Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TÌM HIỂU Mô hình OSI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.76 KB, 7 trang )

Mô hình OSI - Mô hình TCP/IP - Các thiết bị mạng.
Mô hình OSI

Tầng ứng dụng (Application layer – lớp 7): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa người sử dụng và
môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ của
mô hình OSI. Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín … và
lớp 7 đưa ra các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet.
Tầng trình bày (Presentation layer – lớp 6): chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang
cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ
bảo mật. Tầng này sẽ định dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể
đọc được dữ liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG

Tầng giao dịch (Session layer – lớp 5): thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên làm việc giữa
hai hệ thống. Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập
ánh xạ giữa các tên đặt địa chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các
giao dịch truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau. Các giao
thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP.
Tầng vận chuyển (Transport layer – lớp 4): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên mạng, cách thức
chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm bảo truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu
cuối (end-to-end). Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.
Tầng mạng (Network layer – lớp 3): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng, vạch đường
các gói tin trong mạng (chức năng định tuyến), các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi
đến được đích cuối cùng. Lớp 3 là lớp có liên quan đến các địa chỉ logic trong mạng Các giao thức hay
sử dụng ở đây là IP, RIP, IPX, OSPF, AppleTalk.
Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer – lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác định cơ chế truy
nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng gói và phân phát các gói tin.Lớp 2
có liên quan đến địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng, topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và
điều khiển luồng.
Tầng vật lý (Phisical layer – lớp 1): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập vào đường truyền vật lý
để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ
thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết.


Mô hình TCP/IP

Mô hình TCP/IP có bốn lớp: Layer 4: lớp ứng dụng (Application), lớp vận chuyển (Transport), lớp
Internet (liên kết mạng), lớp truy xuất mạng (Network access).

- Lớp ứng dụng: Các nhà thiết kế TCP/IP cảm thấy rằng các giao thức mức cao nên bao gồm các chi
tiết của lớp trình bày và lớp phiên. Để đơn giản, họ tạo ra một lớp ứng dụng kiểm soát các giao thức mức
cao, các vấn đề của lớp trình bày, mã hóa và điều khiển hội thoại. TCP/IP tập hợp tất cả các vấn đề liên
quan đến ứng dụng vào trong một lớp, và đảm bảo dữ liệu được đóng gói một cách thích hợp cho lớp kế
tiếp.

- Lớp vận chuyển: Lớp vận chuyển đề cập đến các vấn đề chất lượng dịch vụ như độ tin cậy, điều khiển
luồng và sửa lỗi.
- Lớp Internet: Mục tiêu của lớp Internet là truyền các gói từ nguồn đến được đích. Giao thức đặc trưng
khống chế lớp này được gọi là IP. Công việc xác định đường dẫn tốt nhất và hoạt động chuyển mạch gói
diễn ra tại lớp này.

- Lớp truy xuất mạng: Nó cũng được gọi là lớp Host-to-Network. Nó là lớp liên quan đến tất cả các vấn
đề mà một gói IP yêu cầu để tạo một liên kết vật lý thực sự, và sau đó tạo một liên kết vật lý khác. Nó
bao gồm các chi tiết kỹ thuật LAN và WAN, và tất cả các chi tiết trong lớp liên kết dữ liệu cũng như lớp
vật lý của mô hình OSI.
Các thiết bị phần cứng mạng:
Chúng ta sẽ tìm hiểu một số thiết bị mạng căn bản khác nhau và chức năng của chúng.
1. Card mạng – NIC (Network Interface Card)
Thiết bị này còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như network card (card mạng), Network Interface
Card (card giao diện mạng) là một tấm mạch in được cắm vào trong máy tính dùng để cung cấp cổng kết
nối vào mạng. Card mạng được coi là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Mỗi card mạng có
chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC - Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối máy
tính vào các phương tiện truyền dẫn trên mạng.
Nói đến card mạng chúng ta cũng nói đến phương thức truyền tải thông tin trên mạng, đó chính là kiểu

