Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu sàng lọc thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa có nguồn gôc cây cỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TROÌỈNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI
^|>
ĐÀO KIỂU LINH
NGHIÊN CỨU SÀNG LỌC THUỐC ĐlỂU TRỊ
BỆNH VIÊM NHIỄM PHỤ KHOẠ^^ ^
CÓ NGUỔN GỐC CÂY cỏ f fíH>^ioị\í -

n:i; uỆN;*
\ ịc ư a - n ,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2 0 » i; 20ạj.;
Người hướng dẫn: ThS. Vũ Vân Anh
ThS. Nguyễn Vũ Thủy
Noi thực hiện: Bộ môn Thực vật - Trường ĐH Dược Hà Nội
Phòng vi sinh - Bệnh viện Phụ sản TW
Thời gian thực hiện: 02/2007 - 05/2007
HÀ NỘI, THÁNG 05/2007
LÒI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các thầy cô và các bạn.
Em xin bầy tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ths. Vũ Vân Anh - Bộ môn Thực vật trường Đại học dược Hà Nội
Ths. Nguyễn Vũ Thuỷ - Bệnh viện phụ sản TW
Là những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện
khoá luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô, các cán bộ kỹ thuật viên
trong bộ môn Thực vật đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp.
Cuối cùng cho phép em cảm ơn những người thân, gia đình và các bạn
sinh viên cùng học tập nghiên cứu đã động viên và giúp đỡ để em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này.


Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2007
Sinh viên
Đào Kiều Linh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
c. albicans
Candida albicans
p. aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa
s. aureus
Staphylococcus aureus
v sv
Vi sinh vật
TW
Trung ương
N
Nystatin
G
Gentamycin
SD
Sinh dục
VK
Vi khuẩn
MỤC LỤC
T rang
ĐẶT VẤN Đ Ể 1
PHẦN 1 - TỔNG QUAN 2
1.1. BỆNH VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA
2
1.1.1. Hệ vi khuẩn âm đạo 3
1.1.2. Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo 3

1.1.3. Bệnh nấm phụ khoa 4
1.2. CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NHIỄM ph ụ k h o a

5
] .2.1. Bệnh do vi khuẩn 5
1.2.2. Bệnh do nấm men
6
1.2.3. Bệnh do virus 6
1.2.4. Bệnh do đơn bào 6
1.3. PHÒNG TRÁNH BỆNH 8
1.4. MỘT SỐ THUỐC ĐlỀU TRỊ BỆNH VIÊM NHIỄM phụ k ho a
TRÊN THỊ TRƯỜNG 8
PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ 10
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM 10
2.1.1. Nguyên vật liệu 10
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 11
2.1.2.1. Phương pháp điều tra cộng đồng 11
2.1.2.2. Xác định tên khoa học của cây thuốc 11
2.1.2.3. Phương pháp thử tác dụng 12
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT 16
2.2.1. Điều tra, sàng lọc cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm nhiễm
phụ khoa 16
2.2.2. Nghiên cứu về thực vật học 19
2.2.2.1. Cây Nhội

19
2.2.2.2. Cây Mò mâm xôi 20
2.2.2.3. Cây Sòi trắng 22
2.2.2.4. Cây Cúc bạc đầu 24
2.2.2.5.CâyCỏcứt lợn 25

2.2.3. Thử nghiệm trên các chủng vi sinh vật 27
2.2.3.1. Xác định nồng độ nhũ dịch của vi sinh vật chỉ th ị

27
2.2.3.2. Sàng lọc bước đầu trên các chủng vi sinh vật gây bệnh viêm
nhiễm phụ khoa 28
2.2.3.3. Tác dụng kháng vi sinh vật trên hỗn hợp nước sắc

31
2.2.3.4. So sánh tác dụng với nước cất 32
2.2.3.5. So sánh tác dụng với chất đối chứng
33
KẾT LUẬN 36
1. VỀ DƯỢC DÂN TỘC HỌC 36
2. VỀ THỰC VẬT 36
3. THỬTÁC DỤNG KHÁNG VI SINH VẬT 37
3.1. Sàng lọc bước đầu trên các chủng vi sinh vật gây bệnh viêm nhiễm phụ
khoa
.

37
3.2. Tác dụng kháng vi sinh vật trên hỗn hợp nước sắc
37
3.3. Ảnh hưởng của nước cất 38
3.4. So sánh tác dụng với chất đối chứng 38
ĐỂ XUẤT 39
ĐẶT VẤN ĐÊ
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, Việt
Nam có hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Với điều kiện tự nhiên
thuận lợi đó đã tạo cho đất nước chúng ta một nguồn tài nguyên cây cỏ dồi

