Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi kết thúc học phần Chuyên đề Vật lý nâng cao (HK3 - 2013-2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.81 KB, 2 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA VẬT LÝ
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – HỌC KỲ 3 – NH: 2013 – 2014
Ngành đào tạo: Sư phạm Vật lý và Vật lý học
Học phần thi: Chuyên đề Vật lý nâng cao
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2 điểm):
Trình bày lực ma sát trong chuyển động lăn không trượt của vật rắn? Vai trò của ma sát nghĩ trong chuyển động
này? Các lực ma sát này phụ thuộc vào những yếu tố gì? Giải thích cơ chế tác động lên bánh xe phát động và
bánh xe thường?
Câu 2 (3 điểm):
Một thang AB dài 2m, khối lượng m = 20 kg được đưa
vào một bức tường thẳng đứng trơn nhẵn dưới góc
nghiêng . Hệ số ma sát giữa thang và sàn bằng 0,6.
( hình vẽ )
a) Khi góc nghiêng = 45
0
thang đứng cân bằng. Tính độ
lớn của các lực tác dụng lên thang khi đó.
b) Để cho thang đứng yên không trượt trên sàn thì góc
phải thỏa mãn điều kiện gì? Lấy g = 10 m/s
2
.
Câu 3: (1,5 điểm):
Một laser ruby (hồng ngọc) phát ánh sáng có bước sóng 693,8 nm. Nếu không sử dụng cơ chế bơm quang học:
a) Hãy tính tỉ số số hạt ở mức trên so với số hạt ở mức dưới ở nhiệt độ 300 K
b) Hãy tính nhiệt độ để tỉ số trên là ¼
Câu 4 (1,5 điểm):
Hiện tượng tán xạ bởi các hạt nhỏ so với bước sóng: Khảo sát thực nghiệm và lý thuyết về cường độ của ánh sáng
tán xạ theo bước sóng ánh sáng.
Giải thích hiện tượng: Khói thuốc lá bốc lên trực tiếp từ điếu thuốc đang cháy có màu trắng, còn người hít vào và


nhả ra thì khói thuốc lá có màu xanh lam.
Câu 5 (2 điểm):
Trong thí nghiệm về tương phản pha, nếu bề dày của bản song song là đều thì hàm sóng tại mọi điểm trên mặt AB
là s = asin(, ánh sáng tới đơn sắc có bước sóng là .
a) Biết ảnh A’B’ của vật AB chậm pha hơn vật AB là 5. Hãy viết hàm sóng tại các điểm trên mặt A’B’.
b) Trên mặt AB có điểm P lõm với quang lộ qua bản biến thiên đoạn λ/64 . Hãy viết hàm sóng tại điểm P’ là
ảnh của P.
c) Quan sát ảnh điểm P’ bằng bản pha dương. Hãy viết hàm sóng tại điểm P’ lúc đó.
Ghi chú: Sinh viên làm hai phần Cơ và Quang trong hai tờ giấy khác nhau.
Hết
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
B
I
A

×