cap dùng để kết nối, có thể dùng dây hay không dây còn tùy thuộc vào card mạng. Chẳng hạn, trước khi
xây dựng một mạng và bắt đầu mua card mạng, dây cáp, bạn phải quyết định xem nên dùng Ethernet,
Ethernet đồng trục, Token Ring hay một tiêu chuẩn mạng nào khác. Mỗi tiêu chuẩn mạng có độ dài và
nhược điểm riêng. Thiết kế một mô hình mạng là một bước quan trong.
Các mạng Ethernet hiện đại đều sử dụng cáp đôi xoắn vòng 8 dây. Các dây này được sắp xếp theo thứ
tự đặc biệt và đầu nối RJ-45 được gắn vào phần cuối cáp. Đầu nối RJ-45 trông giống như bộ kết nối ở
phần cuối dây điện thoại, nhưng lớn hơn. Các dây điện thoại dùng bộ kết nối RJ-11, tương phản với bộ
kết nối RJ-45 dùng trong cáp Ethernet.
2. Repeater - Bộ lặp
Repeater là một thiết bị hoạt động ở lớp 1 (Physical) của mô hình OSI khuyếch đại và định thời lại tín
hiệu. Repeater khuyếch đại và gửi mọi tín hiệu mà nó nhận được từ một port ra tất cả các port còn lại.
Mục đích của repeater là phục hồi lại các tín hiệu đã bị suy yếu đi trên đường truyền mà không sửa đổi
gì.
3. Hub
Còn được gọi là multiport repeater, nó có chức năng hoàn toàn giống như Repeater nhưng có nhiều port
để kết nối với các thiết bị khác. Mỗi máy tính trong mạng sẽ được kết nối tới một hub thông qua cáp
Ethernet. Hub thông thường có 4, 8, 12 và 24 port và là trung tâm của mạng hình sao. Khi một máy tính
gửi yêu cầu đến một máy khác, thì nó sẽ gửi đến Hub rồi gửi ra tất cả các máy tính có trong mạng. Mỗi
card Ethernet đều được cung cấp một địa chỉ vật lý MAC (Media Access Control) duy nhất. Tất cả máy
tính đều nhận dữ liệu, sau đó so sánh địa chỉ đích với địa chỉ vật lý MAC của nó. Nếu khớp, máy tính sẽ
biết rằng nó chính là người nhận dữ liệu, nếu không nó sẽ lờ dữ liệu đi. Việc truyền dữ liệu trên Hub
thường gây ra xung đột, khi một máy truyền dữ liệu trên dây cùng thời điểm máy khác cũng truyền thì nó
sẽ gây ra xung đột, các gói tin sẽ bị phá hủy, sau một thời gian nó sẽ truyền lại, việc này sẽ làm chậm hệ
thống rất nhiều và với hệ thống càng lớn thì việc xảy ra xung đột càng lớn., do đó ngày nay vai trò của
Hub dần được thay thế bởi các thiết bị cấp cao hơn như switch. Hub họat động ở mức 1 của mô hình
OSI.
4. Bridge - Cầu nối
Bridge là một thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI dùng để kết nối các phân đoạn mạng nhỏ có
cùng cách đánh địa chỉ và công nghệ mạng lại với nhau và gửi các gói dữ liệu giữa chúng. Việc trao đổi
dữ liệu giữa hai phân đoạn mạng được tổ chức một cách thông minh cho phép giảm các tắc nghẽn cổ

