Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật Dân sự.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.47 KB, 22 trang )

Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………..22.................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................2
NỘI DUNG............................................................................................................................................2
I. Lý luận chung........................................................................................................................2
1. Khái niệm, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong luật Dân
sự............................................................................................................................................................2
2. Lý luận về xác định thiệt hại................................................................................................2
II. Xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm....................................................3
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.....................................................................................3
2. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm...................................................................10
III. Thực trạng giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm....................................................................................................................................................19
IV. Giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng những giải pháp khác để nâng cao chất lượng xét
xử về bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm......................................................20
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................21
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………………………..22
Bài tập lớn học kỳ
1
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
LỜI MỞ ĐẦU
Sức khỏe, tính mạng của con người là vô giá, không thể có một đơn vị đo
lường nào có thể xác định làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khỏe. Tuy nhiên, khi
có hành vi trái pháp luật xâm hại tới sức khỏe, tính mạng thì cần thiết phải tính toán
đến những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để buộc người gây
thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Vậy cơ sở của việc xác định thiệt
hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và cách xác định những thiệt hại đó.
NỘI DUNG
I. Lý luận chung.
1. Khái niệm, ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


trong luật Dân sự.
Khi một chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ chủ thể gây thiệt hại có thể phải
gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp
luật dân sự, hậu quả pháp lý đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của
mình gây ra cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định
chi tiết trong BLDS năm 1995, nhưng đến BLDS năm 2005 thì những quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể
được quy định tại Điều 604, BLDS 2005. Qua đó có thể hiều trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh dựa
trên các điều kiện do pháp luật quy định một chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho
các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
2. Lý luận về xác định thiệt hại.
Xác định thiệt hại có vai trò quan trọng, là cơ sở để ấn định mức độ bồi
thường cũng như hình thức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
nói riêng. Xác định thiệt hại chỉ được đặt ra sau khi đã có cơ sở để áp dụng trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do một chủ thể nhất định. Xác định thiệt hại thực chất là
việc ước lượng những tổn thất về vật chất, tinh thần đã xảy ra dựa trên cơ sở đó mà
ấn định mức bồi thường bằng một khoản tiền nhất định.
Bài tập lớn học kỳ
2
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
Xuất phát từ bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm
khôi phục các quan hệ xã hội bị xâm phạm - trong khi những tổn thất về tính mạng,
sức khỏe, tinh thần là không thể bù đắp được.
Cơ sở của việc xác định thiệt hại là những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế và
cách xác định những thiệt hại đó. Trong hai cơ sở trên thì quy tắc xác định hay còn
gọi là cách xác định thiệt hại là phạm trù chủ quan được quy định thành luật dựa
trên cơ sở lí luận và thực tiễn nhất định, còn thiệt hại xảy ra là cái tồn tại khách

quan. Chính vì vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của người bị thiệt hại thì
các quy tắc xác định cần phải tiến gần đến việc tính toán được một cách toàn bộ
những thiệt hại đã xảy ra. Do đó trong quá trình xác định thiệt hại cần phải xem xét
những thiệt hại xảy ra một cách khách quan tránh tình trạng xác định cao hơn so với
thiệt hại thực tế gây thiệt thòi cho người phải bồi thường hoặc ngược lại, không bảo
vệ quyền lợi chính đáng cho người bị thiệt hại.
II. Xác định thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
Thiệt hại về sức khỏe chính là những giảm sút, tổn thất về mặt thể chất của
nạn nhân.
Căn cứ theo quy định tại Điều 609 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao
gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Bài tập lớn học kỳ
3
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo
quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Như chúng ta đã biết thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được xác định theo

quy định tại Điều 609 BLDS, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm những
chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị
mất, bị giảm suốt của người bị thiệt hại. Theo quy định tại mục II, Nghị quyết của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08 tháng
07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm mà người bị gây thiệt hại được bồi thường là những chi phí hợp lý cho việc
cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của nạn
nhân, theo đó được chi tiết hóa gồm các khoản tiền thuê phương tiện đưa người bị
thiệt hại dến bệnh viện, tiền thuốc và các khoản chi phí cho các dịch vụ chiếu, chụp
cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, truyền máu theo yêu cầu của bác sĩ điều trị.
1.1 Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa là khoản chi phí phù hợp và cần thiết để cứu
chữa và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân bao gồm: Chi phí cấp cứu, phẫu thuật xét
nghiệm; tiền viện phí thuốc men trong thời gian điều trị; tiền khám bệnh, chăm sóc
sức khỏe sau khi ra viện; Chí phí hợp lí cho việc đi lại cứu chữa và khám bệnh của
nạn nhân.
Tất cả những chi phí trên đều được xác định dựa trên cơ sở hóa đơn chứng từ
hợp lệ theo chỉ dẫn của Bác sỹ hoặc yêu cầu của bệnh viện, cơ quan trực tiếp cứu
chữa cho nạn nhân. Ngoài ra, những trường hợp do điều kiện, hoàn cảnh khách
quan việc cứu chữa của nạn nhân cần nhanh chóng mà phải điều trị tại chỗ thì mọi
chi phí cũng cần phải có sự xác nhận của chính người trực tiếp cứu chữa.
Bài tập lớn học kỳ
4
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
Bên cạnh việc xác định dựa trên cơ sở hóa đơn, chứng từ để đảm bảo tính
“hợp lý” của các chi phí này, quá trình xác định còn phải dựa trên sự “cần thiết” của
các chi phí. Trường hợp gia đình nạn nhân có điều kiện kinh tế mà yêu cầu chữa trị
với chế độ phục vụ đặc biệt, biện pháp điều trị đặc biệt, biện pháp điều trị đặc biệt,

