Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO sát học kì i môn văn 7,đề số 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.63 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 - 2013
………
MÔN : NGỮ VĂN 7
Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu
mỗi câu trả lời em cho là đúng nhất.
“ Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên
lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. nhựa sống ở trong người căng lên như
máu căng lên trong lộc của loài nai, như mần non của cây cối, nằm im mãi không chịu
được, phải trồi ra ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương
đứng cạnh”
( Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai ?
a. Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương b. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng
c. Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam d.Cổng trường mở ra – Lí Lan
Câu 2. Có mấy từ láy trong đoạn văn trên?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
Câu 3: Trong đoạn văn trên từ “lộc” không đồng nghĩa với từ nào sau đây ?
a. Mầm b. Chồi c. Búp d. Cây
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu chính xác các loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt ?
a. Đồng nghĩa trực tiếp, đồng nghĩa gián tiếp.
b. Đồng nghĩa bộ phận, đồng nghĩa toàn thể.
c. Đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn.
d. Đồng nghĩa tuyệt đối, đồng nghĩa không tuyệt đối.
Câu 5: Hai câu thơ:
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
( Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)


Sử dụng điệp ngữ nào ?
a. Điệp ngữ cách quãng. B. Điệp ngữ chuyển tiếp c. Điệp ngữ nối tiếp
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây không đúng về văn biểu cảm ?
a. Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm là không để khêu gợi, bộc lộ cảm xúc cá nhân
với đối tượng.
b. Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm dùng làm cơ sở để bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về việc
ấn tượng sâu sắc.
c. Văn biểu cảm không dùng yếu tố tự sự, miêu tả.
Câu 7: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận xét sau:
Với phông cách trang nhã, bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh
tượng hoang sơ, heo hút, thấp thoáng sự sống, đồng thời thể hiện tình
cảm nhớ nước thương nhà, thầm lặng cô đơn của tác giả.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 đ)
a. Chép lại (Theo trí nhớ) phần phiên âm bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý
Thường Kiệt.
b.Hãy cho biết nội dung biểu cảm của bài thơ.
Câu 2: (6 đ) Cảm xúc về một người mẹ của em.
Hết
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN 7
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6
Ph.án đúng b b d c b c
Câu 7:Các từ cần điền là: Đèo Ngang và nỗi buồn
II. Phần tự luận (8 điểm)
Bài/câu Đáp án Điểm
Bài 1 : 2 điểm
a Chép đúng bài thơ SGK 1 điểm
b Thái độ mỉa mai căm thù giặc bằng câu hỏi vừa ngạc nhiên

vừa căm giận Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm và từ đó biểu hiện
ý chí chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
1 điểm
Bài 2 : -Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm.
- Nội dung phải thể hiện được tình cảm của mình đối với người
mẹ yêu quí của mình.
-Bố cục phải đảm bảo 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu về người mẹ.
+ Thân bài: Trình bày những cảm xúc của em về mẹ .
+ Kết bài: Cảm nghĩ của em về người mẹ.
-Dùng từ, đặt câu, dựng đoạn tốt.
-Trình bày sạch sẽ, chữ đẹp, ít mắc lỗi chính tả .
* Biểu điểm:
-Điểm 4: Làm tốt các yêu cầu trên
-Điểm 3: Các yêu cầu trên đạt mức khá nhưng đúng
kiểu bài văn tự sự và ít nhất phải có 1 đoạn văn hay.
-Điểm 2: Bài làm đạt mức trung bình, mắc không
quá 8 lỗi diễn đạt .
-Điểm 1: Bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
-Điểm 0: Bài làm lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
1 điểm
4 điểm
1 điểm

Hết

×