SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
Tổ Sử
ĐỀ ĐỀ NGHỊ
KỲ THI OLYMPIC
KHU VỰC DH-ĐBBB
Lần thứ VIII- Năm học: 2014 - 2015
ĐỀ THI: MÔN LỊCH SỬ, LỚP 10
(Thời gian làm bài: 180 phút)
Câu 1 (2điểm)
Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu giai cấp xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây? Từ đó rút
ra điểm khác nhau về cơ cấu xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.
Câu 2 (2 điểm)
Bằng những kiến thức lịch sử cụ thể, hãy làm rõ nhận định của C. Mác về thành thị Tây
Âu trung đại: “Thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những
vũng bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ” .
Câu 3 (2 điểm)
Em hiểu như thế nào về thời kỳ Bắc thuộc ở Việt Nam? Hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc đối
với sự phát triển của lịch sử dân tộc?
Câu 4 (2.5 điểm)
Sông Bạch Đằng là địa danh ghi dấu nhiều chiến thắng oai hùng của dân tộc ta trong sự
nghiệp chống giặc ngoại xâm, trong đó tiêu biểu là trận Bạch Đằng năm 938 và năm
1288. Hãy làm sáng tỏ những điểm giống và khác nhau giữa 2 trận chiến này.
Câu 5 (1.5 điểm)
Phân tích những nét mới của kinh tế Đại Việt trong giai đoạn XVI – XVIII so với giai
đoạn trước.
Hết
HƯỚNG DẤN CHẤM
Câu Đáp án Điểm
1
(2điểm)
Vẽ sơ đồ (1điểm)
- Sơ đồ cơ cấu giai cấp xã hội phương Đông cổ đại
(QT: quý tộc, NDCX: nông dân công xã)
- Sơ đồ cơ cấu giai cấp xã hội phương Tây cổ đại:
(CN: chủ nô)
0.5điểm
0.5 điểm
Nhận xét (1điểm)
- Do điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế khác nhau nên
cơ cấu giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và
phương Tây có những điểm khác nhau căn bản. Cụ thể:
- Xã hội cổ đại phương Đông gồm ba giai cấp: quý tộc, nông
0.25điểm
QT
NDCX
Nô lệ
Thống trị
Bị trị
CN
Bình dân
Nô lệ
Thống trị
Bị trị
dân công xã và nô lệ, trong đó nông dân công xã đông đảo
nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo. Trong khi xã hội cổ
đại phương Tây gồm ba giai cấp: chủ nô, bình dân và nô lệ,
ngoài ra còn có một bộ phận kiều dân (những người ở nơi
khác đến sinh sống và làm ăn), trong đó nô lệ đông đảo
nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo.
- Ở phương Đông: mối quan hệ bóc lột giữa quý tộc với
nông dân công xã là chủ đạo, còn ở phương Tây, mối quan
hệ bóc lột giữa chủ nô với nô lệ là chủ đạo. Nên xã hội
phương Đông là xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên, còn
xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình.
0.25điểm
0.5điểm
2
(2điểm)
- Chứng minh: “Thành thị trung đại như những bông hoa
rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội
phong kiến lúc bấy giờ”
- Trước khi thành thị ra đời: đơn vị kinh tế, chính trị cơ bản
của xã hội phong kiến Tây Âu chính là các lãnh đại phong
kiến. Với nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, sự tồn tại
của chế độ nông nô, sự chi phối tuyệt đối của Kit-tô giáo
trong văn hóa, giáo dục thì cả Tây Âu chìm trong “đêm
trường trung cổ”.
- Thành thị ra đời đã tạo nên những chuyển biến to lớn về
mọi mặt, đưa chế độ phong kiến Tây Âu phát triển, tạo nên
một diện mạo mới về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa,
giáo dục. Cụ thể:
+ Kinh tế: thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên,
tự cung, tự cấp và khép kín của các lãnh địa, thúc đẩy nền
kinh tế hàng hóa phát triển với sự ra đời của các phường
hội trong sản xuất thủ công nghiệp, các thương hội, hội chợ
và các thương đoàn trong hoạt động thương mại.