chai tại các điểm kết nối. Các dữ liệu chỉ trao đổi trong một phân đoạn mạng sẽ không được truyền qua
phân đoạn khác, giúp làm giảm lưu lượng trao đổi giữa hai phân đoạn. Bridge có thể nối nhiều hub lại với
nhau như hình dưới đây.
5. Switch:
Công nghệ chuyển mạch là một công nghệ mới giúp làm giảm bớt lưu thông trên mạng và làm gia tăng
băng thông. Bộ chuyển mạch cho LAN (LAN switch) được sử dụng để thay thế các Hub và làm việc được
với hệ thống cáp sẵn có. Giống như bridges, switches kết nối các phân đoạn mạng và xác định được
phân đoạn mà gói dữ liệu cần được gửi tới và làm giảm bớt lưu thông trên mạng. Switch có tốc độ nhanh
hơn bridge và có hỗ trợ các chức năng mới như VLAN (Vitural LAN). Vlan có một chức năng quan trọng
trong switch, đóng vai trò như một mutiswitch. Switch được coi là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình
OSI. Ngày nay có những thiết bị switch hoạt động ở lớp 3 chức năng giống như một router.
6. Router:
Chức năng của Router là định tuyến, chuyển các gói dữ liệu từ mạng này sang mạng khác. Router hoạt
động ở lớp 3 trong mô hình OSI. Có nhiều loại router từ rẽ đến các loại đắt tiền, tùy từng mô hình hệ
thống mạng mà yêu cầu thiết bị router tương ứng. Router rất cần thiết cho hệ thống mạng.
Phân Biệt Mô Hình OSI và TCP/IP
Mô hình OSI ra đời năm 1973, mô hình TCP/IP ra đời năm 1984. Mô hình TCP/IP là mô
hình rút gọn của mô hình OSI. Có thể phân biệt 2 mô hình trên như sau:
Mô hình OSI có 7 lớp:
- Lớp Ứng dụng(Application) quy định giao diện giữa ứng dụng và mạng, các giao thức trong
thuộc về lớp này rất nhiều, nhưng thường gặp nhất trên mạng là FTP, HTTP, HTTPs, SMTP,
Telnet,… Lóp Ứng dụng sẽ đẩy dữ liệu xuống lớp tiếp theo ngay bên dưới là lớp Trình bày
- Lớp Trình bày(Presentation) chịu trách nhiệm chính về phần mã hóa và định dạng dữ liệu. Ví
dụ: để máy tính Linux có thể giao tiếp với máy tính Windows, lớp Trình bày phải định dạng dữ
liệu sao cho phù hợp với các hệ điều hành. Các tên tập tin thường có phần đuôi mở rộng như
.PICT, .MIDI, .MPEG, .RTF, … phần đuôi này do chính lớp Trình bày thêm vào.
- Lớp Phiên(Session) chịu trách nhiệm cung cấp và giải phóng các phiên làm việc thông qua việc
cấp port cho các phiên này. Một máy tính trong mạng có thể vừa duyệt web, vừa gởi mail, vừa
truyền file cho máy tính khác,… Các hoạt động trên diễn ra đồng thời và lớp Phiên phải phân
biệt và cấp port cho các hoạt động này. Ví dụ: phiên truy cập web sẽ được cấp port là 80, phiên

gởi mail được cấp port 25, phiên truyền file (FTP) được cấp port 20 và 21.
- Lớp Vận chuyển(Transport) đảm bảo truyền thông chính xác giữa các thiết bị. Các máy tính
phải sử dụng kiểu truyền như thế nào cho phù hợp với môi trường truyền (môi trường ít lỗi hay
nhiều lỗi), phải bắt tay kết nối trước khi truyền hay không,… đều do lớp Vận chuyển quy định.
Dữ liệu từ lớp Session đưa xuống sẽ bị phân chia thành các đơn vị dữ liệu lớp Vận chuyển, gọi là
segment, các segment được đánh số thứ tự để bên nhận có thể ghép dữ liệu lại một cách chính
xác.
- Lớp Mạng(Network) định ra địa chỉ logic cho các thiết bị trên mạng và quy định các nguyên tắc
sử dụng địa chỉ logic này. Ví dụ: các giao thức như IP, IPX, Apple Talk có những cơ chế định địa
chỉ cho máy tính và mạng máy tính trên mạng, các giao thức như RIP, OSPF, EIGRP, BGP chịu
trách nhiệm định tuyến hay nói cách khác là tìm đường để dẫn gói tin đi đến đúng địa chỉ đích.
Lớp Mạng sẽ đóng gói các segment do lớp Vận chuyển đẩy xuống thành các gói tin (packet).
- Lớp Liên kết dữ liệu(Data Link) xác định địa chỉ vật lý của các thiết bị trên mạng và quy định
cách thức mà dữ liệu sẽ được đưa xuống môi trường truyền. Đơn vị dữ liệu do lớp này quản lý
gọi là frame. Lớp Liên kết dữ liệu bao gồm 2 lớp con là LLC (Logical Link Control) và MAC
(Media Access Control). Lớp LLC liên kết với lớp Mạng để xác định loại địa chỉ logic đang
dùng là gì và sẽ đóng gói frame theo kiểu tương ứng. Lớp MAC lại kết hợp với lớp cuối cùng là
lớp Vật lý để biết môi trường truyền dẫn bên dưới là gì để có cách thức sử dụng phù hợp. Ví dụ:
nếu môi trường truyền dẫn là Ethernet, các frame sẽ đóng gói và định địa chỉ theo chuẩn 802.3,
và quyết định có sử dụng cơ chế CSMA/CD hay không; nếu môi trường truyền dẫn là không dây
thì đóng gói frame theo chuẩn 802.11 và sử dụng cơ chế CSMA/CA,…
- Lớp Vật lý (Physical)tìm cách biến đổi dữ liệu 0, 1 thành các tín hiệu điện và truyền ra môi
trường.
- Mô hình OSI đã chia nhỏ việc truyền thông phức tạp giữa các máy tính thành những tác vụ nhỏ
hơn, rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn. Các nhà nghiên cứu sẽ dựa vào những lớp con trong mô hình
OSI để thiết kế ra các chuẩn mới cho mạng mà vẫn không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
toàn hệ thống. Tuy nhiên, mô hình OSI chỉ là mô hình tham chiếu chứ không được đưa vào sử
dụng trong thực tế. Các mô hình sử dụng trong thực tế như TCP/IP, NetBEUI (của Microsoft và
IBM), IPX/SPX (của Novell), DECnet (của Digital Equipment Corporation) có biến đổi cho phù
hợp hơn với thực tế nhưng vẫn dựa theo mô hình OSI này.

