Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Phân lập 3 dẫn chất xanthon (α, β, γ mangostin) chiết xuất từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana l )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 50 trang )

B ộ Y T Ế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
• • • •
NGUYỄN THANH TÚ
PHÂN LẬP 3 DẪN CHẤT XANTHON
(a,p,Ỵ - MANGOSTIN) CHIỂT XUẤT TỪ
Vỏ QUẢ MĂNG CỤT (GARCINIA
MANGOSTANA L.)
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP DƯỢC sĩ ĐẠI HỌC
• • • • •
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Thái Duy Thìn
2. PGS. TS Hà Huy Ke
Nơi thực hiện:
1. Bộ *môn Hóa Dược
2 . Viện Khoa học Công nghệ
mới ( số 8 , Láng Hạ)
HÀ NỘI-2011
_
___

_____
_____
LM cảm ơn
Qua gần một năm làm đề tài với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ
nhiệt tình, tận tâm của thầy cô, gia đình và bạn bè, em đã hoàn thành luận văn
của mình.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Thái Duy
Thìn, PGS. TS Hà Huy Kế, TS. Phan Quốc Kinh - những người thầy đã tận
tâm chỉ bảo, giúp đỡ, rèn luyện em trong suốt quá trình làm đề tài.
Em xin cảm ơn các thầy cô, các cán bộ của trưÒTig Đại học Dược Hà


Nội, bộ môn Hóa Dược đã tạo mọi điều kiện để em học tập và làm luận văn.
Em cũng chân thành cảm ơn Phân viện Công nghệ mới, Viện Khoa
học- Công nghệ Quân sự đã tạo điều kiện cho em được nghiên cứu khoa học
tại đây.
Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập, cũng như làm luận văn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thanh Tú
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỎNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu tổng quan về măng cụt 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật 4
1.1.3. Thành phần hóa học 5
1.2. Tổng quan về các dẫn chất xanthon
7
1.2.1. Cấu trúc 7
1.2.2. Tổng hợp hóa học 8
1.2.3. Tính chất lý hóa của a,p,y- mangostin 8
1.3. Tác dụng và công dụng của quả măng cụt và xanthon

9
1.3.1. Theo y học cổ truyền 9
1.3.2. Theo y học hiện đại 9
1.4. Độc tính 11
1.5. Nguyên tắc chiết xuất 12
1.6. Tinh chế xanthon 12

1.7. Các phương pháp phân tích các dẫn chất xanthon

13
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ 14
2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất 14
2.1.2. Máy móc và dụng cụ 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 3. THựC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

16
3.1. Kết quả thực nghiệm 16
3.1.1. Tóm tắt quy trình chiết xuất hỗn hợp xanthon

16
3.1.2. Tiến hành 17
3.1.2.1. Chiết cao măng cụt

17
3.1.2.2 Loại chất màu bằng than hoạt

17
3.1.2.3 Làm kết tủa hỗn hợp xanthon

17
3.1.2.4 Tinh chế xanthon qua sắc ký cột

18
3.1.2.5 Tách a,p,y- mangostin bằng sắc ký lớp mỏng điều
chế 20

3.1.3. Phân tích các xanthon 21
3.1.3.1. Sắc ký lớp mỏng (SKLM) 21
3.1.3.2. Phân tích khối phổ (MS) 22
3.1.3.3. Phân tích phổ tử ngoại (UV)

23
3.1.3.4. Phân tích phổ hồng ngoại (IR) 25
3.1.3.5. HPLC 27
3.2. Bàn luận 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
31
1. Kếtluận 31
2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Ý NGHĨA
1
NMR
Nuclear Magnetic Resonance
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân Carbon 13)
2
DD
Dung dịch
3 EA
Ethylacetat
4
EtOH
Ethanol

5 HPLC
High Performance Liquid
Chromatography
(Sac ký lỏng hiệu năng cao)
6
NMR
Nuclear Magnetic Resonance
(Phổ cộng hưởng từ proton)
7 IR
InfraRed spectroscopy (Phô hông ngoại)
8
MeOH
Methanol
9 MS
Mass Spectrometry (Phô khôi)
10
SKLM
Săc ký lớp mỏng
11
u v
Ultraviolet Light (Phô tử ngoại)
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng trong thịt quả măng cụt
6
2
Bảng 2: Tách các dẫn chất xanthon qua sắc ký cột

