BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
ACID COROSOLIC TRONG LÁ MỘT SỐ
MẪU THUỘC CHI LAGERSTROEMIA
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2015
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
ACID COROSOLIC TRONG LÁ MỘT SỐ
MẪU THUỘC CHI LAGERSTROEMIA
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn :
1. TS. Nguyễn Thị Vinh Huê
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Nơi thực hiện :
1. Công ty cổ phần Traphaco
2. Bộ môn Dược học cổ truyền
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
TS. Nguyễn Thị Vinh Huê – Công ty cổ phần Traphaco, PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Tuyển, TS.Bùi Hồng Cường – Bộ môn Dược học cổ truyền – Trường
ĐH Dược Hà Nội, những người thầy luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và định
hướng cho tôi trong học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh Lê Quân và chị Nguyễn Thu Hà cùng các anh
chị trong phòng Nghiên cứu phát triển, Kiểm tra chất lượng, Ban Giám đốc Công
ty cổ phần Traphaco đã cho phép, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ khi tôi làm
thực nghiệm tại Công ty.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội
đã cho tôi những kiến thức, bài học quý báu trong suốt thời gian 5 năm qua.
Cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc xin gửi tới gia đình, bạn bè và người thân đã
luôn ở bên cổ vũ, động viên, giúp đỡ tôi trong học tập và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Hằng
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌ LYTHRACEAE, CHI
LAGERSTROEMIA 3
VÀ MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI LAGERSTROEMIA. 3
1.1.1. Họ Lythraceae 3
1.1.2. Chi Lagerstroemia 3
1.1.3. Loài Lagerstroemia speciosa 3
1.1.4. Loài Lagerstroemia tomentosa 5
1.1.5. Loài Lagerstroemia calyculata 6
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ACID COROSOLIC. 8
1.2.1. Công thức cấu tạo 8
1.2.2. Nguồn gốc 9
1.2.3. Tác dụng dược lý 9
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ACID COROSOLIC 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ. 13
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 13
2.1.2. Hóa chất 15
2.1.3. Thiết bị phân tích 15
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17
3.1. ĐỊNH TÍNH ACID COROSOLIC 17
3.2. XÁC ĐỊNH KHOẢNG TUYẾN TÍNH VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG
CHUẨN 24
3.3. ĐỊNH LƯỢNG ACID COROSOLIC 25
3.3.1. Kết quả định lượng acid corosolic theo loài 26
3.3.2. Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L. speciosa theo địa điểm
thu hái. 27
3.3.3. Kết quả định lượng acid corosolic trong loài L. speciosa tại Hà Nội thu
hái vào các thời điểm khác nhau. 29
BÀN LUẬN 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
KẾT LUẬN 33
KIẾN NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.C
Acid corosolic
%A.C
Hàm lượng % acid corosolic
BLL
Bằng lăng lông
BLO
Bằng lăng ổi
BLN
Bằng lăng nước
DL
Dược liệu
ĐL
Đắk Lắk
ĐTĐ
Đái tháo đường
EtOH
Ethanol
HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao ( High performance liquid
chromatography)
L.
Lagerstroemia
M
DL
Khối lượng dược liệu
M
A.C
Khối lượng Acid corosolic
MeOH
Methanol
NA
Nghệ An
NĐ
Nam Định
STT
Số thứ tự
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1. Đặc điểm các mẫu Bằng lăng. 14
2
Bảng 3.1. Các thông số mô tả sắc ký đồ của 13 mẫu nghiên cứu.
23
3
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính.
24
4 Bảng 3.3. Kết quả định lượng acid corosolic theo loài. 26
5
Bảng 3.4. Kết quả định lượng acid corosolic trong các mẫu L.
speciosa được thu tại nhiều vùng khác nhau tại cùng thời điểm.
28
6
Bảng 3.5. Kết quả định lượng acid corosolic trong các mẫu
thuộc loài L. speciosa được thu tại cùng một địa phương trong
nhiều thời điểm khác nhau.
29
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
STT Tên hình Trang
1 Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của acid corosolic. 8
2 Hình 2.1. Mẫu L.speciosa thu tại Hà Nội – [Ảnh: Nguyễn Tập]. 13
3
Hình 2.2. Mẫu L.calyculata thu tại Đăk Lăk –[ Ảnh: Nguyễn
Tập].
13
4
Hình 2.3 Mẫu L. tomentosa thu tại Nghệ An – [Ảnh: Nguyễn
Tập].
14
5 Hình 3.1. Sắc ký đồ dịch chiết lá Bằng lăng. 2
6
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ
và diện tích pic.
25
7
Hình 3.3: Biểu đồ kết quả định lượng acid corosolic theo loài.
