Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Sử dụng gạo xay trong thức ăn hỗn hợp cho gà Ai cập đẻ trứng thương phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.76 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN THỊ HUYỀN





SỬ DỤNG GẠO XAY TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP
CHO GÀ AI CẬP ðẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM





LUẬN VĂN THẠC SĨ









HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN THỊ HUYỀN



SỬ DỤNG GẠO XAY TRONG THỨC ĂN HỖN HỢP
CHO GÀ AI CẬP ðẺ TRỨNG THƯƠNG PHẨM




CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TÔN THẤT SƠN





HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả



Trần Thị Huyền
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện ñề tài tốt nghiệp, ngoài sự
nỗ lực của bản thân tôi còn nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ quý báu của
nhà trường, các thầy giáo, cô giáo và các bạn ñồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Tôn Thất Sơn và TS. Nguyễn Thị
Mai ñã ñộng viên, hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian làm
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Dinh dưỡng -
Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Nuôi trồng Thuỷ sản, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã góp ý và chỉ bảo ñể luận văn của tôi ñược hoàn thành.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh ñạo công ty Cổ phần Việt
Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ tôi thực hiện
ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

ðể hoàn thành luận văn này, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên khích lệ của
những người thân trong gia ñình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình
cảm cao quý ñó.
Tác giả


Trần Thị Huyền
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng biểu vii
Danh mục sơ ñồ, hình viii
MỞ ðẦU 1
1 ðặt vấn ñề 1
2 Mục ñích của ñề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Gạo xay 3
1.1.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc gạo 3
1.1.2 Khả năng thay thế ngô của thóc và gạo 6
1.2 Thức ăn hỗn hợp 9
1.3 ðặc ñiểm một số nguyên liệu thức ăn cho gia cầm 10
1.3.1 Nhóm thức ăn giàu năng lượng 10
1.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm 16
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng ñến sức ñẻ trứng của gia cầm 18

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 23
2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 23
2.2 Nôi dung và phương pháp nghiên cứu 23
2.2.1 Nội dung nghiên cứu 23
2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 23
2.2.3 Phương pháp phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 24
2.2.4 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 25
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 26
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu trong thức
ăn thí nghiệm 27
3.2 Công thức thức ăn thí nghiệm 32
3.3 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 34
3.4 Tỷ lệ ñẻ 36
3.5 Năng suất trứng 39
3.6 Lượng thức ăn thu nhận 41
3.7 Hiệu quả sử dụng thức ăn 42
3.8 Tỷ lệ nuôi sống của gà mái ñẻ 44
3.9 Khối lượng gà qua các giai ñoạn nuôi 45
3.10 Khối lượng trứng qua các giai ñoạn nuôi 49
3.11 Kết quả khảo sát trứng gà thí nghiệm 51
3.12 Hiệu quả sử dụng gạo xay trong giai ñoạn từ 22 - 38 tuần tuổi 53
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 56
1 Kết luận: 56
2 ðề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC 61

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Arg : Arginine
2. Cs : Cộng sự
3. CV : ðộ lệch chuẩn
4. Cys : Cystein
5. ðC : ðối chứng
6. DDGS : Distillers Dried Grains with Solubles
7. DXKN : Dẫn xuất không nitơ
8. Hist : Histidine
9. HQSDTA

: Hiệu quả sử dụng thức ăn
10.

Isoleu : Isoleucine
11.

KL : Khối lượng
12.

Leu : Leucine
13.

LTATN : Lượng thức ăn thu nhận
14.


Lys : Lysine
15.

ME : Metabolizable Energy (Năng lượng trao ñổi)
16.

Met : Methionine
17.

NSP : Non Starch Polysacharide
18.

Phenyl : Phenylalanine
19.

TA : Thức ăn
20.

TB : Trung Bình
21.

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
22.

Thre : Threonine
23.

TL : Tỷ lệ
24 TME : True Metabolizable Energy (Năng lượng trao ñổi thực)

25.

TN : Thí nghiệm
26.

TPDD : Thành phần dinh dưỡng
27.

Tryp : Tryptophan
28.

TTTA : Tiêu tốn thức ăn
29.

