Đề Tài: Tại sao lại nói rằng “Quản trị tri thức là chìa khóa thành
công trong doanh nghiệp”
A)Mở Đầu:
Thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Những năm 50 của thế kỷ 19, các
nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp. Hoạt động sản xuất phục thuộc và nguồn
tài nguyên thiên nhiên mà đa số là các nguồn lực trong sản xuât nông nghiệp. Thế giới đang trở
lên “phẳng” hơn bao giờ hết. Những giới hạn về không gian, thông tin đang được sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin .Sức mạnh và khả năng
cạnh tranh của các quốc gia và các tổ chức không còn nằm ở tài nguyên thiên nhiên, khả năng
tài chính hay sức mạnh công nghệ mà phụ thuộc vào yếu tố con người mà trong đó nguồn chất
xám của họ có vai trò quyết định. Tuy nhiên một quốc gia, một tổ chức phát triển và có trường
tồn được hay không lại không phải quyết định bởi có nhiều cá nhân xuất sắc hay không mà
được quyết định bởi khả năng sáng tạo, chia sẻ và ứng dụng liên tục các tri thức mới vào việc
nâng cao giá trị cho xã hội. Giá trị của sản phẩm ngày nay cũng không còn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu mà được quyết định 80 – 90% bởi hàm lượng chất xám, chi phí nghiên cứu,
phát triển sản phẩm.
I)CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm tri thức
Hiện nay chưa có sự nhất trí về định nghĩa của tri thức. Tri thức được định nghĩa
dưới nhiều hình thức
• Tri thức là (i) chuyên môn và kỹ năng của một cá nhân được hình thành
thông qua kinh nghiệm hay giáo dục; bao gồm các kiến thức về lý thuyết
hay thực tiễn về một đối tượng. (ii) những hiểu biết về một lĩnh vực cụ
thể hay những kiến thức chung bao gồm sự kiện và thông tin. (Oxford
English Dictionary)
“Tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng các niềm
tin cá nhân với những “sự thật””. Nonaka và Takeuchi (1995)
Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là tập hợp
của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến thức chuyên sâu giúp cho
việc đánh giá và phối hợp để tạo nên các kinh nghiệm và thông tin mới bao gồm cả sự
so sánh, kết quả, liên hệ, và giao tiếp (Davenport and Prusak, 1998; Davenport, 1999).
Bộ não con người chuyển đổi thông tin thành các tri thức có giá trị khi nó giúp
con người hiểu các khái niêm và khung bằng cách trả lời cho các câu hỏi “How?”
(know-how) and “Why?” (know-why) (Stenmark, 2001; Quigley and Debons, 1999;
Holsapple and Joshi, 1999).
Tri thức là việc sử dụng tối đa thông tin và dữ liệu kết hợp với tiềm năng con
người về kỹ năng, trình độ, ý tưởng, mức độ cam kết và động cơ làm việcTri thức là
nhận thức, là sự quan thuộc hay hiểu biết thu được qua nghiên cứu hoặc qua kinh
nghiệm(Từ điển Di sản Mỹ)
1.2 Khái niệm về quản trị tri thức
Có nhiều cách hiểu về quản trị tri thức, dưới đây là một số định nghĩa đã được
đưa ra:
Theo Wikipedia thì Quản lý tri thức (tiếng Anh: Knowledge management- KM)
là thuật ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và sử
dụng ở hình thức cao hơn là tri thức.Quản lý tri thức trong một tổ chức là tập hợp các
quá trình sáng tạo, tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức.
Theo Hiệp hội quản trị tri thức Nhật Bản: Quản trị tri thức là việc kiểm soát và
cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng người
vaò đúng công việc vào đúng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông
suốt, hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là
từng bước chọn lọc, tìm hiểu, phân tích và chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị
Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ(APQC):“Quản lý tri thức là
quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và chuyển tải những thông tin và
tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện.”
Quản trị tri thức là quá trình quản lý việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức
Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tài nguyên
độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnh hưởng đến việc
đưa tri thức vào sử dụng. Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tài sản tri thức khỏi bị
suy tàn, tìm kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sản phẩm thông qua việc
tăng tri thức, giá trị và mức độ linh hoạt.