dào. Đồng thời, Việt Nam cũng là một 16 quốc gia trên Thế giới có mức độ đa
dạng sinh học cao. Theo cuốn " Từ điển cây thuốc Việt Nam" của Võ Văn ơii
(1997) thì có đến 3200 loài thực vật làm thuốc. Đó là sự ưu đãi đặc biệt của
thiên nhiên với đất nước chúng ta và chứng tỏ tiềm năng cây thuốc nam của
nước ta là rất lớn.
Còn tri thức sử dụng nguồn tài nguyên này thì sao?
Chúng ta có quyền tự hào rằng tri thức sử dụng nguồn tài nguyên này
rất phong phú. Với cộng đồng 54 dân tộc khác nhau họ đã sử dụng cây thuốc
trong chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh và các nhu cầu kinh tế khác. Tuy
nhiên, đó mới chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền miệng mà chưa đươc
kiểm chứng nhiều.
Bệnh viêm nhiễm nói chung, bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói riêng là
một bệnh khá phổ biến và hiện nay đang lan rộng. Đặc biệt, khí hậu nóng ẩm
của nước ta rất thích hợp cho các vi sinh vật (VSV) phát triển và gây bệnh
trong đó có các vsv gây bệnh phụ khoa. Hậu quả của bệnh này sẽ làm ảnh
hưởng đến sức khoẻ cho cả nam và nữ cũng như cho thai nhi và trẻ em đặc
biệt là nguy cơ chửa ngoài tử cung và gây vô sinh. Do đó, việc tìm thuốc để
điều trị bệnh này là một vấn đề đáng được quan tâm.
Trước thực tế đó, chúng tồi đã tiến hành thực hiện đề tài ’’Nghiên cứu
sàng lọc thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa có nguồn gốc cây cỏ"
với nội dung:
- Sàng lọc cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm nhiễm ph:j khoa tại
cộng đồng.
- Thử tác dụng trên một số chủng vsv gây bệnh phụ khoa
PHẨN 1 - TỔNG QUAN
1.1. BỆNH VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA
Nỉúễm khuẩn đường sinh dục là một trong những nguyên nhân bệnh tật
cao nhấl thế giới. Hiện có khoảng 20 vsv (Candida albicans, Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa, Trichomonas, Bacilỉus cereus, ) có khả
năng lây truyền qua đưòỉng tình dục cũng như các sinh vật khác có thể sinh

trưởng trong đưòfng sinh dục cũng gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản [1]
Nhiểm khuẩn đường sinh dục gồm 3 loại:
* Nhiễm khuẩn nội sinh là do sự phát triển quá mức của vsv có sẵn
trong đường sinh dục của phụ nữ khoẻ mạnh như: viêm âm đạo do vi khuẩn,
viêm cổ tử cung do tạp khuẩn [8]
* Những bệnh nhiễm khuẩn do y tế: Viêm âm đạo, tử cung, phần phụ
do vi khuẩn là biến chứng của sảy thai, đẻ, nạo hút thai không an loàn hoặc
đặt dụng cụ tử cung. Mầm bệnh thường gặp là: Gardnella vaginalis,
Mycoplasma hominis, vi khuẩn kỵ khí, các loại liên cầu, tụ cầu và vi khuẩn
đường ruột [8].
* Do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlammydia, lậu,
giang mai, trichomonas (ký sinh trùng roi), hột xoài (hạ cam), mụn giộp sinh
dục (herpes), sùi mào gà và nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người
(HIV) [8],
Tất cả các nhiêm khuẩn này đêu có thể khỏi được nếu phát hiện sớm và
điều trị kịp thời. Song, hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục
(STD) trong những năm gần đây không ngừng tăng cao và có chiều hướng tiếp
tục phát triển trong những năm tới nếu không có các biện pháp ngăn chặn.
Không những thế, bệnh lây truyền qua đường tình dục phát triển song hành
cùng với đại dịch HIV/AIDS. Theo ước tính của cơ quan phòng chống
HIV/AIDS của Liên hiệp quốc (UNAIDS) hàng năm có khoảng 390 triệu
người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu
tập trung ở các nước chậm hoặc đang phát triển như châu Phi, châu Á và châu
Mỹ la tinh [4].
Bảng 1.1. Tình hình nhiễm bệnh phụ khoa trên thế giới [Năm 2003]
CÁC LOẠI BỆNH
SỐ NGƯỜI MẮC BỆNH (TRIỆU)
- Tricomonas (Trùng roi)
170
- Chlamydia trachomatis 89

- Bệnh lậu
62
- Sùi mào gà (Papiloma)
30
- Herpes sinh dục
20
- Giang mai
12
- Hạ cam
07
Cộng
390
Tất cả các bênh lây truyền qua đường tình dục có thể phòng ngừa và
hầu hết có thể điều trị khỏi được, nhưng điều quan trọng nhất là phòng bệnh,
phát hiện sớm, điều trị kịp thời và được theo dõi quản lý.
1.1.1. Hệ vi khuẩn âm đạo
Hệ vi khuẩn âm đạo thường được tạo thành bởi rất nhiều loại vi khuẩn
sống trong hệ môi trường acid. Lactobacỉllus vagillaỉỉs là một loại vi khuẩn có
ích, thường tiết ra acid lactic là chất chủ yếu tạo nên độ pH cho âm đạo. Khi
thiếu hụt loại vi khuẩn này, môi trường pH sẽ tăng (pH kiềm). Đây là điều
kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, gây ra các hiện tượng nhiễm
khuẩn và viêm [5 .
1.1.2. Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo
Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo là các biểu hiện bất thường ở hệ vi khuẩn âm
đạo đặc trưng bằng việc dịch tiết âm đạo.
* Nguyên nhản:
Là do sự tăng số lượng các vi khuẩn ở âm đạo. ỈChi sự mất cân bằng của
các vsv này xảy ra, làm cho âm đạo bị tăng tiết dịch và dịch tiết có mùi.
[5],[6],
Những irường hợp bị nhiễm khuẩn âm đạo thường không gây nguy

hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
Người ta không xếp các bệnh viêm nhiễm qua đường tình dục như : lậu,
giang mai

