Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phân tích nguồn cung cấp nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 119 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






MẪN THỊ HUYỀN



PHÂN TÍCH NGUỒN CUNG NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ : 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG




HÀ NỘI, NĂM 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong
một công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Từ Sơn, ngày 15 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn




Mẫn Thị Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Văn
Song đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn, phòng Kinh
tế thị xã Từ Sơn, Chi cục thống kê thị xã Từ Sơn, Ủy ban nhân dân phường
Đình Bảng, Công ty cổ phần đầu tư phát triển An Việt đã tạo mọi điều kiện

thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên luận
văn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý chỉ
bảo của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn






Mẫn Thị Huyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng vi

Danh mục hình, sơ đồ viii


Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

Phần 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN CUNG
NƯỚC VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA
CÁC HỘ GIA ĐÌNH. 5

2.1 Cơ sở lý luận về nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình sử dụng
nước sinh hoạt của các hộ gia đình. 5
2.1.1 Một số khái niệm về nước và nước sinh hoạt 5
2.1.2 Nguồn cung nước sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung
nước sinh hoạt 14

2.1.3 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân 22


2.2 Cơ sở thực tiễn 32

2.2.1 Tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt trên thế giới 32

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

2.2.2 Tình hình cung cấp và sử dụng nước sinh hoạt ở Việt Nam 34

2.2.3 Bài học kinh nghiệm 37

Phần 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 40

3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 48

3.2 Phương pháp nghiên cứu 48

3.2.1 Khung phân tích 48

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 50

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 52


Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54

4.1 Đánh giá tình hình nguồn cung nước sinh hoạt của các hộ gia
đình trên địa bàn thị xã Từ Sơn 54

4.1.1 Khái quát chung về tình hình cung nước sinh hoạt 54

4.1.2 Đánh giá thực trạng nguồn cung nước sinh hoạt 58

4.2 Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình
trên địa bàn thị xã Từ Sơn. 69

4.2.1 Nguồn nước sinh hoạt sử dụng 69

4.2.2 Chất lượng nước sinh hoạt 74

4.2.3 Lượng nước sinh hoạt sử dụng 78

4.2.4 Chi phí sử dụng nước sinh hoạt 80

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nước sinh hoạt của
các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Từ Sơn 84

4.3.1 Cơ sở hạ tầng 84

4.3.2 Nhận thức của người dân địa phương 86

4.3.3 Cơ chế, chính sách của địa phương 87

4.3.4 Ô nhiễm môi trường 89


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.4 Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả nguồn cung nước sinh
hoạt và sử dụng nước sinh hoạt cho các hộ gia đình tại thị xã Từ Sơn. 91

4.4.1 Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt
cho người dân 91

4.4.2 Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về
việc sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh 92

4.4.3 Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, mở
rộng mạng lưới đường ống nước sạch 93

4.4.4 Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ 96

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98

5.1 Kết luận 98

5.2 Kiến nghị 100

5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 100

5.2.2 Đối với các hộ gia đình 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

2.1 Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt 8
2.2 Bảng tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống 10
2.3 Yêu cầu về chất lượng nước cấp sinh hoạt 11
2.4 Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng 23
2.5 Tiêu chuẩn dùng nước theo đối tượng và thành phần cấp nước 25
2.6 Khung giá tiêu thụ nước sinh hoạt 28
2.7 Số lượng giếng khoan đường kính nhỏ trên toàn quốc 36
3.1 Đặc điểm đất đai của thị xã Từ Sơn qua các năm (2010-2012) 42
3.2 Tình hình dân số - lao động của thị xã Từ Sơn qua các năm 44
3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của thị xã Từ Sơn qua các năm 47
4.1 Các công trình nước sạch trên địa bàn thị xã năm 2011 57
4.2 Tỷ lệ người dân các xã sử dụng nước giếng cho sinh hoạt 64
4.3 Tổng hợp lượng nước mưa trên địa bàn thị xã năm 2009-2011 66
4.4 Tình hình sử dụng nước đóng chai trong sinh hoạt của người dân 68
4.5 Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa
bàn thị xã Từ Sơn 70
4.6 Tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh ở các xã trên địa bàn
thị xã 72
4.7 Tỷ lệ nguồn nước phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 73