20
3
Bảng 3: Bước sóng hấp thụ vùng tử ngoại của 3 dẫn chất
xanthon (X) X2, X3)
25
4
Bảng 4: Kết quả phổ hồng ngoại của 3 dẫn chất xanthon
(X,. X2, X3)
27
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
TÊN BẢNG
TRANG
1
Hình 1 : Vùng trồng nhiều cây măng cụt ở Việt Nam
3
2 Hình 2: Hình ảnh quả măng cụt
4
3
Hình 3 : Sơ đồ chiết xuất xanthon
16
4
Hình 4: Dụng cụ Soxhlet
18
5
Hình 5; SKLM sản phẩm B (tủa xanthon thu được)
18
6
Hình 6 : sắc ký cột hỗn hợp xanthon
19

7
Hình 7; SKĨ M dẫn chất xanthon
21
8
Hình 8 ; Phổ khối của Xi
22
9
Hình 9: Phổ khối của X2 22
10 Hình 10; Phổ khối của X3
23
11
Hình 11 ; Phổ tử ngoại của Xi
23
12
Hình 12: Phổ tử ngoại của X2
24
13
Hình 13: Phổ tử ngoại của X3
24
14
Hình 14; Phổ hồng ngoại của X|
25
15 Hình 15 : Phổ hồng ngoại của X2
26
16 Hình 16; Phổ hồng ngoại của X3
26
17
Hình 17: sắc ký đồ HPLC của X], X2, X3
28
ĐẶT VẤN ĐÈ

Quả măng cụt (Garcinia mangos tana L.) được xem là “ Nữ hoàng của
trái cây” với hương vị đặc biệt của mình, ở nước ta măng cụt được trồng
nhiều nhất tại Lái Thiêu, Thủ Dầu Một. Việt Nam đã có lúc là nơi có những
vườn măng cụt lớn nhất thế giới, với những vưÒTi rộng hàng chục mẫu, có
hàng ngàn cây, mỗi cây cho được từ 700 đến 900 quả. Măng cụt hiện được
trồng nhiều tại Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Sri Lanka và Philippin. Hiện
có khoảng 10 loài khác nhau được nuôi trồng. Quả khô được gửi từ Singapore
sang Ấn Độ và Trung Quốc để biến chế thành dược liệu.
Nen y học cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ từ lâu đã sử dụng vỏ
quả măng cụt để chữa bệnh tiêu chảy, lỵ, vàng da [3], [4]. Nghiên cứu hoá
thực vật cho thấy quả măng cụt chứa các hydroxy- và prenyl xanthon,
flavonoid, triteipenoid. Các hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng khuẩn,
kháng nấm, chống khối u, kháng virut, chống ôxy hoá, giảm đau [2], Khi
được sử dụng với liều cao để đắp ngoài da của chuột, chất này đã không gây
phản ứng phụ, trị được mụn và vết thương lành rất nhanh, xanthon diệt được
các vi khuẩn như: tụ cầu vàng kháng penicillin hoặc methicillin, liên cầu
khuẩn [35]. Do vậy đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế
giới và ở Việt Nam.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 40 xanthon tồn tại trong vỏ quả
măng cụt. Trong đó, hoạt chất được nghiên cứu nhiều nhất là mangostin (gồm
a-mangostin, ß-mangostin và y-mangostin). Hiện nay trên thế giới các hoạt
chất của vỏ quả măng cụt đang được sử dụng rộng rãi với nhiều sản phẩm có
chứa mangostin ở dạng thực phẩm chức năng như: Mangosteen Capsules,
Xanthon Juice ở Việt Nam công ty Dược phẩm Kingphar cũng đã sản xuất
ra sản phẩm Kingphar Phyma có chứa mangostin (Phụ lục 1).
Từ trước tới nay ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu chiết xuất
và xác định thành phần của vỏ quả măng cụt [1], [5], tuy vậy những nghiên
cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi phòng thí nghiệm. Để góp phần nhỏ vào việc
nghiên cứu quy trình chiết xuất và phân tích các hoạt chất của vỏ quả măng
cụt, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân lập 3 dẫn chất xanthon (a,p,Ỵ-

