Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ THI PYCTO THCS 2010 (thi HSG) môn vật lý vòng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 2 trang )

Page 1



Phần thi dành cho THCS
(Ngày thi 26/12/2010)

VÒNG II: CÁC MÔ HÌNH THÍ NGHIỆM

BÀI 6: XÁC ĐỊNH NHIỆT DUNG RIÊNG

Một trong các phương pháp xác định nhiệt dung riêng chất lỏng là phương pháp dòng chảy đều: Chất
lỏng khối lượng riêng d từ một bình chứa sẽ cho chảy với tốc độ v không đổi qua một ống dẫn tiết diện S có
khoá K ( như hình vẽ). Người ta ổn định tốc độ bằng cách cung cấp chất lỏng qua một ống khác, đồng thời bỏ
lượng chất lỏng dư thừa. Quanh ống K, người ta quấn đều dây dẫn điện nối với nguồn điện B. Hiệu điện thế U
và cường độ dòng I đo bởi Vôn kế và Ampe kế, nhiệt độ chất lỏng hai đầu phần cuốn dây đo được là T
1
và T
2
.



a) Cho rằng thất thoát nhiệt là không đáng kể, xác định phương pháp đo và công thức tính nhiệt dung riêng
c của chất lỏng.

b) Trên thực tế, thất thoát nhiệt là đáng kể và tỉ lệ thuận với thời gian t. Để tính toán chính xác, người ta
thay đổi giá trị biến trở R, đồng thời thay đổi tốc độ dòng thành V’. Chứng minh công thức tính:

)12)('(
).''.(


TTvvdS
IUIU
c
−−

=

Page 2

BÀI 7: XÁC ĐỊNH NHIỆT HÓA HƠI

Để xác định gần đúng nhiệt hóa hơi của một chất lỏng A (có nhiệt độ hóa hơi là 80K), đầu tiên người ta
rót một lượng chất A vào trong bình chứa rồi đặt hệ lên cân điện tử nhạy rồi bắt đầu ghi lại số chỉ của cân theo
thời gian bằng máy tính. Sau đó, người ta nhẹ nhàng thả một miếng nhôm khối lượng 20g (nhiệt độ ban đầu
bằng với nhiệt độ phòng là 290K) vào trong bình chứa và tiếp tục ghi các giá trị của cân. Đồ thị có dạng như
sau:



Từ độ thị trên, hãy xác định nhiệt hóa hơi của chất lỏng A. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm theo nhiệt độ
của nó được biểu diễn bởi đồ thị sau:



Chú ý: Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Nó được kí hiệu
bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với
273K.




Hết

×