vào nhóm các bệnh nhiễm khuẩn âm đạo.
* Triêu chứng :
Nhiễm khuẩn âm đạo thường ít có biểu hiện rõ rệt ngoài việc tiết dịch
âm đạo và có mùi hôi. Thông thường đa số phụ nữ thường cho rằng việc tiết
dịch âm đạo là bình thường. Một nửa số phụ nữ bị nhiễm khuẩn âm đạo
thường không có biểu hiện gì, số còn lại thường có dịch tiết nhiều, mùi tanh
và có màu trắng xám [5].
Biến chứng [6
Nhiễm khuẩn âm đạo không lây qua hoạt động tình dục
Nhiễm khuẩn âm đạo có thể khỏi hoàn toàn sau khi được điều trị
Lưu ý: Nhiễm khuẩn âm đạo hay gây ra các phản ứng bất thường cho
thai nhi như đẻ non hay nhiễm trùng tử cung sau đẻ Vì vậy, các sản phụ
thường được khuyên nên xét nghiệm, chẩn đoán sớm để điều trị.
1.1.3. Bệnh nấm phụ khoa
Bệnh nấm phụ khoa thường là viêm đường sinh dục do Candida
aỉbicans.
* Nguyên nhân:
Do vệ sinh kém, do quần áo lót chật, do sức đề kháng giảm hoặc do
viêm nhiễm qua đường sinh dục. Bệnh hay gặp ở người dùng kháng sinh, dùng
corticoid lâu dài hoặc thuốc ức chế miễn dịch, làm mất cân bằng vi khuẩn chí
ở đường ruột do thiếu sinh tố nhóm B [2,5].
Thông thường, Candida albicans có ở âm đạo phụ nữ khỏe mạnh nhưng
không có biệu hiện gì. Tuy nhiên, khi cơ thể có những điều kiện thuận lợi cho
nấm phát triển thì nấm này biến thành các yếu tố gây bệnh: 30- 50% sản phụ
bị nhiễm nấm Candida âm đạo [5 .
* Triệu chứng:

Ngứa dữ dội, cảm giác rát bỏng âm hộ, phủ từng đám bờ rõ rệt. Môi lớn
đỏ, rãnh giữa môi lớn và môi bé phủ chất nhày màu trắng đục. Lau chất nhày
sẽ thấy niêm mạc đỏ sẫm, bóng bờ không đều, nham nhở, bên ngoài cùng có
một viền vảy.
Người bị nhiễm âm đạo thường bị tiểu buốt, giao hợp đau, âm đạo có
chất nhày màu kem, khí hư nhiều có lẫn mủ, thành âm đạo màu đỏ tươi. Mở
mỏ vịt thấy nhiều khí hư trắng đục, có khi lổn nhổn, ở cùng đồ sau khí hư
đọng lại như những hạt sữa. cổ tử cung phù nề, không loét, phủ một lớp màng
giả lấy ra dễ dàng, pH âm đạo < 4,5 [5'.
* Biến chứng:
Bệnh khỏi hoàn toàn sau khi đươc điều trị.
1.2. CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH VIÊM NHIỄM p h ụ k h o a
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa là tên gọi chung của một nhóm bệnh gây ra
các biểu hiện bất thường ở âm đạo và tác nhân bao gồm vi khuẩn, nấm, vi rus
và một số v s v khác.
1.2.1. Bệnh do vi khuẩn [4]
Bệnh lậu do lậu cầu khuẩn (Neisseria gorrhoeae)
Bệnh do Chlamydia trachomatis
Bệnh giang mai do xoắn khuẩn (Treponema Pallidum}
Bệnh hạ cam do trực khuẩn {Haemophilus Ducrey)
Mycoplasma hominis
Lỵ trực khuẩn (Shigella)
Liên cầu khuẩn nhóm B {Streptococcus B)
1.2.2. Bệnh do nấm men [4]
Candida albicans ký sinh ở âm đạo phụ nữ khoẻ mạnh. Khi gặp điều
kiện thuận lợi, c. albicans trở thành tác nhân gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa
do nấm.
1.2.3. Bệnh do virus [4]
Bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra bởi virus thường là bệnh sinh thứ
phát sau khi cơ thể đã bị suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, viêm gan B. Tuy

nhiên, cũng có trưcmg hợp bệnh tiên phát do virus. Ví dụ: Virus gây sùi mào
gà (Human papilloma - HPV), virus gây mụn rộp {Herpes simplex vims) hay
virus gây bệnh u hạch Lympho.
1.2.4. Bệnh do đơn bào [4]
Bệnh do đon bào gây ra thường gặp nhất là trùng roi âm đạo
(Trichomonas vigỉnalis) và lỵ amip {Entamoeba histolgtỉca '.
Các vi sinh vật này phân bố rất rộng rãi. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi:
trong đất, nước, không khí và trên cơ thể của nhiều loài sinh vật khác. Chúng
có vai trò trong chu trình chuyển hoá vật chất nhưng đồng thời có rất nhiều
loài vi sinh vật gây bệnh cho người và động thực vật.
Các chứng bệnh trên do nhiều chủng vi khuẩn, vi nấm gây nên và mỗi
chủng đều có những đặc điểm hình thái, sinh lý và khả năng gây bệnh riêng.
Song theo ThS. Nguyễn Vũ Thuỷ, trưởng phòng Vi sinh, Bệnh viện phụ sản
TW cùng một số chuyên gia ở bộ môn Vi sinh thuộc Đại học Y Hà Nội, các vi
khuẩn và nấm chính gây nên bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp là:
Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Klebsiella sp. và Candida

albicans.
* Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mù xanh)
6
Đặc điểm hình thái: Trực khuẩn Gram (-), cổ 1 lông ớ một đầu, không
sinh nha bào, có khả năng di động.
Hô hấp: Hiếu khí tuyệt đối
Đặc điểm nuôi cấy: Dễ phát triển trong môi trường nuôi cấy thông
thường, điều kiện thích hợp nhất ở nhiệt độ = 37®c, pH = 7,2 - 7,5
+ Môi trường canh thang: Tạo váng trên bề mặt
+ Môi trường thạch thường: Khuẩn lạc nhỏ, mầu xanh, bề mặt nhẵn
hoặc sù xì.
Trực khuẩn mủ xanh là nguyên nhân của những nhiễm trùng cơ hội. Tại
nơi nhiễm, chúng gây ra tổn thương có mủ mầu xanh, khi có điều kiện thuận