mangostin) chiết từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.)” với mục
tiêu:
- Lựa chọn phương pháp chiết xuất và phân lập a,ị3,y-mangostin từ hỗn
hợp xanthon, hoạt chất của vỏ quả măng cụt.
- Nhận dạng các dẫn chất xanthon (a,p,y-mangostin) điều chế được bằng
các phương pháp phân tích.
Chưong 1. TỎNG QUAN
1.1. Giới thiệu tổng quan về măng cụt
Măng cụt có tên khoa học; Garcinia mangostana L.Gaertn, thuộc họ
Bứa Clusiaceae (Guttiferae). Tùy theo từng quốc gia măng cụt cũng có nhiều
tên gọi khác nhau: mangosteen (Anh), mangostán (Tây Ban Nha), sơn trúc tử
(Trung Quốc), manggis (Indonesia, Malaysia), mangkhut (Thái Lan, Lào)
L U . Nguồn gốc và phân bố
Cây măng cụt có nguồn gốc tìr Mã Lai, Nam Dương, từ Malacca qua
Moluku, ngày nay bắt gặp khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma cũng như ở
SriLanka, Philippines, được các nhà truyền giáo đạo Gia tô di thực vào miền
Nam Việt Nam, rồi trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một.
Hiện nay măng cụt được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long (Bình
Dương, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, cần Thơ, Đồng Tháp,
Trà Vinh ) vì ở đây khí hậu nóng ấm nên cây dễ mọc, do đặc thù như vậy
nó không tiến được lên miền Bắc xứ lạnh, xa lắm là đến Huế [4].
N*
s
^ \
V °
I o o
, o
____
_ .
o ^

ef»*rww*Ci
_
__
.9
«0CIMM6
MC Itu o
o
Hĩnh 1. Vùng ừ-ồng nhiều măng cụt ở Việt Nam
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Măng cụt là một loại cây to, có thể cao tới 20-25 m. Lá dày, dai, màu
lục sẫm, hình thuôn dài. Hoa đực cụm 3-9 hoa có iá bắc. Hoa lưỡng tính có
cuống có đốt. Quả hình cầu, to trung bình bằng quả cam, vỏ ngoài màu đỏ tím
dày cứng, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phía dưới có lá đài, phía
đỉnh có đầu nhụy. Trong quả có từ 5 đến 8 hạt, quanh hạt có áo hạt trắng, ăn
ngọt, thơm ngon. Mỗi quả trung bình nặng 70g, còn tiêu chuẩn xuất khẩu là
80g/quả [3], [4].
Theo kinh nghiệm của những người trồng măng cụt thì sau khi trồng 5
năm măng cụt mới ra hoa và kết quả. Năm đầu chỉ được 15-20 quả/cây, sau
10 năm thu được từ 350 - 500 quả, sau 15-20 năm có thể thu được từ 1000 -
1500 quả. Cây trổ hoa vào tháng 2-4, thu hái vào tháng 5-8.
Hình 2. Hình ảnh quả măng cụt
1.1.3. Thành phần hóa học
Lá cây chứa protein (7,8%), tanin (11,2%), các xanthon (1,6-dihydroxy-
3-methoxy-2-isoprenyl xanthon; gartanin; l,5,8-trihydroxy-3-methoxy-2-
isoprenyl xanthon), ethyl methyl maleimid glucopyranosid [14], cùng những
triterpenoid như cycloartenol, íriedlin, a-sitosterol, betulin, mangiferadiol,
mangiferolic acid, cyclolanostendiol, hydroxy cyclolanostenon [25].
Vỏ quả là phần được nghiên cứu nhiều nhất, nó chứa khoảna 40 xanthon
(Phụ lục 2) [21]. Thành phần chính là những xanthon như a-mangostin, P-
mangostin, Ỵ-mangostin, isomangostin, trioxyxanthon, pyranoxanthon,

dihydroxy methyl butenyl xanthon, trihydroxy methyl butenyl xanthon,
pyrano xanthenon [7], [19], [38]. Những garcinon A, B, c, D, E,
mangostinon, garcimangoson A, B, c, gartanin, egonol, epicatechin,
procyanidin từ măng cụt nguồn gốc Việt Nam, benzophenon glucosid với
hàm lưọng ít. Và vỏ quả chứa tới 7-13% tanin [4].
Một số nghiên cứu xác định thành phần hóa học của một thân cây gồm
tetrahydroxy xanthon và dẫn xuất 0 -glucosid của nó cùng pentahydroxy
xanthon, maclurin [15].
Vỏ cây cũng là bộ phận chứa nhiều xanthon khác nhau (Phụ lục 3) [21].
Ngoài ra trong thịt quả măng cụt có nhiều thành phần dinh dưỡng khác (Bảng
1).
Bảng 1. Thành phân dinh dưỡng trong thịt quả măng cụt
Fructose
2,4%
Sucrose
10,0%
Glucose
2 ,2%
Maltose
0 ,1%
Lactose
< 0,1
pH
3,52
ĐỘ âm
80,69%
Protein
0,50%
Chat X Ơ
1,35%

