Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn SINH HỌC khối 11 của trường chuyên HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.18 KB, 4 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ, HẢI PHÒNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN SINH KHỐI 11
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 3 trang, gồm 10 câu)
Câu 1: Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (2 điểm)
1. a. Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch, người ta cho một chất ức
chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp của
cây không bị giảm. Vì sao?
b. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng
nitơ trong đất. Theo bạn ý kiến đúng hay sai. Giải thích.
2. Khi phân tích thành phần hoá học ở tế bào mô giậu, người ta đã tìm thấy có nhiều
hợp chất hữu cơ và vô cơ có hàm lượng rất khác nhau. Theo em hợp chất hoá học nào
có hàm lượng lớn nhất, hợp chất hoá học nào có hàm lượng thấp nhất, vai trò của các
hợp chất đó?
Câu 2: Quang hợp (2 điểm)
Về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật:
1. Vẽ chu trình minh họa quá trình cố định CO
2
trong pha tối của cây ngô.
2. Quá trình này thể hiện tính thích nghi ở thực vật với môi trường sống như thế nào?
3. So với lúa thì năng suất của ngô cao hơn hay thấp hơn? Vì sao?
4. Tại sao nói “Hiệu quả quang hợp của thực vật C
4
lớn gấp 2 lần thực vật C
3
nhưng
hiệu quả năng lượng thực vật C


3
lại lớn hơn thực vật C
4
”?
Câu 3: Hô hấp (2 điểm)
1. Hệ số hô hấp là gì? Có 1 học sinh xác định hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt
hướng hương nhưng khi ghi kết quả do vội vàng bạn ấy chỉ ghi RQ
1
=0,3 và RQ
2
=
1,0. Theo em hệ số hô hấp nào của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương? Giải thích.
2. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế
nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực
vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi?
Câu 4: Sinh sản ở thực vật+ Sinh trưởng và phát triển ở thực vật (2 điểm)
1. Sử dụng giả thuyết quang chu kỳ, hãy xác định và giải thích sự ra hoa của cây ngày
ngắn có giai đoạn sáng tới hạn C=15,5 trong các trường hợp sau:
1
- 16 giờ chiếu sáng/8 giờ tối
- 8 giờ chiếu sáng /16 giờ tối
- 16 giờ chiếu sáng /24 giờ tối
- 15 giờ chiếu sáng /9 giờ tối có ánh sáng xen kẽ.
2. Về quá trình sinh sản ở thực vật:
a. Thế nào là thụ tinh kép? Một cây có 2n = 48 NST. Xác định số lượng NST
trong phôi nhũ của loài trên.
b. Nêu điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong quá trình hình thành hạt
phấn (thể giao tử đực) và túi phôi (thể giao tử cái).
Câu 5: Cảm ứng ở thực vật + Phương án thực hành sinh lí thực vật (2 điểm)
1. Về vận động sinh trưởng

a. Vì sao có hướng sáng, cảm ánh sáng mà không có cảm trọng lực, chỉ có
hướng trọng lực?
b. Vì sao vận động hướng động xảy ra chậm, vận động cảm ứng xảy ra nhanh?
2. Tiến hành thí nghiệm chứng minh hô hấp sử dụng khí oxi với nguyên liệu và dụng
cụ thí nghiệm sau:
- Hạt lúa, ngô, đậu nảy mầm - Lọ thủy tinh rộng miệng thể tích 200 – 300ml
- Nút cao su có móc - Túi đựng hạt và que diêm
Câu 6: Tiêu hóa và hô hấp ở động vật (2 điểm)
a. Nêu tác dụng chung của tiêu hóa cơ học.
b. Những động vật có đặc điểm gì có thể trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
c. Vì sao cá xương hô hấp hiệu quả hơn các loại cá khác?
d. Cùng là trao đổi khí ở phổi, vì sao trao đổi khí ở thú hiệu quả hơn trao ở bò sát?
Câu 7: Tuần hoàn (2 điểm)
1. Chứng minh hồng cầu có cấu tạo của phù hợp với chức năng.
2. Giải thích:
a. Tại sao khi đứng lâu thường bị tê chân?
b. Tại sao động mạch có 2 chỉ số huyết áp còn tĩnh mạch chỉ có 1 chỉ số?
Câu 8: Bài tiết, cân bằng nội môi (2 điểm)
1. Thận của thú sống ở vùng nhiều nước và ít nước khác nhau như thế nào?
2
2. Nêu điểm sai khác cơ bản nhất của thận cá nước mặn và cá nước ngọt. Đặc điểm
này tương quan ra sao với mức sản xuất nước tiểu?
3. Hợp chất natribicacbonat (NaHCO
3
) có vai trò sinh lí gì trong cơ thể người và thú?
4. Một bệnh nhân trong máu có nhiều aldosteron, huyết áp và pH máu có thay đổi
không? Vì sao?
Câu 9: Cảm ứng ở động vật (2 điểm)
Điện thế hoạt động thay đổi như thế nào nếu:
a. Người ăn mặn.

b. Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng với Na+.
c. Kênh Na+ hỏng, luôn mở.
d. Bơm Na/K hoạt động yếu.
Câu 10: Sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở động vật (2 điểm)
1. Tại sao tinh trùng và trứng có thể di chuyển được trong ống dẫn trứng?
2. FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái và con đực?
HẾT

Người ra đề
Nguyễn Thị Thu Huyền – SĐT: 0982082505
3
4

×