lợi chúng lây nhiễm toàn thân gây nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, viêm
tuỷ xương, viêm tai giữa
* Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàn2;)
Đặc điểm hình thái: Cầu khuẩn Gram (+) mọc ihành từng đám, không
hình thành nha bào, không di động có khả năng sinh ngoại độc tố.
Hô hấp: Hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện.
Đặc điểm nuôi cấy: Dễ phát triển trên môi trường nuôi cấy thông
thường.
+ Môi trường canh thang: Sau 5 - 6 giờ làm đục môi trường, sau 24 giờ
có hiện tượng lắng cặn.
+ Mói trường thạch thường: Khuẩn lạc tương đối trong, mép đều đặn,
mầu vàng xẫm.
Tụ cầu vàng thường gây nên các nhiễm trùng, có thể tiến triển cấp hoặc
mãn tính với các biểu hiện trên lâm sàng như nhiễm trùng ngoài da, đầu đinh
ápxe, nhiễm trùng huyết
* Candida albicans'.
Đặc điểm hình thái: là chủng nấm men có dạng hình cầu hoặc hình
oval, thỉnh thoảng có dạng hình ống, kích thước 3,5 - 6 X 6 - 10 |iim.
7
Sinh sản bằng nẩy chồi
Đặc điểm nuôi cấy: dễ phát triển trên môi trường nuôi cấy thông thường
(môi trường Sabouraud).
Điều kiện thích hợp: nhiệt độ = 25 - 28° c, pH = 5,8 - 6,2.
+ Môi trường Sabouraud lỏng: tạo váng bề mặt.
+ Môi trường Sabouraud đặc: khuẩn lạc nhẵn, mầu trắng đục.
Nấm men Candida albicans có khoảng 30 loài liên quan đến y học,
thường thuận lợi (cơ hội) trở thành tác nhân gây bệnh đặc biệt là loài
C.aỉbicam. Bệnh nấm do C.aỉbỉcans có thể xẩy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong
cơ thể nhưng phổ biến nhất vần là da và niêm mạc. Các bệnh hay gặp do
C.albicans như : Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, viêm âm đao - âm hộ, viêm móng và

quanh móng, có khi chúng còn gây bệnh nội tạng như viêm nội mạc cơ tim,
viêm màng não, màng phổi.
1.3. PHÒNG TRÁNH BỆNH [8]
Tăng cường công tác giáo dục truyền thông, giữ gìn vệ sinh.
Phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh
sản.
Khám phụ khoa định kỳ hàng năm để phát hiện bênh.
Nhiễm khuẩn đường sinh sản làm cho người bệnh khó chịu, đau đớn,
phải nghỉ làm việc, tốn kém do chi phí điều trị, ảnh hưởng đến kinh tế và chất
lượng đời sống gia đình. Tất cả các yếu tố đó làm giảm chất lượng cuộc sống
1.4. MỘT SỐ THUỐC ĐlỂU TRỊ BỆNH VIÊM NHIỄM ph ụ k h o a
TRÊN THỊ TRƯỜNG
Trên thị Irường có rất nhiều ihuốc chữa bệnh phụ khoa với nhiều hoạt
chất và dạng dùng khác nhau. Tuy nhiên, các thuốc này hầu hết là thuốc tân
dược, chỉ một vài sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn là thảo dược. (Bảng 1.2)
Bảng 1.2. Các thuốc điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa có trên thị
trường Việt Nam
stt Biệt dược
Hoạt chất
chính
Dạng dùng Chỉ định
1
Metrogyl Metronidazol
Uống, đặt
và gel
Viêm niệu đạo và âm đạo do
Trichomonas
2 Canesten
Clotrimazol
Uống, đặt,

btìi ngoài
Bệnh nấm Candida và các loại
vi nấm khác
3 Lomexin
Fenticonazol Uống
Nhiễm khuẩn âm đạo do
Trichomonas và Candida
đường SD
4
Amphocyclin
Amphotericin
B +
Tetracyclin
Uống
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu,
SD, do các chủng VK chịu tác
dụng của Tetracyclin
5 Diflucan
Fluconazol Uống
Nấm Candida âm đạo và nấm
da
6 Sporal
Itracorazole Uống
Nhiễm Candida ở ám hộ, âm
đạo, ở miệng. Nấm ngoài da
và vi nấm giác mạc.
7 Dạ hương
Muối, thảo
dược
Dung dịch

