Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn SINH HỌC khối 11 của trường chuyên YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.15 KB, 10 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH
TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI MÔN: SINH KHỐI 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có: 3 trang, gồm 10 câu)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1: (2 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a. Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước trong đất đến sinh trưởng ở cây trồng,
người ta trồng các cây bạc hà đang phát triển tốt trong nhà kính theo hai cách: 1) trồng
mỗi chậu một cây, và 2) trồng mỗi chậu 16 cây. Sau đó, các chậu cây được tưới cùng
một lượng nước như nhau.
Khi xác định tỉ lệ sinh khối giữa rễ và chồi (viết tắt là [rễ/chồi]) sau một thời gian
trồng, người ta thu được kết quả như sau:
Hãy cho biết đường cong nào là đường cong về tỉ lệ rễ/chồi của 16 cây/chậu và đường
nào là của 1 cây/chậu. Giải thích.
b. Giải thích tại sao cây trồng trên đất chua và đất kiềm đều có khó khăn cho quá trình
dinh dưỡng khoáng, còn đất thoáng lại tạo nhiều thuận lợi cho cây hút khoáng.
Câu 2. (2,0 điểm) Quang hợp
Trên cùng một cây, lá ở phía ngoài nhiều ánh sáng và lá ở phía trong bóng râm ít ánh
sáng có màu sắc và khả năng quang hợp khác nhau. Sự khác nhau đó như thế nào? Vì
sao có sự khác nhau đó?
Câu 3 (2 điểm) Hô hấp
a. Vì sao nói: “Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C
3
” ?
(1)
(2)
Lượng nước tưới (ml/ngày)
Tỉ lệ sinh khối [rễ / chồi]


b. Trong tế bào rễ cây có những cơ chế photphoril hóa tổng hợp ATP nào? Nêu sự
khác nhau cơ bản giữa các hình thức đó
Câu 4. (2,0 điểm) Sinh sản + sinh trưởng
a. Cây thụ phấn nhờ gió có các đặc điểm nổi bật gì?
b. Ống phấn tìm được đường đi vào túi phôi để thụ tinh theo cách nào?
c. Một em học sinh (A) gieo một số hạt đậu vào trong đất ẩm nhưng sau nhiều ngày
các hạt đậu này vẫn không nảy mầm. Bạn của A gợi ý rằng cần ngâm và rửa hạt kỹ
trước khi gieo thì hạt sẽ nảy mầm. Giải thích?
Câu 5 (2 điểm) Cảm ứng + Thực hành:
a. Phân biệt vận động khép lá – xòe lá ở cây phượng và cây trinh nữ về: bản chất, cơ
chế, tính chất biểu hiện và ý nghĩa.
b. Cho 1 củ tỏi, 1 gói phẩm màu hóa học, 1 ít lá rau dền tía. Hãy bố trí 2 thí nghiệm về
tính thấm chọn lọc của tế bào sống.
Câu 6: (2 điểm) Tiêu hóa và hô hấp động vật
a. Cho hình minh họa hệ tiêu hóa của 3 loài
I, II, III. Từ hình vẽ hãy nêu đặc điểm tiêu
hóa của mỗi loài?
b. Đường cong ái lực đối với O
2
của hemoglobin
người trong điều kiện pH máu = 7,4 được thể
hiện qua đường cong (2). Ở các điều kiện khác
nhau, đường cong này dịch chuyển về (1) hoặc
(3). Hãy điền đúng đường cong (1, 2 hoặc 3)
phù hợp với các điều kiện khác nhau có trong
bảng ở phiếu trả lời.
Chú thích hình trên: O
2
partial pressure (mmHg): phân áp O
2

