Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn ngữ văn khối 11 của trường chuyên THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.29 KB, 6 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
Câu 1: (8 điểm)
Có người cho rằng hạnh phúc của đời người là được làm cánh chim đại
bàng bay qua biển lớn. Lại có người khuyên ta nên gom góp niềm vui bé nhỏ
hàng ngày để có hạnh phúc. Còn bạn thì sao?
Câu 2: (12 điểm)
“Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này nhưng
thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”
Dựa vào một số tác phẩm văn xuôi giai đoạn 1930-1945 đã học trong
chương trình Ngữ Văn 11, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
………….Hết……………
Người ra đề: Nguyễn Thị Thúy (0982688498)
HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2015
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH (Đáp án này có 02 câu gồm 05 trang)
*********
Câu 1: (8 điểm)
I. VỀ KĨ NĂNG
-Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài nghị luận xã
hội
-Tổ chức bài viết rõ ràng, lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn giữa dẫ
chứng thực tế và lí lẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. VỀ NỘI DUNG VÀ THANG ĐIỂM CỤ THỂ
Hướng dẫn chấm chỉ nêu những định hướng chính. Học sinh có thể có nhiều
cách sắp xếp và tổ chức bài làm theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần đáp
ứng đầy đủ những kiến thức cơ bản sau:
Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích và khái quát vấn đề nghị luận 2


-Hai ý kiến khẳng định quan niệm khác nhau về
hạnh phúc và cách thức tạo nên hạnh phúc của mỗi
người.
-Ý kiến 1: Hạnh phúc của đời người được làm cánh
chim đại bàng bay qua biển lớn: hạnh phúc, niềm
vui của con người nằm ở khát vọng lớn, ý chí lớn, ở
việc làm được những việc lớn lao, phi thường để
khẳng định giá trị của bản thân.
-Ý kiến 2: Gom góp niềm vui bé nhỏ hàng ngày để
tạo nên hạnh phúc: hạnh phúc, niềm vui được tạo
nên từ những việc nhỏ bé, bình dị thường ngày.
→ Hai ý kiến đều là những con đường làm nên
hạnh phúc của mỗi người trong cuộc sống, đều rất
đáng trân trọng. Tuy nhiên, để tạo nên hạnh phúc
chắc chắn, lâu bền, có giá trị thực sự, con người cần
linh hoạt kết hợp hai con đường trên.
1
2 Bàn luận (Từ việc bàn luận hai ý kiến trên, đưa
ra ý kiến của bản thân)
6
-Trong cuộc sống, con người cần phải có những
khát vọng lớn, cần phải làm những việc lớn lao cho
bản thân và cuộc sống:
+Khát vọng lớn, những việc làm lớn lao sẽ tạo ra
động lực lớn thúc đẩy con người sống và làm việc;
con người sẽ năng động, không cho phép mình ngơi
nghỉ, luôn cố gắng nỗ lực hết mình vì những mục
đích lớn của cuộc đời; cho mỗi người những trải
nghiệm quý báu, khiến mỗi người trưởng thành hơn
trong cuộc sống; góp phần thay đổi thế giới…

+Tuy nhiên, nếu chỉ mơ làm cánh chim đại bàng
bay qua biển lớn, đẩy nó lên đến cực đoan, con
người rất dễ lãng quên cuộc sống xung quanh mình;
không biết trân trọng những giá trị bình dị của cuộc
sống…
-Gom góp những niềm vui bé nhỏ hàng ngày để tạo
nên hạnh phúc cũng là con đường đúng đắn để đến
với hạnh phúc:
+Những niềm vui bé nhỏ, những công việc hàng
ngày sẽ khiến mỗi người cảm nhận được giá trị của
cuộc sống giản dị xung quanh mình; tạo ra sự kết
nối cần thiết giữa các cá nhân;…
+Tuy nhiên nếu chỉ vui với những niềm vui bé nhỏ
hàng ngày, con người sẽ dễ này sinh tâm lí bằng
lòng, sợ thử thách, an phận, thiếu ý chí phấn đấu…
-Khẳng định con đường của bản thân: tùy vào chủ
quan của người viết, tuy nhiên nên học tập tinh thần
tốt từ 2 ý kiến trên và kết hợp chúng để khắc phục
những hạn chế của từng ý kiến nếu chúng bị đẩy lên
đến cực đoan (chỉ sống theo một cách duy nhất)
3 Bài học nhận thức và hạnh động 2
-Mỗi người hãy mơ ước làm một cánh chim đại
bàng bay qua biển lớn nhưng để làm được điều đó
thì đầu tiên phải biết trân trọng những niềm vui bé
nhỏ quanh mình để tạo ra gió, ra lông vũ cho đại
bàng.
-Tuy nhiên không được ngủ quên bên những niềm
vui nho nhỏ, phải luôn hướng tới một mục đích lớn
lao.
Câu 2: (12 điểm)

