Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đề THI THỬ THPT Quốc gia Tháng 01 - 2015 môn Ngữ Văn (Đợt 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.46 KB, 1 trang )






ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 3 2015
Môn: NGỮ VĂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)

Ngày thi: 21 tháng 01 năm 2015
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, tập 1,
NXB Giáo dục, 2008, Tr.144-145)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
2. Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng.
(0,75 điểm)
3. Chất suy tưởng triết lí được thể hiện qua những câu thơ nào? Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút
ra bài học gì cho bản thân. (0,75 điểm)
Câu II (3,0 điểm)


Lời cảm ơn
Có hai người khách bộ hành đi trong một khu rừng rậm rạp. Đó là hai ông cháu. Trời nóng và oi
bức. Họ đã khát nước. Cuối cùng họ đến một con suối nhỏ. Dòng nước mát lạnh chảy rì rào. Hai người
cúi xuống uống nước. Người ông bảo:
- Cảm ơn dòng suối nhỏ.
Nói đoạn người ông rút trong túi một cái muôi và múc một ít nước bùn từ dưới lòng suối đổ đi. Đứa cháu
cười.
- Vì sao cháu lại cười? – Người ông hỏi.
- Có gì mà ông phải cảm ơn dòng suối? Dòng suối có phải là người đâu? Nó không nghe được lời ông
nói, nó không hiểu được lời cảm ơn của ông.
Người ông ngẫm nghĩ. Dòng suối vẫn chảy róc rách. Chim hót vang trong rừng.
Sau một lúc lâu im lặng, người ông bảo:
- Thế đấy…Dòng suối không nghe thấy gì đâu. Nếu như một con chó sói uống nước, có thể nó không
cảm ơn dòng suối. Nhưng chúng ta không là sói, chúng ta là con người. Đừng quên điều đó cháu ạ. Và
cháu biết, con người nói cảm ơn để làm gì không?
Đứa cháu trầm ngâm, nó chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó.
Chúng ta nói hai tiếng “cảm ơn” là để không trở thành chó sói.
(Nguồn: sưu tầm)
Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời cảm ơn trong cuộc sống
(bài viết không quá 600 từ)
Câu III (5,0 điểm)
Về hình tượng sông Đà trong đoạn trích Người lái đò sông Đà (trích tùy bút Sông Đà) của Nguyễn
Tuân (sách Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: con sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham
hiểm, ý kiến khác thì nhấn mạnh: con sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một “cố nhân” và
bí ẩn như một “người tình nhân chưa quen biết”.
Bằng cảm nhận về hình tượng sông Đà, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

×