(mmHg)
hemoglobin saturation (%) : % hemoglobin bão hòa ôxi
Điều kiện Đường cong
Trong cơ đang hoạt động tích cực
Trong phổi
Trong bào thai người
Với sự tăng nhiệt độ
Với sự tăng hàm lượng CO
2
Câu 7. (2,0 điểm) Tuần hoàn
a. Điều gì xảy ra khi cơ nửa tim bên phải bị suy yếu? Giải thích.
b. Bác sĩ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy máu lên
động mạch chủ, áp suất trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung
động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích.
c. Người ta tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật thí nghiệm và cho nó vào dung
dịch có axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra. Sau đó loại bỏ lớp tế
bào lót mạch máu (lớp nội mạc), rồi lại cho đoạn mạch đó vào dung dịch có axetincolin
thì thấy mạch máu không giãn rộng ra nữa, tại sao?
Câu 8. (2 điểm) Bài tiết và cân bằng nội môi
a) Ở người huyết áp cao, nếu sử dụng thuốc ức chế đặc hiệu enzym xúc tác biến đổi
angiotensinogen thành angiotensin II thì huyết áp giảm trở lại bình thường. Tại sao?
b) Insulin có tác dụng thúc đẩy vận chuyển glucôzơ vào hầu hết các loại tế bào cơ thể.
Nếu tiêm thêm insulin vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến não?
c) Tại sao những người bị bệnh đái tháo đường có pH máu thấp hơn người bình
thường?
Câu 9 (2 điểm) Cảm ứng ở động vật
a. Một người uống thuốc điều trị bệnh nhưng thuốc đó có tác dụng phụ làm tăng nồng
độ Na
+
ở dịch ngoại bào nơron. Khi các nơron này bị kích thích thì biên độ của điện thế

hoạt động sẽ biến đổi như thế nào? Tại sao?
b. Sự tăng nồng độ K
+
ở bên ngoài màng tế bào có ảnh hưởng như thế nào đến điện thế
nghỉ.
c. Tập tính (hành vi) giao phối ở động vật bao gồm các hành vi tìm kiếm, hấp dẫn, lựa
chọn bạn tình là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Tập tính giao phối của động vật phụ
thuộc rất nhiều vào hệ thống giao phối của loài vật là đơn phối (trong đời cá thể, một
cá thể chỉ giao phối với một cá thể khác giới) hay đa phối (một cá thể giao phối với
nhiều cá thể khác giới). Làm thế nào người ta có thể xác định được một hành vi giao
phối nào đó của con vật là học được hay là hành vi bẩm sinh?
Câu 10. (2,0 điểm) Sinh sản động vật
a. Một người phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai là thắt ống dẫn trứng.
- Nêu cơ chế tác dụng của việc thắt ống dẫn trứng.
- Chu kì kinh nguyệt của người đó có điều gì bất thường không? Giải thích
b. Các bệnh nhân ưng thư tuyến giáp được điều trị theo phác đồ: phẫu thuật cắt bỏ
tuyến giáp,uống iot phóng xạ để tiêu diệt hết tế bào ung thư. Trước khi iot phóng xạ
bệnh nhân không sử dụng hoocmon tuyến giáp (tổng hợp nhân tạo) trong một tháng.
Trong thời gian này khả năng chịu lạnh và trí nhớ của bệnh nhân như thế nào? Giải
thích?
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: SINH, KHỐI 11
Câu ý Nội dung chính cần đạt Điểm
Câu 1 a - đường (1) là 16 cây/chậu
- (2) là 1 cây/chậu.
vì: khi trồng nhiều cây trên chậu -> nước thiếu -> các cây cạnh
tranh nhau -> rễ phát triển để tăng hút nước -> rê/chồi cao hơn
so với khi trồng 1 cây/chậu.
0,25
0,25
0,5

b - Đất chua: Trong đất chua có nhiều H
+
, H
+
dễ loại các ion
khoáng ra khỏi bề mặt các hạt keo đất, từ đó dễ bị rửa trôi hoặc
lắng đọng xuống tầng đất sâu hơn, làm cho đất bạc màu, nghèo
dinh dưỡng khoáng.
- Đất kiềm: Trong đất kiềm có nhiều OH , chúng liên kết chặt
với các ion khoáng làm cho cây khó sử dụng được khoáng trong
đất.
- Mặt khác đất chua và đất kiềm đều gây ức chế vi sinh vật đất,
làm chậm quá trình chuyển hóa các ion khoáng từ xác động,
thực vật.
- Đất thoáng khí giàu O
2
, tạo thuận lợi cho các tế bào dễ hô hấp
hiếu khí cung cấp nhiều ATP cho quá trình hút khoáng tích cực.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 * Màu sắc khác nhau:
- Lá phía ngoài nhiều ánh sáng có màu nhạt vì:
+ Số lượng diệp lục ít
+ Tỉ lệ diệp lục a/b cao
- Lá phía trong ít ánh sáng có màu đậm vì:
+ Số lượng diệp lục nhiều
+ Tỉ lệ diệp lục a/b thấp
* Khả năng quang hợp khác nhau:

+ Khi cường độ ánh sáng mạnh lá ngoài có cường độ quang
hợp mạnh hơn lá trong vì lá ngoài có nhiều diệp lục a có khả
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
năng hấp thụ tia sáng có bước sóng dài (tia đỏ)
+ Khi cường độ ánh sáng yếu  lá trong có cường độ quang
hợp mạnh hơn lá ngoài vì lá trong có nhiều diệp lục b có khả
năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng ngắn (xanh tím)
0,5
Câu 3 a Nói hô hấp sáng gắn liền với thực vật C
3
, bởi vì:
+ Nhóm này khi sống trong điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ
cao, phải tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở của khí khổng,
làm O
2
khó thoát ra ngoài, CO
2
khó đi từ ngoài vào trong.
+ Nồng độ O
2
cao, CO
2
thấp trong khoảng gian bào kích thích
hoạt động của enzym RuBisCO theo hướng oxy hóa (hoạt tính
oxidaza), làm oxy hóa RiDP (C
5

) thành APG (C
3
) và axit
glycolic (C
2
). Axit glycolic chính là nguyên liệu của quá trình
hô hấp sáng.
0,5
0,5
b - Có 2 hình thức ppril hóa:
+ Photphorin hóa ở mức độ cơ chất là sự chuyển 1 nhóm
photphat linh động từ một chất hữu cơ khác đã được photphorin
hóa tới ADP để tạo ATP.
+ Photphorin oxi hóa: Năng lượng từ phản ứng oxi hóa khử
trong hô hấp được dùng để gắn nhóm photphat vào ADP.
0,5
0,5
Câu 4 a Đặc điểm của cây thụ phấn nhờ gió:
- Hoa nhỏ, không có màu sặc sỡ.
- Nhị dài với bao phấn nhô dài ra khỏi hoa
- Núm nhụy phân nhánh nhiều và có nhiều lông có tác dụng dễ
hứng hạt phấn trong gió.
- Hạt phấn nhỏ, có bề mặt xù xì để dễ phát tán và bám vào núm
nhụy.
0,25
0,25
0,25
0,25
b Tế bào trợ bào nằm cạnh trứng tiết ra chất hoá học GABA
hướng dẫn ống phấn

0,5
c - Hạt chưa nảy mầm: AAB/GA cao
- ngâm và rửa hạt kĩ trước khi gieo nhằm: rửa trôi axit abssicic
trên hạt vì axit abssicic có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của
0,25
0,25
hạt
Câu 5 a
Cây trinh nữ Cây phượng
Bản chất Vận động không
sinh trưởng
Vận động sinh trưởng
Cơ chế Do thay đổi sức
trương nước của tế
bào chuyên hóa
nằm ở cuống lá,
không liên quan
đến sinh trưởng tế
bào
Do tác động của AIA
nên ảnh hưởng đến sinh
trưởng không đều ở mặt
trên và mặt dưới của lá.
Tính chất
biểu hiện
Nhanh hơn
Không có tính chu

Chậm hơn
Có tính chu kì

Ý nghĩa Giúp lá không bị
tổn thương khi có
tác động cơ học
Giúp lá xòe ra khi có
ánh sáng để quang hợp
và khép lại vào ban đêm
để giảm thoát hơi nước.
1 điểm
(mỗi ý
0,125đ)
b Tế bào sống: không cho chất độc đi vào, không cho chất cần
thiết trong tế bào đi ra.
TN1: lá rau dền
- 1 lá + cốc nước nguội -> không có hiện tượng gì
- 1 lá + cốc nước sôi nóng -> nước có màu đỏ
TN2: tỏi sống + nước phẩm màu -> không có hiện tượng gì
Tỏi chín + nước phẩm màu -> bắt màu phẩm
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 6 a - Động vật ăn thịt có lên men rất ít ở phần dưới dạ dày: Loài III
vì ruột ngắn, manh tràng nhỏ, dạ dày đơn.
- Động vật ăn cỏ có lên men phạm vi rộng ở phần dưới dạ dày
(manh tràng): Loài II vì ruột dài, manh tràng rất lớn.
- Động vật ăn cỏ có sự lên men phạm vi rộng ở phần dạ dày
trước: Loài I vì ruột dài, dạ dày lớn nhiều túi.
0,25
0,25
0,25