26
8
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả định lượng acid corosolic trong các
mẫu L. speciosa được thu tại nhiều vùng khác nhau tại cùng thời
điểm.
28
9
Hình 3.5. Biểu đồ
kết quả định lượng acid corosolic trong các
mẫu thuộc loài L. speciosa được thu tại cùng một địa phương
trong nhiều thời điểm khác nhau.
29
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một căn bệnh mạn tính, phổ biến, dễ mắc phải và điều
trị tốn kém. Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ gia tăng căn bệnh này nhanh nhất
thế giới. Để giảm gánh nặng của bệnh ĐTĐ, biện pháp đặt ra hàng đầu là phòng
ngừa, sau đó là giám sát, kiểm soát bệnh và những biến chứng của nó. Các thuốc trị
ĐTĐ tân dược có giá thành cao, chỉ có tác dụng chữa triệu chứng không trị tận gốc
căn nguyên gây bệnh mà còn có nhiều tác dụng phụ. Phải sử dụng thường xuyên
trong thời gian dài các thuốc trị ĐTĐ tân dược với nhiều tác dụng phụ là mối lo
ngại của rất nhiều bệnh nhân và họ luôn kiếm tìm một sản phẩm nguồn gốc tự nhiên
có hiệu quả điều trị cao, an toàn, không có tác dụng phụ, yên tâm khi sử dụng lâu
dài. Do đó, việc đầu tư nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm kết hợp các thành phần
có nguồn gốc tự nhiên, đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh đái tháo đường bằng
các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng trên thế giới là vô cùng cấp thiết, đáp ứng
được nhu cầu của rất nhiều bệnh nhân đái tháo đường.
Tại một số nước châu Á như Ấn độ, Philippines, Nhật Bản, lá Bằng lăng nước là
loại dược liệu được dùng rất phổ biến trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ, nó được
coi là phương thuốc cổ truyền hiệu quả và an toàn. Ở Việt Nam, Bằng lăng nước
phân bố rộng khắp cả nước, miền Bắc nước ta cây phát triển rất tốt, nguồn dược liệu
rất dồi dào nhưng nhân dân ta chưa có kinh nghiệm trong khai thác dược liệu này
trong phòng và chữa ĐTĐ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hoạt chất có tác dụng
làm giảm đường huyết và giảm béo phì trong lá Bằng lằng nước là Acid Corosolic
[13],[15],[17],[18]. Tại Việt Nam, đã có nghiên cứu về tác dụng trên chuyển hóa
glucose huyết của dịch chiết lá BLN mọc tại Hà Nội ở quy mô phòng thí nghiệm
được công bố [7]. Đây là bước khởi đầu thuận lợi cho các nghiên cứu sử dụng lá
BLN trong điều trị ĐTĐ ở Việt Nam.
Tuy nhiên chi Lagerstroemia, ngoài loài Bằng lăng nước còn rất nhiều loài khác
chưa được nghiên cứu về hoạt chất acid corosolic cũng như tác dụng điều trị bệnh
2
ĐTĐ, cũng chưa có nhiều nghiên cứu về định tính, định lượng acid corosolic trong
lá của các loài thuộc chi Lagerstroemia tại Việt Nam.
Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu định tính, định lượng acid corosolic trong lá một
số mẫu thuộc chi Lagerstroemia tại Việt Nam” được thực hiện, với các mục tiêu
sau:
1. Định tính acid corosolic trong lá của một số loài thuộc chi Lagerstroemia:
L. speciosa, L. tomentosa, L. calyculata được thu hái tại một số vùng khác nhau.
2. Định lượng acid corosolic trong lá của một số mẫu thuộc chi
Lagerstroemia được thu hái tại một số vùng vào các thời điểm khác nhau trong
năm.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỌ LYTHRACEAE, CHI LAGERSTROEMIA
VÀ MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI LAGERSTROEMIA.
1.1.1. Họ Lythraceae
Lythraceae là danh pháp khoa học của một họ thực vật có hoa. Họ này có 32 chi
bao gồm khoảng 500-620 loài, chủ yếu là cây thân thảo, với một ít loài là cây bụi
hoặc cây thân gỗ. Trong Tiếng Việt, họ này còn được gọi là họ Trân châu (Theo chi
Lythrum) hay họ Tử vi (Theo chi Lagerstroemia). Họ Lythraceae phân bố khắp toàn
cầu, với phần lớn các loài ở vùng nhiệt đới nhưng chúng cũng sinh sống tốt trong
các khu vực có khí hậu ôn đới [1].
1.1.2. Chi Lagerstroemia
Chi Tử vi hay chi Bằng lăng (Lagerstroemia) là một chi có khoảng 50 loài cây
sớm rụng lá và cây thường xanh, thân gỗ hay cây bụi lớn có nguồn gốc ở vùng
Đông Á và Australia. Ở Việt Nam, chi này có khoảng 20 loài: L. speciosa, L.
tomentosa, L.indica, L.calyculata, L.floribunda, L.angustifolia phân bố ở vùng
núi, tập trung nhất từ Nghệ An trở vào [1].