VCK : Vật chất khô


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU


STT Tên bảng Trang

1.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô 4
1.2 Tành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo và cám mì
5
1.3 Thành phần axit amin của gạo lật và ngô hạt 5
1.4 Thành phần axit béo của ngô và gạo lật 6

1.5 Khẩu phần và năng suất chăn nuôi của gà broiler finisher nuôi bằng
thóc so với ngô 7
3.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại nguyên liệu sử dụng trong thức
ăn thí nghiệm 28
3.2 Công thức thức ăn thí nghiệm 33
3.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 35
3.4 Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổ 37
3.5 Năng suất trứng của gà thí nghiệm 40
3.6 Lượng thức ăn thu nhận 41
3.7 Hiệu quả sử dụng thức ăn 43
3.8 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm từ 22 – 38 tuần tuổi 45
3.9 Khối lượng gà mái qua các giai ñoạn nuôi (n=30) 47
3.10 Khối lượng trứng qua các tuần tuổi (n= 300) 50
3.11 Kết quả khảo sát trứng gà thí nghiệm (n = 50) 52
3.12 Hiệu quả sử dụng gạo xay trong giai ñoạn từ 22 – 38 tuần tuổi 54



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC SƠ ðỒ, HÌNH

Sơ ñồ 1.1: Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc 3
Sơ ñồ 2.1. Bố trí thí nghiệm 24

Hình 3.1. Tỷ lệ ñẻ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 38
Hình 3.2 Khối lượng gà qua các giai ñoạn nuôi 48

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Trong những năm gần ñây, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp Việt Nam ñã
phát triển nhanh, với sản lượng năm 2011 ñạt 11,5 triệu tấn (Cục Chăn nuôi, 2012).
Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo thu về 3 tỷ ñô la nhưng hàng năm
Việt Nam lại phải nhập khẩu ñến 80% nguyên liệu ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năm 2011, Việt Nam ñã sử dụng gần 3,7 tỷ ñô la ñể nhập khẩu gần 8 triệu tấn thức
ăn, trong ñó ñáng chú ý 1,3 tỷ ñô la ñể nhập 3,86 triệu tấn ngô, cám gạo và lúa mỳ
(Cục Chăn nuôi, 2012). ðể ñáp ứng chiến lược phát triển chăn nuôi, ñến năm 2020
nhu cầu sử dụng thức ăn của Việt Nam ước tính là 27,4 triệu tấn (tăng 1,3 lần so với
năm 2012). Như vậy với năng lực của ngành nông nghiệp hiện nay chúng ta sẽ phải
nhập nhiều hơn nữa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ñặc biệt các loại giàu năng
lượng như ngô, lúa mỳ, khô dầu. Tuy nhiên Hội ñồng ngũ cốc quốc tế (IGC) dự báo
sản lượng ngô thế giới trong một số năm tới sẽ giảm nhiều do thời tiết khô hạn ở
một số quốc gia sản xuất lớn như Mỹ, Ấn ðộ. Dự báo sản lượng lúa mỳ thế giới ước
tính giảm xuống còn 662 triệu tấn so với dự kiến 665 triệu tấn.
Trong một tương lai không xa, chúng ta hướng ñến chăn nuôi ñể xuất khẩu.
Vì vậy nếu chăn nuôi luôn phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi từ các nước như hiện nay thì sẽ là một rào cản khó vượt qua ñể hướng
ñến mục tiêu này. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới nhưng vẫn
phải nhập quá nhiều nguyên liệu như ngô, ñậu tương, cám gạo thì không thể ñảm
bảo cho một ngành chăn nuôi bền vững. Bên cạnh ñó, hàng năm Việt Nam còn tồn
dư một lượng lớn thóc trong dân, giá lúa nhiều lúc giảm thấp, nhà nước ñã phải chi
nguồn ngân sách không nhỏ cho việc mua tạm trữ lúa gạo ñể bình ổn giá. Như vậy
trong khi nguồn lúa gạo trong nước tồn ñọng khá lớn khoảng 2 triệu tấn mỗi năm thì
ngành chăn nuôi lại chi ra một khoản ngoại tệ không nhỏ ñể nhập 4 triệu tấn nguyên
liệu cung năng lương như ngô lúa mì ñể sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Lúa gạo từ lâu ñã ñược sử dụng trong chăn nuôi, tuy nhiên, tỷ lệ lúa gạo sử
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp tại Việt nam chưa ñược chú trọng ñến.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Sử dụng gạo xay trong thức ăn hỗn hợp cho gà Ai Cập ñẻ trứng thương
phẩm”.
2. Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh ảnh hưởng của việc sử dụng 10% và 15% gạo xay trong thức
ăn ñến khả năng ñẻ trứng của gà Ai Cập.
- ðánh giá hiệu quả của việc sử dụng gạo xay trong khẩu phần ăn cho gà
ñẻ trứng thương phẩm giống Ai Cập.






