2. Mô hình TCP/IP:
- Mạng máy tính khổng lồ Internet hiện nay đang sử dụng mô hình TCP/IP để quản lý việc
truyền thông. TCP/IP được xem là giản lược của mô hình OSI với bốn lớp sau: Ứng dụng (tích
hợp 3 lớp trên cùng của mô hình OSI), Vận chuyển (tương đương với lớp Vận chuyển của OSI),
Internet (tương đương với lớp Mạng nhưng chỉ sử dụng giao thức IP để định địa chỉ logic cho
các máy tính) và Truy cập mạng (bao gồm 2 lớp dưới cùng của mô hình OSI).
Một số giao thức thường gặp trong mô hình TCP/IP: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet
Control Message Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol), TCP, UDP, Telnet, FTP,
WWW, SMTP,…
- Mô hình TCP/IP gọn nhẹ hơn mô hình tham chiếu OSI, đồng thời có những biến đổi phù hợp
thực tế hơn. Ví dụ: lớp Vận chuyển của mô hình OSI quy định việc truyền dữ liệu phải đảm bảo
độ tin cậy hoàn toàn. Tuy nhiên, một số ứng dụng mới phát triển sau này như Voice over IP,
Video Conference (hội nghị truyền hình),… đòi hỏi tốc độ cao và cho phép bỏ qua một số lỗi
nhỏ. Nếu vẫn áp dụng mô hình OSI vào thì độ trễ trên mạng rất lớn và không đảm bảo chất
lượng dịch vụ. Trong khi đó, mô hình TCP/IP, ngoài giao thức chính của lớp Vận chuyển là TCP
(Transmission Control Protocol), còn cung cấp thêm giao thức UDP (User Datagram Protocol)
để thích ứng với các ứng dụng cần tốc độ cao.
- Giao thức quan trọng nhất trong mô hình TCP/IP là TCP và UDP. TCP đảm bảo độ tin cậy
truyền thông bằng cách ép buộc máy nhận phải hồi báo cho máy gởi biết về những segment nào
đã nhận được, segment nào bị lỗi,… để máy gửi tiếp tục truyền segment mới hay gửi lại segment
bị lỗi. Các gói tin hồi báo này gọi tắt là ACK. Nếu đường truyền bị lỗi quá nặng, các gói tin hồi
báo này không đến được máy gửi thì sau một khoảng thời gian quy định trước, segment sẽ được
truyền lại, và nếu một segment được truyền lại quá nhiều lần, TCP sẽ ngắt kết nối với máy nhận
và dừng việc truyền lại. UDP không có cơ chế tin cậy (hồi báo bằng ACK), nên việc kiểm soát
độ tin cậy phải do lớp Application đảm trách. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng yêu cầu tốc độ
nhanh và chấp nhận tỷ lệ lỗi ở mức nào đó, sử dụng giao thức UDP là rất thích hợp do không
phải hồi báo ACK nhiều lần. Việc linh động sử dụng giao thức TCP hay UDP trong các ứng dụng
mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đường truyền, độ quan trọng của thông tin cần
truyền,…
- Tuy nhiên, để hỗ trợ thêm tính tin cậy của UDP, năm 1998, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cơ

