Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.46 KB, 8 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
HẢI DƯƠNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10
NĂM 2015
Thời gian làm bài:180 phút
(Đề này có 02 trang, gồm 5 câu)
Câu 1 (4 điểm)
a. Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt trời giữa hai đường chí
tuyến. Cho biết nơi nào trên Trái đất hàng năm có số lần Mặt trời lên thiên đỉnh: 1
lần? 2 lần? 0 lần? Phân tích mối quan hệ đối kháng giữa nội lực và ngoại lực.
b. Vì sao các vành đai đất và sinh vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các vành
đai đất và sinh vật theo vĩ độ?
Câu 2 (4 điểm)
a. Qui luật địa đới là gì? Phân tích những biểu hiện của qui luật địa đới trong khí
hậu. Những nhân tố nào làm phá vỡ tính địa đới?
b. Phân tích ảnh hưởng tới sông ngòi. Trình bày các nguyên nhân cơ bản sinh ra
vòng tuần hoàn nước.
Câu 3 (4 điểm)
a. Kể tên các khối khí chính. Nhận xét và giải thích lượng mưa giữa bờ Đông và bờ
Tây lục địa ở khu vực chí tuyến.
b. So sánh frong và dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 4 (3 điểm)
a. Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không? Tại sao?
Phân tích các nguyên nhân gây biến động dân số cơ học.
b. Tại sao khu vực thành thị nước ta, tỉ lệ thất nghiệp luôn cao hơn trung bình cả
nước?
Câu 5 (5 điểm)
a. Lập sơ đồ phân loại nguồn lực theo nguồn gốc. Vì sao trong cơ cấu kinh tế theo


ngành của các nước đang phát triển, tỉ trọng GDP của khu vực nông lâm ngư
nghiệp cao, tỉ trọng GDP của khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ còn thấp?
b. Cho bảng số liệu: Sản lượng than, dầu, điện trên Thế giới.
Năm 1950 1970 1980 1990 2007
Than
(Triệu tấn)
1820 2936 3770 3387 7029
Dầu mỏ
(Triệu tấn)
523 2336 3066 3331 3929
Điện
(Tỉ KWh)
967 4962 8247 11832 18953
1. Hãy vẽ biểu đồ tình hình sản xuất than, dầu, điện từ 1950-2007.
2. Nhận xét và giải thích.
*********************Hết*********************
Họ tên GV ra đề
Nguyễn Thúy Nga (0915310469)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10
Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
Câu 1 a * Biểu hiện: 0,5
- Mặt Trời lên thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời ở đúng
đỉnh đầu lúc 12h trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc
với tiếp tuyến bề mặt đất).
- Ngày 22/6 MT lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc
- Ngày 22/12 MT lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam
- Ngày 22/6 năm sau MT lại lên thiên đỉnh ở chí tuyến
bắc
 Trong năm, MT tựa hồ chuyển động từ chí tuyến bắc
xuống chí tuyến nam rồi lại từ chí tuyến nam lên chí

tuyến bắc. Chuyển động không có thật của MT giữa hai
đường chí tuyến gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm
của MT.
* Nguyên nhân: Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung
quanh Mặt Trời với trục nghiêng một góc 66
0
33

với mặt
phẳng quỹ đạo chuyển động.
* Nơi có hiện tượng MT lên thiên đỉnh trong năm 1 lần
là hai đường chí tuyến, 2 lần là vùng nội chí tuyến, 0 lần
là vùng ngoại chí tuyến.
* Phân tích mối quan hệ đối kháng giữa nội lực và ngoại
lực
- Đối kháng về nguyên nhân, quá trình diễn ra… (diễn
giải)
- Đối kháng về kết quả tác động (diễn giải)…
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
b Vành đai đất và sinh vật theo đai cao không lặp lại
hoàn toàn vành đai theo vĩ độ
- Đất và sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó
chủ yếu là khí hậu
- Khí hậu thay đổi theo vĩ độ và độ cao  đất và sinh vật
0,25
0,25

thay đổi theo vĩ độ và độ cao
- Sự thay đổi khí hậu theo vĩ độ và độ cao có sự tương tự
nhau (đặc biệt về nhiệt độ)  sự thay đổi vành đai đất –
sinh vật theo độ cao gần giống theo vĩ độ, nhưng không
lặp lại hoàn toàn do: sự thay đổi của các yếu tố khí hậu
theo độ cao và vĩ độ không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể
+ Nhiệt độ: Sự giảm nhiệt độ theo đai cao nhanh hơn theo
vĩ độ (dẫn chứng)
+ Khí áp: giảm liên tục theo đai cao nhưng theo vĩ độ lại
đan xen và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo (dẫn
chứng)
+ Lượng mưa: Càng lên cao càng tăng, đến 1 độ cao nhất
định mưa giảm; theo vĩ độ: có sự khác nhau giữa các khu
vực (dẫn chứng)
Số lượng các vành đai đất và sinh vât theo đai cao còn
phụ thuộc vào vị trí địa lí (phụ thuộc tính địa đới), độ cao
và hướng sườn (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 2 a * Khái niệm Qui luật địa đới ….
* Phân tích những biểu hiện của qui luật địa đới trong
khí hậu.
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt (diễn giải)
- Sự phân bố các đai khí áp (diễn giải)
- Sự phân bố các đới gió chính (diễn giải)
- Các đới khí hậu (diễn giải)
* Những nhân tố làm phá vỡ tính địa đới:

- Địa hình (dẫn chứng)
- Gió (dẫn chứng)
- Ảnh hưởng của biển, đại dương (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,75
b * Phân tích ảnh hưởng tới sông ngòi.
- Sông ngòi là hệ quả (hàm số) của khí hậu. Khí hậu ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sông ngòi.
+ Trực tiếp: qui định mật độ sông, lượng nước sông, chế
độ nước sông. (thông qua chế độ mưa, băng tuyết…)
+ Gián tiếp: thông qua sự phát triển của thảm thực vật
ảnh hưởng đến sự điều tiết chế độ nước….
* Trình bày các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần
hoàn nước.
- Trên bề mặt trái đất có nước….
- Do tác dụng của bức xạ mặt trời…
- Các nguyên nhân khác: gió, khí áp….
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 3 a * Kể tên các khối khí chính
- Khối khí địa cực
- Khối khí ôn đới

- Khối khí chí tuyến (nhiệt đới)
- Khối khí Xích đạo
*Nhận xét lượng mưa giữa bờ Đông và bờ Tây lục địa ở
khu vực chí tuyến.
- Lượng mưa giữa bờ Đông và bờ Tây lục địa ở khu vực
chí tuyến có sự khác nhau:
+ Bờ Tây ít mưa, khí hậu khô
+ Bờ Đông mưa nhiều, khí hậu ẩm
* Giải thích
- Do các nhân tố gây mưa ở hai bờ có tác động khác
nhau mà quan trọng nhất là yếu tố dòng biển…
+ Bờ Đông có địa hình đón gió từ biển, có các dòng biển
nóng chảy ven bờ…thuận lợi cho bốc hơi, gây mưa.
0,5
0,75
0,75
+ Bờ Tây có dòng biển lạnh chảy ven bờ ít gây mưa…
b So sánh frong và dải hội tụ nhiệt đới.
* Giống nhau
- Đều là mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí có nguồn gốc khác
nhau
- Đều tác động đến thời tiết, khí hậu (gây mưa, thời tiết
xấu…)
* Khác nhau
- Về nguồn gốc:
+ Frong nằm giữa 2 khối khí có tính chất vật lí khá khác
nhau
+ Dải hội tụ nằm giữa 2 khối khí có tính chất tương đối
giống nhau nhưng hướng gió khác nhau.
- Về phân loại

+ Frong chia 2 loại frong cực và frong ôn đới
+ Dải hội tụ chỉ có 1 dải
- Về nguyên nhân gây mưa:
+ Frong gây mưa do đoạn nhiệt
+ Dải hội tụ nhiệt đới có mưa do không khí nóng ẩm bốc
lên.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 a - GTDS cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và
nhập cư. GTDS cơ học không phải là động lực gia tăng
dân số thế giới.
- Nguyên nhân là do: GT cơ học không tác động thường
xuyên, chỉ tác động đến quy mô dân số ở một lãnh thổ
nhất định và trong một thời điểm nhất định, nhưng không
tác động đến quy mô toàn cầu (diễn giải).
- Nguyên nhân gây biến động dân số cơ học:
+ Nguyên nhân xuất cư: Mức sống, đói kém, bệnh
0,5
0,5
0,25
tật, chiến tranh, tìm vùng đất mới (diễn giải).
+ Nguyên nhân nhập cư: ĐK thuận lợi, mức sống
cao, ĐK lịch sử, tôn giáo (diễn giải). 0,25
b Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn mức

trung bình cả nước là vì:
- Thành thị có mật độ dân số đông, lực lượng lao động
lớn. Lao động ở thành thị chủ yếu là lao động công
nghiệp và dịch vụ, nhưng quá trình công nghiệp hoá diễn
ra còn chậm.
- Áp lực chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành thị kiếm
việc làm nhiều, trong khi đó một bộ phận lao động được
đào tạo không muốn quay về vùng nông thôn và miền
núi để làm việc.
- Lao động phổ thông nhiều, trong khi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đòi hỏi phải có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao.
- Cơ cấu kinh tế đô thị còn chậm chuyển dịch, cơ cấu
ngành nghề chưa đa dạng.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 5 a * Lập sơ đồ phân loại nguồn lực theo nguồn gốc.
Yêu cầu: chính xác, đẹp, có tên.
* Trong cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước đang
phát triển, tỉ trọng GDP của khu vực nông lâm ngư
nghiệp cao, tỉ trọng GDP của khu vực công nghiệp- xây
dựng và dịch vụ còn thấp do:
- Trình độ phát triển kinh tế thấp
- Quá trình CNH-HĐH chậm
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm
- Hạn chế về vốn, kĩ thuật, sức ép dân số lớn
1,0
0,25

0,25
0,25
0,25
b 1. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm 1,5
công nghiệp
Yêu cầu: biểu đồ đường-cột, đúng, đẹp, đủ tên, chú
giải, số liệu
2. *Nhận xét
- CN năng lượng phát triển. Các SP đều tăng (CM…)
- Tốc độ tăng không giống nhau (CM)
*Giải thích
- Do CN năng lượng có vai trò quan trọng, có nhiều
điều kiện phát triển.
- Tốc độ phát triển khác nhau do điều kiện cụ thể của
từng ngành đặc biệt là yếu tố tài nguyên, thị trường…
+ Điện tăng nhanh nhất vì nhu cầu sử dụng rất lớn,
tăng không ngừng, do xâu dựng nhiều nhà máy
điện…
+ Dầu mỏ tăng khá nhanh vì tài nguyên phong phú,
dầu có nhiều ưu điểm…
+ Than tăng chậm nhất và không ổn định vì là năng
lượng truyề thống, có hạn chế trong khai thác và sử
dụng…
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
10,00

×