Một số loài trong chi này đã được nghiên cứu thành phần hóa học và thử tác dụng
sinh học là: L. speciosa, L. indica, L. calyculata…Trong đó L. speciosa là loài được
quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là khả năng chống ĐTĐ của các thành phần có trong
lá [8], [13].
1.1.3. Loài Lagerstroemia speciosa
Tên thường gọi: Bằng lăng nước, Bằng lăng tím, Bằng lăng,
Đặc điểm chung
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, kích thước trung bình, chiều cao khoảng 5-20m. Vỏ cây màu nâu hoặc
màu đen, cành non cạnh vuông. Lá đơn, hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở
chóp, mép lá nguyên, chiều dài 10-20cm, chiều rộng 5-9cm. Lá BLN rất dai, bề mặt
nhẵn, cả hai mặt lá đều có màu xanh nhạt, có 12-14 gân bên, khi già ngả sang màu
vàng hoặc đỏ. Cây ra hoa vào khoảng tháng 4-5. Cụm hoa dạng chùy, mọc ở ngọn,
4
chánh chùy có lông, nụ tròn màu đỏ. Hoa to, đường kính 3 cm hoặc hơn, 6 cánh,
cuống hoa dài. Nhị hoa nhiều. Quả nang hình tròn hoặc hình oval, kích thước
20
18mm, màu nâu, khi khô nở thành 6 mảnh. Hạt có dạng cánh mỏng, đường kính
12-15mm, màu nâu nhạt [3], [6].
Phân bố:
BLN được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam Á như
Philipine, Việt Nam, Malaysia [6]. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở miền nam
Trung Quốc và vùng Nam Mỹ.
Tại Việt Nam, BLN phân bố khắp miền Nam, được trồng tương đối nhiều ở Tây
Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và một số thành phố lớn khác như Hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…[3]. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh vì có
hoa đẹp.
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng chủ yếu của cây là lá, vỏ và quả [3], [6].
Thành phần hóa học
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về cây BLN cho thấy thành phần hóa học chủ yếu
của cây là tannin, chiếm hơn 10%, tập trung chủ yếu ở lá già và quả chín, Trong đó,
đáng chú ý nhất là 3 nhóm: Lagerstroemin, Reginin A và Flosin B, có nhiều trong
lá, có tác dụng hạ glucose huyết [5].
Từ dịch chiết methanol (MeOH) của lá BLN, người ta đã chiết tách được một loại
triterpenoid có tác dụng hạ đường huyết và kích thích sự chuyển hóa glucose ở động
vật thí nghiệm là acid corosolic (acid 2
-hydroxyursolic) [5].
Ngoài ra trong lá còn có alanine, isoleucine, acid aminobutyric, menthoeonin,
glucosid, sterol và flavonoid [2], [5].
Tác dụng dược lý
Những nghiên cứu gần đây cho thấy lá BLN có các tác dụng:
Hạ glucose huyết, kích thích glucose gia nhập vào tế bào, hoạt hóa receptor
insulin. Tác dụng này tương tự Insulin [5].
5
Làm tăng lượng GLUT4- protein có vai trò chính trong việc vận chuyển
glucose tại cơ và tế bào mỡ, đáp ứng với kích thích của insulin [5].
Kích thích enzym catalase, kìm hãm peroxydase [5].
Ức chế enzyme:
Ức chế G-6-Pase, do đó ức chế tân tạo đường [5].
Ức chế Xanthine oxidase, do đó dịch chiết lá Bằng lăng được dùng trong
phòng và điều trị các trường hợp tăng acid uric máu [5].
Ức chế
- amylase, làm giảm sự thủy phân tinh bột thành glucose [5].
Phòng stress oxi hóa, chống viêm và hội chứng tăng huyết áp [5].
Chống béo phì trên chuột bị ĐTĐ di truyền [5].
Công dụng
BLN có rất nhiều công dụng:
Vỏ cây có tác dụng kích thích mạnh và giảm sốt. Nước sắc từ vỏ thường
được dùng để chữa đau bụng, tiêu chảy [3], [6].
Rễ có tác dụng săn se, kích thích và hạ nhiệt [6]
Hạt có chất gây ngủ [3], [6].
Quả dùng để đắp ngoài trị lở miệng [6].
Tất cả bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều có thể làm hạ glucose
huyết. Theo Võ Văn Chi, tác dụng này có hoạt tính tương đương 6-7,7 đơn vị
Insulin [3]. Tại Philippin, BLN còn được gọi là “Banaba”, sản phẩm trà uống từ lá
Bằng lăng được dùng để phòng và điều trị bệnh ĐTĐ và các bệnh thận, tiết niệu.