rửa
Làm sạch nhẹ nhàng, phòng
ngừa viêm nhiễm nấm ngứa
8 Quý phi
Muối, thảo
dược
Dung dịch
rửa
Làm mát, mềm. Chống
ngứa, chống viêm
Từ đó, có thể thấy trên thị trường vẫn còn thiếu các sản phẩm chữa bệnh
phụ khoa có nguồn gốc cây cỏ. Trong khi kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc
ở nước ta lại rất phong phú. ơiính vì thế, việc tiến hành nghiên cứu đề tài này
là có giá trị.
PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu
- Nguyên liệu:
Lá cây Nhội (Bischofia javanica Blum.), lá cây Mò mâm xôi
{Clerodendrum pliilippinum Schauer var. symplex Wu et Fang.), lá cây Sòi
trắng (Sapium sebifemm (L.) Roxb.), lá cây Cúc bạc đầu (Venwnia patuỉa
(Dryand.) Meư.) và lá cây cỏ cứt lợn {Ageratum conyzoides L.) thu hái ở
Hoà Bình.
Chủng vi sinh vật kiểm định: Chủng vi sinh vật kiểm định do
phòng Vi sinh - Viện kiểm nghiệm TW cung cấp. Đó là : Candida albicans
{C.albicans) ATCC 10231, Staphylococcus aureus {S.aureus) ATCC 25923,
Pseudomonas aeruginosa {P.aeruginosa ) ATCC 27853. Chủng Klebsiella sp
do phòng vi sinh bệnh viện phụ sản Trung ương cung cấp.
Môi trường nuôi cấy: môi trường Thạch thường để nuôi cấy vi
khuẩn, môi trường Sabouraud 2% để nuôi cấy nấm.

- Vật liệu:
Các dụng cụ thuỷ tinh như: đĩa petri, bình nón, pipet chính xác,
pipet thường; dụng cụ đục thạch bằng inox. Các dụng cụ này đều phải được,
rửa, sấy ở nhiệt độ 160°c trong 2 h trước khi làm thí nghiệm và hấp tiệt trùng
ở nhiệt độ 121°c trong 30 phút sau khi làm thí nghiệm.
^ Các dụng cụ khác như; quả bóp, nút cao su, giá ống nghiệm
đều được tiệt trùng bằng cồn 90° trước và sau mỗi lần tiến hành thực nghiệm.
Các dụng cụ dùng để giữ và chuyển chỉ thị cần làm sạch cẩn thận
và tiệt trùng bằng sức nóng khô hoặc hấp ướt ở điều kiện thích hợp.
^ Buồng cấy phải được lau cồn, tiệt trùng bằng đèn ư v 2h u ước và
sau mỗi lần cấy vsv .
10
Phòng thí nghiệm phải được lau rửa sạch sẽ bằng xà phòng và lau
lại bằng cồn trước và sau khi làm việc.
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm
2.1.2.1. Phương pháp điều tra cộng đồng
- Địa điểm: xã sủ Ngòi, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.
- Nội dung: Phỏng vấn trực tiếp các thầy lang đã biết thuốc chữa bệnh phụ
khoa, bao gồm các giai đoạn :
Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn
Phỏng vấn các thầy lang
^ Lấy mẫu: thu thập mẫu cây tươi của các loài đã kể. Các thầy lang
xác nhận lại mẫu cây này.
- Độ tin cậy FV được tính theo công thức (1)
Số người nhắc đến giá trị sử dụng (i) của loài ( j)
Độ tin cậy (FV) =

xlOO%
Số người phỏng vấn
2.1.2.2. Xác định tên khoa học cây thuốc

- Nguyên tắc: Tên khoa học của cây thuốc được xác định bằng phương pháp
hình thái so sánh.
-Tiến hành: Mẫu cây tươi thu ở thực địa về được mô tả đặc điểm hình thái,
phân tích hoa, làm tiêu bản mẫu khô (lưu tại phòng Tiêu bản, bộ môn Thực
Vật, trường Đại học Dược Hà Nội) và làm tiêu bản vi phẫu lá cây. So sánh
mẫu thu được với các tài liệu như Từ điển cây thuốc Việt Nam, Thực vật chí
Trung Quốc, Thực vật chí Đóng Dương., để xác định tên khoa học của cây.
11
2.1.23. Phương pháp thử tác dụng kháng vi sinh vật
Phương pháp nuôi cấy v s \ được chọn là phương pháp khuy ếch tán trên
đĩa thạch.
Nguyên tắc: Chủng vi sinh vật kiểm định cấy vào môi trường thạch dinh
dưõỉng. Cho mẫu thử (có chứa hoạt chất thử) vào các giếng thạch. Trong thời
gian nuôi cấy, hoạt chái từ mẫu khuyếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế
sự phát triển của vi sinh vật kiểm định tạo vòng vô khuẩn.
Dịch nguyên liệu được sử dụng là nước sắc dược liệu tươi : mẫu cảy
được rửa sạch, để ráo nước. Dược liệu đem sắc nhỏ lửa với 5 phần nước để thu
được dung dịch sắc có tỷ lệ 1/1.
Chủng thử: Candida albỉcans {C .albicans) ATCC 10231,
Staphyìococcus aureus (5. aureus) ATCC 25923, Pseudomonas aeruginosa
{P.aerugiiìosa ) ATCC 27853 (phòng Vi sinh, Viện Kiểm nghiệm TW cung
cấp). Chủng Klebsiella sp. do phòng Vi sinh bệnh viện phụ sản TW cung cấp.
Tiến hành: Cấy truyền chủng từ ống gốc lên một ống thạch nghiêng ủ
trước khi thử nghiệm 16-18 giờ. Sau khi ủ 18 giờ, dùng que cấy gặt vi khuẩn
đã phát triển trên bề mặt môi trường bằng nước muối sinh lý (10^ - 10^ tế
bào/1 ml) để tạo ra vòng ức chế có ranh giới rõ ràng.
Môi trưòfng nuôi cấy
Môi trường nuôi cấy vi khuẩn (môi trưòỉng thạch thường)
- Cao thịt bò: 5g
- Pepton: lOg

