HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG - BG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1. (8.0 điểm)
Quan điểm của anh/chị về việc đài truyền hình Việt Nam tổ chức nhiều
Gameshow truyền hình (trò chơi trên truyền hình) hiện nay?
Câu 2. (12.0 điểm)
Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật nhưng hình
thức nghệ thuật ấy chỉ đẹp khi được nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải một nội
dung tư tưởng sâu sắc.
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên và chứng minh bằng tác phẩm
của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
………………………………Hết………………………………
Người ra đề: Phạm Thị Thanh Bình
Số điện thoại: 0912.310.870
CÂU Ý NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐIỂM
Câu 1
(8.0
điểm)
a Gameshow truyền hình (trò chơi truyền hình) là gì? Là một dạng hoạt
động văn hóa, giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một
phương tiện truyền thông đại chúng. Trò chơi truyền hình gồm rất nhiều
loại hình như trò chơi trí tuệ, trò chơi vận động, trò chơi giải trí, trò chơi
mạo hiểm, nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn
tại và phát triển nhờ sức mạnh thu hút của truyền hình.
0.5
b
Những Gameshow được thực hiện trên truyền hình hiện nay:
- Phần lớn các Gameshow là các cuộc thi âm nhạc: Sao mai điểm hẹn,
Vietnam Ido (Thần tượng Việt Nam), The Voice (Giọng hát Việt), The
Remix (Hòa âm ánh sáng),…
- Những Gameshow phiên bản nhí: Đồ rê mí, Giọng hát Việt nhí, Bước
nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí,…
- Các Gameshow giải trí có tính chất hài hước gây cười: Ơn giời! Cậu đây
rồi, Vui ơi là vui, Thách thức danh hài,…
- Ngoài ra còn có các cuộc thi ở nhiều lĩnh vực khác:
+ Nhảy: Vũ điệu đam mê, Thử thách cùng bước nhảy, Âm nhạc và bước
nhảy,…
+ Người mẫu: Vietnam’s Next Top Model
+ Thiết kế thời trang: Prject Runway
+ Đầu bếp: Master Chej Việt
1.0
c
Tác dụng của những Gameshow truyền hình:
- Đời sống tinh thần của người dân trở nên phong phú, giàu có hơn.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết về mọi phương diện của cuộc sống.
- Mang lại hiệu quả giải trí, giảm bớt căng thẳng trong điều kiện cuộc
sống nhiều áp lực như hiện nay.
- Đáp ứng nhu cầu nghe nhìn của tất cả mọi đối tượng xem truyền hình.
2.0
d
Những hạn chế của các Gameshow truyền hình hiện nay:
- Những chương trình truyền hình thực tế, phần lớn được xây dựng theo
kịch bản, mô hình có sẵn, mua bản quyền của nước ngoài. Nhưng đến khi
áp dụng vào Việt Nam có độ chênh do đặc trưng văn hóa.
Những chương trình ấy được thực hiện trong môi trường văn hóa còn
nhiều điều chưa chuẩn mực, thậm chí hỗn loạn, nên các yếu tố tiêu cực có
cơ hội phát triển mạnh mẽ, kích thích giá trị tầm thường, nhu cầu tầm
3.0
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 10
thường và tầm nhìn hạn hẹp.
- Số lượng các Gameshow tăng nhưng chất lượng không tăng, thậm chí
giảm sút do không tìm kiếm được tài năng… nhiều chương trình nhanh
chóng bị “bỏ rơi”, không tạo được sức hút.
- Đưa vào quá nhiều những chương trình và không kiểm duyệt cẩn thận
dẫn đến sự phản cảm, bức xúc: người chơi ăn mặc hở hang, trẻ em giả gái,
trẻ em hát những bài người lớn, giám khảo nhận xét thô thiển, MC mắc
lỗi liên tục,…
- Nhiều khi để “lôi kéo” người xem, các nhà sản xuất còn cố tình tạo ra
scandal, sử dụng những chiêu trò,…
d
Việc cần làm hiện nay của các nhà sản xuất các chương trình trò chơi
trên truyền hình:
Với niềm tin tưởng của người dân truyền hình là chính thống, chuẩn mực,
nhất là đối với các kênh truyền hình Quốc gia. Vì vậy các nhà sản xuất
nên chú ý:
- Lựa chọn các chương trình phù hợp với thẩm mĩ, văn hóa của người
Việt. Có thể mua bản quyền chương trình của nước ngoài nhưng cần điều
chỉnh ở mức độ cho phép hoặc nên lựa chọn hợp lí. Sáng tạo các phiên
bản thật sự thuần Việt, rồi sáng tạo ra chương trình của riêng mình, từ đó
lôi cuốn khán giả bằng tính nhân văn và giá trị nghệ thuật.
- Xây dựng các chương trình truyền hình thực tế như là sự tổng hòa các
yếu tố cơ bản: văn hóa tổ chức chương trình, văn hóa giám khảo và văn
hóa thí sinh.
- Khi phát sóng phải có đơn vị kiểm duyệt để đảm bảo về nội dung và
hình thức.
- Không để cho một số người sử dụng các chương trình trò chơi trên
truyền hình để tạo cơ hội đánh bóng tên tuổi…
- Cần tôn trọng khán giả xem truyền hình bằng những chương trình chất
lượng, có tính giáo dục, nhân văn, thẩm mĩ,… để tạo niềm tin cho họ.
