Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên NGUYỄN TRÃI, HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.94 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THI DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
MÔN: Lịch sử; KHỐI 11
ĐỀ GIỚI THIỆU Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này gồm 7 câu, 1 trang)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)
Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào những dữ kiện lịch sử sau, hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc
để mất nước ta cuối thế kỉ XIX:
- Giữa thế kỉ XIX, dưới thời Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng…
- Pháp tiến đánh Đà Nẵng, Gia Định, triều đình cử Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến chặn giặc trong thế
thủ hiểm, phòng ngự…
- Trong khi phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất, cắt 3 tỉnh
miền Đông cho Pháp, giải tán nghĩa binh chống Pháp …
- 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn …
- Trước khi Pháp đánh Bắc Kì, triều đình tiếp tục chính sách cai trị thiển cận, khước từ cải cách …
- Khi Pháp tiến đánh Bắc Kì, quân dân ta kháng cự quyết liệt. Chiến thắng Cầu Giấy (1873, 1882) tạo thời cơ
tiêu diệt địch. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất cắt lục tỉnh Nam Kì cho Pháp…
- Pháp tấn công Thuận An, triều đình bối rối xin đình chiến. Hiệp ước Hác-măng và Patơnốt được kí kết,
thừa nhận quyền thống trị của Pháp ở Việt Nam…
- Thế kỉ XIX, một số quốc gia nhờ thức thời cải cách, hoặc kiên quyết đấu tranh đã giữ được độc lập …
Câu 2 ( 3,0 điểm) : Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra nhiều biến cố quan trọng, có tác
động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ nhận định trên.
Câu 3 (3,0 điểm): Lập bảng thống kê về 3 tổ chức yêu nước cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 của thế
kỉ XX theo các tiêu chí: thời gian tồn tại, tôn chỉ - mục đích, lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt động,
phương hướng phát triển. Trên cơ sở đó nhận xét về sự lựa chọn con đường cứu nước của lịch sử dân tộc.
Câu 4 (3,0 điểm): Vì sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử?
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)
Câu 5 (3,0 điểm): Trình bày ngắn gọn và phân tích ý nghĩa của 4 chiến thắng quan trọng của Hồng quân Liên Xô
trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Từ đó rút ra vai trò của Liên Xô trong thế chiến thứ hai.
Câu 6 (2,5 điểm): Nêu và phân tích những sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử hình thành và phát triển của tổ


chức ASEAN.
Câu 7 (2,5 điểm): Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay, những xu thế nào đã diễn ra trong quan hệ quốc tế?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
Ý Nội dung cần trình bày Điểm
Câu 1 (3,0 điểm): Dựa vào những dữ kiện lịch sử sau, hãy nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của nhà
Nguyễn trong việc để mất nước ta cuối thế kỉ XIX…
- Trước nguy cơ xâm lược, với tư cách là người quản lý đất nước, triều Nguyễn tiếp tục thực hiện
chính sách cai trị bảo thủ, thiển cận (dẫn chứng) khiến đất nước khủng hoảng nghiêm trọng, đặt
trước tiền đề mất nước.
- Khi đối mặt với chiến tranh - với tư cách là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức kháng chiến: triều
Nguyễn ban đầu có chủ trương tiến hành kháng chiến nhưng đường lối còn nhiều hạn chế (phòng
thủ bị động). Khước từ những cải cách duy tân, bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu diệt địch, đi từ thủ hòa sang
chủ hòa, từng bước đầu hàng thực dân Pháp phản bội nhân dân … Hậu quả, Việt Nam từng bước rơi
vào tay Pháp.
- Trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, nhiều quốc gia bị
xâm lược và thống trị, tuy nhiên một số nước nhờ thức thời cải cách (Nhật Bản, Xiêm), hoặc kiên
quyết đấu tranh vũ trang (Êtiôpia) đã giữ được độc lập … Thực tế đó chứng tỏ, mất nước vẫn có thể
tránh được …
-> Kết luận:
- Thế kỉ XIX, Việt Nam bị xâm lược là tất yếu, song mất nước không phải là tất yếu. Nhà Nguyễn
đã biến mất nước từ không tất yếu thành tất yếu, phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước
ta vào tay thực dân Pháp.
- Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, có một bộ phận quan lại triều đình nêu cao tấm
gương quyết tâm bảo vệ độc lập Vì vậy, trách nhiệm để mất nước cuối thế kỉ XIX thuộc về đại
bộ phận vua quan nhà Nguyễn, không phải toàn bộ triều đình hay toàn bộ giai cấp phong kiến
0,75
0,75
0,5
0,5
0,5