- Muối tinh khiết (NaCl): 5g
-Thạch bột: 18-20g
- Nước cất: 1 .OOOml
Cân đầy đủ hoá chất theo đúng tỷ lệ trên, cho vào xoong, thêm nước
vừa đủ, đun sôi cho các hoá chất hoà tan hoàn toàn (thường ở 100°c trong 10
phút). Chỉnh lại thể tích cho đủ lOOOml bằng nước cất. Dùng dung dịch HC!
12
IN và dung dịch NaOH IN để điều chỉnh pH về 7,4 4^0,2. Đun sôi lại trong 3
phút. Hấp tiệt trùng 121°c trong 30 phút (p = latm).
Môi trưòỉng nuôi cấy nấm mốc (môi trường Sabouraud 2%)
-Pepton: lOg.
- Glucoze: 20g.
- Thạch bột: 20g.
- Nước cất: 1.000 ml.
Cân đầy đủ hoá chất theo đúng tỷ lệ trên, cho vào xoong, thêm nước
vừa đủ, đun sôi cho các hoá chất hoà tan hoàn toàn (thường ở 100°c trong 10
phút). Chỉnh lại thể tích cho đủ lOOOml bằng nước cất. Dùng dung dịch HCl
IN và dung dịch NaOH IN để điều chỉnh pH về 6,0 ±0,2. Đun sôi lại trong 3
phút. Hấp tiệt trùng 1 2 rc trong 30 phút (p = latm).
* Cách chế tao nhũ dich chủng cấy truyền:
- Từ ống thạch nghiêng đã có chủng vi sinh vật kiểm định + 10 ml dung
dịch NaCl 9%0 lắc đều chuyển sang ống nghiệm sạch khô (dung dịch gốc).
+ Iml dung dịch gốc + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng 10 '
+ Iml dung dịch 10 ‘ + 9ml NaCl 9%0 ^ dung dịch có độ pha loãng 10'^
+ Iml dung dịch 10'^ -r 9ml NaCl 9%0 -ỳ dung dịch có độ pha loãng 10'^
+ Iml dung dịch 10'^ + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng 10 "^
+ Iml dung dịch + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng 10
+ Iml dung dịch 10 '^ + 9mi NaCl 9%^ -> dung dịch có độ pha loãng 10'^
+ Iml dung dịch 10'^ + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng 10’^
+ 1 ml dung dịch 10'^ + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng 10^

+ Iml dung dịch 10'^ + 9ml NaCl 9%0 dung dịch có độ pha loãng
Iml dung dịch 10'^ + 9ml NaCl 9%0 ^ dung dịch có độ pha loãng 10"^
■'T
Lấy các dung dịch có nồng độ pha loãng như trên cho vào 2 hộp petri
mỗi hộp Iml.
13
Thêm vào mỗi hộp Petri 15 - 20 ml môi trường thạch dinh dưỡng thích
hợp đã đun chẩy và để nguội ở 45°c.
+ Đối với c. albicans: dùng môi trường Sabouraud 2%
+ Đối với S.aureus và p.aeruginae: dùng môi trường thạch thường.
Đậy hộp, xoay tròn và trộn đều. Sau đó, để yên cho thạch đông.
Lật ngược hộp, mang ủ ở 35“C/24 - 72 giờ.
Đếm số lượng khuẩn lạc mọc trong các dung dịch trên theo công thức
sau (2):
dd 10 '’ có nồng độ vi khuẩn/vi nấm = A X ( vi khuẩn hoặc vi nấm/lml)
Trong đó:
A: là số khuẩn lạc trung bình đếm được ở 2 đĩa của dd lO " (a >b).
Mẫu thử:
Thạch dinh dưõfng vô trùng để nguội ở 45°c được cấy chủng vi sinh vậl
kiểm định có nồng độ nhũ dịch thích hợp đã được chọn với tỉ lệ Iml nhũ
dịch/200ml thạch. Lắc xoay tròn để vi sinh vật phân tán đều trong môi trưòìig.
Đổ một lớp môi trường vào đĩa Petri vô trùng với thể tích 20ml/đĩa.
Đậy nắp và giữ yên đĩa trong khoảng 20 phút để thạch đông cứng và
thoát hơi nước.
Dùng dụng cụ đục lỗ tiệt khuẩn, đục vào môi trường thạch để tạo ra
những giếng thạch có đường kính từ 6 - 8mm.
Việc bố trí các giếng thạch phai sao cho khi vùng ức chế tạo thành
không bị trùm lên nhau.
Dùng pipet nhỏ vào các giếng thạch một lượng bằng nhau các mẫu thử.
ủ các đĩa Peíri có mẫu thử trong tủ ấm ở 3TC trong 24 - 72giờ.

Đọc kết quả: Đo đường kính vòng vô khuẩn (nếu có) bằng thước kẹp
Panmer độ chính xác + 0,lmnn.
14
Mẫu chứng: được làm sau khi kết quả của mẫu thử cho vòng vô khuẩn.
Với chủng là khuẩn p. aeruginosa, s. aureus dùng mẫu chứng là dung
dịch Gentamycin: 20 |ig/ml ( tương đương 2.10'^ mg/ml) Dung dịch này được
pha từ chế phẩm thuốc tiêm Gentamycin 80mg/2ml của công ty TENAMYD
CANADA bằng cách như sau;
- Iml chế phẩm + 9ml nước cất = ddl ( nồng độ 4 mg/ml)
- 5ml ddl + 5ml nước cất = dd2 ( nồng độ 2 mg/ml)
- Iml dd 2 + 9ml nước cất = dd3 ( nồng độ 2.10'' mg/ml)
- Iml dd 3 + 9ml nước cất = dd4 ( nồng độ 2.10'^mg/ml)
- Với chủng nấm là c. aỉbicans dùng mẫu chứng là dung dịch
Nystatin:1000 Ul/ml. Dung dịch này được pha chế từ ống chuẩn Nyslatin
4.765 Ul/mg - 150 mg của Viện Kiểm Nghiệm TW bằng cách như sau:
- 150 mg + 100 ml Methanol = ddl ( nồng độ 1,5 mg/ml)
-1,5 ml ddl + 8.5 ml M ethanol = dd2 (nồng độ 0,225 mg/ml
= 1051 Ul/ml)
- Nước cất vô trùng là mẫu chứng chung cho các chủng thử (cách làm
giống mẫu thử)
* Mỗi mẫu chứng làm 2 đĩa đối với một mẫu thử cho vòng vô khuẩn.
Trên đĩa thạch, dùng pipet nhỏ 1 lượng bằng nhau mẫu thử vào 3 giếng thạch
và mẫu chứng vào 3 giếns thạch khác, các giếng thạch của mẫu thử và mẫu
chứng đan xen nhau.
15
2.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT
2.2.1. Điều tra, sàng lọc cây thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm nhiễm
phụ khoa.
ơìúng tồi đã tiến hành phỏng vấn 8 thầy lang đã có kinh nghiệm trong
việc điều trị các bệnh phụ khoa tại xã Sủi Ngòi, thành phố Hoà Bình, tỉnh