Tại Nhật Bản, sản phẩm trà này còn được dùng trong việc giúp giảm cân ở người
béo phì [5].
1.1.4. Loài Lagerstroemia tomentosa
Tên thường gọi: Bằng lăng lông, Săng lẻ.
Đặc điểm chung
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ lớn, cao 20- 30m, vỏ cây màu xám. Cành có cành to, cành non gần như
vuông. Cuống lá dài 4-8mm, phiến lá thuôn hình mũi mác hay hình trứng, mặt trên
6
lục, mặt dưới có lông hình sao vàng, 8-12 đôi gân bên, gân nhỏ thành mạng lưới,
nổi rõ ở cả hai mặt. Cụm hoa chùy hình tháp ở ngọn cành, cao 6-20cm, có lông tơ
màu hung. Nụ hoa hình quả lê, đầu tròn. Cánh hoa màu trắng, hồng nhạt hoặc màu
tím, mẫu 6. Quả nang cao 12- 17mm, nứt thành 5-6 mảnh, hạt có cánh. Ra hoa vào
tháng 6, quả ra vào tháng 7-9 [11].
Phân bố
Chủ yếu tại Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam. Tại Việt Nam, loài này phân bố
từ Thanh Hóa, Nghệ An tới Thừa Thiên Huế và Kon Tum [11].
Bộ phận dùng
Chủ yếu là vỏ, lá [11].
Thành phần hóa học
Trong vỏ có tanin và một ít saponin [11].
Tác dụng dược lý
Có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng [11].
Công dụng
Vỏ cây sắc uống chữa ỉa chảy và lỵ, dùng ngoài chữa vết thương, vết bỏng hắc lào,
ghẻ và sưng mủ da. Có thể nấu thành nước sắc hay cao mềm.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá được dùng làm thuốc trị sang tiết thũng độc, viêm da
mạn tính, mụn ghẻ [11].
1.1.5. Loài Lagerstroemia calyculata
Tên thường gọi: Bằng lăng ổi , Bằng lăng tía, Bằng lăng cườm, Săng lẻ.
Đặc điểm chung
Đặc điểm thực vật
Cây gỗ, cao 30- 35m, thân gỗ có đường kính 40-48cm, cành mảnh khảnh, có lông
mềm màu hung, lông hình sao, có ở ngọn, sau nhẵn và hình trụ. Lá mũi mác, thuôn
dài, hẹp dần, tù ở gốc, dài 7-14cm, rộng 20-50mm, dai, lúc đầu có lông hình sao,
sau không lông ở phía trên, có nhiều lông mềm hơn ở mặt dưới, gân phụ 10-13 đôi.
Cụm hoa mọc ở đỉnh với 6-8 hoa, nụ hình nón ngược hay trái xoan, đài hình
chuông, rất nhiều lông mềm, 6 thùy hình ba cạnh, cánh hoa 6, hình mắt chim, nhị có
7
nhiều gần bằng nhau, nhị bầu xù xì có 5-6 ô, quả nang hình trứng dài 12mm, tụt vào
trong dài tới 1/3 [7].
Phân bố
Mọc hoang dại hầu như ở khắp nước ta nhưng nhiều nhất ở Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Gia Lai, KonTum, Đắc Lắc. Còn
thấy mọc ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ [7].
Bộ phận dùng:
Chủ yếu là lấy gỗ, loại gỗ hồng sắc. Dùng vỏ thân và lá [7].
Thành phần hóa học
Hoàng Như Mai (1983) đã phân tích thấy:
- Trong vỏ thân có alkaloid, flavonoid, acid hữu cơ, tannin, saponin, cumarin,
sterol. Trong đó tannin catechic và gallic chiếm 30,5% chủ yếu là tannin catechic
23% và tannin gallic 7%. Acid hữu cơ biểu thị bằng acid malic 4,22%, tổng số
đường 14,2%, trong đó đường khử 13,2%, saccaroza 0,95%, chất nhầy 2,76%, gôm
3%, pectin 2,81% [7].
- Trong lá và hoa cũng có những chất như trong vỏ thân nhưng với tỷ lệ thấp
hơn: tannin catechic và gallic chiếm 5,42% trong đó tannin catechic 76% và tannin
gallic 24%, acid hữu cơ 2,83% ( lá), đường 5,8%, trong đó đường khử 5,2%,
saccaroza 0,57%, chỉ số bọt dưới 100, nhưng gôm, chất nhầy trong lá cao hơn trong
vỏ thân: chất nhầy 3,25%, gôm 3,7%, pectin 6,51% [7].
