Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Việc huy động và cho vay vốn tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.15 KB, 12 trang )

Trờng đại học quản lý & kinh doanh hà nội
Khoa kinh tế

Tiểu luận về phơng pháp luận
Tên đề tài:
Việc huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng
Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank).
Giáo viên hớng dẫn: Lê Văn Thậm
Họ và tên : Nguyễn Thu Hiền
Mã sinh viên : 04D06863N
Lớp : 927

Tháng 5 năm 2005
Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế thế giới có nhiều biến động
lớn nh cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng tiền chung Châu Âu ra
đời, sự cố máy tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, thay đổi trong hệ thống tài
chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hởng không nhỏ đến nền kinh tế
Việt Nam trên các lĩnh vực đầu t nớc ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ
phát triển kinh tế chỉ đợc duy trì ở mức khiêm tốn. Điều đó cho thấy Chính phủ phải
có những biện pháp tháo gỡ linh hoạt những khó khăn để bình ổn lại thị trờng trong
nớc giúp cho nền kinh tế nớc nhà đứng vững trớc những nguy cơ gây ảnh hởng xấu
đến nền sản xuất. Cùng với đó là sự nỗ lực, cố gắng của Ngân hàng Nhà nớc Việt
Nam, đặc biệt là của các Ngân hàng trong nớc nh Ngân hàng ngoại thơng Việt Nam
(Vietcombank) một ngân hàng vẫn luôn duy trì đợc tốc độ tăng trởng cao và ổn
định qua nhiều năm, thì những khó khăn đó có thể khắc phục một cách nhanh chóng
và hầu nh không gặp vớng mắc gì đáng kể. Đó chính là lý do tại sao em chọn Ngân
hàng Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank) cho đề tài: Việc huy động và cho vay
vốn tại Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank)
Phần tiểu luận của em gồm hai phần:
I. Lý luận chung về ngân hàng.


1. Ngân hàng là gì?
2. Nghiệp vụ của ngân hàng là gì?
II. Tình hình huy động vốn và cho vay vốn ở Ngân hàng Ngoại thơng Việt
Nam (Vietcombank).
1. Huy động vốn.
2. Cho vay vốn.
Kết luận
2
Phần nội dung
I. Lý luận chung về ngân hàng
1. Ngân hàng là gì?
Sự ra đời và phát triển của tín dụng ngân hàng gắn với sự phát triển của các
ngân hàng. Ngân hàng trong chủ nghĩa t bản là một xí nghiệp t bản chủ nghĩa
kinh doanh t bản tiền tệ và làm môi giới giữa ngời cho vay và ngời đi vay. Mục
đích của hoạt động ngân hàng này là thu lợi nhuận nh các xí nghiệp công, thơng
nghiệp t bản chủ nghĩa khác.
Ngân hàng trở thành môi giới tín dụng giữa ngời cho vay và ngời đi vay, là
ngời tổng quản lý t bản tiền tệ cho vay. Ngân hàng còn biến các khoản thu nhập và
tiết kiệm của các tầng lớp xã hội thành t bản, tạo ra công cụ tín dụng lu thông thay
cho tiền, làm trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp.
- Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận. Lợi
nhuận ngân hàng là sự chênh lệch giữa lợi tức nhận tiền gửi và lợi tức cho vay. Lợi
tức gửi phải nhỏ hơn lợi tức cho vay.
2. Nghiệp vụ của ngân hàng
- Huy động tiền (nhận tiền gửi). Nghiệp vụ nhận gửi thu hút tiền vào quỹ, tạo
nên nguồn vốn cho vay chủ yếu của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay. Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng đợc thực hiện bằng
nhiều cách: chiết khấu kỳ phiếu thơng nghiệp, cho vay có đảm bảo hay không
đảm bảo. Ngân hàng có thể cho vay dới các hình thức: cho vay bằng tiền mặt,
phát hành séc ngân hàng, mở tài khoản cho vay, phát hành kỳ phiếu ngân hàng...

Trong điều kiện hiện đại, hoạt động tín dụng ngân hàng còn đợc bổ sung thêm
bằng các hình thức tín dụng thuê mua hoặc cho thuê tài chính.
3
Nhng nghiệp vụ chính vẫn là đi vay và cho vay. Bằng việc thực hiện các nghiệp
vụ nh đã nêu trên, các ngân hàng góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và
giảm bớt chi phí lu thông tiền tệ. Đồng thời, sự hoạt động của các ngân hàng cũng
tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung t bản, cho t bản lớn chèn lấn các t bản hạng
nhỏ và hạng trung, cho sự tăng cờng bóc lột công nhân, cho sự cớp đoạt những ngời
tiểu sản xuất độc lập và những thợ thủ công.

Ngân hàng ngoài những nghiệp vụ đã kể trên, còn đóng vai trò thủ quỹ cho xã
hội và làm trung tâm thanh toán cho các nhà t bản. Các nhà t bản đều có tài khoản
riêng ở ngân hàng. Khi mua bán và thanh toán với nhau, họ chỉ cần gửi séc đến ngân
hàng. Ngân hàng sẽ chuyển số tiền ghi trong séc từ tài khoản ngời mua sang tài
khoản ngời bán. Việc thanh toán này tiện lợi và nhanh chóng, sẽ làm giảm số tiền
mặt trong lu thông.
Ngân hàng trở thành ba trung tâm: Tiền tệ, Thanh toán và Tín dụng. Tín dụng
và ngân hàng đẩy mạnh việc xã hội hoá lao động, nhng tính chất xã hội của sản xuất
ngày càng xung đột gay gắt với hình thức chiếm hữu t nhân t bản chủ nghĩa. Nh vậy
là sự phát triển của tín dụng và ngân hàng làm cho những mâu thuẫn vốn có của ph-
ơng thức sản xuất t bản chủ nghĩa ngày càng thêm gay gắt, tạo tiền đề khách quan
cho sự ra đời của phơng thức sản xuất mới.
4
II. Tình hình huy động vốn và cho vay vốn của ngân
hàng Ngoại th ơng Việt Nam (Vietcombank).

Tới nay, ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank) đã trải qua hơn
40 năm xây dựng và phát triển(1/4/1963 1/4/2003), một khoảng thời gian không
phải là dài nhng cũng đủ để Ngân hàng góp những thành tích xuất sắc của mình vào
sự phát triển của nền kinh tế nớc nhà. Vào ngày 10/11/2003, ông Brian Caplen

Phó tổng biên tập Tạp chí The Banker (Thuộc tập đoàn Financial Times Anh
quốc) đã tới Việt Nam và trao tặng danh hiệu Ngân hàng tốt nhất trong năm 2003
tại Việt Nam cho Ngân hàng Ngoại thơng Việt Nam (Vietcombank). Đây là lần thứ
t liên tiếp kể từ năm 2000 Vietcombank nhận đợc danh hiệu này. Giải thởng này đợc
trao tặng hàng năm cho các ngân hàng dựa trên các tiêu chí: tình hình hoạt động,
mức tăng trởng nguồn vốn, tổng tài sản, thu nhập trên vốn tự có Các ngân hàng
cũng phải chứng minh việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới vào những sản
phẩm, dịch vụ mới tiên tiến mà ngân hàng đang cung cấp cũng nh những định hớng
trong tơng lai. Vietcombank là ngân hàng có những bớc đổi mới trong kinh doanh,
tạo đợc một nền tảng vững chắc từ những năm đầu mới thành lập, liên tục duy trì đợc
sự phát triển đồng đều trong suốt hơn 40 năm qua.
5

×