Câu 2 (3,0 điểm): Trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ XX, thế giới đã diễn ra nhiều biến cố quan trọng, có
tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ nhận định trên.
1
2
Những sự kiện lịch sử quan trọng ảnh hưởng tới Việt Nam
- Chủ nghĩa tư bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, những mâu thuẫn trong lòng xã
hội tư bản ngày càng trở nên gay gắt …
- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản dội vào Việt Nam (cải cách Minh Trị và sự cường thịnh
của Nhật sau 30 năm tiến hành cải cách; phong trào cải cách chính trị - văn hóa cuối XIX và cách
mạng Tân Hợi ở Trung Quốc; tư tưởng của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Mông-
te-xki-ơ được dịch sang tiếng Hán …)
- Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tham chiến, thi hành chính sách cai trị phản động ở
Việt Nam …
- 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công… Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới
mới được thiết lập, giai cấp vô sản thế giới bước lên vũ đài chính trị, hàng loạt đảng cộng sản ra đời
ở các nước… 3-1919, Quốc tế cộng sản thành lập đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng thế giới.
Tác động đến cách mạng Việt Nam
- Thức tỉnh, cổ vũ, thúc đẩy cách mạng Việt Nam …
- Đưa tới sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới (khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô
sản); làm dấy lên phong trào yêu nước sôi nổi, với nhiều nét mới …
- Tác động đến sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, mở ra khả năng giải quyết
khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam…
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,5
0,5
Câu 3 (3,0 điểm): Lập bảng thống kê về 3 tổ chức yêu nước cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 của

thế kỉ XX theo các tiêu chí: thời gian tồn tại, tôn chỉ - mục đích, lãnh đạo, lực lượng tham gia, địa bàn hoạt
động, phương hướng phát triển. Trên cơ sở đó, nhận xét về sự lựa chọn con đường cứu nước của dân tộc.
1
Tiêu chí Hội VNCMTN Đảng Tân Việt Việt Nam Quốc dân đảng
Thời gian 6 – 1925 -> 8 – 1929 7 – 1928 -> 9 – 1929 12 – 1927 -> đầu 1930
Tôn chỉ -
mục đích
Tổ chức và lãnh đạo
quần chúng đoàn kết,
tranh đấu để đánh đổ đế
quốc tay sai, tự cứu lấy
Lãnh đạo quần chúng
trong nước và liên lạc
với các dân tộc bị áp bức
để đánh đổ đế quốc chủ
Đánh đổ giặc Pháp, đánh đổ
ngôi vua, thiết lập dân quyền.
Phương pháp cách mạng là
bạo lực
0,25
0,5
2
mình. nghĩa, thiết lập xã hội
bình đẳng bác ái.
Lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc, Lê
Hồng Sơn, Hồ Tùng
Mậu…
Đặng Thai Mai, Tôn
Quang Phiệt …
Nguyễn Thái Học, Phạm

Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu,
Phó Đức Chính
Lực lượng
tham gia
Thanh niên trí thức tiểu
tư sản yêu nước, công
nhân …
Thanh niên, trí thức tiểu
tư sản yêu nước
Tư sản, tiểu tư sản, địa chủ,
công chức, binh lính người
Việt
Địa bàn
hoạt động
Cả trong nước (3 kì) và
nước ngoài (…)
Chủ yếu ở Trung Kì Chủ yếu ở Bắc kì
Phương
hướng
phát triển,
kết cục
- Theo con đường cách
mạng vô sản, tiến tới
thành lập Đảng cộng sản
- Đến năm 1929 phân
hóa thành 2 tổ chức cộng
sản là Đông Dương cộng
sản đảng và An Nam
cộng sản đảng
- Phân hóa theo 2 khuynh