Vitamin B2
< 0,08 mg/lOOg
Vitamin Bi
0,08 mg/lOOg
Vitamin A/B - caroten
< 50lU/lOOg
Vitamin c
7,2 mg/lOOg
Vitamin E
0,6 lU/lOOg
Nitơ
0,08%
Photpho
9,21 mg/lOOg
Kali
61,6 mg/lOOg
Canxi
5,49 mg/lOOg
Đông
0,06 mg/lOOg
Sat
0,17 mg/lOOg
Magiê
13,9 mg/lOOg
Mangan
0,10 mg/lOOg
Natri
6,43 mg/lOOg
Kẽm
0,12 mg/1 OOg

1.2. Tổng quan về các dẫn chất xanthon
1.2.1. Cấu trúc
Nhân xanthon có tính đối xứng, được đánh số theo quy ước quốc tế
(danh pháp lUPAC). Nguyên tử C1 - C4 được đánh từ vòng bên phải và
nguyên tử C5 - C8 đánh ở vòng bên trái. Hệ thống đánh số được dựa trên
khung cơ bản xanthen-9 [10]. Các xanthon được phân loại thành 5 nhóm
chính: xanthon oxy hóa đơn giản, xanthon glycosid, prenyl xanthon,
xanthonolignoid và các loại khác [24].
Khung xanthon có cấu trúc tương tự khung acridon, alkakoid có nhiều
trong họ cam (Rutaceae), nhưng chúng khác nhau ở chỗ nguyên tử Nitơ trong
nhân acridon được thay thế bằng nguyên tử Oxy. Các acridon cũng có màu
vàng như xanthon.
0
H
Acridon
0
'0
Xanthon
HO
o
OH
"O"
./
OH
a-mangostin
OH ọ ỌH
OH
'OH
. - O ,
HO

HO.
HO'
0 OH
o
P-mangostin
o OH
'^O'
Ỵ-mangostin
ÒH
1.2.2. Tồng hợp hóa học
a,ß-mangostin và gartanin đã được Ikobu. K; Ishekawa, Ando N , Lee,
H.H và Bennet, G.J; Lee, H.H tổng hợp toàn phần bằng phưong pháp hóa học
(Phụ lục 4) [42].
1.2.3. Tính chất lỷ hóa của a,ß,y- mangostin
Xanthon trong vỏ quả măng cụt được nghiên cứu nhiều là a,ß,y-
maneostin và eartanin:
• a-mangostin [8], [36]:
Tên khoa học: l,3,6-trihydroxy-7-methoxy-2,8-bis-(3-methyl-2-
butenyl)-9H-xanthen-9-one; l,3,6-trihydroxy-7-methoxy-2,8-di(3-methyl-2-
butenyl) xanthon.
CTPT: C24H26O6
TLPT: 410,46
Độ chảy: 180 - 181°c (CôHó - petrolether).
• ß-mangostin:
Tên khoa học; l,6-dihydroxy-3,7-dimethoxy-2,8-bis-(3-methyl-2-
butenyl)-9H-xanthen-9-one; l,6-dihydroxy-3,7-dimethoxy-2,8-di(3-methyl-2-
butenyl) xanthon.
CTPT: C25H28O6
TLPT: 424,49
Độ chảy: 173 - 174°c [8].