4.8 Kết quả tổng hợp về chất lượng nước sinh hoạt tại các hộ điều tra
trên địa bàn nghiên cứu 75
4.9 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng chất lượng nước sinh
hoạt đến đời sống hàng ngày 77
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

4.10 Một số chỉ tiêu phản ánh dịch vụ cung cấp nước sạch của các đơn
vị cấp nước địa bàn TX. Từ Sơn năm 2011 79
4.11 Nhu cầu nước cho sinh hoạt bình quân hàng ngày của mỗi người 80
4.12 Giá tiêu thụ nước sạch cho từng đối tượng của nhà máy nước Từ
Sơn năm 2013 80
4.13 Chi phí bình quân cho việc sử dụng nước của các hộ gia đình 82
4.14 Sản lượng nước thất thoát của công ty qua các năm 85
4.15 Ảnh hưởng của thu nhập và trình độ văn hóa đến sự quan tâm sử
dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh trong các hộ gia đình. 86
4.16 Mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt tại các khu vực làng nghề trên
địa bàn thị xã Từ Sơn 90

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 2.1 Tỷ lệ các nguồn nước trên trái đất 15
Hình 3.1 Bản đồ địa giới hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. 39
Sơ đồ 3.1 Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung nước
SH và tình hình sử dụng nước SH 49
Sơ đồ 4.1 Khái quát nguồn cung nước sinh hoạt trên địa bàn thị xã Từ

Sơn hiện nay 56
Sơ đồ 4.2 Mạng Lưới Cung cấp Nước sạch của Công ty cổ phần Đầu tư
phát triển An Việt 60
Sơ đồ 4.3 Mạng lưới cung cấp nước sạch Nhà máy nước Đình Bảng 61
Sơ đồ 4.4 Tỷ lệ các hộ sử dụng nước đóng chai và máy lọc nước trong
sinh hoạt hàng ngày 69
Sơ đồ 4.5 Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của chất lượng nước
sinh hoạt đến đời sống 76
Sơ đồ 4.6 Khả năng chấp nhận chi trả của người dân khi mua nước sạch 83
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất. Sự có mặt của nước là điều kiện
đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự sống, ở đâu có nước thì ở đó có sự sống.
Nhu cầu sử dụng nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân
số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng thì nguồn nước đang ngày càng khan hiếm
hơn. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang
phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là
nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người
cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các
vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ
trợ có giá trị của chúng (Hoekstra, A.Y. 2006).
Việt Nam hiện đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày
càng lớn khiến tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ
biến và nghiêm trọng. Bên cạnh đó sự phát triển của các khu đô thị, khu công

nghiệp cũng là nguyên nhân lớn gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng
cao, đặc biệt là môi trường nước vẫn chưa được các cấp chính quyền quan
tâm thích đáng. Vấn đề về nước, đặc biệt là nước sinh hoạt hiện nay trở thành
vấn đề bức thiết bởi tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng ở nhiều địa
phương trên cả nước. Ngay cả ở những thành phố, đô thị lớn như Hà Nội hiện
nay chuyện người dân không có nước để dùng, phải dùng nước nhiễm bẩn,
nhiễm thạch tín không còn xa lạ; nhất là ở những chung cư mới xây theo
người dân phản ánh nước sinh hoạt rất bẩn, đục và chứa hàm lượng asen,
amoni cao gấp 2,5 lần tiêu chuẩn cho phép (Xuân Minh, Đức Công, 2014).
Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết hiện tổng sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

lượng nước cung cấp cho toàn thành phố 880.000-900.000 m3/ngày đêm,
song tính theo số dân thì toàn Hà Nội cần 1,2 triệu m3/ngày đêm (Đoàn Loan,
2014). Ngay tại Thành phố Vinh (Nghệ An) nhiều

