-2009

Câu1(2 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt ? Viết một đoạn văn ngắn có ít nhất một câu đặc biệt , gạch chân dưới câu
đặc biệt đó ?
Câu2(2 điểm)
Chép một cách chính xác một câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7 Giải thích nghĩa câu tục
ngữ đó ?
Câu3(6 điểm)
Hãy chứng minh đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” của dân tộc ta.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1(2 điểm)
Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt ( 1đ )
Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu ( 0,75đ )
Gạch chân đúng câu đặc biệt ( 0,25 )
Câu2(2 điểm)
Chép chính xác (1đ )
Giải thích đúng nghĩa của câu tục ngữ (1đ)
Câu3( 6 điểm )

+ Đề yêu cầu học sinh chứng minh truyền thống của dân tộc ta.
+ Yêu cầu kỹ năng :
- Có luận điểm rõ ràng.
- HS phải biết lý lẽ kết hợp với dẫn chứng, đúng yêu cầu văn nghị luận
+ Yêu cầu nội dung :
- HS phải giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ cho đúng.
- Nội dung chính là lòng biết ơn thế hệ đi trước.
- Chọn dẫn chứng trong thực tế đời sống hoặc từ thơ văn.
- Câu tục ngữ cho em suy nghĩ gì ?
Biểu điểm
- Điểm 6 : Thực hiện tốt các yêu cầu của đề , diễn đạt tốt
- Điểm 5 – 4 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài nhưng còn mắc vài lỗi chính tả và diễn đạt
- Điểm 3 : Thực hiện ở mức trung bình yêu cầu của đề
- Điểm 2 – 1 : Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề
- Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng
Đề 22
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II –Năm học 2008-2009

Câu 1 (2 điểm )
Tục ngữ là gì ?Chép bốn câu tục ngữ đã học trong chương trình lớp 7.
Câu 2 (2 điểm )
Thế nào là câu đặc biệt ? Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cảnh quê hương em trong đó có 2
câu đặc biệt ?
Câu 3 (2 điểm)
Em hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học , học nữa , học mãi ”

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1 ( 2 điểm )
Tục ngữ: -Câu nói dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh, đúc kết những kinh nghiệm
của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống (1đ)

-Chép đúng mỗi câu tục ngữ (0.25đ)
Câu2 (2 điểm )
Nêu đúng khái niệm câu đặc biệt (0,5đ )
Viết đoạn văn đúng theo yêu cầu đề ra ( 1,5 đ )
Câu 3
1. Về nội dung đảm bảo nội dung nghị luận. Gồm 3 phần :
- Mở bài : Nêu được vấn đề cần giảI thích
- Thân bài : giảI thích làm sáng tỏ nội dung lời khuyên
+ giảI thich lời khuyên
+ ý nghĩa lời khuyên đối với học sinh , mọi người
+Những biểu hiện và tác dụng của lời khuyên
-Kết bài :
+Khẳng định nội dung ý nghĩa của lời khuyên
+Liên hệ bản thân
2. Về hình thức
- Bố cục rành mạch hợp lý , lập luận giảI thích rõ ràng chặt chẽ
- Dùng từ chính xác , câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp , không sai lỗi chính tả .
Biểu điểm
- Điểm 6 : Thực hiện tốt các yêu cầu của đề
- Điểm 5 – 4 : Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài
- Điểm 3 : Thực hiện tương đối yêu cầu của đề
- Điểm 2 – 1 : Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề
- Điểm 0 : lạc đề hoặc bỏ giấy trắng

×