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Gạo xay
1.1.1.Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc gạo
Thóc và phụ phẩm của ngành chế biến thóc gạo bao gồm các thành phần như sau:
Trấu (husk, 20%)
Gạo xay (còn gọi là gạo lức, gạo lật ) (brown rice, 80%)
Cám bổi (polard, 11%)
Cám mịn (Rice polishing, 8%)
Cám thô (bran, 3%)
Tấm (crack rice, 2%)
Gạo trắng (white rice, 67%)
Tỷ lệ các thành phần của thóc, gạo và các loại phụ phẩm ñược thể hiện trong
Sơ ñồ 1.1.

Sơ ñồ 1.1: Tỷ lệ phụ phẩm của ngành xay xát thóc
(Nguồn: D. Floukes, 1998)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô ñược ñánh
giá ở các chỉ tiêu năng lựợng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất xơ,
chất khoáng (Bảng 1.1). So với ngô, gạo lật có các chỉ tiêu trên không chênh lệch

nhau ñáng kể, ñặc biệt giá trị năng lượng dạng tiêu hóa (biểu thị bằng TDN trên lợn,
bò), dạng trao ñổi (biểu thị bằng TDN trên gia cầm) hầu như tương ñương nhau. Chỉ
có giá trị năng lượng tiêu hóa của thóc là kém của gạo lật hay ngô khoảg 15-20%.
ðiểm yếu của gạo lật so với ngô là nghèo chất béo hơn (2% so với 4%) và không có
sắc chất vàng (xanthophyll và criptoxanthine…).
Bảng 1.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô
(Nguồn: Kiyomi Kosaka, 1990)
Gạo lật Thóc Ngô
STFC*

Arbolio**

STFC*
Arbolio**

STFC*

ðộ ẩm (%) 13,8 14,2 13,7 14,0 13,5
Protein thô (%) 7,9 8,1 8,9 7,1 8,8
Béo thô (%) 2,3 2,1 2,2 1,9 3,9
Chiết chất không nitơ NFE(%)

73,7 74,3 61,2 65,0 70,7
Xơ thô (%) 0,9 0,9 8,6 7,0 1,9
Tro thô (%) 1,4 1,4 5,4 5,0 1,2
TDN bò 81,3 - 66,3 - 79,9
TDN lợn 82,5 - 63,4 - 80,7
ME gia cầm (Mcal/kg) 3,29 3,35 2,64 2,85 3,27
*STFC: Srandard Tables of Feed Composition in Japan, 1987
** Arbolio: Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ Yamzaki et al., 1988


Một phụ phẩm chủ yếu của ngành chế biến thóc gạo là cám gạo thì cám gạo
có hàm lượng protein tương ñương, nhưng lại có giá trị TDN hay ME cao hơn TDN
và ME của cám mì, trừ cám gạo chích ly (Bảng 1.2).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Bảng 1.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo và cám mì
(Nguồn: Srandard Tables of Feed Composition in Japan,1987)
Thành phần axit amin thiết yếu của gạo lật và ngô có sự chênh lệch nhau, lysine
và methionine của gạo lật thấp hơn của ngô, nhưng hàm lượng threonine và tryptophan
lại cao hơn của ngô và tổng 16 axit amin của gạo lật cao hơn ngô gần 4% (Bảng 1.3).
Bảng 1.3 Thành phần axit amin của gạo lật và ngô hạt (%)
Ngô hạt Gạo lật
ðộ ẩm
11,8 11,7
Protein thô
7,93 8,0
Aspartic acid
0,64 0,53
Threonine
0,26 0,30
Serine
0,27 0,37
Glutamic acid
1,28 1,55
Glycine
0,38 0,30
Alanine
0,49 0,62

Valine
0,46 0,34
Methionine
0,24 0,17
Isoleucine
0,31 0,28
Leucine
0,60 1,03
Tryptophan
0,35 0,38
Phenylalanine
0,40 0,47
Histidine
0,27 0,28
Lysine
0,31 0,25
Arginine
0,60 0,35
Cystine
0,57

0,57 0,49
(Nguồn: X.S. Piao và cs., 2002)
Cám mì
ñặc biệt
Cám mì
thường
Cám gạo Cám gạo
trích ly
ðộ ẩm (%)

Protein thô (%)
Béo thô (%)
Chiết chất không nitơ
(NFE)(%)
Xơ thô (%)
NDF (%)
Tro thô (%)
TDN bò (%)
TDN lợn (%)
ME gia cầm (Mcal/kg)
13,3
14,0
2,9
62,9
4,2
4,8
2,7
75,9
68,5
2,26