1.0
e
Liên hệ bản thân:
- Lựa chọn những chương trình phù hợp để tăng cường nhận thức, hiểu
biết xã hội.
- Phải biết hạn chế và điều tiết không dành quá nhiều thời gian cho những
chương trình không có hiệu quả giáo dục, thẩm mĩ cao.
0.5
Biểu điểm:
- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội
dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu
cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.
- Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết
các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính
tả.
- Điểm 3- 4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được
khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải
quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì.
Câu 2
(12.0
điểm)
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận
0.5
a
Giải thích ý kiến:
- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ: Hình tượng văn học là hình tượng ngôn ngữ.
M.Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tốt thứ nhất của văn học”. Nhà thơ
Trần Dần gọi các nhà thơ là “phu chữ”.
Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ chỉ
lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là quá trình
khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống mới có được những chữ “thần” để
có thể “lóe sáng” ở câu thơ, làm cho bài thơ “nổi gió”, “cất cánh”. Nhà
thơ Nga Maiacopxki đã viết:
Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, giàu hình tượng và biểu
cảm. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh,
đa nghĩa mang tính thẩm mỹ. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm góp
phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều sắc thái
ảo thực bất ngờ, thú vị.
- Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật: Ngôn ngữ
thơ là toàn bộ hình thức nghệ thuật biểu đạt: nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh,
biện pháp tu từ, những yếu tố như thanh, vần, dấu câu,…
- Nội dung tư tưởng: Tư tưởng là linh hồn, là hạt nhân của tác phẩm, là
kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời
2.0
b Bàn luận ý kiến:
- Nội dung tác phẩm văn học chỉ tồn tại bằng hình thức và qua hình thức
tác phẩm. Đó là cấu tạo gồm nhiều yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và phụ
thuộc vào nội dung tác phẩm. Văn bản ngôn từ là yếu tố thứ nhất của hình
thức tác phẩm có hai chức năng: vẽ ra bức tranh đời sống và biểu hiện thái
độ, cái nhìn của chủ thể lời nói bằng phương tiện ngôn ngữ.
- Trong tác phẩm văn học hình thức nghệ thuật là kênh duy nhất truyền
đạt nội dung của nó, là phương tiện cấu tạo nội dung và làm cho nó có bộ
mặt độc đáo. Do đó, tìm hiểu hình thức là điều kiện không thể thiếu để
hiểu đúng nội dung. Bỏ qua hình thức hoặc bỏ qua tính chỉnh thể của nó
sẽ có nguy cơ hiểu lệch nội dung tác phẩm, biến nó thành những cái
“tương đương xã hội học”. Về mặt triết học, nội dung luôn luôn quyết
định hình thức, hình thức phù hợp nội dung.
2.0
- Trong văn học, hình thức văn bản và hình tượng là một tổ chức mang
tính kí hiệu, là cái biểu đạt, còn nội dung là cái được biểu đạt, tức là ý
nghĩa. Do đó các yếu tố nội dung của tác phẩm, như đề tài, chủ đề, tư
tưởng, cảm hứng, tính cách, về thực chất đều là các lớp ý nghĩa của cái
biểu đạt, do người đọc cảm nhận và khái quát nên. Do vậy nội dung của
tác phẩm không đứng yên, bất biến, mà được mở rộng, đào sâu trong quá
trình tiếp nhận, làm cho tác phẩm văn học tồn tại như một quá trình.
c Chứng minh ý kiến:
Học sinh dựa trên những tác phẩm đã được học của đại thi hào Nguyễn
Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể lựa chọn những tác
phẩm: Đọc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,…
- Thứ nhất: Trên văn bản ngôn từ làm rõ các thành công của Nguyễn Du
về cách sử dụng ngôn ngữ (kể cả Hán và Nâm, nhưng xoáy sâu vào Nôm)
- Thứ hai: Trong quá trình khai thác tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn
Du đồng thời nhận ra tư tưởng sâu sắc nhà thơ thể hiện dưới những lớp
ngôn từ đó.
6.0
d Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Chỉ những ai sống sâu sắc với cuộc đời, có ý thức trách nhiệm với nhân
sinh, thời cuộc mới phát hiện được nội dung nghệ thuật có tầm cỡ. Và
đồng thời phải có tài năng nghệ thuật, tu dưỡng văn hoá, mới sáng tạo ra
được những tác phẩm có hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.
- Ý kiến khẳng định việc làm nên vẻ đẹp của một tác phẩm văn học là
ngôn ngữ và ngôn ngữ chỉ đẹp khi nhà thơ sáng tạo ra để chuyển tải nội
dung tư tưởng sâu sắc là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với bản chất của
tác phẩm văn học
1.0
Đánh giá tổng kết vấn đề bàn luận 0.5
Biểu điểm:
- Điểm 11 - 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc
đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài
lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ.
- Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu
một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh,
cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 7 - 8: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án.
Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết
câu.
- Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án.
Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả.
- Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng,
còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1- 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn
đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
(Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên,
cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận
thuyết phục).
Giáo viên: Phạm Thị Thanh Bình
Số điện thoại liên hệ: 0912.310.870