sử dụng các loại thuốc cao cấp, đắt tiền trong khi với một chế độ, biện pháp thông
thường vẫn đảm bảo được khả năng cứu chữa và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân
thì chi phí này không được coi là “hợp lý”. Vì vậy, việc xác đinh thiệt hại chỉ tính
theo những chi phí cho việc cứu chữa thông thường của loại bệnh hoặc thương tích
đó.
Những yêu cầu trên nhằm giúp cho việc xác định thiệt hại được thực hiện
một cách khách quan và hợp lý. Tránh trường hợp phía người bị hại lợi dụng việc
cứu chữa mà gây khó khăn cho người phải bồi thường.
Chi phí cho việc bồi thường, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân để giúp
cho người bị thiệt hại nhanh chóng bình phục, luật đã quy định người gây thiệt hại
phải bồi thường một khoản tiền nhất định gọi là tiền bồi dưỡng cho nạn nhân.
Về mức bồi thường: Luật không quy định cụ thể nhưng trên thực tiễn xét xử
nhiều vụ án thì việc xác định mức bồi dưỡng căn cứ vào mức độ, tính chất của
thương tích cũng như dựa trên mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi nạn
nhân đang điều trị thương tích. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xác định
khoản tiền bồi dưỡng phù hợp với tính chất của việc nhằm đảm bảo thực hiện quyền
và lợi ích của các bên trong quan hệ.
Theo quy định tại Điều 612 BLDS, thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm được xác định: “Trong trường hợp người bị thiệt hại mất
hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến
khi chết”. Như vậy, người mất khả năng lao động do bị gây thiệt hại về sức khỏe
được nuôi dưỡng suốt đời.
Khoản chi phí hợp lý cho việc phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của
người bị hại. Trong trường hợp người bị hại do xâm phạm sức khỏe mà dẫn đến
Bài tập lớn học kỳ
5
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
thương tật thì người gây thiệt hại phải bồi thường khoản chi phí cho việc phục hồi,
trợ giúp chức năng như chân giả máy trợ nghe...
Tuy nhiên, những chi phí này cũng chỉ được xác định ở mức hợp lý tức là

dựa trên cơ sở giá thị trường của công cụ có chất lượng trung bình đủ đảm bảo cho
việc sử dụng khôi phục chức năng của nạn nhân.
Như vậy, việc xác định thiệt hại kể trên cần đảm bảo tính khách quan và hợp
lý. Mọi thiệt hại đưa ra đều phải có cơ sở thực tế và chứng từ, hóa đơn hợp lệ thì
mới chấp nhận bồi thường.
1.2 Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Thu nhập thực tế được hiểu là khoản thu nhập chính đáng có thể biết chắc
chắn thu được nhưng không thu được do sức khỏe bị xâm hại bao gồm: thu nhập
chính và thu nhập phụ thường xuyên.
Trên thực tế phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút do sức khỏe bị xâm phạm
thường là những thu nhập có được là do lao động như: tiền lương, tiền thưởng, phụ
cấp.
Đây được coi là một phần thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bởi chính việc
gây thiệt hại cho sức khỏe nạn nhân dẫn tới hậu quả người đó mất đi khoản thu
nhập mà đáng lẽ họ được hưởng nếu không có sự kiện gây thiệt hại Theo Nghị
quyết số 03/2006/NĐ-HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số
quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
chúng ta thấy rằng:
Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế
của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút đó.
Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn
định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức
Bài tập lớn học kỳ
6
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2
lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khoẻ nhân
với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng
tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức
thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các
tháng) trước khi sức khoẻ bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản
thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu
nhập thực tế của người bị thiệt hại.
- Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và
chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 609 BLDS.
Xác định thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
được thực hiện như sau:
Bước một: Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị có hay không. Nếu có thì tổng số thu nhập là bao nhiêu.
Bước hai: Lấy tổng số thu nhập thực tế mà người bị thiệt hại có được trong thời
gian điều trị so sánh với thu nhập thực tế tương ứng được xác định như đã trình bày
ở phần trên. Nếu không có khoản thu nhập thực tế nào của người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị mất; nếu thấp
hơn thì khoản chênh lệch đó là thu nhập thực tế của người bị thiệt hại bị giảm sút;
nếu bằng thì thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không bị mất.
1.3 Xác định chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Đây cũng được coi là thiệt hại phát sinh gián tiếp từ sự kiện gây thiệt hại. Vì
vậy cần phải xác định để tính vào thiệt hại được bồi thường nhằm đảm bảo quyền
lợi cho gia đình người bị hại.
Bài tập lớn học kỳ
7
Môn Luật dân sự Việt Nam – Module 2

Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương
nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị được xác định như sau:
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có thu nhập thực tế ổn định từ tiền
lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương,
tiền công của tháng liền kề trước khi người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại
nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu nhập thực tế bị mất.
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu
nhập ổn định, nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình
của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người
đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định
khoản thu nhập thực tế bị mất.
- Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại không có việc làm hoặc có tháng làm
việc, có tháng không và do đó không có thu nhập ổn định thì được hưởng tiền công
chăm sóc bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại
địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
- Nếu trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, người chăm sóc vẫn được
cơ quan, người sử dụng lao động trả lương, trả tiền công lao động theo quy định của
pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội thì họ không bị mất thu nhập thực tế và do đó
không được bồi thường.
1.4 Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp
dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Ngoài những thiệt hại nêu trên, trong trường hợp: “Người bị thiệt hại mất
hoàn toàn khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại
bao gồm cả chi phí hợp lí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản tiền cấp
dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng”.
Bài tập lớn học kỳ

8

×