1.3 Đặc điểm của quản trị tri thức
- Quản trị tri thức phải gắn liền với quản trị chiến lược: QTTT cần tiếp cận
một cách có hệ thống và mang tính chiến lược gắn kết chặt chẽ với mục tiêu
kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn.
- QTTT và công nghệ thông tin: QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ
của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn. Là công cụ lưu giữ và chuyển chở và
chia sẻ tri thức.
- QTTT và văn hoá sáng tạo : Con người là chủ thể sáng tạo và sử dụng tri
thức. Cần phải tạo ra môi trường có văn hoá sáng tạo được chia sẻ, ý tưởng
sáng tạo được cổ vũ và ứng dụng.
- Quản trị tri thức là quản trị nguồn nhân lực: Những vấn đề về con người và
học tập là tâm điểm của QTTT.
1.4 Mục tiêu và vai trò của quản trị tri thức đối với doanh nghiệp
1.4.1 Mục tiêu của quản trị tri thức
- Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức của toàn tổ chức.
Trong mỗi cá nhân đều tồn tại những tri thức tiềm ẩn,những tri thức đó chưa được
khai thác có thể bởi những lí do như doanh nghiệp chưa biết cách khơi gợi nó hoặc do
mỗi cá nhân không muốn chia sẻ nó nếu tri thức của họ không được đánh giá đúng và
có một sự công nhận về tri thức đó bằng các đãi ngộ với họ.Những tri thức này nếu
được chia sẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt
nhất bởi.Do vây doanh nghiệp muốn thành công cần chú trọng mục tiêu này
- Đưa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân, những người hàng
ngày phải đưa ra quyết định một công việc và đóng vai trò làm nên thành công của
doanh nghiệp
Mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp,cá nhân là
người thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và biến những mục tiêu
của chiến lược đó trở thành hiện thực.Để làm được điều này thì trước hết doanh
nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu được chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp.Thứ hai là cần giúp nhân viên có thể tiếp cận với nguồn tri thức của doanh
nghiệp để giúp nhân viên có thể áp dụng nguồn tri thức đó trong công việc.Đây là mục
tiêu của quản trị tri thức trong doanh nghiệp là chìa khóa thành công của doanh nghiệp
1.4.2 Vai trò của quản trị tri thức
Quản trị tri thức giúp DN:
- Luôn luôn đổi mới, tạo ra các ý tưởng mới và khai thác tiềm năng tư duy của tổ
chức.
- Thu nhận các kinh nghiệm và biến chúng thành những tri thức hiện có thể sử dụng
được cho người khác khi cần thiết.
- Tạo điều kiện dễ dàng tìm kiếm và sử dụng lại những bí quyết, chuyên môn sâu khi
được lưu giữ trong những mẫu hiện hữu hoặc trong tâm trí mọi người.
- Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ tri thức, học tập suốt đời và tiến bộ liên tục.
- Nâng cao chất lượng ra quyết định và chất lượng các hoạt động trí tuệ.
- Thấu hiểu giá trị và sự đóng góp của tài sản trí tuệ vào sự tăng trưởng, hiệu quả tổ
chức và sức mạnh phát huy động.
Mục đích cuối cùng của quản trị tri thức không phải tạo ra hệ thống công nghệ thông
tin hiện đại. Công nghệ thông tin chỉ là một công cụ quan trọng của quản trị tri thức.
Kết quả cuối cùng mà quản trị tri thức tạo ra là hình thành nên một tổ chức không
ngừng học tập, trong đó có những cá nhân hợp tác chặt chẽ với nhau, không ngừng
học hỏi và chia sẻ tri thức nhằm tạo ra một tổ chức trường tồn hay nói cách khác là
nâng cao chỉ số thông minh của tổ chức (SI) trong điều kiện môi trường kinh doanh
biến động liên tục như ngày nay.
Có nhiều quan điểm và nhiều mô hình khác nhau để quản trị tri thức. Tuy nhiên,
mục tiêu cuối cùng của quá trình quản trị tri thức nhắm đến là: sáng tạo, chia sẻ, lưu
giữ, phát triển và sử dụng tối ưu nguồn tri thức trong tổ chức/ DN.