• y-mangostin:
Tên khoa học: l,3,6,7-tetrahydroxy-2,8-bis-(3-methyl-2-butenyl)-9H-
xanthen-9-one; 1,3,6,7-tetrahydroxy-2,8-di(3-methyl-2-butenyl) xanthon.
CTPT: C23H24O6
TLPT: 396,47
Độ chảy: 207°c (EA - petrolether) [8].
Đặc điểm của các xanthon này là tinh thể màu vàng, dễ tan trong các
dung môi hữu cơ (alcol, ether, aceton ), không tan trong nước [4], [36].
Trong phân tử các xanthon có một tới nhiều nhóm - OH nên khi chuyển sang
môi trường kiềm phổ hấp thụ tử ngoại ở vùng 318 - 321nm được chuyển dịch
đến vùng 365 - 370nm (bathochrom).
Các xanthon có nhóm - OH tự do cũng dễ dàng bị methyl hóa bởi
dimethyl Sulfat như y-mangostin được methyl hóa thành ß-mangostin, mặt
khác y-mangostin cũng có thể điều chế được bằng phản ứng demethyl hóa a-
mangostin sử dụng piperidin hoặc morphin làm xúc tác [8], [37 ].
1.3. Tác dụng và công dụng của măng cụt và xanthon
1.3.1. Theo y học cỗ truyền
Trái măng cụt ngoài tính chất thơm ngon nó còn được dùng nhiều để
làm thuốc. Từ lâu, ở Ấn Độ, măng cụt được kê vào nhiều thang thuốc cổ
truyền, đặc biệt chống viêm, chữa tiêu chảy, ức chế dị ứng, làm giản phế quản
trong bệnh hen suyễn [22]. Nó cũng được xem như là những thuốc chống dịch
tả, bệnh lỵ [9], kháng vi khuẩn, kháng vi sinh vật, chống suy giảm miễn dịch.
Người Thái dùng nó để chữa vết thương ngoài da [25]. Người Mã Lai, Phi
Luật Tân dùng nước sắc vỏ chữa lỵ, đau bụng, đi tiêu lỏng, bệnh vàng da [4].
Theo Đông y, vỏ quả măng cụt có vị chua chát, tính bình, đi vào hai kinh phế
và đại tràng, có công năng thu liễm, sáp trường, chỉ huyết, dùng trị tiêu chảy,
ngộ độc thức ăn [6].
1.3.2. Theoy học hiện đại:
• • •
Ngày nay nền y học hiện đại đã có nhiều khám phá mới về công dụng

của măng cụt cũng như các xanthon, sau đây là một số công dụng chính:
- Tác dụng chống oxy hóa: Hoạt tính chống oxy hóa rất cao, chống các phần
tử gây lão hóa, giúp tinh thần thêm minh mẫn hon [10], [12], [16], [17], [33 ].
10
- Kháng vi khuẩn, kháng nấm: Nhiều loại xanthon và những dẫn chất của
chúng đã được chứng minh có đặc tính kháng nấm và kháng vi khuẩn, kể cả
những vi khuẩn có khả năng đề kháng kháng sinh {Staphylococcus aureus,
Fusarium oxysporum vasinfectum, Alternaría tenuis, Dreschlera Oiyzae ,
Trichophyton mentagrophytes, Microsporum gypseum, Epidermophyton
floccosum, Mycobacterium tuberculosis ). Điều đó giúp chống lại các bệnh
truyền nhiễm, cải thiện được tình trạng dạ dày, tiết niệu [11], [12], [16],
[33].
- Tăng cường sinh lực [16], [17].
- Chống lại các chứng viêm: Chứng viêm kinh niên có thể dẫn tới đái tháo
đưÒTig typ II, ung thư, thấp khớp, lãng trí, bệnh tim mạch và các căn bệnh
nguy hiểm khác. Các xanthon trong măng cụt chống lại chứng viêm ở tế bào
qua sự ngăn chặn các nhiễm thể c o x 2 [10], [33].
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm huyết áp: Bệnh tim và xơ vữa động mạch
xảy ra khi tính đàn hồi của các mạch máu quanh tim giảm đi. Măng cụt giúp
củng cố hệ thống tuần hoàn qua khả năng kháng khuẩn và chống lão hóa. Khi
những mạch máu bền vững hơn, nguy cơ của bệnh tim cũng giảm theo [4 5].
- ức chế sự oxy hóa của LDL, vì thế có tác động làm giảm cholesterol [45].
- Có tác dụng bảo vệ tế bào gan, ức chế những tế bào ung bưóoi, vì vậy nó
được xem là một chất có tác dụng kháng ung thư. Hiện nay tác dụng chống
ung thư của măng cụt đang là vấn đề rất được quan tâm:
+ Bộ môn ung thư đại học y khoa Ryukyus, Okinawa Nhật Bản cho thấy
a-mangostin có tác dụng phòng ngừa tiền ung thư ở ruột già [27'.
+ Bộ môn vi sinh đại học Mahidol Bangkok, Thái Lan thử tính chống tăng
sinh của 9 dược liệu ở dòng tế bào ung thư tuyến vú bằng dịch chiết ethanol
cho thấy măng cụt có tiềm năng chống ung thư mạnh nhất [3