hướng: tư sản và vô sản
- Đa số đứng trên lập
trường vô sản. Nhóm tiên
tiến nhất gia nhập Hội
Việt Nam cách mạng
thanh niên; bộ phận tiên
tiến còn lại tiến tới thành
lập Đông Dương cộng
sản liên đoàn
- Theo con đường cách mạng
tư sản
- Bị đàn áp và tan rã sau khi
khởi nghĩa Yên Bái thất bại.
Nhận xét:
- Trong nửa cuối những năm 20 của thế kỉ XX đã xuất hiện 3 tổ chức yêu nước cách mạng đại diện
cho hai khuynh hướng tư sản và vô sản ( ). Sự xuất hiện các tổ chức yêu nước cách mạng theo
những khuynh hướng tư tưởng khác nhau đánh dấu bước tiến dài trong phong trào dân tộc. Trong
quá trình đó diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt, sự sàng lọc, sự lựa chọn lịch sử về con đường giải
phóng dân tộc …
- Thất bại và tan rã của Việt Nam quốc dân đảng chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng tư sản trước
yêu cầu giải phóng dân tộc. Con đường giải phóng dân tộc vì thế không phải là con đường cách
mạng tư sản, độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa tư bản
- Sự chuyển hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và phân hóa của Đảng Tân Việt đưa tới sự
thành lập các tổ chức cộng sản, sau hợp nhất lại thành Đảng cộng sản Việt Nam, độc quyền lãnh đạo
cách mạng Việt Nam. Chứng tỏ lịch sử đã lựa chọn con đường cách mạng vô sản – đó là con đường
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
0,25
0,25
0,25
0,5

0,25
0,25
0,5
Câu 4 (3,0 điểm): Vì sao nói Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử?
- Trước năm 1930, phong trào yêu nước Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại do khủng
hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải có một chính đảng của
giai cấp tiên tiến với đường lối đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
- Từ năm 1920-> 1929 Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho thành lập Đảng cộng sản, đặc biệt qua Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
- Những năm 1928-1929, do tác động của chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào công nhân và phong
trào yêu nước phát triển -> yêu cầu cấp thiết phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
- Đáp ứng yêu cầu đó, cuối năm 1929 3 tổ chức cộng sản ra đời. Đó là xu thế tất yếu khách quan của
cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. Tuy nhiên 3 tổ chức này hoạt động
riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng đẩy cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ chia rẽ lớn -> đặt ra
yêu cầu phải hợp nhất.
- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai nhóm đã từ
Xiêm về Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản. Với tư cách là phái viên Quốc tế cộng sản,
Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam (từ 6-1->
8-2-1930, tại Cửu Long, Hương Cảng – Trung Quốc)
-> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử, là sự đòi hỏi khách quan của lịch sử Việt Nam.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5 (3,0 điểm): Trình bày ngắn gọn, phân tích ý nghĩa của 4 chiến thắng quan trọng nhất của Hồng quân
Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Từ đó rút ra vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến
tranh đó.
1