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn ở mức độ khác nhau của nước sắc vỏ thân 3:1, lá và
hoa 2:1 in vitro đối với nhiều nòi vi khuẩn hay gặp trên vết thương và gây bệnh
đường ruột ( Staphylococcus aureus 209P, Proteus vulgaris, Proteus aeruginosa,
Shigella shigae, sonnei, flexneri, E. coli 086, Salmonella typhi, B. subtilis), tannin là
1 trong các thành phần có tác dụng kháng khuẩn của cây [7].
- Có tác dụng đối với một số nấm gây bệnh ngoài da hay gặp (Candida
albicans, Trichophyton rubrum, Trichophyton gypseum, Epidermophyton inguinale)
[7].
8
- Cao lỏng 2:1 có tác dụng ức chế phản ứng viêm do kaolin trên chân chuột.
LD50 của vỏ là 60g/kg [7].
- Tác dụng điều trị bỏng: Cao lỏng vỏ 3:1 tạo thành một màng mỏng chóng
khô ở chỗ bôi, bản thân Bằng lăng ổi lại có tác dụng kháng khuẩn nên giúp quá
trình liền sẹo nhanh và tốt hơn, trong các thử nghiệm được tiến hành ko phát hiện
sẹo xấu, lồi, co [7].
Công dụng
- Chữa bệnh nấm ngoài da (cồn BLO 30% bôi lên nơi tổn thương, ngày 2 lần)
[7].
- Điều trị lỵ trực khuẩn: Ngày uống từ 10-15 viên, mỗi viên tương đương với
1,5g dược liệu khô [7].
- Điều trị bỏng: dùng cao lỏng hâm nóng thì tạo thành màng tốt dai bóng, bám
chắc vết thương nhưng vẫn gât xót [7].
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ACID COROSOLIC.
Về thành phần hóa học của BLN đã có nhiều công trình nghiên cứu được công
bố ở trong và ngoài nước, đặc biệt acid corosolic được cho là hoạt chất chính có tác
dụng hạ glucose huyết [9].
1.2.1. Công thức cấu tạo
C
30
H
48
O
4
PTL: 472.7
Hình 1.1. Cấu trúc hóa học của acid corosolic
Tên khoa học: (1S, 2R, 4aS, 6aR, 6aS, 6bR, 8aR, 10R, 11R, 12aR, 14bS)- 10, 11-
Dihydroxy- 1, 2, 6a, 6b, 9, 9, 12a- heptamethyl- 2, 3, 4, 5, 6, 6a, 7, 8, 8a, 10, 11, 12,
13, 14b- tetradecahydro- 1H- picene- 4a- carboxylic acid.
9
Tên khác: Glucosol, Colosic acid, 2 - Hydroxyursolic acid.
1.2.2. Nguồn gốc
Acid corosolic là một pentacyclic triterpene, được tìm thấy trong dịch chiết lá
Bằng lăng (Lagerstroemia) [8], [9].
1.2.3. Tác dụng dược lý
Tác dụng chống ung thư
Năm 2009, Xu Y. và các cộng sự đã nghiên cứu tác dụng của acid corosolic trên tế
bào ung thư cổ tử cung Hela. Nhận thấy acid corosolic có thể làm giảm khả năng
sống của tế bào Hela, gây ra block chu trình tế bào (cell cycle block), acid corosolic
gây ra sự chết tế bào theo chương trình thông qua mitochondrial và hoạt hóa
caspase- một enzym thủy phân protein đóng vai trò trong làm chết tế bào theo
chương trình- trên Hela [17].
Tác dụng trên chuyển hóa glucose
Năm 1993, nhóm nghiên cứu từ trường đại học Hiroshima đã phân lập được
thành phần có tác dụng điều trị bệnh ĐTĐ là acid corosolic trong dịch chiết MeOH
của lá bằng HPLC [13].
Nghiên cứu của Shi L. và cộng sự (2008) cho thấy acid corosolic- một triterpen
trong lá BLN có tác dụng tăng cường sự phosphoryl hóa Tyr ở receptor của Insulin.
Với phát hiện này, các tác giả đã lý giải khả năng làm tăng vận chuyển glucose vào
tế bào mô cơ L6 khi có mặt insulin của acid corosolic là do sự tăng cường tác dụng
của insulin ở tế bào đích [16].
Cũng trong năm 2008, Yamada đã phát hiện ra acid corosolic trong lá BLN kích
thích sự biểu hiện của receptor PPAR
ở tế bào gan và PPAR
ở tế bào mỡ. Acid
corosolic với hoạt tính trên cả 2 loại receptor PPAR
và PPAR
có khả năng trở
thành một thuốc lý tưởng trong điều trị ĐTĐ typ 2 [18].