11
+ Bộ môn sinh học phân tử đại học Tohoku, Nhật Bản nghiên cứu tác dụng
làm tế bào tự hủy (apoptosis) của 8 xanthon trên u tế bào ưa crôm
(pheochromocytoma) ở chuột lớn. Trong số những xanthon này, a-mangostin
chiết từ vỏ măng cụt, có tác dụng mạnh nhất với EC50 = 4 microM. a-
mangostin tác dụng trên đường gây tự hủy của ty lạp thể (mitochondrial
apoptotic pathway) và ức chế ATPase đáng kể [32].
+ Bộ môn vi sinh đại học Mahidol Bangkok Thái Lan cũng chứng minh
dịch chiết thô methanol của vỏ quả măng cụt tác dụng trên dòng tế bào ung
thư vú [30].
+ Viện kỹ thuật sinh học quốc tế Gifli, Nhật Bản nghiên cứu tác dụng của
6 xanthon từ vỏ măng cụt lên sự tăng trưỏng tế bào của dòng tế bào ung thư
bạch cầu HL60 ở người. Tất cả xanthon đều có tác dụng ức chế, a-mangostin
ức chế hoàn toàn ở nồng độ 10 microM bằng cách cảm ứng tế bào tự hủy
[24].
+ Bộ môn nghiên cứu giáo dục bệnh viện cựu chiến binh Đài Bắc, Đài
Loan trích và làm tinh khiết 6 xanthon từ vỏ măng cụt dùng sắc ký từng phần
rồi thử tính độc hại tế bào qua 14 dòng tế bào ung thư người, kể cả 6 dòng tế
bào ung thư gan. Kết quả cho thấy garcinon-E có tính diệt tế bào ung thư
người mạnh nhất cũng như tế bào ung thư dạ dày và phổi [13'.
Tuy nhiên tất cả các nghiên cứu trên đều thực hiện invitro, chưa có nghiên
cứu chứng minh măng cụt chữa được bệnh ung thư trên người.
- Tác dụng giảm đau: Một số xanthon có khả năng ức chế hoạt động của men
cyclo-oxygenase, nên măng cụt được dùng điều trị những chứng đau, viêm,
làm hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt [10'.
- Tác dụng chống dị ứng: Các xanthon trong măng cụt ức chế sự tổng hợp
Histamin nên có tác dụng chống dị ứng [28].
12
1.4. Đôc tính
Các xanthon của vỏ quả măng cụt không độc. Vishu Priya V. và cộng sự

[40] đã thử độc tính của dịch chiết từ vỏ quả măng cụt trên chuột cống 6 tuần
tuổi với liều lượng tương ứng 1,0; 2,0; 3,0g vỏ quả măng cụưkg chuột (số
lượng chuột mỗi nhóm 6 con). Kết quả:
• Sau 14 ngày chuột vẫn bình thưòng, không có con nào chết.
• Trọng lượng chuột không có gì thay đổi so với đối chứng.
• Giải phẫu bệnh lý: Các cơ quan trong cơ thể chuột (tim, gan, thận, phổi
và óc) vẫn bình thường và trọng lượng của các cơ quan cũng không
khác gì nhiều so với đối chứng.
1.5. Nguyên tắc chiết xanthon
Đe chiết các dẫn chất xanthon từ vỏ quả măng cụt, từ trước tới nay đã có
nhiều tác giả nghiên cứu [8], [9], [18], [30], [34], [36], [37], [38]. Các dung
môi thường được sử dụng là các dung môi hữu cơ như: petrolether, toluen,
benzen, hexan, EA, chloroform, aceton, MeOH, EtOH, acetonitril Theo
khảo sát của Himanshu Misra [20] thì dung môi để chiết xuất a-mangostin tốt
nhất là MeOH, sau đó đến các dung môi khác theo thứ tự khả năng hòa tan
giảm dần như sau:
MeOH > Chloroform> EtOH > Aceton > EA
Còn theo một nghiên cứu khác ở Việt Nam [1] thì dung môi tốt nhất để
chiết xuất xanthon là EtOH. ở đề tài này chúng tôi tiến hành chiết xuất các
dẫn chất xanthon bằng phương pháp dùng Soxhlet với dung môi là EtOH ở
nhiệt độ 80°c vì EtOH là dung môi hòa tan xanthon tốt, rẻ tiền, dễ kiếm, ít
độc hại. Hơn nữa khi chiết với một số lượng lớn xanthon từ vỏ quả măng cụt
dùng dung môi EtOH sẽ thiết thực hơn.
13
1.6. Tinh chế xanthon
Đe tinh chế các dẫn chất xanthon từ cao măng cụt nhiều tác giả đã áp
dụng các phương pháp thông dụng như:
• Sắc ký cột với chất hấp phụ là silicagel 60 (Merck) [44] hoặc Woelm
acid alumina grade III [37]. Sau đó rửa giải bằng các hỗn họfp dung môi
từ ít phân cực đến phân cực hơn để tách các hợp chất.