người dân vẫn thiếu nước
sạch trong ăn uống, sinh hoạt; và người dân phải chi trả số tiền mua nước sạch
với giá rất cao, có nơi 6.500 đồng/m3 đến 18.000 đồng/m3 nước, thậm chí có
nơi giá cao ngất ngưởng lên gần 40.000 đồng/m3 nước (Hoa Lê, 2013).
Thị xã Từ Sơn có nguồn nước mặt tương đối dồi dào, bao gồm sông Ngũ
Huyện Khê, ngòi Tào Khê và hàng trăm ha mặt nước ao, hồ. Trong đó tầng
chứa nước áp lực yếu có trữ lượng khá phong phú, chất lượng tốt, có ý nghĩa
cung cấp nước lớn để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất. Thị
xã Từ Sơn bao gồm 12 xã, phường (5 xã, 7 phường) với nhiều làng nghề và
các khu công nghiệp lớn, nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, nhưng mới chỉ có
hai nhà máy nước cung cấp nước sạch cho người dân sinh sống trên địa bàn
thị xã. Bên cạnh đó còn có khoảng 12 trạm cấp nước nhỏ và hàng chục các
công trình đơn lẻ do các đơn vị, cụm công nghiệp, làng nghề tự khoan (Hoàng

An, 2013). Hiện nay chính quyền thị xã đang tích cực đầu tư phát triển các
nhà máy nước và mở rộng hệ thống cấp nước sạch nhằm đảm bảo cung cấp đủ
nước sạch cho người dân. Mặc dù vậy tỷ lệ người dân được sử dụng nước
sạch trên địa bàn thị xã vẫn còn thấp, do tỷ lệ dân số ngày một tăng trong khi
nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm và khan hiếm hơn. Ô nhiễm môi trường
đặc biệt là môi trường nước hiện nay đang là vấn đề bức thiết không chỉ đối
với thị xã Từ Sơn mà còn các địa phương trên cả nước. Hiện nay người dân
thị xã Từ Sơn chủ yếu sử dụng nước giếng khoan cho sinh hoạt hàng ngày,
khoảng 20% số dân sử dụng nước máy cho sinh hoạt. Chất lượng nước hiện
đang là mối quan tâm chủ yếu do nước sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe của người dân. Làm thế nào để đảm bảo đủ nguồn cung nước sinh hoạt
trong khi nguồn nước ngày càng khan hiếm và ô nhiễm nhiều hơn? Các biện
pháp giúp người dân có thể dùng nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng? Người
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

dân đánh giá thế nào về nước sinh hoạt đang dùng? Nhu cầu sử dụng nước
sạch của người dân ra sao?
Do vậy cần phải khai thác và sử dụng nguồn nước như thế nào để đảm
bảo cung cấp đủ nước sạch đến với người dân? Làm thế nào để tái tạo tài
nguyên nước, tránh tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nước? Từ những lý do
trên, tôi tiến hành đề tài: “Phân tích nguồn cung nước và tình hình sử dụng
nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh” với mục tiêu nghiên cứu sơ lược về tình hình cung nước sinh hoạt và
tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình, từ đó giúp cải thiện
nguồn nước góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống của người dân, đồng thời
nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ nguồn nước cũng như bảo vệ môi
trường sống xung quanh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình sử
dụng nước sinh hoạt của hộ gia đình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khai thác
hiệu quả nguồn cung nước sinh hoạt và đảm bảo người dân trên địa bàn thị xã
Từ Sơn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn cung nước sinh hoạt
và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của hộ gia đình;
- Phân tích thực trạng nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình sử dụng
nước sinh hoạt của hộ gia đình, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung
nước sinh hoạt và sử dụng nước sinh hoạt của hộ gia đình tại địa bàn thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả nguồn cung nước sinh
hoạt và đảm bảo người dân trên địa bàn thị xã được sử dụng nước sạch, hợp
vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu phải trả lời được các câu hỏi:
- Thực trạng nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình sử dụng nước sinh
hoạt của các hộ gia đình hiện nay ra sao?
- Chất lượng nước sinh hoạt hiện nay như thế nào? có đảm bảo sức khỏe
cho người dân hay không?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình
sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình tại địa bàn thị xã Từ Sơn ?
- Làm sao để đáp ứng đủ nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng cho người dân?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng nguồn cung nước sinh hoạt và tình hình sử dụng nước sinh
hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu nguồn cung nước
sinh hoạt và tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn
thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi không gian: Địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
* Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện trong thời gian từ
01/10/2013 – 01/10/2014.
Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN CUNG NƯỚC
VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH

2.1 Cơ sở lý luận về nguồn cung nước và tình hình sử dụng nước sinh
hoạt của các hộ gia đình
2.1.1 Một số khái niệm về nước và nước sinh hoạt
2.1.1.1 Khái niệm về nước
Tài nguyên thiên nhiên (natural resouces), tài nguyên thiên nhiên là
những sản phẩm của tự nhiên (hóa thạch hoặc hiện đang sống), có giá trị và
có thể được sử dụng vào như là đầu vào của một quá trình sản xuất, cũng có
thể sử dụng như là những sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng (Nguyễn Văn
Song, 2012).
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau như trong hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ, giải trí,…. Tài nguyên nước là lượng nước trong sông,
hồ, ao, đầm lầy, biển và trong khí quyển, sinh quyển. Trong Luật tài nguyên
nước của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: “Tài nguyên nước bao

gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” (Luật tài nguyên nước, 2012).
Theo Wikipedia: Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có
công thức hóa học là H
2
O. Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính
lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một
chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện
tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên
Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống (WHO
1995). Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô
nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cơ thể sinh
vật, chiếm từ 50% - 97% trọng lượng của cơ thể, ở người nước chiếm 70%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

trọng lượng cơ thể và ở sứa biển nước chiếm tới 97% (Lê Quốc Tuấn, 2013).
* Phân loại nguồn nước
Có thể phân loại nguồn nước dựa trên nhiều yếu tố như tính chất, mục
đích sử dụng, Nước trên trái đất gồm hai nguồn chính là nguồn nước mặt và
nguồn nước ngầm, trong đó có thể chia nhỏ dựa theo tính chất nguồn nước
như sau:
- Nước mặt: là nước tồn tại trên đất liền hoặc hải đảo (Luật tài nguyên
nước 2012). Bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối.
+ Nước lợ: Ở cửa sông và các vùng ven bờ biển, nơi gặp nhau của các
dòng nước ngọt chảy từ sông ra, các dòng nước thấm từ đất liền chảy ra hòa
trộn với nước biển. Do ảnh hưởng của thủy triều, mực nước tại chỗ gặp nhau
lúc ở mức cao, lúc ở mức thấp và do sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước biển
làm cho độ muối và hàm lượng huyền phù trong nước ở khu vực này luôn
thay đổi và có trị số cao hơn tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và thấp hơn

nhiều so với nước biển.
+ Nước mưa: Có thể xem là một loại nước cất tự nhiên nhưng không
hoàn toàn tinh khiết bởi nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí, bụi, và thậm chí
cả vi khuẩn có trong không khí.
- Nước dưới đất (nguồn nước ngầm): là nước tồn tại trong các tầng chứa
nước dưới đất (Luật tài nguyên nước 2012). Nước ngầm được khai thác từ các
tầng nước chứa dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần
khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua.
- Nước khoáng: Khai thác từ tầng sâu dưới đất hay từ các suối do phun
trào từ lòng đất ra. Nước khoáng sau khi qua khâu xử lý thông thường như
làm trong, loại bỏ hoặc nạp lại khí CO
2
nguyên chất được đóng vào chai để
cấp cho người dùng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

* Dựa theo mục đích sử dụng có thể phân loại nguồn nước như sau:
- Nước sinh hoạt : Là nước sạch hoặc nước có thể sử dụng cho ăn, uống,
vệ sinh của con người (Luật tài nguyên nước 2012).Nhu cầu nước cho sinh
hoạt ít về lượng nhưng lại rất cao về chất. Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần
1-2 lít nước/ngày nhưng nhu cầu cho nước sinh hoạt của mỗi người trung bình
khoảng từ 30-300 lít nước/ngày, tùy thuộc vào mức sống và khả năng cấp
nước của hệ thống (Nguyễn Thị Phương Loan, 2005).
- Nước dùng cho sản xuất công nghiệp: Là nước được sử dụng trong quá
trình sản xuất của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu
nước cấp cho công nghiệp đứng thứ hai sau nông nghiệp. Yêu cầu về chất
lượng nước cấp cho công nghiệp rất đa dạng, chất lượng nước cấp phụ thuộc
vào đối tượng và mục đích dùng nước như: nước dùng trong công nghiệp thực
phẩm, nước sử dụng trong tẩy rửa công nghiệp, luyện kim, hóa chất hoặc