Acid corosolic với liều 100
M có khả năng làm tăng sản xuất F 2, 6 BPase ở
gan chuột – thông qua giảm AMPv; F 2, 6 BPase ức chế cạnh tranh với F 1, 6
BPase, từ đó ức chế quá trình tân tạo đường làm giảm đường huyết. Bên cạnh đó, sự
10
tăng F 2, 6 BPase làm kích thích enzyme phosphor fructose kinase-1 (PFK- 1), là
enzyme quan trọng trong quá trình đường phân, từ đó sẽ kích thích con đường
đường phân, làm giảm glucose huyết [19].
Tác dụng chống béo phì
Acid corosolic đã được chứng minh là có tác dụng ức chế lipase tụy- các
enzyme chính cho sự hấp thu lipid [14], ức chế lên sự biệt hóa của tế bào mỡ 3T3–
L1 trên chuột ĐTĐ typ 2 [12].
Tác dụng trên huyết áp
Nghiên cứu trên chuột đực SHR – cp 6 tuần tuổi, được chia thành 2 nhóm.
Nhóm chứng (cho ăn thức ăn giàu chất béo) và nhóm điều trị với acid corosolic
(cho ăn thức ăn giàu chất béo thêm 0.072% acid corosolic) có huyết áp ban đầu
tương ứng là 149
3 và 148
2 mmHg. Sau 8 tuần huyết áp tâm thu trên nhóm điều
trị bằng acid corosolic giảm hơn so với nhóm chứng (nhóm chứng: 200
5 mmHg,
nhóm điều trị bằng acid corosolic: 180
2 mmHg), sau 12 tuần huyết áp nhóm
chứng và nhóm thử lần lượt là: 209
3 mmHg và 188
5 mmHg. Như vậy, acid
corosolic có thể làm giảm huyết áp trên đối tượng bị tăng huyết áp [20].
Tác dụng chống oxy hóa
Nồng độ TBARS (Thiobarbituric reactive substance) và 8- OhdG (một sản phẩm
của sự oxi hóa AND) trong huyết tương được sử dụng như chỉ số đánh giá sự oxi
hóa. Trên chuột SHR – cp điều trị với acid corosolic nồng độ TBARS và 8- OhdG
giảm lần lượt là 27% và 59% so với nhóm chứng. Như vậy, acid corosolic có tác
dụng chống oxi hóa [20].
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ACID COROSOLIC
1.3.1. Theo Katta Vijaykuma và cộng sự đã sử dụng phương pháp HPLC và
HPTLC để định lượng acid corosolic trong lá L.speciosa [14].
- Phương pháp HPLC
+ Pha động: acetonitril : acid phosphoric 0,1% (75:25)
+ Thời gian: 9,4 ± 0,4 phút
11
Để xác định độ lặp lại, tiến hành thí nghiệm ở 3 nồng độ, mỗi nồng độ làm lặp lại
6 lần trong trong cùng một ngày và trong các ngày khác nhau. Kết quả thu được
RSD% = 0,02- 0,08 % (< 2%).
Để xác định khoảng tuyến tính, tiến hành thí nghiệm trên 6 nồng độ của dung dịch
chuẩn (100- 600 µg/ ml), thu được hệ số tương quan 0,9981± 0,0004.
Để xác định độ đúng của phương pháp có đạt yêu cầu không, tiến hành so sánh độ
thu hồi. Kết quả đạt được độ thu hồi nằm trong khoảng 95,98- 100,16%. Như vậy
độ đúng của phương pháp đạt yêu cầu.
- Phương pháp HPTLC:
+ Pha động của sắc ký lớp mỏng: cloroform : methanol (9:1), R= 0,40 ± 0,03
Để xác định độ lặp lại, tiến hành thí nghiệm ở 3 nồng độ, mỗi nồng độ làm lặp lại
6 lần trong trong cùng một ngày và trong các ngày khác nhau. Kết quả thu được
RSD% = 1,16- 1,78 % (< 2%).
Để xác định khoảng tuyến tính, tiến hành thí nghiệm trên 6 nồng độ của dung dịch
chuẩn (200- 1200 µg/ ml), thu được hệ số tương quan 0,9735 ± 0,0014.
Để xác định độ đúng của phương pháp có đạt yêu cầu không, tiến hành so sánh độ
thu hồi. Kết quả đạt được độ thu hồi nằm trong khoảng 98,91- 100,93%. Như vậy
độ đúng của phương pháp đạt yêu cầu.
Theo phương pháp đã được nghiên cứu và xây dựng bởi Viện Hóa học Việt Nam
và Công ty Cổ phần Traphac [Báo cáo kết quả định luợng acid corosolic của Viện
Hoá học và Công ty Cổ phần Traphaco].
1.3.2.
