Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn SINH HỌC khối 11 của trường chuyên BIÊN HÒA HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.43 KB, 7 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
TỈNH HÀ NAM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN SINH KHỐI 11
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
( Đề này gồm có 02 trang, gồm10 câu)

Câu 1 (2 điểm). Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
Khi chăm sóc cây trồng người ta thấy có hiện tượng: ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó
hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại và cho rằng đây là hiện tượng thiếu nguyên tố
khoáng Kali.
a. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
b. Nếu thiếu Phôt pho, Kali và Magiê thì gây hậu quả như thế nào đối với cây trồng ?
Câu 2 (2 điểm). Quang hợp
a. Tại sao giữa trưa nắng gắt, ánh sáng dồi dào, cường độ quang hợp lại thấp?
b. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PS I không có PS II, điều này liên quan
gì tới nồng độ oxi trong tế bào và có lợi gì cho quang hợp ở nhóm thực vật này?
Câu 3 (2 điểm). Hô hấp
a. Trong hô hấp tế bào, vì sao các phản ứng của chu trình Crep không có sự tiêu dùng ôxi
nhưng vẫn được xếp vào pha hiếu khí?
b. Vì sao trong chuỗi truyền điện tử của hô hấp tế bào, điện tử không được truyền từ NADH,
FADH
2
tới ngay ôxi mà phải qua một dãy truyền electron?
Câu 4 (2 điểm). Sinh sản ở thực vật+ Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
a. Phần phía ngoài của thân cây tre nứa thường bền chắc hơn phía trong nhưng ở cây thân gỗ
thì ngược lại. Cấu trúc giải phẫu nào của chúng ta giúp giải thích điều đó?
b. Một sinh viên chọn 10 cây mít cao 15 cm từ vườn ươm. Sinh viên này cắt ngọn cả 10 cây


rồi phun đều bằng dung dịch auxin. Kết quả có 7 cây vẫn mọc dài ra và có 3 cây không
mọc dài thêm. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 5 (2 điểm). Cảm ứng ở thực vật + Phương án thực hành sinh lí thực vật
a. Giải thích vì sao quá trình vận động hướng động và vận động cảm ứng lại có sự khác nhau
về thời gian phản ứng với các yếu tố tác động của môi trường? Cho ví dụ.
b. Rút sắc tố khỏi lá của thực vật bậc cao và bằng phương pháp sắc kí trên giấy ta thu được
bốn vạch màu. Hãy chỉ rõ tên sắc tố ở các vạch từ 1 đến 4 và giải thích?
Câu 6 (2 điểm). Tiêu hóa và hô hấp động vật
a. Để điều trị bệnh loét dạ dày do thừa axit, người ta có thể sử dụng thuốc ức chế hoạt động
loại prôtêin nào của màng tế bào niêm mạc dạ dày? Giải thích.
b. Tại sao người ta có thể thở bình thường ngay cả khi không hề suy nghĩ gì (kể cả khi ngủ)
Câu 7 (2 điểm). Tuần hoàn
4
3
2
1
0
0 – Vạch xuất phát
a. Những phản ứng nào xảy ra khi máu về tim nhiều làm tăng áp lực trong tâm nhĩ?
b. Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương = 20
mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do kẹt van tổ chim trong động mạch chủ.
Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với
người bệnh?
c. Hoạt động của tim thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau, giải thích cơ
chế?
+ Khi hoạt động cơ bắp mạnh.
+ Khi cơ thể bị mất máu.
+ Khi đang nằm ngửa, đứng dậy nhanh
Câu 8 (2 điểm). Bài tiết.
a. Tại sao động vật sống trên cạn không thể thải NH

3
theo nước tiểu, trong khi các động vật
sống trong nước ngọt có thể thải NH
3
theo nước tiểu?
b. Nêu cơ chế nhân nồng độ ngược dòng trong hoạt động của thận.
Câu 9 (2 điểm). Cảm ứng ở động vật, cân bằng nội môi
a) Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H
2
O
vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này:
- Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao?
- Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi không? Vì sao?
b) Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so
với lúc bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau
như thế nào?
Câu 10 (2 điểm). Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
Giải thích sự điều hòa hoạt động tiết hoocmôn bằng cơ chế liên hệ ngược và sự điều hòa
tiết hoocmôn bằng cơ chế thần kinh ở người. Nêu ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp?
Người ra đề
Dương Thanh Nga
Điện thoại liên hệ: 0919.031083
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
TỈNH HÀ NAM
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN SINH
KHỐI 11
C
Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm

Câu 1
a
- Ý kiến đó là sai
- Vì cây thiếu canxi mới có hiện tượng trên.
0,25
0,25
b
Nếu cây trồng thiếu
- Phôtpho: tốc độ hút O
2
bị giảm thay đổi hoạt tính enzim
trong hô hấp. các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị
phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.
- Kali: giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dòng
chất đồng hoá từ lá
- Magiê: ức chế quá trình tạo các hợp chất phốtpho hữu cơ
gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp
polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu
quả, Riboxoom bị phân giải. Sự hình thành lục lạp bị hư hại.
0,5
0,5
0,5
Câu 2
a
Nguyên nhân cường độ quang hợp hạ thấp:
- Buổi trưa: thoát hơi nước mạnh, tế bào lỗ khí mất nước,
giảm sức trương làm lỗ khí đóng lại
- Khi quá trình thoát hơi nước mạnh hơn quá trình hút nước ở
rễ, tế bào lỗ khí thiếu nước, kích thích quá trình tổng hợp
AAB. AAB kích thích sự vận chuyển các ion K+ ra khỏi TB

hạt đậu lỗ khí đóng lại
 trao đổi khí bị ngưng trệ, thiếu CO
2
cung cấp cho quang
hợp quang hợp giảm.
0,25
0,5
0,25
b
Không có PS II nên không có O
2
phát sinh trong tế bào bao bó
mạch nồng độ O
2
ở đây thấp.
- Điều này có lợi cho thực vật C
4
là tránh được hiện tượng O
2
cạnh tranh với CO
2
để liên kết với rubisco trong các tế bào
này, do đó tránh được hô hấp sáng làm giảm năng suất quang
hợp.
0,5
0,5
Câu 3 a
- Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ tạo ra sản
phẩm chủ yếu là chất khử NADH và FADH
2

, các chất này vận
chuyển điện tử, tạo lực hoá thẩm ở chuỗi truyền e ở màng
trong ti thể.
- Oxy chỉ là chất nhận e cuối cùng trong dãy truyền e, nhưng
nếu không có oxy chuỗi truyền e sẽ ngừng hoạt động, ứ đọng
NADH và FADH
2
dẫn đến cạn kiệt NAD
+
và FAD
+
và do đó
các phản ứng của chu trình Crep sẽ ngừng trệ.
0,5
0,5
b
- Kìm hãm tốc độ thoát năng lượng của electron từ NADH và
0,5
FADH
2
đến oxi.
- Năng lượng trong electron được giải phóng từ từ từng phần
nhỏ một qua nhiều chặng tích lũy dưới dạng ATP của chuỗi
để tránh sự “bùng nổ nhiệt” đốt cháy tế bào.
0,5
Câu 4 a
- Tre là cây một lá mầm với bó mạch kín còn cây thân gỗ là
cây hai là mầm với bó mạch hở.
- Trong thân tre, càng ra phía ngoài bó mạch càng nhiều, càng
nhỏ, lòng mạch gỗ càng hẹp và dày hơn => thân cây bền hơn

ở phía ngoài.
- Ở cây thân gỗ các bó mạch gỗ được đẩy sâu vào trong lõi
trong quá trình sinh trưởng, ở phía ngoài là lớp libe và mô
mềm nên kém bền hơn.
0,25
0,25
0,25
b
- Ở ngọn cây, ngay ở phía dưới mô phân sinh ngọn là vùng
kéo dài, giúp cây mọc cao lên.
- Sự kéo dài tế bào là do tác động của AIA
- Khi cắt bỏ ngọn thì không còn mô phân sinh, cũng không
tạo AIA nội sinh.
- Phun auxin đúng liều có tác dụng thay thế AIA nội sinh.
- 3 cây không mọc cao thêm khi xử lý auxin là do bị bắt mất
vùng kéo dào. 7 cây mọc cao thêm là còn vùng kéo dài.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5 a
* Quá trình hướng động
- Xảy ra chậm vì: liên quan đề sự phân bố lại hàm lượng các
chất điều hoà sinh trưởng ở hai phía của cơ quan, cơ thể. Liên
quan đến sự sinh trưởng tế bào hai phía bị tác động và không
bị tác động của yếu tố môi trường.
- Ví dụ quá trình hướng quang.
* Quá trình vận động cảm ứng:
- Xảy ra nhanh vì: liên quan đến đồng hồ sinh học, đến sức

