Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO sát học kì i môn văn 7,đề số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.44 KB, 4 trang )

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


MÔN:NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
__________
I.Trắc nghiệm: (2đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Nhận xét nào không đúng về ca dao?
A.Ca dao là tác phẩm trữ tình dân gian
B.Ngôn ngữ ca dao giản dị mà sinh động,giàu hình ảnh và gợi cảm.
C.Nội dung tình cảm trong ca dao rất phong phú.
D.Thể thơ duy nhất mà ca dao sử dụng là thể thơ lục bát.
Câu 2:Văn bản “Một thứ quà của lúa non:Cốm” thuộc thể loại gì?
A.Kí sự B.Tùy bút
C.Truyện ngắn D.Hồi kí
Câu 3:Nội dung của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là:
A.Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên
B.Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả
C.Tình bạn đậm đà chân thành thắm thiết
D.Gắn bó chân thành với cảnh vật quê hương
Câu 4: Trong các bài thơ sau,bài thơ nào được viết theo thể song thất lục bát:
A.Cảnh khuya B.Bạn đến chơi nhà
C.Tiếng gà trưa D.Sau phút chia li
Câu 5: Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là:
A.Thi tiên B.Thi thánh
C.Thi thần D.Thi sử
Câu 6:Trong các từ sau, từ nào không nằm trong nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn
lại?
A.trông đợi B.trông nom


C.trông mong D.trông ngóng
Câu 7:Các câu sau,câu nào thiếu quan hệ từ?
A.Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác
B.Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa,còn ngày nay thì không đúng.
C.Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
D.Con xin báo một tin vui cho cha mẹ vui lòng.
Câu 8:Yếu tố “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
A.thiên lí B.thiên thư
C.thiên hạ D.thiên thanh
II.Tự luận:(8đ)
Câu 1(2đ): Viết đoạn văn từ 5-7 câu chỉ ra điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong
phần trích sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục cục tác cục ta »
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ »
(Xuân Quỳnh-Tiếng gà trưa)

Câu 2 (6đ)Cảm nghĩ về món quà tuổi ấu thơ
HẾT
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I

I .Phần trắc nghiệm : (2đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp
án

D B C D A B B A
II.Phần tự luận: (8 đ)
Câu Đáp án Điểm
1
a.Hình thức:
-Viết đủ số câu
-Trình bày đúng hình thức đoạn văn
b.Nội dung:

-Chỉ ra điệp ngữ trong đoạn trích: “nghe”(nhắc lại ba lần)
-Tác dụng của điệp ngữ:
Điệp từ “nghe”nối nhau có tác dụng nhấn mạnh cảm giác
khi nghe tiếng gà trưa của nhân vật trữ tình trong bài thơ.Nó như gợi
lại những dư âm kì diệu của tiếng gà:tiếng gà làm xao động,làm dịu
bớt cái nắng trưa gay gắt,xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ
và…đánh thức những kỉ niệm xa xưa,gọi về tuổi thơ,quãng thời gian
hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người.
0,5
0,25
0,25
1,5
0,5
1,0

2
*Yêu cầu chung:
-Kiểu bài:biểu cảm
-Đối tượng biểu cảm:món quà thời thơ ấu
-Kĩ năng: Cần xác định được đối tượng biểu cảm .Vận dụng được
các cách lập ý trong văn biểu cảm một cách hợp lí.Biết kết hợp yếu

tố tự sự,miêu tả trong quá trình biểu cảm.
-Tình cảm,cảm xúc được thể hiện trong bài viết phải chân thành
-Hình thức: Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng,lời văn trong sáng,
hạn chế các lỗi diến đạt,lỗi chính tả….
*Dàn ý đại cương
1.Mở bài
-Giới thiệu món quà tuổi thơ
0,5
-Khái quát cảm xúc của bản thân về món quà
2.Thân bài
-Em nhận được món quà nhân dịp nào?
(sinh nhật,tết thiếu nhi,tết trung thu hay một dịp đặc biệt nào khác )
-Những đặc điểm gợi cảm của món quà?
+Hình dáng
+Màu sắc…
+Có gì đặc biệt…
-Những kỉ niệm của bản thân em gắn liền với món quà tuổi thơ?
Hs nhớ lại một hoặc một vài kỉ niệm sâu sắc của bản thân về món
quà.
*Lưu ý: Không bắt buộc học sinh phải lập ý theo những cách trên,
có thể lập ý theo những cách khác miễn là bộc lộ được tình cảm của
bản thân về món quà tuổi thơ một cách chân thành
3.Kết bài:
-Khẳng định cảm xúc về món quà tuổi thơ
5,0
1,0
2,0
2,0
0,5
HẾT

×