Chuẩn bị mẫu
Xây dựng đường chuẩn:
Các nồng độ acid corosolic chuẩn 0,05; 0,1; 0,3; 0,5; 0,7 mg/ml đã được đo lặp
lại 3 lần, kết quả thu được có sự ổn định rất cao về giá trị diện tích pic và thời gian
lưu. Điều đó chứng tỏ các giá trị thông số của phương pháp đã được lựa chọn cho
hệ thống HPLC là phù hợp cho việc phân tích định lượng acid corosolic.
Phương trình hồi quy tuyến tính: Y= 9805110× X + 49623
12
Hệ số tương quan R= 0,999554.
Như vậy với sự ổn định của việc lặp lại các lần đo cộng thêm sự tương quan chặt
chẽ giữa nồng độ acid corosolic và diện tích pic thu được trên phổ HPLC, phương
pháp này tối ưu cho việc phân tích định lượng acid corosolic trong các mẫu nghiên
cứu.
Xác định độ lặp lại
Tiến hành thí nghiệm lặp lại 6 lần trên cùng 1 mẫu, tiến hành ở 3 nồng độ khác
nhau trong khoảng làm việc. Tính độ lệch chuẩn và độ lệch chuẩn tương đối. Thu
được RSD%= 0,49% (< 2%).
Kết luận phương pháp có độ chụm đạt yêu cầu.
Tính toán độ đúng
Xác định độ đúng qua việc tính toán độ thu hồi của phương pháp.
Thêm lượng chất chuẩn xác định 0,1; 0,2 và 0,5 mg vào 12,4mg mẫu thử, phân tích
các mẫu đó lặp lại 4 lần.
Kết quả:
+ Độ thu hồi của mẫu thử sau khi thêm 0,1mg acid corosolic:
100,33- 102,62%
+ Độ thu hồi của mẫu thử sau khi thêm 0,2 mg acid corosolic:
99,71- 100,30%
+ Độ thu hồi của mẫu thử sau khi thêm 0,5mg acid corosolic:
99,82- 99,89%
So sánh độ thu hồi vừa tính được với tài liệu [International Journal of Pharmacy
and Pharmaceutical Sciences, Vol 5, Suppl 4, 2013], độ thu hồi nằm trong khoảng
85- 115%. Như vậy độ đúng của phương pháp đạt yêu cầu.
Kết luận: Phương pháp hoàn toàn phù hợp cho việc định lượng acid corosolic.
13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ.
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Nguyên liệu là lá Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers), lá Bằng
lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz.), lá Bằng lăng lông (Lagerstroemia
tomentosa Presl.) được thu hái ở các địa điểm khác nhau (Hà Nội, Nam Định,
Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc) vào các thời điểm khác nhau, đã được giám định
tên khoa học và cung cấp bởi Công ty Cổ Phần Traphaco.
Một số hình ảnh về mẫu đã thu hái được thể hiện trong các hình 2.1, hình 2.2,
hình 2.3.
Hình 2.1. Mẫu L.speciosa thu tại Hà Nội – [Ảnh: Nguyễn Tập]
Hình 2.2. Mẫu L.calyculata thu tại Đăk Lăk –[ Ảnh: Nguyễn Tập].
14
Hình 2.3 Mẫu L. tomentosa thu tại Nghệ An – [Ảnh: Nguyễn Tập].
Cụ thể các mẫu được trình bày ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Các mẫu Bằng lăng.
STT
Ký hiệu mẫu
Tên loài Địa điểm lấy mẫu Thời gian lấy
mẫu
1 BLL- NA Bằng lăng lông Nghệ An T06/2014
2 BLO- ĐL Bằng lăng ổi Đắk Lắk T06/2014
3 BLN- ĐL Bằng lăng nước Đắk Lắk T06/2014
4 BLN- QN Bằng lăng nước Quảng Nam T06/2014
5 BLN- NĐ Bằng lăng nước Nam Định T06/2014
6 BLN- HN1 Bằng lăng nước Hà Nội T01/2014
7 BLN- HN2 Bằng lăng nước Hà Nội T05/2014
8 BLN- HN3 Bằng lăng nước Hà Nội T06/2014
9 BLN- HN4 Bằng lăng nước Hà Nội T06/2014
10 BLN- HN5 Bằng lăng nước Hà Nội T06/2014
11 BLN- HN6 Bằng lăng nước Hà Nội T07/2014
12 BLN- HN7 Bằng lăng nước Hà Nội T09/2014
13 BLN- HN8 Bằng lăng nước Hà Nội T11/2013
Sau khi thu hái, lá được phơi trong bóng râm và nghiền thành bột thô.
15
2.1.2. Hóa chất
- Các dung môi, hóa chất, thuốc thử đạt tiêu chuẩn thích hợp.