13,0
15,4
4,1
53,4
9,1
12,5
5,0
62,9
58,9

1,94
12,0
14,8
18,5
38,2
7,7
-
8,8
80,5
75,5
2,79
13,1
17,7
1,9
47,1
8,5
11,5
11,7
55,9
52,4
1,65
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Hàm lượng chất béo của gạo lật tuy chỉ bằng 2/3 của ngô nhưng tổng axit
béo chưa no thấp hơn của ngô, tỷ lệ axit béo chưa no/axit béo no của gạo lật thấp
hơn của ngô (USFA/SFA gạo lật = 0,45 còn của ngô = 0.69) (Bảng 1.4). ðiều này
giúp cho mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm vỗ béo cứng hơn và dễ chế biến hơn khi
con vật ăn khẩu phần chứa gạo lật so với ăn ngô.
Bảng 1.4 Thành phần axit béo của ngô và gạo lật (%)

Chỉ tiêu Ngô Gạo lật
Axit béo no
C14:0 - -
C16:0 1,3016 1,8931
C18:0 0,0824 0,1139
Tổng 1,3840 2,0070
Axit béo chưa no
Monounsatured
C16:1

-

-
C18:1 0,5226 0,1169
Polyunsatured
C18:2

0,4087

0,7643
C18:3 0,0286 0,0243
Tổng 0,4373 0,7886
Tổng axit béo chưa no 0,9599 0,9055
Tỷ lệ axit béo chưa no/no 0,6936 0,4512
(Nguồn: X.S. Piao và cs., 2002)
1.1.2 Khả năng thay thế ngô của thóc và gạo
* Các nghiên cứu của Nhật
- Một thí nghiệm trên gà ñẻ trứng cho ăn 4 khẩu phần iso-energy và iso-
protein chứa thóc (rough rice) ở các tỷ lệ 0, 35, 50 và 60% ñã thấy không có sự sai
khác có ý nghĩa ñối với các chỉ tiêu như sản lượng trứng, khối lượng trứng, thu

nhận thức ăn, tỷ lệ sống và tăng trọng của gà trong thời gian thí nghiệm. Chỉ có chỉ
tiêu ñậm ñộ màu lòng ñỏ thì giảm khi tỷ lệ thóc trong khẩu phần tăng.
- Một thí nghiệm khác trên gà broiler kéo dài 8 tuần với các khẩu phần chứa
0, 35, 50 và 60% thóc, giai ñoạn 4 tuần ñầu gà ăn khẩu phần chứa 20% protein và
2790 kcal ME/kg, giai ñoạn 4 tuần sau ñó gà ăn khẩu phần chứa 16% protein và
2990 kcal ME/kg. Kết quả ở bảng 5 chỉ ra rằng: tăng trưởng của gà ăn thóc tốt hơn
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

so với gà ăn ngô. ðối với 3 nghiệm thức cho ăn thóc với các tỷ lệ nêu trên không
thấy có sai khác về tăng trưởng và thu nhận thức ăn. Chỉ có ñậm ñộ mầu của da
chân thì giảm khi khẩu phần chứa nhiều thóc.
Chương trình nghiên cứu của Nhật về giá trị dinh dưỡng của thóc và khả
năng thay thế thóc cho các loại hạt khác trong thức ăn chăn nuôi bắt ñầu thực hiện
từ năm 1970, khi mà thóc ñã vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên trong
ñiều kiện sản xuất của Nhật giá 1tấn thóc lên tới 600 USD, trong khi giá 1 tấn ngô
nhập khẩu ở thời ñiểm ñó chỉ có 286 USD. Mặc dù chương trình này không khả thi
nhưng các nhà khoa học Nhật cho rằng các kết quả nghiên cứu của họ sẽ có ích cho
các nước châu Á khác có ñiều kiện khí hậu và ñất ñai thuân lợi cho việc trồng lúa,
ñảm bảo năng suất lúa cao và giá thành hạ hơn ngô.
Bảng 1.5 Khẩu phần và năng suất chăn nuôi của gà broiler finisher
nuôi bằng thóc so với ngô
0% thóc 35% thóc

50% thóc 60% thóc

Công thức thức ăn %
Ngô 71,65 35,71 20,43 9,65
Thóc tẻ 0 35,0 50,0 60,5
Khô ñậu tương 11,9 15,0 16,3 17,2