được thay đổi một số lý tính hóa học để phục vụ cho quá trình vận hành sản
xuất như nước nặng, nước phóng xạ….
- Nước dùng trong sản xuất nông nghiệp: Là nguồn nước sử dụng cho tưới
tiêu, làm nước uống cho gia súc gia cầm trong chăn nuôi, môi trường sống, nguồn
nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản (Luật tài nguyên nước 2012).
* Đặc điểm của tài nguyên nước
- Tài nguyên nước tồn tại thành các dòng (dòng chảy), từ các dòng chảy
của các con suối, dòng chảy trên mặt đất về các con sông và hướng ra các cửa
sông và biển cả.
- Lượng nước thay đổi theo mùa, vào mùa mưa lượng nước mặt hoặc
nước ngồn có thể lớn hơn rất nhiều so với mùa khô. Đặc điểm này ảnh hưởng
tới quá trình quản lý và sử dụng nước.
- Nước có thể tái sử dụng, trong trường hợp nước đã được sử dụng ở các
thượng nguồn (sinh hoạt, tưới tiêu, chạy máy thủy điện,…) những vẫn có thể
được sử dụng nhiều lần ở phía cuối nguồn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

- Phân bố không đều giữa các tháng trong năm, không đều trên các khu
vực lãnh thổ khác nhau.
2.1.1.2 Khái niệm nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người
như dùng để ăn uống, tắm rửa, giặt dũ, Hệ thống cấp nước cho sinh hoạt
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các hệ thống cấp nước hiện nay. Nước dùng cho
sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về lý học, hóa học và vi sinh theo các
yêu cầu của quy phạm đề ra, không chứa các thành phần lý hóa học và vi sinh
ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Bảng 2.1: Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước sinh hoạt
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị

tính
Giới hạn
tối đa cho phép
Mức độ
giám sát
1 Màu sắc(*) TCU 15 A
2 Mùi vị(*) - Không có mùi vị lạ A
3 Độ đục(*) NTU 5 A
4 Clo dư mg/l 0,3-0,5 A
5 pH(*) - 6,0 - 8,5 A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 A
7 Hàm lượng Sắt tổng số mg/l 0,5 B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 A
9 Độ cứng tính theo CaCO3 (*) mg/l 350 B
10 Hàm lượng Clorua (*) mg/l 300 A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 B
13 Coliform tổng số Vi Khuẩn/
100ml
50 A
14 E.coli, Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/
100ml
0 A
(Nguồn QCVN 02 : 2009/BYT)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

Theo Luật tài nguyên nước năm 2012: Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc
nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. Trong đó, nước sạch là
nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam.

Nước sạch cần đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế ban
hành. Quy chuẩn nước sinh hoạt quốc gia quy định mức giới hạn các chỉ tiêu
chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường không
sử dụng để ăn uống trực tiếp hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở
chế biến thực phẩm.
Nước dùng cho ăn uống là nước không màu, không mùi vị, không chứa các
chất độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh; hàm lượng các chất hòa tan
trong nước không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, các tiêu chuẩn phải đảm
bảo trong mức quy định theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT của Bộ y tế.
Nước uống hay nước sạch là các loại nước đủ độ tinh khiết tối thiểu để
con người hoặc các loài động vật, thực vật có thể uống, tiêu thụ, hấp thu hoặc
sử dụng mà ít gặp nguy cơ tác hại trước mắt hoặc về lâu dài. Trong hầu hết
các nước phát triển, nước uống được cung cấp cho các hộ gia đình, các hoạt
động thương mại và công nghiệp, tất cả các nước uống này đều phải đạt tiêu
chuẩn về vệ sinh (thường là nước máy, nước ngọt, nước lọc), chỉ có một tỷ lệ
rất nhỏ được thực tế tiêu thụ hoặc được sử dụng trong chế biến thực phẩm hay
việc tắm rửa hoặc tưới tiêu, rửa xe Nước sinh hoạt chủ yếu lấy từ nguồn
nước ngầm, nước mặt (ao, hồ, sông, suối ), bên cạnh đó nguồn nước mưa
cũng được sử dụng trong sinh hoạt của người dân.