căng trương nước ở các tế bào khớp gối. Những vận động này
xảy ra theo nhịp sinh học và theo hoạt động của các bơm ion.
(0,5 điểm)
- Ví dụ, vận động ngủ của lá, cây bắt mồi, cây xấu hổ
0,5
0,25
0,5
0,25
b
b. Tên các sắc tố:
4. Caroten: C40H56
3. Xantophin: C40H56O(1-6)
2. Chlorophin a: C55H72O5N4Mg
1. Chlorophin b: C55H70O6N4Mg
- Giải thích: do khối lượng phân tử của các loại sắc tố khác
nhau nên loại sắc tố nào có khối lượng phân tử nhỏ sẽ đi xa,
còn sắc tố có khối lượng phân tử lớn sẽ đi gần.
0,25
0,25
Câu 6 a
Tế bào viền trong tuyến vị của niêm mạc dạ dày tạo ra axit
HCl bằng cách có một số bơm H
+
(bơm proton) và một số
khác bơm Cl

vào trong dạ dày để rồi các ion này kết hợp với
nhau tạo ra HCl trong dịch vị dạ dày.
- Nếu vì lý do nào đó việc tiết các ion này tăng lên quá mức
sẽ khiến cho dạ dày bị dư thừa axit và bị loét. Do vậy, chúng

0,5
ta có thể dùng thuốc ức chế các bơm proton trên màng sinh
chất để giảm bớt axit của dạ dày.
0,5
b
. Nhờ phản xạ hô hấp: là phản xạ không điều kiện mà trung
khu nằm ở hành tuỷ
Cơ chế phản xạ:
+ Phế nang xẹp kích thích cơ quan thụ cảm nằm trong thành
phế nang, làm xuất hiện xung thần kinh hướng tâm về trung
khu hô hấp và theo dây li tâm đến làm co các cơ thở gây động
tác hít vào.
+ Khi phế nang căng sẽ kìm hãm trung khu hít vào, cắt luồng
thần kinh li tâm tới các cơ hít vào làm giãn các cơ này đồng
thời kích thích trung khu thở ra.
+ Cứ như vậy, hít vào, thở ra kế tiếp nhau và diễn ra liên tục
0,25
0,25
Câu 7 a
Tăng áp lực trong tâm nhĩ sẽ gây tăng nhịp tim và lực co tim
bằng phản xạ Bainbridge do các thụ thể giãn của tâm nhĩ vào
về trung khu điều hòa tim mạch.
- Tăng áp lực trong tâm nhĩ còn gây tăng tiết ANF (ANP).
ANF gây giảm angiotensin, aldosteron và ADH, do đó làm
giảm tái hấp thu Na
+
và nước ở ống thận, tăng bài tiết nước
tiểu, làm huyết áp.
0,25
0,25

b
Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất
trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu
dẫn đến huyết áp kẹt.
- Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu
giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim.
0,25
0,25
c
* Khi hoạt động cơ bắp mạnh thì tim đập nhanh, mạnh hơn.
Cơ chế:
+ Hoạt động cơ bắp mạnh, các tế bào tiêu thụ O
2
, thải CO
2
nên
nồng độ O
2
trong máu giảm, CO
2
trong máu tăng.
+ Khi nồng độ O
2
trong máu giảm, nồng độ CO
2
tăng tác động
lên các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động
mạch cảnh. Các thụ thể hóa học gửi xung thần kinh về trung
khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo
dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn.

* Khi cơ thể mất máu hoặc khi đang nằm ngửa đứng dậy
nhanh tim đập nhanh, mạnh hơn vì:
+ Khi mất máu làm huyết áp giảm. Sự giảm huyết áp tác động
vào các thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động
mạch cảnh.
+ Khi đứng dậy nhanh, máu theo chiều trọng lực dồn xuống
dưới làm áp lực trong xoang động mạch cảnh và cung động
mạch chủ giảm, tác động vào các thụ thể áp lực.
Thông tin về sự thay đổi áp lực từ các thụ thể áp lực ở cung
động mạch chủ và xoang động mạch cảnh truyền về trung khu
điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo dây
0,25
0,25
0,25
0,25
giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn. (0,25 điểm)
Câu 8 a
NH
3
là chất rất độc, nồng độ thấp đã có thể gây rối loạn hoạt
động của tế bào. Để tránh tác động có hại của NH
3
cơ thể phải
thải NH
3
dưới dạng dung dịch càng loãng càng tốt.
- Động vật sống trên cạn không có đủ nước để pha loãng NH
3
và thải nó cùng nước tiểu.
- Động vật sống trong môi trường nước ngọt có dịch cơ thể ưu