1.5 Tại sao doanh nghiệp cần phải Quản trị tri thức?
Trong một tổ chức nói riêng và xã hội nói chung, mỗi cá nhân sẽ tự mình hấp thụ
thông tin và có những tri thức riêng, không ai giống ai. Tri thức trong đầu của một
người (tacit knowledge) chỉ có người đó mới sử dụng được, không ai ở bên ngoài có
thể vận dụng tri thức đó. Khi người đó thể hiện tri thức ra bên ngoài (explixit
knowledge) dưới dạng thông tin bằng cách viết tài liệu, viết sách, hướng dẫn trực
tiếp… người khác mới có thể tiếp nhận và hiểu được tri thức ấy và biến thành tri thức
của mình. Điều gì xảy ra nếu một cá nhân làm việc lâu năm, đảm nhận những vị trí
quan trọng sau khi tích luỹ một lượng tri thức lớn rời bỏ một tổ chức? Khi một cán bộ
cấp cao sắp đến tuổi về hưu thì tổ chức nên mời người cán bộ đó ở lại làm việc thêm,
cộng tác hay tuyển nhân trẻ với tri thức mới? Nếu một tổ chức không biết tận dụng và
lưu giữ những lượng tri thức của các cá nhân thì tổ chức đó sẽ có nguy cơ bị tổn thất
tri thức hoặc “trao tặng” tri thức của mình cho những tổ chức khác.Những lý do sau
đây có thể giải thích tại sao doanh nghiệp lại cần phải quản trị tri thức.
+)Môi trường kinh doanh luôn thay đổi.
+)Cạnh tranh gay gắt,sức ép cạnh tranh.
+)Chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn,tốc độ đổi mới sản phẩm đến chóng mặt.
+)Trong nhiều ngành công nghiệp,dịch vụ thời gian trên chỉ tính bằng giây,phút.
+)Khách hàng có vô số lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm các nhà cung ứng khác chỉ trong
một khoảnh khắc “click chuột”.
+)Doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng khi cán bộ chủ chốt về marketing,tài
chính rời bỏ doanh nghiệp.
+)Rất nhiều bí quyết công nghệ bị mất đi khi cán bộ kỹ thuật lành nghề ra đi,phải mất
nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin về khách hàng mà ta đã có quan hệ từ lâu...
+) “Tốt hơn,nhanh hơn,rẻ hơn”là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại
và phát triển trong thị trường canh tranh ngày nay.
+)Để phục vụ khách hàng tốt hơn nữa và tiếp tục hoạt động SXKD có hiệu quả các
công ty phải giảm thời gian quay vòng vốn.
+)Hoạt động với giá trị tài sản và tài nguyên tối thiểu,rút ngắn thời gian phát triển sản
phẩm mới,cải tiến các dịch vụ đối với khách hàng ,phân quyền cho nhân viên…
Như vậy, doanh nghiệp cần phải quản trị tri thức để có thể tồn tại được trên thị
trường và đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.
II)QUẢN TRỊ TRI THỨC LÀ CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1 Nhu cầu dẫn tới quản trị tri thức
2.1.1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự
Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong
các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới
việc xây dựng quản trị tri thức .
2.1.2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế
Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp công ty của
bạn tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và
giá trị thị trường không thể chối cãi được.
2.1.3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức
Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp cho nhân viên của công ty làm
việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và
thoả mãn yêu cầu của khách hàng đúng lúc nhất, v.v.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức.
Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh.Chính những thay
đổi về cơ cấu tổ chức này đã đặt chúng ta vào tình thế không thể không có một hệ thống
quản trị tri thức hữu hiệu.Quản trị tri thức trả lời câu hỏi về tài sản tri thức, về quyền sở
hữu, về niềm tin trước và sau khi công việc kết thúc.
2.2.Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với các doanh nghiệp
Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang
dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trường hội
nhập quốc tế. Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhưng Quản trị tri thức đang trở thành xu hướng
toàn cầu .
+)Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tưởng, khai thác
một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là một quá trình chia sẻ, phát
triển, lưu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng người với mục đích
đưa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bước phát triển đột phá.
+)Quản trị tri thức là phương thức tối ưu để ngăn chặn “nạn chảy máu chất xám” trong doanh
nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhưng cũng đồng thời là một nguồn
tài sản đầy biến động. Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà
nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả
kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh,
những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi
kéo. Nhưng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài
dưới dạng tiềm ẩn sẽ được chuyển sang tri thức hiện hữu qua phương thức chia sẻ và được cấu
trúc lại để mọi người có thể học tập.