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Bảng 2.2: Bảng tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống
STT


Tên chỉ tiêu Ðơn vị

Gi
ới hạn tối đa
Mức độ
giám sát


Ch
ỉ ti
êu c
ảm quan v
à thành ph
ần vô c
ơ

1.

Màu s
ắc (a)

TCU

15

A

2. Mùi vị (a)
Không có
mùi,

Vị lạ
A
3.


Ð
ộ đục (a)

NTU

2

A

4.


pH (a)


6,5
-
8,5

A

5.


Ð

ộ cứng (a
)

mg/l

300

A

6.


T
ổng chất rắn ho
à tan (TDS) (a)

mg/l

1000

B

7.


Hàm lư
ợng nhôm (a)

mg/l


0,2

B

8. Hàm lượng Amoni, tính theo NH4+ (a) mg/l 1,5 B
9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 C
10.

Hàm lượng Asen mg/l 0,01 B
11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 C
12.

Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat v
à
Axit boric

mg/l

0,3
C
13.

Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 C
14.

Hàm lượng Clorua (a) mg/l 250 A
15.




Hàm lư
ợng Crom

mg/l

0,05

C

16.



Hàm lư
ợng
Ð
ồng (Cu) (a)

mg/l

2

C

17.



Hàm lư
ợng Xianu

a

mg/l

0,07

C

18.



Hàm lư
ợng Florua

mg/l

0,7


1,5

B

19.



Hàm lư
ợng Hydro sunfua (a)


mg/l

0,05

B

20. Hàm lượng Sắt (a) mg/l 0,5 A
21.


Hàm lư
ợng Ch
ì

mg/l

0,01

B

22.



Hàm lư
ợng Mangan

mg/l


0,5

A

23.



Hàm lư
ợng Thuỷ ngân.

mg/l

0,001

B

24
.


Hàm lư
ợng Molybden


mg/l

0,07

C


25.



Hàm lư
ợng Niken

mg/l

0,02

C

26.



Hàm lư
ợng Nitrat

mg/l

50 (b)

A

27. Hàm lượng Nitrit mg/l 3 (b) A
28.


Hàm lượng Selen mg/l 0,01 C
29.

Hàm lượng Natri mg/l 200 B
30. Hàm lượng Sunphát (a) mg/l 250 A
31. Hàm lượng kẽm (a) mg/l 3 C
32.

Ðộ ô xy hoá mg/l 2 A
Nguồn: QCVN 01:2009/BYT

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

* Một số tiêu chuẩn về nước sinh hoạt
Ngoài những yêu cầu về chất lượng nước sạch, nước dùng cho ăn uống
hàng ngày thì nước cấp cho sinh hoạt cũng cần đạt được những yêu cầu nhất
định. Nước cấp sinh hoạt là nước dùng trong sinh hoạt đã qua xử lý và được
phân phối đến người tiêu dùng.
Bảng 2.3: Yêu cầu về chất lượng nước cấp sinh hoạt
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Mức không lớn hơn
1 Màu sắc mg/l Pt 15
2 Mùi vị - Không có mùi, vị lạ
3 Độ đục NTU 5
4 pH - 6 ÷8,5
5 Độ cứng, theo CaCO
3
mg/l 300
6 Hàm lượng Oxy hòa tan mg/l 6
7 Tổng chất rắn hòa tan Mg/l 1000

8 Hàm lượng Amoni Mg/l 3
9 Hàm lượng asen Mg/l 0,01
10 Hàm lượng antimon Mg/l 0,005
11 Hàm lượng clorua Mg/l 250
12 Hàm lượng chì Mg/l 0,01
13 Hàm lượng crom Mg/l 0,05
14 Hàm lượng đồng Mg/l 1,0
15 Hàm lượng Florua Mg/l 0,7 ÷ 1,5
16 Hàm lượng kẽm Mg/l 3,0
17 Hàm lượng Hydro Sunfua Mg/l 0,05
18 Hàm lượng Mangan Mg/l 0,5
19 Hàm lượng nhôm (Al) Mg/l 0,5
20 Hàm lượng Nitrat Mg/l 0,5
21 Hàm lượng Nitrit Mg/l 10,0
22 Hàm lượng sắt tổng số Mg/l 1,0
23 Hàm lượng thủy ngân Mg/l 0,5
24 Hàm lượng Xia Nua Mg/l 0,07
25 Hàm lượng Benzen Mg/l 0,01
26 Dầu mỏ và các hợp chất dầu mỏ Mg/l 0,1
27 Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ Mg/l 0,01
28 Tổng độ α pCi/l 3
29 Tổng độ β pCi/l 30
(Nguồn: TCVN 5502 – 2003)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