• Sắc ký lớp mỏng điều chế (preparative chromatography) để phân lập
riêng từng hợp chất [8’.
1.7. Các phương pháp phân tích các dẫn chất xanthon
• Sắc ký lớp mỏng [8], [39]:
■ Chất hấp phụ là silicagel 60 F254 (Merck) và với các hệ dung môi
như:
CéH6 - MeOH (95 : 5); CHCI3 - Hexan (90 : 10)
CHCI3 - Ethylacetat - MeOH (80 : 10:5)
CóHó - Ethylacetat (75 : 5) hoặc (17 : 3)
■ Thuốc thử hiện màu [39]:
- Phun dung dịch FeCls 5%
- Xông hơi lod.
- Phun dung dịch H2SO4 trong ethanol sau đó sấy ở nhiệt độ 110°c.
- Phun dung dịch Anisaldehyd trong acid sulfuric và sấy ở nhiệt độ
110°c.
- Soi phát quang dưới đèn tử ngoại.
• Phân tích a,ị3,'y-mangostin bằng các phương pháp; ưv, IR, MS, HPLC,
'H-NMR và '^C-NMR [8], [26], [29], [34], [36], [38], [39], [43], [44].
14
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ
2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất
• Nguyên liệu: vỏ quả măng cụt được cung cấp từ công ty thuốc nam Đà
Lạt.
• Hóa chất: ethanol (C2H5OH), methanol (CH3OH), acetonitril,
chloroform (CHCI3), benzen (CóHó), nước cất, hexan (CóHu), thuốc thử
anisaldehyd (4-methoxy benzaldehyd), acid sulfuric (H2SO4), natri
clorid (NaCl), ethylacetat ( CH3COOC2H5), than hoạt tính.
2.1.2. Máy móc và dụng cụ
• Phổ tử ngoại UV- VIS được đo trên máy Shimazu 3001 tại Viện Khoa

học - Hình sự, Bộ công an.
• Phổ hồng ngoại IR được đo trên máy Impact 410- Nicolet tại Viện
Khoa học - Hình sự, Bộ công an.
• Phổ khối (MS) được đo trên máy HP - 5989 - MS tại Viện hóa học
thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.
• Phổ sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được đo trên máy Hitachi DAD
L215 tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ khoa học công nghệ
và môi trường.
• Các dụng cụ cần thiết:
■ Pipet các loại, bình cầu 21.
■ Soxhlet.
■ Cốc có mỏ các loại 100, 200, 500ml, 51.
■ Phễu lọc, đũa thủy tinh, giấy lọc.
■ Bình chạy sắc ký bản mỏng chuyên dụng.
■ Bản mỏng Silicagel 60 F254 của Merck.
■ Cân kỹ thuật.
15
■ Máy hút chân không, tủ sấy chân không.
■ Phễu lọc Buchner, ống mao quản, nồi đun cách thủy.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi tham khảo nhiều tài liệu về các phương pháp chiết xuất, phân
tích, thử tác dụng dược lý các hoạt chất từ vỏ quả măng cụt của nhiều tác giả
trên thế giới [8], [9], [18], [30], [34], [36], [37], [38] và ở Việt Nam [1],
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu qua các bước như sau:
• Chiết xanthon từ vỏ quả măng cụt bằng phương pháp Soxhlet với dung
môi là EtOH 95°.
• Loại chất màu bằng than hoạt tính.
• Kết tủa xanthon bằng dung dịch NaCl bão hòa.
• Tủa xanthon thu được tinh chế bằng phương pháp sắc ký cột.
• Phân lập a,p,Y-mangostin bằng phương pháp SKLM điều chế.