Hoà Bình. Trong số 8 thầy lang có 5 người dân tộc Mường và 3 người dân
tộc Kinh. Danh sách các Ihầy lang được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Danh sách các thầy lang
STT
Tên thầy lang Dân tộc
Giới tính Năm sinh
Tuổi nghề
1
Nguyễn Văn Lại
Mường Nam
1967 8
2
Bùi Đình Tấn Mường
Nam 1965
5
3
Đinh Thị Thơm
Mườiig
Nữ
1964 3
; 4 Quách Văn Lâm
Mường Nam
1964 4
5
Bùi Thị Thọ
Mưòfng
Nữ 1958
7
6
Nguyễn Như Mơ Kinh

Nữ 1962
6
7 Trần Quốc Tuấn
Kinh Nam
1957 4
8
Tạ Duy Hiếu Kinh
Nam 1962
2
Nhân xét:
Phần lốrn thầy lang được phỏng vấn đều trong độ tuổi trung niên từ 38-
50 tuổi (năm sinh từ 1969- 1957). Số người có tuổi nghề cao nhất là 8 năm
(Nguyễn Văn Lại), ít nhất là 2 năm (Tạ Duy Hiếu). Điều này cho thấy, các
thầy lang đều là những người có kinh nghiệm lại vẫn còn khá dồi dào sức
khoẻ, có khả năng đi xa để tìm kiếm các loại cây thuốc chữa bệnh. Do đó,
thông tin mà các thầy lang này đưa ra có sức thuyết phục.
Kết quả điều tra về các cây thuốc chữa bệnh phụ khoa (phiếu điều tra
xem phụ lục) được trình bày trong bảng 2.2.
16
Bảng 2.2. Danh sách các cây thuốc chữa bệnh phụ khoa tại xã sủ Ngòi, tỉnh Hoà Bình
STT Tên cây
Chỉ định
Bộ phận dùng Cách dùng
Tần số nhắc đến HệsốFV(%)
1
Bạch chỉ khí hư
Thân
Sắc nước
1 12,5
2 Củ mài

Ngứa phần phụ, khí hư
Củ
Sắc nước 2
25
3 Gai
Bạch đới, khí hư Lá
Giã nước, rửa
2
25
4
Cúc bạc đầu
Ngứa, viêm âm đạo Lá
Sắc nước
6
75
5
Cứt lợn
Khí hư, có mủ
Phần trên mặt đất Sắc nước
6
75
6
ích mẫu
Bạch đói Cả cây
Giã lấy nước uống
4
50
7 Mò mâm xôi
Bạch đói, ngứa phần
phụ

Lá Sắc nước
5
62,5
8 Ngải cứu
Khí hư
Cả cây
Sao qua, đun nước
uống
3
37,5
9 Sà sàng
Dịch âm đạo nhiều,
mùi khó chịu
Quả
Sắc nước
3 37,5
10 Nhội
Lở ngứa âm đạo Lá
Sắc nước
6
75,5
n Nhàu
Bạch đới

Đun nước rửa 2
25
12 Sòi
Viêm âm đạo,

Sắc nước

6
75
/
f~- ; ^
\ \ís,
• 5 '
17
Nhân xét:
Số cây thuốc chữa bệnh phụ khoa được 8 thầy lang nhắc đến là 12. Số
lượng cây thuốc được nhắc đến khổng nhiều chứng tỏ giá trị của mỗi cây
thuốc trong việc chữa bệnh này. Hầu hết các cây này đều chữa chứng viêm
nhiễm thông thường với các triệu chứng chủ yếu là khí hư, bạch đới, ngứa và
viêm. Đây cũng chính là các chứng bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là
phụ nữ vùng nông thôn- nơi mà các điều kiện dành cho sinh hoạt cá nhân còn
thiếu thốn.
Bộ phận dùng chủ yếu là lá (7/12 cây). Cách sử dụng cây thuốc như thế
này là có ý thức bảo tồn. Điều này không khó giải thích vì các thầy lang đều
sinh sống tại thành phố Hoà Bình nên trình độ văn hoá khá cao.
Đường dùng thuốc chủ yếu là đường uống (10/12), dung dịch rửa bên
ngoài (2/12). Dạng dùng khá đơn giản; 7/12 cây được dùng dưới dạng thuốc
sắc, 2 cây có thể dùng uống ngay sau khi giã tươi và chỉ có 1 cây phải qua chế
biến (sao qua) trước khi đun lấy nước uống. Cách dùng thuốc như trên rất đặc
thù của việc sử dụng thuốc nam trong nhân dân. Nó thuận tiện cho các thầy
lang trong việc hướng dẫn người bệnh cách chế biến thuốc song nó lại bất lợi
khi không có sẵn cây thuốc vì tất cả các vị thuốc này đều được dùng dưới
dạng cây tươi.
Độ tin cậy (FV) khá tập trung khi có đến 5/12 cây cho hệ số lớn hơn
50%. Sáu cây cho hệ số dao động trong khoảng 25-37,5%. Chỉ có 1 cây cho
hệ số FV = 12,5 % (Bạch chỉ). Điều này cho thấy tri thức sử dụng cây cỏ làm
thuốc của các thầy lang ở xã Sủ Ngòi, tỉnh Hoà Bình khá tập trung. Hay hiểu