trương so với môi trường nước nên nước có xu hướng đi vào
cơ thể. Vì vậy chúng có thể thải nhiều nước tiểu loãng chứa
NH
3
.
0,5
0,25
0,25
b
Cơ chế nhân nồng độ ngược dòng xảy ra chủ yếu ở quai Henle
do sự vận chuyển nước và muối ở 2 nhánh xuống và lên của
quai Henle:
- Nước ra ở nhánh xuống của quai Henle (theo cơ chế thụ
động) làm nồng độ chất tan trong dung dịch lọc ở trong ống
thận tăng dần.
- Trong phần dày nhánh lên của quai Henle, NaCl được bơm
ra dịch gian bào (tuy ở đây nước không được thấm ra) làm
mất muối, dịch lọc loãng dần.
Kết quả gây ra nồng độ chất tan cực đại ở phần quai, phần lớn
nằm trong phần tủy thận gây rút nước ở phần ống góp làm
nước tiểu được cô đặc.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9 a
a) Huyết áp, thể tích dịch bào tăng và lượng nước tiểu cũng
gia tăng. Lý do là ăn mặn và uống nhiều nước dẫn đến thể tích
máu tăng làm tăng huyết áp. Huyết áp tăng làm gia tăng áp
lực lọc ở cầu thận dẫn đến làm tăng lượng nước tiểu. Huyết áp

tăng cũng làm gia tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Hàm lượng renin và aldosteron trong máu không thay đổi vì
renin và aldosteron được tiết ra khi huyết áp thẩm thấu của
máu tăng hoặc khi thể tích máu giảm.
0,5
0,5
b
Do rượu là chất gây ức chế quá trình tiết ADH, nên lượng
ADH giảm làm giảm tái hấp thu nước trong ống thận, vì vậy
sự bài tiết nước tiểu tăng lên.
Do cafein là chất làm tăng tốc độ quá trình lọc máu ở thận và
làm giảm tái hấp thu Na
+
kéo theo giảm tái hấp thu nước nên
nước tiểu tăng lên.
0,5
0,5
Câu 10
- Điều hoà bằng cơ chế liên hệ ngược
+ Cơ chế âm tính
Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmôn trong máu.
Khi nồng độ hoocmôn trong máu đạt đến mức nhất định sẽ
gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng
giảm, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến giảm làm cho
nồng độ của hoocmon điều hoà giảm dẫn đến ức chế ngừng
0,5
lại. Khi tuyến nội tiết không bị ức chế nó lại bắt đầu tiết ra
hoocmôn.
+ Cơ chế dương tính
Tuyến nội tiết nhạy cảm với nồng độ hoocmon trong máu.

Khi nồng độ hoocmon trong máu đạt đến mức nhất định sẽ
gây ức chế tuyến nội tiết làm cho hoạt động tiết của chúng
tăng, khi đó nồng độ của hoocmon của tuyến tăng làm cho
nồng độ của hoocmon điều hoà tăng dẫn đến hưng phấn tuyến
nội tiết tiết ra hoocmôn.
VD: học sinh lấy 2 ví dụ minh họa cho cơ chế điều hoà ngược
âm tính và dương tính.
- Điều hòa bằng cơ chế thần kinh
Cơ chế điều hoà tiết hoocmôn bằng thần kinh - thể
dịch: Khi cơ thể nhận được kích thích từ môi trường, các kích
thích được mã hoá thành xung thần kinh theo dây hướng tâm
về trung ương thần kinh, từ trung ương thần kinh xuất hiện
xung theo dây li tâm đến tuyến nội tiết và gây tiết hoocmôn
vào máu.
VD: hoocmôn của tuỷ thận (adrenalin và noradrenalin) được
tiết ra, những chất nầy được coi là sự trả lời kích thích của các
xung thần kinh giao cảm trước hạch có nguồn gốc từ
hypothalamus trong não bộ.
0,25
0,25
0,5
0,5
Người ra đề
Dương Thanh Nga
Điện thoại liên hệ: 0919.031083

×