chế tránh nghẽn có tên là TCP – Friendly Rate Control, TFRC (chuẩn RFC 3448, năm 2003). Ý
tưởng của cơ chế này là tìm cách báo hiệu cho máy gửi biết về tình trạng nghẽn ở máy nhận, từ
đó máy gửi sẽ chủ động giảm tốc độ truyền xuống, các gói tin sẽ tới máy nhận chậm hơn một
chút nhưng không đảm bảo không để gói tin bị đánh rớt do máy nhận xử lý không kịp. TCP –
Friendly thích hợp cho các ứng dụng truyền thoại, hội nghị truyền hình, xem phim qua mạng và
một số ứng dụng khác yêu cầu tốc độ và tính trơn tru của dữ liệu.
[h=2][/h]Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI có thể được tóm tắt như sau:
Tầng ứng dụng (Application layer  lớp 7): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa người sử dụng và môi trường
OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI. Điều khác
biệt ở tầng này là nó không cung cấp dịch vụ cho bất kỳ một tầng OSI nào khác ngoại trừ tầng ứng dụng bên ngoài
mô hình OSI đang hoạt động. Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý kí tự, bảng biểu, thư tín 
và lớp 7 đưa ra các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3, Telnet.
Tầng trình bày (Presentation layer  lớp 6): tầng trình bày chuyển đổi các thông tin từ cú pháp người sử dụng sang
cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật.Nói
đơn giản thì tầng này sẽ định dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể đọc được
dữ liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3, MPEG 
Tầng giao dịch (Session layer  lớp 5): thực hiện thiết lập, duy trì và kết thúc các phiên làm việc giữa hai hệ thống.
Tầng giao dịch quy định một giao diện ứng dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xạ giữa các tên đặt
địa chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch truyền thông. Nó đặt tên
nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với nhau.Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window
System, ASP.
Tầng vận chuyển (Transport layer  lớp 4): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên mạng, cách thức chuyển giao gói
tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm bảo truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu cuối (end-to-end). Để bảo đảm
được việc truyền ổn định trên mạng tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo thứ
tự.Bên cạnh đó lớp 4 có thể thực hiện chức năng đièu khiển luồng và điều khiển lỗi.Các giao thức phổ biến tại đây là
TCP, UDP, SPX.
Tầng mạng (Network layer  lớp 3): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển hướng, vạch đường các gói tin
trong mạng(chức năng định tuyến), các gói tin này có thể phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối
cùng. Lớp 3 là lớp có liên quan đến các địa chỉ logic trong mạngCác giao thức hay sử dụng ở đây là IP, RIP, IPX,
OSPF, AppleTalk.

Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer  lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác định cơ chế truy nhập thông tin
trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng gói và phân phát các gói tin.Lớp 2 có liên quan đến địa chỉ
vật lý của các thiết bị mạng, topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và điều khiển luồng.
Tầng vật lý (Phisical layer  lớp 1): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập vào đường truyền vật lý để truyền
các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện
áp, tốc độ cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết.
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu, mô hình tham chiếu OSI vẫn đang là kim chỉ nam" cho các loại mạng viễn thông, và là
công cụ đắc lực nhất được sử dụng để tìm hiểu xem dữ liệu được gửi và nhận ra sao trong một mạng máy tính nói
chung.
TCP/IP có cấu trúc tương tự như mô hình OSI, tuy nhiên để đảm bảo tính tương thích giữa các mạng và sự tin cậy
của việc truyền thông tin trên mạng, bộ giao thức TCP/IP được chia thành 2 phần riêng biệt: giao thức IP sử dụng
cho việc kết nối mạng và giao thức TCP để đảm bảo việc truyền dữ liệu một cách tin cậy.
Lớp ứng dụng: Tại mức cao nhất này, người sử dụng thực hiện các chương trình ứng dụng truy xuất đến các dịch vụ
hiện hữu trên TCP/IP Internet. Một ứng dụng tương tác với một trong những protocol ở mức giao vận (transport) để
gửi hoặc nhận dữ liệu. Mỗi chương trình ứng dụng chọn một kiểu giao vận mà nó cần, có thể là một dãy tuần tự
từng thông điệp hoặc một chuỗi các byte liên tục. Chương trình ứng dụng sẽ gửi dữ liệu đi dưới dạng nào đó mà nó
yêu cầu đến lớp giao vận.
Lớp giao vận: Nhiệm vụ cơ bản của lớp giao vận là cung cấp phưng tiện liên lạc từ một chương trình ứng dụng này
đến một chưng trình ứng dụng khác. Việc thông tin liên lạc đó thường được gọi là end-to-end. Mức chuyên trở có thể
điều khiển luông thông tin. Nó cũng có thể cung cấp sự giao vận có độ tin cậy, bảo đảm dữ liệu đến nơi mà không
có lỗi và theo đúng thứ tự. Để làm được điều đó, phần mềm protocol lớp giao vận cung cấp giao thức TCP, trong quá
trình trao đổi thông tin nơi nhận sẽ gửi ngược trở lại một xác nhận (ACK) và nơi gửi sẽ truyền lại những gói dữ liệu bị
mất. Tuy nhiên trong những môi trường truyền dẫn tốt như cáp quang chẳng hạn thì việc xy ra lỗi là rất nhỏ. Lớp
giao vận có cung cấp một giao thức khác đó là UDP.
Lớp Internet: Nhiệm vụ cơ bản của lớp này là xử lý việc liên lạc của các thiết bị trên mạng. Nó nhận được một yêu
cầu để gửi gói dữ liệu từ lớp cùng với một định danh của máy mà gói dữ liệu phi được gửi đến. Nó đóng segment
vào trong một packet, điền vào phần đầu của packet, sau đó sử dụng các giao thức định tuyến để chuyển gói tin đến
được đích của nó hoặc trạm kế tiếp. Khi đó tại nơi nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chúng, và sử dụng tiếp các giao
thức định tuyến để xử lý gói tin. Đối với những packet được xác định thuộc cùng mạng cục bộ, phần mềm Internet
sẽ cắt bỏ phần đầu của packet, và chọn một trong các giao thức lớp chuyên trở thích hợp để xử lý chúng. Cuối cùng,

lớp Internet gửi và nhận các thông điệp kiểm soát và sử lý lỗi ICMP.
Lớp giao tiếp mạng: Lớp thấp nhất của mô hình TCP/IP chính là lớp giao tiếp mạng, có trách nhiệm nhận các IP
datagram và truyền chúng trên một mạng nhất định. Người ta lại chia lớp giao tiếp mạng thành 2 lớp con là:
+Lớp vật lý: Lớp vật lý làm việc với các thiết bị vật lý, truyền tới dòng bit 0, 1 từ ni gửi đến nơi nhận.
+Lớp liên kết dữ liệu: Tại đây dữ liệu được tổ chức thành các khung (frame). Phần đầu khung chứa địa chỉ và thông
tin điều khiển, phần cuối khung dành cho viêc phát hiện lỗi.
Nếu so sánh mô hình OSI và TCP/IP, bạn sẽ thấy chúng có những điểm giống và cũng có những điểm khác nhau.
* Các điểm giống nhau:
- Cả hai đều là phân lớp.
- Cả hai đều có lớp ứng dụng, qua đó chúng có nhiều dịch vụ khác nhau.
- Cả hai có các lớp mạng và lớp vận chuyển có thể so sánh được.
- Kỹ thuật chuyển mạch gói được chấp nhận
- Chuyên viên lập mạng cần phải biết cả hai.
*Các điểm khác nhau:
- TCP/IP tập hợp các lớp trình bày và lớp phiên vào trong lớp ứng dụng của nó.
- TCP/IP tập hợp lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu trong OSI thành một lớp.
- Các giao thức TCP/IP là các chuẩn cơ sở cho Internet phát triển, như vậy mô hình TCP/IP chiếm được niềm tin chỉ
vì các giao thức của nó. Ngược lại, các mạng thông thường không được xây dựng dựa trên nền OSI, ngay cả khi mô
hình OSI được dùng như một hướng dẫn. Nói cách khác nó là một văn phạm nghèo và có thiếu sót.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×