2
* Chiến thắng Matxcơva
- Cuối năm 1941 quân Đức mở cuộc tấn công mãnh liệt và Matxcơva nhưng bị Hồng quân Liên Xô
bẻ gãy. 12/1941, Hồng quân Liên Xô do tướng Giu cốp chỉ huy làm nên chiến thắng Matxcơva, đẩy
lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô.
- Ý nghĩa: Chiến thắng Matxcơva đã đánh thiệt hại nặng nề đạo quân trung tâm của Đức, làm phá
sản chiến lược chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Quân Đức phải chuyển mũi nhọn tấn công xuống
phía nam
* Chiến thắng Xtalingrat
- Trong trận Xtalingrat (11/1942-> 2/1943): Hồng quân Liên Xô đã tấn công, bao vây, tiêu diệt và
bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn quân do thống chế Pao lút chỉ huy
- Ý nghĩa: tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của chiến tanh. Ưu thế chuyển từ phe Trục
phát xít sang phe Đồng minh. Từ đây Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công đồng loạt
trên các mặt trận.
* Trận tấn công Béc-lin
- Giữa 4/1945: Hồng quân Liên Xô bắt đầu mở cuộc tấn công Béc-lin, đập tan sự kháng cự của hơn
1 triệu quân Đức. 30/4/1945, lá cờ đỏ búa liềm của Hồng quân Liên Xô được cắm trên nóc tòa nhà
quốc hội Đức. Hitle tự sát. 9/5/1945 Đức đầu hàng không điều kiện
- YN: chiến thắng Béc-lin là đòn quyết định cuối cùng tiêu diệt phát xít Đức, buộc chính phủ mới
của phát xít Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
* Chiến thắng đạo quân Quan Đông của Nhật (8-1945):
- Thực hiện cam kết trong hội nghị Ianta, 6/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật, sau đó đánh tan
đạo quân Quan Đông – đạo quân chủ lực của quân đội Nhật tại đông bắc Trung Quốc…
- Thắng lợi này của Hồng quân Liên Xô đã góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật kí hiệp ước
đầu hàng đồng minh không điều kiện (15-8-1945), kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai
Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: là một trong những nước đi đầu, chủ
chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh…
0, 5
0,75
0,75

0,5
0,5
Câu 6 (2,5 điểm): Nêu và phân tích những sự kiện có tính bước ngoặt trong lịch sử hình thành và phát triển
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập, mở ra một hướng phát triển
mới cho khu vực, tạo nền tảng cho quá trình liên kết, hợp tác khu vực…
- Năm 1976, với việc ký Hiệp ước thân thiện hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là hiệp ước Bali) đã
thúc đẩy sự phát triển hợp tác, tạo ra một thời kỳ phát triển mới cho Đông Nam Á (quan hệ giữa các
nước Đông Dương với ASEAN được cải thiện, ASEAN mở rộng thành viên, kinh tế bắt đầu tăng
trưởng )
- Từ đầu những năm 90, chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề CPC được giải quyết -> tình hình chính trị
khu vực được cải thiện căn bản, ASEAN có điều kiện mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới (từ
ASEAN 6 thành ASEAN 10)… Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, cùng phát triển.
- 11-2007: Hiến chương ASEAN được kí kết nhằm xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh.
ASEAN đang hướng tới thành lập Cộng đồng ASEAN (12/2015) -> đưa ASEAN thành một tổ chức
hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương
ASEAN; nâng quá trình liên kết khu vực lên một tầm cao mới…
0,5
0,75
0,75
0,5
Câu 7 (2,5 điểm): Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đến nay, những xu thế nào đã diễn ra trong quan hệ
quốc tế?
- Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông Tây xuất hiện, đưa đến sự chấm dứt của
cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần nửa thế kỉ …
- Xu thế liên kết khu vực được đẩy mạnh với sự ra đời của nhiều tổ chức khu vực …. Đặc biệt do hệ
quả của cách mạng khoa học công nghệ, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX - nhất là sau khi chiến
tranh lạnh kết thúc, trên thế giới xuất hiện xu thế toàn cầu hóa. Với 4 đặc điểm nổi bật, toàn cầu hóa
là xu thế khách quan không thể đảo ngược, tạo ra những thời cơ và thách thức cho tất cả các quốc

gia
- Sau chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế
làm trọng điểm. Kinh tế không chỉ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh và sự phát
triển của đất nước mà còn là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế
0,5
0,5
0,5
- Quan hệ giữa các nước lớn có sự điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột
trực tiếp nhằm tạo nên môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ và xác lập vị trí ưu
thế trong trật tự thế giới mới. Quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt: mâu thuẫn và
hài hoà, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế
- Xu thế hoà bình và ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển là chủ đạo nhưng ở nhiều khu vực
vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Sự xuất hiện chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa khủng bố báo hiệu
nhiều nguy cơ mới với thế giới.
- Nếu học sinh trình bày được ý: Sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang
trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc bất chấp
tham vọng thiết lập trật tự đơn cực của Mĩ… thì có thể cho điểm khuyến khích, nhưng không vượt
quá số điểm của cả câu.
0,5
0,5

×