• Xác định a,p,y-mangostin bằng các phương pháp: SKLM, ưv, IR, MS,
HPLC.
16
Chương 3. THựC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả thực nghiệm
3.1.1. Tóm tắt quy trình chiết xuất hỗn hợp xanthon
Bột vỏ quả măng cụt
Bỏ bã
EtOH 95^
Chiết bằng Soxhlet trong 8 giờ,
ị nhiệt độ 80°c, lọc
Dịch lọc
Cất thu hồi dung môi
Cao măng cụt
Dd cao măng cụt
Dd cao măng cụt đã loại
chất màu
Dd NaCl
bão hòa
Loại nước lọc
và tạp
Khuấy, để lạnh 15°C/24 giờ
Lọc
Tủa hỗn họp xanthon
EtOH
Dịch hỗn hợp xanthon
Loại nước lọc
và tạp
Dd NaCl
bão hòa

Khuấy, để lạnh 15°C/24 giờ
Lọc
Tủa xanthon
Rửa nước cất, lọc
Hình 3. Sơ đồ chiết
fSJ
Hôn hợp xanthon
r
xuât xanthon
17
3.1.2. Tiến hành
3.1.2.1. Chiết cao măng cụt
Bột vỏ quả măng cụt được chiết bằng phương pháp Soxhlet với dung
môi ethanol 95^ trong 8 giờ. Làm với 4 mẻ, mỗi mẻ chiết lOOg. Tổng cộng là
400g vỏ quả măng cụt.
Gộp các dịch chiết của 4 mẻ đem cất thu hồi dung môi. Ta thu được
cao măng cụt có khối lượng 42,5g (sản phẩm A) tương ứii2 hiệu suất 10,62%.
3.1.2.2. Loại chất màu bằng than hoạt
Cao măng cụt (sản phẩm A) được hòa tan trong EtOH vừa đủ, thêm
1 Og than hoạt tính, khuấy và để yên trong 2 giờ. Lọc chân không qua phễu
Büchner, thu được dung dịch cao măng cụt đã loại màu.
3.1.2.3. Làm kết tủa hỗn hợp xanthon
Thêm dung dịch NaCl bão hòa với tỷ lệ dịch chiếưdd NaCl (1:10) vào
dung dịch cao măng cụt đã loại màu ở trên. Khuấy trong 1 giờ và để lạnh ở
15°c/24h. Dan chất xanthon có màu vàng nâu kết tủa nổi lên trên bề mặt còn
ở dưới đáy có lóp tạp màu đen, lọc loại tạp thu tủa hỗn hợp xanthon. Hỗn hợp
xanthon lại được hòa tan trong EtOH và kết tủa một lần nữa bằng dung dịch
NaCl bão hòa như đã làm ở trên, lọc qua phễu Büchner và rửa tủa bằng nước
cất cho tới khi sạch NaCl (thử với dd AgNOs/HNOs). Làm khô tủa trong
không khí, sau đó đem sấy chân không ở 50°c. Sản phẩm thu được là bột vô

định hình có màu vàng khối lượng 30,8g (sản phẩm B).
Tiến hành sắc ký lóp mỏng sản phẩm B trong ethanol:
Dung môi: CóHó - MeOH (95:5)
Chất hấp phụ: Silicagel 60 F254 (Merck)
Thuốc thử hiện màu; Anisaldehyd (Iml anisaldehyd, 2ml H2SO4, lOOml
ethanol).
TRUỦNC; ĐH DUỢC
ỉ ỉ ĩ NỘỈ

THUMầỆM
Ngày
Á ịháng „â 'n3m
2íjềd

ỐĐKCB:,
■ ■ ■ ■ '
Số
18
Sắc ký đồ sau khi triển khai với dung môi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 80°c
trong 15 phút. Sau đó lấy ra phun tíiuốc thử anisaldehyd và cho vào tủ sấy ở
nhiệt độ 110"c trong 15 phút. Trên bản mỏng sắc ký xuất hiện các vết có màu
tím (hình 5),
ế
Hình 4. Dụng cụ Soxhlet Hình 5. SKLM sản phẩm B
3.1.2,4. Tinh chếxanthon qua sắc ỉcỷ cột
Lấy lOg hỗn họrp xanthon (sản phẩm B) hòa tan trong MeOH. Cho
chạy qua sắc ký cột với chất hấp phụ Silicagel 60 (cỡ hạt 0,063 - 0,200mm,
Merck). Rửa giải với các hệ dung môi tăng dần độ phân cực:
• Hexan - CHCI3 tỉ lệ (80 : 200); (60 : 40); (40 : 60)
• CHCI3

• CHCl3-MeOH(90; 10)
• MeOH

×