Các nguồn nước sinh hoạt hiện nay của người dân chủ yếu là từ giếng
khoan, do vậy hầu hết các nguồn nước này đều chưa được kiểm định chất
lượng; chỉ có chất lượng nước tại các nhà máy cấp nước sinh hoạt mới có thể
đảm bảo hàm lượng các chất có trong nước đạt tiêu chuẩn chất lượng đưa ra.

Mặc dù vậy do hệ thống đường ống dẫn nước, máy móc không được quan tâm
bảo dưỡng dẫn đến nước khi đến người tiêu dùng chưa đảm bảo chất lượng.
Cùng với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển thì mức độ ô nhiễm môi
trường đang ngày càng gia tăng do chưa có biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm
môi trường, khiến các nguồn nước đang ngày càng ô nhiễm nặng nề và dần
khan hiếm hơn. Ngày nay tỷ lệ người dân phải sử dụng nước bẩn ngày càng
cao lamd cho tỷ lệ người mắc các bệnh về nước ngày càng nhiều. Nguyên
nhân một phần do người dân chưa nhận thức rõ tác hại của việc sử dụng nước
không đảm bảo vệ sinh, và một phần là do nguồn nước khan hiếm khiến
người dân phải chấp nhận sử dụng nước bẩn để duy trì cuộc sống.
2.1.1.3 Vai trò của nước sinh hoạt đối với đời sống con người
Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng
như toàn nhân loại. Nước có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của đời
sống kinh tế xã hội. Nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế
được trong sinh hoạt hàng ngày của con người, là nguồn thiết yếu nuôi sống
con người. Mỗi người đều phải cần một lượng nước nhất định đủ để duy trì
nhịp sống và làm việc hàng ngày. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ
thể con người và được phân bố ở mọi cơ quan như não, máu, tim, gan,
thận,….và có vai trò rất quan trọng trong thành phần cấu tạo nên các cơ quan
đó. Trong não nước chiếm 85%, máu 92%, dịch dạ dày 95%, cơ bắp 75%,
xương 22%, răng 10% (Hoàn Thiện, 2012 ). Nếu các bộ phận trên cơ thể bị
thiếu nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, dễ bị sỏi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

thận,….nếu cơ thể thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập
nhanh, cơ thể mất thăng bằng. Trường hợp thiếu nước kéo dài có thể gây ra
nhiều bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Ngoài ra
nước còn là chất trung chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi dưỡng các bộ

phận trong cơ thể, nước còn tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn
thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể, thải trừ các chất
cặn bã, bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương…
Từ đó cho thấy nước là điều kiện đầu tiên để xác định sự tồn tại của sự
sống, là thành phần không thể thiếu trên trái đất cũng như trong cơ thể con
người. Việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường còn có tầm quan trọng
đặc biệt trong đời sống con người và sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Sử dụng nước sạch giúp chúng ta tránh được các bệnh liên quan đến
nước như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, các bệnh ngoài da,… Ngoài ra nước
còn được sử dụng trong các nhu cầu hàng ngày như tắm, giặt, vệ sinh, và
được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Nước
là nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận, do vậy việc bảo vệ
nguồn nước sạch và sử dụng nước hợp lý ngày càng trở nên bức thiết và có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người, của đất nước.
Với tình trạng ô nhiễm ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước
sinh hoạt dự báo sẽ sớm trở thành một thứ tài nguyên quý giá không kém dầu
mỏ trong thế kỷ trước. Nhưng không như dầu mỏ có thể thay thế bằng các
loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, khí đốt, tài nguyên nước
thì không thể thay thế và trên thế giới tất cả các dân tộc đều cần đến nó để bảo
đảm cuộc sống của mình. Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để
phát triển bền vững tài nguyên nước, từ đó phát triển kinh tế, xã hội và đảm
bảo sức khỏe cho người dân.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