b
Điều kiện Đường cong
Trong cơ đang hoạt động tích cực 3
Trong phổi 2
Trong bào thai người 1
Với sự tăng nhiệt độ 3
Với sự tăng hàm lượng CO
2
3
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7 a - Cơ nửa tim bên phải bị suy yếu -> lực hút của tim phía phải
giảm -> máu về tâm thất phải giảm -> Ứ máu ở các tĩnh mạch
lớn
 máu vào ĐM phổi giảm -> Huyết áp trong động mạch phổi
giảm
- Thể tích máu tống vào ĐM chủ > thể tích máu vào ĐM phổi
-> máu ứ lại ở các mô -> gây phù nề các cơ quan (chân, đầu
gối )
0,25
0,25
0,25
b Người này bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ
- vì nếu áp suất tâm thất trái cao thì huyết áp trong động mạch
chủ phải cao gần tương đương.
0,5
0,5

c Axetincolin gây ra giãn mạch do kích thích lớp nội mạc giải
phóng NO, chất này gây giãn mạch
0,25
Câu 8 a - Thuốc ức chế làm giảm hình thành angiotensin II trong máu.
Nồng độ thấp angiotensin II sẽ giảm kích thích lên phần vỏ
tuyến trên thận làm giảm tiết aldosteron.
- Aldosteron giảm làm giảm tái hấp thu Na
+
ở ống lượn xa, tăng
thải Na
+
và nước theo nước tiểu, dẫn đến thể tích máu giảm,
huyết áp giảm.
0,25
0, 5
b Insulin làm tăng vận chuyển glucôzơ vào hầu hết tế bào cơ thể,
ngoại trừ tế bào não. Tế bào não không phụ thuộc vào insulin
trong tiếp nhận glucôzơ.
Khi tiêm insulin vào cơ thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu
và giảm lượng đường cung cấp cho tế bào não.
0,5
0,25
c Khi bị bệnh đái tháo đường glucôzơ vào tế bào ít. Do nguồn cơ
chất cung cấp năng lượng chủ yếu là glucôzơ không đáp ứng
0,5
đủ, nên các tế bào cơ thể sử dụng nguồn cơ chất là lipit. Tăng
phân giải lipit tạo ra nhiều axit hữu cơ dẫn đến pH máu giảm.
Câu 9 a - Độ lớn của điện thế hoạt động tăng lên
- Do nồng độ Na
+

ở dịch ngoại bào tăng nên khi tế bào bị kích
thích thì Na
+
vào nhiều hơn, làm tăng đảo cực và làm bên trong
tích điện dương hơn.
0,5
0,5
b Tăng nồng độ K
+
bên ngoài màng -> chênh lệch nồng độ K
+

giữa 2 bên màng giảm -> chênh lệch điện thế 2 bên màng giảm
->

giảm điện thế nghỉ
0,5
c Nuôi những con non vừa mới đẻ cách li hoàn toàn với bố mẹ
của chúng cũng như với các cá thể trưởng thành cùng loài khác.
Nếu các con non này lớn lên vẫn có các hành vi giao phối giống
như các cá thể trưởng thành cùng loài thì đó là hành vi bẩm sinh
còn không thì là hành vi học được.
0,5
Câu
10
a - cơ chế tác dụng: ngăn cản trứng di chuyển xuống tử cung
- Chu kì kinh nguyệt bình thường:
+ việc thắt ống dẫn trứng không ảnh hưởng gì đến việc tiết
hormon GnRH của vùng dưới đồi, FSH và LH của tuyến yên
+ sự rụng trứng và tạo thể vàng vẫn diễn ra.

+ hormon ostrogen và progesteron do thể vàng tiết ra kích thích
niêm mạc tử cung dày và xung huyết.
+ trứng ko được làm tổ -> lớp niêm mạc bong -> kinh nguyệt
0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
b Khả năng chịu nhiệt và trí nhớ của bệnh nhân sẽ giảm sút vì:
-Các bệnh nhân cắt tuyến giáp không được tiếp nhận hoocmon
tuyến giáp trong một tháng->cơ thể còn rất ít tiroxin
-Tiroxin ít->chuyển hóa cơ bản giảm-> sinh nhiệt giảm->chịu
lạnh giảm, đồng thời trí nhớ giảm
0,5
0,25
0,25
-Hết-

GV soạn: Ngô Phương Thanh
(01695400422)

×