UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm )
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi (từ 1-6) bằng cách khoanh tròn vào chữ
cái đầu câu trả lời đúng nhất
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà.
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú.
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
(SGK Ngữ văn lớp 7, tập 1)
1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?
A. Qua Đèo Ngang
C. Bạn đến chơi nhà
B. Hồi hương ngẫu thư
D. Tĩnh dạ tứ
2. Bài thơ đó của tác giả nào?
A. Lý Thường Kiệt
C. Hồ Xuân Hương
B. Bà Huyện Thanh Quan
D. Lý Lan
3. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm + nghị luận
C. Miêu tả + tự sự
B. Tự sự + biểu cảm
D. Biểu cảm + miêu tả
4. Hai câu : “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà ” đã sử dụng nghệ thuật nào ?
A. So sánh
C. Đảo ngữ
B. Điệp ngữ
D. Nhân hoá
5. Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
A. Cảnh Đèo Ngang lúc về chiều tiêu điều hoang sơ, vắng lặng
B. Cảnh Đèo Ngang lúc về chiều đông vui, tấp lập
C. Cảnh Đèo Ngang tươi tắn, sinh động, đầy sức sống
D. Cảnh Đèo Ngang um tùm, đông vui
6. Từ "lom khom" là từ:
A. Láy
C. Hán Việt
B. Ghép
D. Từ ghép chính phụ
7. Trường hợp nào phát biểu đúng nhất về văn biểu cảm?
A. Nhằm tái hiện những cảnh sắc thiên nhiên, cảnh sinh hoạt cuả con người
B. Nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người với thế giới xung
quanh
C. Nhằm trình bày những quan điểm của cá nhân trước một vấn đề nào đó
D. Nhằm thuật lại một sự vật xảy ra trong đời sống xã hội hay trong một tác phẩm
văn học
8. Trong những dòng sau đây dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
B. Ruột để ngoài da
D. Mặt nặng mày nhẹ
II. Phần tự luận: (8 điểm )
Câu 1.(2,0 điểm)
Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bánh trôi nước”
của Hồ Xuân Hương.
Câu 2. (4điểm)
Cảm nghĩ về một người bạn thân
HẾT
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ/án A B D C A A B C
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1
a/ Nội dung: (1đ)
- “Bánh trôi nước” là bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong
văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến.
- Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ ; đồng thời thể
hiện lòng thương cảm sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của
họ.
(0,5 đ)
(0,5đ)
b/ Nghệ thuật: (1đ)
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng
ngày, thành ngữ, mô típ dân gian (0,5điểm)
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
2
a/ Mở bài:
- Giới thiệu về bạn
- Cảm xúc về bạn: yêu quý, tự hào
(0,5đ)
0,25
0,25
b/ Thân bài:
* Quan sát, miêu tả, suy ngẫm:
- Quan sát, miêu tả những đặc điểm tiêu biểu, gợi cảm xúc ở
người đó (dáng người, mắt, nụ cười, bàn tay )
- Những đặc điểm đó gợi cho em những liên tưởng, suy ngẫm
đến cuộc đời, những phẩm chất, tính cách, thói quen của bạn
( dáng người nhỏ nhắn cho thấy bạn là người hoạt bát, đôi mắt
sáng luôn nhìn thẳng vào mọi người khi nói chuyện cho thấy sự
tự tin ở bạn; nụ cười rạng rỡ cho thấy tấm lòng cởi mở, thân
thiện, luôn lạc quan )
* Những hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ hiện tại:
- Hồi tưởng kể những thói quen, sự việc liên quan đến đối
tượng biểu cảm trong quá khứ (ngày đầu gặp gỡ, kỉ niệm vui,
buồn hay day dứt ân hận, những bí mật nhỏ của hai đứa )
- Suy nghĩ về hiện tại: người bạn chân thành, tốt bụng
* Tưởng tượng tình hống, hứa hẹn, mong ước:
- Đặt người viết vào giả định (nếu xa cách, nếu giận dỗi, nếu
không có đối tượng trong cuộc sống ) em sẽ có cảm xúc suy
nghĩ gì (mong nhớ, buồn bã, vô vị, )
- Mong mong ước điều gì cho bạn?
* Liên hệ hiện tại với tương lai:
(5 đ)
(2 đ)
(1,5đ)
(0,75 đ)
(0,75đ)
- Tuởng tượng những thay đổi trong tương lai
- Cần làm gì trong hiện tại
- Khẳng định điều không thay đổi
c/ Kết bài:
- Cảm xúc về bạn
- Cảm nghĩ về tình bạn
(0,5đ)
* Lưu ý:
- Điểm 5-6: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu trên. Lời văn mạch
lạc, giàu cảm xúc. Mắc 1-2 lỗi chính tả, dùng từ.
- Điểm 3-4: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, bài văn có cảm
xúc. Mắc 3-4 lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1- 2: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. Lời văn có
thể còn lủng củng một số chỗ, sai nhiều lỗi chính tả
- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
HẾT