- Chất chuẩn:
+ Acid corosolic ( Isopharm – Viện Kiểm nghiệm), hàm lượng 98%.
2.1.3. Thiết bị phân tích
- Các dụng cụ cần thiết trong quá trình thực nghiệm: bình định mức, pipet các
loại, màng lọc …
-Máy xay.
- Cân kỹ thuật, cân phân tích.
- Hệ thống chiết Sohxlet ISOLAB.
- Bếp điện, bếp đun cách thủy MEMERT
- Máy cất quay Rotavapor R- 200 (B.U.C.H.I).
- Máy lắc siêu âm MISONIC
- Máy sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC).
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được 2 mục tiêu của nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành 3 nội dung chính
sau đây:
- Định tính acid corosolic trong các mẫu thuộc 3 loài L.tomentosa,
L.calyculata, L.speciosa được lấy ở nhiều địa phương khác nhau trong cùng một
thời điểm và các mẫu thuộc loài L. speciosa được thu thập tại nhiều thời điểm bằng
phương pháp HPLC dựa vào thời gian lưu, hình dạng của pic sắc ký.
- Định lượng acid corosolic trong 13 mẫu bằng phương pháp HPLC dựa vào
diện tích của pic sắc ký.
- Đánh giá hàm lượng acid corosolic trong 13 mẫu theo loài, theo địa điểm thu
hái và theo thời gian thu hái.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Định tính, định lượng Acid corosolic trong lá Bằng lăng bằng phương pháp HPLC
đã được nghiên cứu và xây dựng bởi Viện Hóa học Việt Nam và Công ty Cổ phần
16
Traphaco [Báo cáo kết quả định luợng acid corosolic của Viện Hoá học và Công ty
Cổ phần Traphaco]
+ Định tính: Kiểm tra sự có mặt của acid corosolic trong các mẫu bằng cách so
sánh thời gian lưu, hình dạng pic sắc ký của mẫu thử và mẫu đối chiếu.
+ Định lượng: Xác định hàm lượng acid corosolic trong các mẫu dựa vào diện
tích của pic sắc ký.
+ Các điều kiện sắc ký của phương pháp định lượng acid corosolic trong dược
liệu Bằng lăng nước :
- Thuốc thử:
Acetonitril
Dung dịch Acid formic 0,1% (1ml Acid formic đậm đặc cho vào 1000ml
nước cất, lắc siêu âm, đuối khí 15 phút).
MeOH
EtOH 70%
- Điều kiện sắc kí:
Cột: RP18 (250 4mm; 5 )_ cột số 2.
Nhiệt độ cột: 30
o
C
Detector UV: 205nm
Tốc độ dòng: 1,0ml/ phút.
Thể tích tiêm: 20
Pha động: Hỗn hợp Acetonitril : Acid formic 0,1% (80 : 20)
T = 38,5 phút.
17
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. ĐỊNH TÍNH ACID COROSOLIC
Tiến hành :
- Pha dung dịch chuẩn:
Cân chính xác khoảng 25mg Acid corosolic cho vào bình định mức 25,0ml. Tiêm
khoảng 10ml MeOH vào, lắc siêu âm trong 15 phút, thêm MeOH đến vạch (dung
dịch gốc). Từ dung dịch gốc này pha loãng thành dung dịch chuẩn có nồng độ
khoảng 0,02mg/ml, lọc qua màng lọc 0,45 m.
- Pha dung dịch thử:
Cân khoảng 5g bột dược liệu đã xay phá, cho vào ống chiết Soxhlet, ngâm với
80ml EtOH 70% trong khoảng 30 phút. Cho vào bình tròn 500ml khoảng 280ml
EtOH 70%, lắp bộ chiết Soxhlet, đun trên bếp, chiết đến khi dịch trong ống chiết
không màu. Dịch chiết được cất quay chân không đến khi thu được khoảng 50ml
dịch, cô dịch trên bếp cách thủy đến khi thu được cắn khô. Hòa tan nóng lượng cắn
khô với khoảng 20ml MeOH, tráng rửa cắn, gộp vào bình định mức 50ml. Lắc siêu
âm dịch khoảng 15 phút, bổ sung MeOH vừa đủ bình định mức 50ml. Lọc dịch qua
giấy lọc, bỏ dịch lọc đầu. Lấy chính xác 5,0 ml dịch lọc cho vào bình định mức
20ml, thêm MeOH tới vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45 m.
- Áp dụng phương pháp trên 14 mẫu nghiên cứu. Tiêm sắc ký dung dịch chuẩn
acid corosolic 0,02 mg/ml và 13 dung dịch thử trong cùng điều kiện sắc ký, kết quả
sắc ký đồ thu được thể hiện trong hình 3.1 và bảng 3.1