theo cách khác là các thầy lang có thể đã có sự trao đổi về chuyên môn với
nhau trong việc điều trị bệnh. Đây cũng là một nét đặc trưng, tiên tiến của
dân lộc Mường. Chính vì vậy, các cây thuốc được nhắc đến nhiều nhất (có hệ
số FV lớn hơn 50%) trong việc chữa bệnh phụ khoa chính là các cây cần được
18
nghiên cứu nhất. Đó là các cây; Nhội, Mò mâm xôi, Sòi trắng, Cúc bạc đầu và
Cỏ cứt lợn.
2.2.2.Nghiên cứu về thực vật học
2.2.2.1.CâyNhội
Nguyên liệu là lá cây Nhội {Bischofia javanica Blum.) còn gọi là cây
Quả cơm nguội, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Mô tả; Cây gỗ lớn, cao 15-20 m. Cuống lá phình ra ở gốc, dài l-5cm,
màu nâu hơi xanh. Lá mọc so le; 3 lá chét, lá chét tận cùng hơi to hơn; hình
bầu dục hoặc hình trứng, dài 8-13 cm, rộng 4-8 cm, gốc tròn, ngọn nhọn, mép
lá khía răng tù, hai mặt lá nhẵn, mặt trên màu xanh, mặt dưới có màu xanh
nhạt. Cụm hoa dạng cờ, mọc ở nách lá; cuống chung dài 2-3 cm. Hoa đơn tính
cùng gốc, không có tràng, màu lục nhạt. Hoa đực nhị 5, đối diện với các lá
đài. Hoa cái có 3 vòi nhuỵ, dài, cong gập xuống, bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn.
Quả thịt, hình cầu, màu nâu, đường kính 12-15 mm, mọc thành chùm thõng
xuống (Hình 2.1A).
Vi phẫu; Quan sát vi phẫu lá cây Nhội dưới kính hiển vi (Hình 2.1B),
thấy cấu tạo gồm 2 phần là phần gân lá và phần phiến lá.
Phần gân lá từ ngoài vào trong gồm: Biểu bì trên cấu tạo bởi một hàng
tế bào xếp đều đặn và không mang lông che chở. Tiếp đó là mô dày tròn gồm
2-5 hàng tế bào có vách dày lên ở các góc. Rải rác trong mô mềm có các tinh
thể Canxi oxalat hình cầu gai. Chính giữa gân lá là 4-6 bó libe-gỗ tạo thành
một vòng tròn không liên tục, gỗ ở trong, libe ở ngoài, ở giữa vòng tròn là một
bó libe- gỗ, gỗ ở trên, libe ở dưới. Xung quanh vòng libe- gỗ có các đám mô
cứng. Tiếp đến là mô mềm, mô dày tròn dưới và biểu bì dưới.
Phần phiến lá, từ dưới lên trên gồm: Biểu bì dưới gồm 1 lớp tế bào hình

chữ nhật, xếp đều đặn, mang các lỗ khí. Tiếp đó là mô khuyết gồm các tế bào
có vách mỏng, để hở các khoảng gian bào, trên đó có các tinh thể Canxi
19
oxalat hình cầu gai nằm rải rác. Mô giậu gồm 1-2 hàng tế bào xếp đều đặn
như hàng rào. Phía trên mô giậu là 1 hàng tế bào hạ bì trên bị ép dẹt. Trên
cùng là 1 hàng biểu bì trên.
A
B
Hình 2.1. Cây Nhội (A) và vi phẫu lá Nhội
(Bischofia javanica Blum.) (B)
1. Biểu bì, 2. Mô giậu, 3. Mô khuyết, 4. Mô dày, 5. Mô cứng, 6. Libe,
7. GỖ, 8. LỖ khí
2.2.22. Cây Mò mâm xôi
Nguyên liệu là cây Mò mâm xôi {Clerodendrum philippinum Schauer
var. symplex Wu et Fang.), còn có tên khác là Vậy trắng, Bấn trắng, thuộc họ
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Mô tả: Cây bụi, cao 1-1,5 m, thân có lông mịn. Cuống lá dài 3-5 cm,
phủ nhiều lông. Lá to, mọc đối; gốc lá tròn, phiến lá hình tim, dài 10-20 cm ,
rộng 8-15 cm, mép lá uốn lượn, khía răng cưa rất nhỏ, ngọn lá nhọn; bề mặt lá
nhám, có ít lông cứng và ở mặt dưói lá có tuyến nhỏ tròn, màu vàng, có mùi
hăng đặc biệt; gân lá nổi rõ, gân phụ có hình mạng lưới. Cụm hoa dạng cờ ở
ngọn. Đài 5, dài 2,5 cm, có lông mịn, màu tím hồng. Hoa lưỡng tính, tràng 5,
20

×