+ Chính trị: góp phần chuyển từ chế độ phong kiến phân
quyền sang chế độ phong kiến tập quyền, tạo cơ sở thống
0.5điểm
0.25điểm
0.25điểm
nhất quốc gia, thị trường dân tộc.
+ Xã hội: góp phần xóa bỏ chế độ nông nô, đồng thời sư ra
đời của tầng lớp mới – thị dân đã tạo nên những thay đổi
căn bản trong xã hội Tây Âu và là tiền thân của giai cấp
mới – giai cấp tư sản sau này.
+ Văn hóa – giáo dục: thành thị ra đời tạo ra bầu không khí
tự do, thúc đẩy các sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, các hoạt
động nghiên cứu khoa học và chú trọng phát triển giáo dục:
sự ra đời của các trường đại học lớn…
Như vậy, thành thị đã chấm dứt thời kỳ “đêm trường trung
cổ”, mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của kinh tế, văn
hóa, giáo dục ở Tây Âu……
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
3
(2điểm)
Hiểu thế nào về thời kỳ Bắc thuộc (0.5điểm)
- Đây là một khái niệm để chỉ một giai đoạn lịch sử mà các
triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược và thống trị
nước ta, kéo dài từ 179 TCCN đến năm 938. Các triều đại
nối tiếp nhau cầm quyền và thống trị Âu Lạc nhưng đều
chung một âm mưu, mục đích: biến Âu Lạc thành một bộ
phận của lãnh thổ Trung Quốc.
- Trong suốt nghìn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến
phương Bắc đã thực hiện nhiều chính sách cai trị về chính
trị (chia nước ta thành các quận, huyện, cử người sang cai
trị…), về kinh tế (bóc lột nhân dân, cướp đất, bắt cống
nạp…), về văn hóa, xã hội (chính sách đồng hóa, thẳng tay
đàn áp các phong trào đấu tranh )
0.25điểm
0.25điểm
Hệ quả của thời kỳ Bắc thuộc (1.5điểm)
- Đây là một thời kỳ đen tối, để lại nhiều hệ lụy cho dân tộc
ta, kéo lùi sự phát triển của dân tộc đến hang thế kỷ.
- Nhưng bằng sức sống mãnh liệt, tinh thần đấu tranh quật
cường, bản lĩnh không chịu khuất phục, sự tiếp thu sang
tạo, có chọn lọc những yếu tố từ bên ngoài, ta đã tạo nên
những chuyển biến to lớn về các mặt:
+ Về kinh tế: tiếp thu những thành quả về kỹ thuật, kinh
nghiệm sản xuất…
+ Về văn hóa: tiếp nhận một cách chủ động, sáng tạo các
yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa như ngôn ngữ, văn
tự, phong tục tập quán…
+ Về xã hội: mâu thuẫn dân tộc gay gắt => nhân dân ta
không ngừng đấu tranh giành lại độc lập và tự chủ….Đỉnh
cao là chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc nghìn
năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ mới của lịch sử dân
0.5 điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
tộc….
4
(2.5điểm)
- Khái quát về hai trận chiến Bạch Đằng năm 938 và Bạch
Đằng năm 1288.
- Điểm giống:
+ Bố trí trận địa:
• Đều lợi dụng tối đa địa thế nhánh sông, ghềnh núi,
rừng rậm của khu vực này để bố trí quân mai phục
gồm cả quân thuỷ và quân bộ kết hợp và phát huy
tối đa sức mạnh của các lực lượng này.
• Lợi dụng chế độ thuỷ triều và sự chênh lệch mực
nước rất lớn lúc nước thuỷ triều lên với khi thuỷ
triều rút để xây dựng trận địa cọc phối hợp với trận
địa mai phục; kết hợp tài tình yếu tố nhân tạo với
thiên tạo.