I.VỀ KĨ NĂNG
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Luận điểm
rõ ràng, logic, lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn phong giàu cảm xúc, hình ảnh,
thể hiện được khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, không mắc lỗi diễn đạt, dùng
từ, chính tả…
II. VỀ NỘI DUNG VÀ THANG ĐIỂM CỤ THỂ
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song bài viết phải
làm nổi bật những nội dung chính sau:
Câu 2 Ý Nội dung chính cần đạt Điểm
1 Giải thích 2
-Ý kiến gồm hai vế, tương ứng với 2 vấn đề cơ bản
của công việc sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
-Vế 1: Nhà văn không có phép thần thông để vượt
ra ngoài thế giới này:
+Phép thần thông: phép màu kì lạ, biến hóa
thường xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích.
+Vượt ra ngoài thế giới này: thoát li khỏi cuộc
sống, bay trên những câu chuyện của cuộc sống.
→Ý kiến khẳng định nhấn mạnh mối quan hệ giữa
nhà văn và cuộc sống. Dù viết về vấn đề gì vẫn là
viết về con người và cuộc sống của họ. Câu
chuyện của văn chương trước hết và vẫn luôn là
câu chuyện về cuộc đời, bắt nguồn từ hiện thực
cuộc sống. Không thể là những câu chuyện về một
thế giới xa lạ với con người.
2
-Vế 2: nhưng thế giới này trong mắt nhà văn phải
có hình sắc riêng:
+Hình sắc riêng: thế giới phải được kiến tạo bằng
những hình ảnh và màu sắc riêng, là thế giới khác

biệt, không bị trộn lẫn.
→Ý kiến nhấn mạnh vai trò chủ thể của nhà văn
trong quá trình sáng tạo thế giới. Mỗi nhà văn phải
có cách nhìn, cách cảm nhận riêng về thế giới. Từ
đó, thế giới trong tác phẩm của nhà văn là thế giới
riêng, độc đáo, mang dấu ấn chủ quan của người
nghệ sĩ. Ý kiến đề cao vai trò tạo của người nghệ
sĩ khi đến với hiện thực cuộc sống khách quan.
-Nhận định trên nhấn mạnh mối quan hệ giữa nhà
văn và hiện thực cuộc sống , đồng thời nhấn mạnh
vai trò sáng tạo của nhà văn thể hiện ở việc tạo lập
thế giới mới trong tác phẩm.
2 Chứng minh 8
Học sinh chọn một vài tác phẩm văn xuôi tiêu
biểu của văn học giai đoạn 1930-1945 để làm sáng
tỏ nhận định: Văn xuôi lãng mạn: Thạch Lam,
Nguyễn Tuân; văn xuôi hiện thực phê phán: Nam
Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Tuy
nhiên phần trình bày của học sinh phải đảm bảo
yêu cầu sau:
-Phần chứng minh thông qua tác phẩm cụ thể phải
bám sát và làm nổi bật vấn đề lí luận đã khái quát
ở phần giải thích. Tránh tình trạng phân tích, cảm
thụ tác phẩm một cách tràn lan, không có định
hướng.
-Điểm nhấn của vấn đề lí luận là cách nhìn, cách
khám phá mới của nhà văn về hiện thực cuộc sống
để tạo nên dấu ấn riêng của mình (thuộc phạm trù
phong cách nghệ thuật), nên trong quá trình lựa
chọn tác phẩm rất cần thiết lấy những tác phẩm

viết cùng một đề tài, chủ đề để có thể dễ dàng
nhận ra sự khác biệt.
-Phải thể hiện được khả năng cảm thụ tác phẩm
của một học sinh giỏi.
3 Nhận xét chung và nâng cao vấn đề 2
-Khái quát lại vấn đề lí luận
-Mở rộng vận đề
………….Hết……………
Người ra đề: Nguyễn Thị Thúy
SĐT liên hệ: 0982688498

×