2.1.2. Nguồn cung nước sinh hoạt và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn
cung nước sinh hoạt
2.1.2.1. Nguồn cung nước sinh hoạt
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và
sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định (Ceteris

Paribus) (Kinh tế học vi mô). Cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng và
ý muốn sẵn sàng bán hàng hóa hoặc dịch vụ của người bán. Ngoài ra, cung
còn phụ thuộc vào bối cảnh không gian và thời gian cụ thể. Từ khái niệm về
cung sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nói chung, chúng ta có thể hiểu khái niệm
về cung nước như sau: Cung nước sinh hoạt là biểu thị lượng nước được khai
thác, xử lý mà nhà cung ứng (với tư cách là người bán) có khả năng và sẵn
sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định,với điều kiện
các yếu tố khác không đổi.
Nguồn cung nước bao gồm tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm
là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong
không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất; các nguồn nước ngầm và nước
do sự tan chảy của băng hay tuyết. Mặc dù nước chiếm 70% diện tích trên trái
đất nhưng tỷ lệ nước ngọt chỉ chiếm 2,5% tổng lượng nước trên trái đất. Nhìn
một cách tổng thể, nguồn cung về nước ngọt trên trái đất là do vòng tuần hoàn
nước mang lại, trừ nguồn nước ngọt ở hai cực của trái đất. Trên các lục địa
nguồn cung nước chính đó là nguồn nước mặt và nước ngầm. Do đó, nguồn
cung nước sinh hoạt ngày nay chủ yếu là từ nguồn nước ngầm và nước mặt
(nước mưa, nước ao, hồ, sông, suối).




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

Tài nguyên nước trên trái đất
97.50%
2.50%
Nước mặn
Nước ngọt


Tỷ lệ nước ngọt
70.00%
28.80%
1.20%
Nước băng tuyết
Nước ngầm
Nước ao, hồ

Hình 2.1 Tỷ lệ các nguồn nước trên trái đất
(Nguồn: “Water in the Earth” United Nation World Water development Report 2003)
Từ sơ đồ trên ta thấy, nguồn cung nước bao gồm:
Nguồn nước mặt (chiếm 1,2% lượng nước ngọt trên trái đất): Nước mặt là
nước trong sông, hồ, đầm lầy hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi
chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác.
Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ
chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm
của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa
phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Nguồn nước ngầm (chiếm 28,8% lượng nước ngọt trên trái đất): Nước
ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng
của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước
ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16


vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc
độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ
nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào.
Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một
thời gian dài mà không cần dự trữ. Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn
nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không
thể phục hồi. Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào
tầng chứa. Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Đỉnh núi băng và sông băng (chiếm 1.75% lượng nước ngọt trên trái
đất): Nước được giữ lâu dài trong băng, tuyết. Vùng Nam cực chiếm 90%
tổng lượng băng của Trái Đất, các đỉnh núi băng ở Greenland chiếm 10%
tổng lượng băng toàn cầu.
* Đặc điểm của nguồn cung nước
Tài nguyên nước tồn tại thành các dòng (dòng chảy), từ các dòng chảy
của các con sông, suối hướng ra các cửa sông và hướng ra biển đến các dòng
chảy của các mạch nước ngầm trong lòng đất. Nguồn cung nước thay đổi theo
mùa như vào mùa mưa lượng nước mưa lớn khiến cho lượng nước mặt hoặc
nước nguồn lớn hơn nhiều so với mùa khô. Ngoài ra nguồn cung nước được
phân bố không đồng đều trên các khu vực lãnh thổ và giữa các tháng trong
năm. Trên các vùng lãnh thổ khác nhau có nguồn cung nước tương đối khác
nhau, ví dụ như hầu hết lượng nước ngọt trên trái đất được dự trữ ở hai cực
Bắc và cực nam bán cầu; các khu vực khác có trữ lượng nước ngọt thấp, một
số nơi thiếu nước ngọt trầm trọng như các vùng hoang mạc, bán hoang mạc
hay sa mạc. Sự phân bố không đều về nguồn dự trữ cũng như lượng mưa trên
trái đất đã hình thành lên các khu vực khan hiếm nước; đồng thời tốc độ ô
nhiễm nước mặt và nước ngầm đã làm cho lượng nước sạch để sử dụng trở
nên ngày càng khan hiếm.

×