+ Cách đánh: nghi binh, khiêu chiến để đưa địch vào thế
trận bày sẵn, chọn đúng thời điểm để phản công quyết liệt.
+ Ý nghĩa trận đánh: đều là trận quyết chiến chiến lược
có ý nghĩa kết thúc chiến tranh, đè bẹp hẳn ý chí xâm lược
của kẻ thù
- Điểm khác:
+ Thời điểm đánh khác nhau: Trận Bạch Đằng năm 938
của Ngô Quyền là đánh quân địch trên đường tiến vào xâm
lược nước ta. Trận Bạch Đằng năm 1288 là đánh quân
Nguyên trên đường rút khỏi nước ta.
+ Khả năng chiến đấu của kẻ thù trong hai trận chiến
trên khác nhau: Nam Hán có thuỷ quân rất mạnh (thuyền
chiến to khoẻ, có khả năng vượt biển xa, thuỷ quân Nam
Hán dày dạn chiến trận). Trong khi đó thuỷ quân là điểm
yếu của quân Nguyên (Không tinh nhuệ bằng quân kị - bộ,
đã bị đánh tơi bời một số trận nên tinh thần chiến đấu giảm
sút, hơn nữa trên thuyền lại chở theo một số lớn quân bộ
vốn không quen tác chiến trên sông nước ).
+ Cách đánh: Trận Bạch Đằng năm 1288 không chỉ kế
thừa mà còn phát triển, sáng tạo ra cách đánh mới hơn trận
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
Bạch Đằng 938, đó là dùng những thuyền nan, bè nứa chất
đầy chất dễ cháy để lao theo dòng nước đốt cháy chiến
thuyền địch
+ Vị trí, ý nghĩa trận đánh: Trận Bạch Đằng năm 938
không chỉ là trận quyết chiến chiến lược mà còn là trận
chung kết lịch sử của dân tộc ta, chấm dứt hoàn toàn thời kì
Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài, phát triển rực rỡ
của đất nước
- KL: Những điểm giống và khác nhau của hai trận Bạch
Đằng chứng tỏ sự kế thừa và phát huy nghệ thuật quân sự
(nghệ thuật thủy chiến) và truyền thống đánh giặc của cha
ông ta…
0.25điểm
0.25điểm
0.25điểm
5
(1.5điểm)
Nét mới của kinh tế Đại Việt XVI – XVIII so với giai
đoạn trước:
- Nông nghiệp: trước đây sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu
cầu tự cung, tự cấp thì giai đoạn này đã bắt đầu phục vụ thị
trường, nhiều sản phẩm làm ra để xuất khẩu (lúa gạo, hoa
quả…)
- Thủ công nghiệp: trước đây thủ công nghiệp chủ yếu diễn
ra trong các làng nghề hoặc quan xưởng của nhà nước, thì
nay các thợ thủ công đã ra thành thị lập phường vừa sản
xuất, vừa buôn bán, trong lĩnh vực khai mỏ đã xuất hiện
hiện tượng bao thầu, thuê nhân công.
- Thương nghiệp:
+ Nội thương: Trước đây chỉ diễn ra trong các chợ làng,
chợ huyện và thường là buôn bán nhỏ thì giờ đã có trung
tâm buôn bán của vùng, sự xuất hiện của các làng buôn với
hình thức buôn bán lớn như buôn chuyến, buôn thuyền…
+ Ngoại thương: trước đây chủ yếu buôn bán với các
thương nhân phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản thì
0.25điểm
0.5điểm
0.25điểm
nay có nhiều thương nhân phương Tây như Hà Lan, Anh,
Pháp….đến xin lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài.
KL: Đây chính là những biểu hiện của mầm mống quan hệ
sản xuất mới (tư bản chủ nghĩa), tuy nhiên do sự cản trở
của chính quyền phong kiến nên không thể phát triển và
thắng thế quan hệ sản xuất cũ (phong kiến)
0.25điểm
0.25điểm