Cám gạo chích ly 8,7 3,7 1,5 0
Mỡ vàng 2,0 4,9 6,1 7,0
Bột cá 3,0 3,0 3,0 3,0
Ca carbonate 1,36 1,07 0,95 0,86
Ca phosphate 0 0,23 0,33 0,4
Chất khoáng 0,45 0,45 0,45 0,45
Phụ gia 0,94 0,94 0,94 0,94
Protein thô % 16 16 16 16
ME kcal/g 2,99 2,99 2,99 2,99
Thể trọng tăng (kg) 2,00
a
2,189
b
2,231
b
2,201
b

Thức ăn thu nhận (kg) 4,887
a
5,148
b
5,148
b
5,038
ab

Thức ăn/tăng trọng 2,45
a
2,36

ab
2,31
b
2,29
b

Tỷ lệ nuôi sống (%) 96,5 95,5 89,5 92,8
ðậm ñộ mầu chân* 5,08 3,38 1,48 <1
(a≠ b với P<0,05) ( Dẫn theo Kiyomi Kosaka, 1990)

*Các nghiên cứu của Trung quốc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Các nghiên cứu gần ñây của X.S. Piao và cs., (2002) ở trường ðại học Nông
nghiệp Bắc Kinh ñã tập trung vào việc ñánh giá tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng
của gạo lật và của ngô nhằm xem xét khả năng thay thế ngô của gạo lật trong khẩu
phần nuôi lợn thịt giai ñoạn sinh trưởng (thể trọng ñầu thí nghiệm 44 kg). Kết quả
thí nghiệm của Piao cho thấy: tất cả các lợn ăn khẩu phần chứa gạo lật (60% gạo
lật) ñều có tỷ lệ tiêu hóa tốt hơn khẩu phần ngô (60% ngô) về các chỉ tiêu năng
lượng thô (GE), chất khô (DM) và protein (CP). Tỷ lệ tiêu hóa GE, DM và CP của
khẩu phần chứa gạo lật lần lượt là 87,7; 81,7 và 78,5% trong khi các chỉ tiêu này
của khẩu phần ngô lần lượt là: 80,5; 80,2 và 75,2%.
Giống như kết quả của Piao, trước ñó He và cs., (1994) cũng báo cáo rằng: tỷ
lệ tiêu hóa protein và tỷ lệ ME/GE của gạo lật lần lượt là 73,71 và 65,03% trong
khi các chỉ tiêu này của ngô lần lượt là 69,17 và 59,89%. Kết quả nghiên cứu của
Piao còn cho biết: hàm luợng urê (BUN) và glucose (TG) huyết thanh của lợn ăn
khẩu phần gạo lật ñều thấp hơn của lợn ăn khẩu phẩn ngô. Hàm lượng BUN có
tương quan nghịch với sự cân bằng axit amin khẩu phần, BUN của khẩu phần gạo
lật thấp chứng tỏ gạo lật có cân bằng axit amin tốt hơn ngô (BUN của lợn ăn khẩu

phần gạo lật/ngô là 21/23 mmol/dl). Hàm lượng ñường glucose huyết thanh của lợn
ăn khẩu phần gạo lật thấp hơn của khẩu phần ngô cũng chứng tỏ lợn ăn gạo lật có
ñáp ứng insulin tốt hơn so với ăn ngô (TG của lợn ăn khẩu phần gạo lật/ngô là:
137,5/151,6 mg/g). Các kết quả nghiên cứu của X.L. Li và cs., (2006) về khả năng
tiêu hóa của gạo lật và ngô trên lợn giai ñoạn sinh trưởng (thể trọng ñầu thí nghiệm
24 kg) cũng cho những kết luận rằng: hầu hết các chất dinh dưỡng của gạo lật Trung
quốc (Chinese Brown Rice) ñều có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn ngô, năng lượng trao ñổi
(ME) của gạo lật tương ñương với ngô.
Các kết quả nghiên cứu trên ñây ñã giúp nhóm các nhà khoa học của ðại
học Nông nghiệp Bắc Kinh kết luận, gạo lật có thể thay thế 100% ngô trong khẩu
phần lợn ñang sinh trưởng.
* Khả năng sử dụng thóc gạo thay thế ngô trong chăn nuôi ở Việt Nam
Xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo (gạo lật: brown rice) thay thế
ngô trong chăn nuôi lợn là hoàn toàn khả thi. Ở ñây chỉ còn vấn ñề tương quan về
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

giá của ngô và gạo. Nếu theo thời giá tháng 10 năm 2012, 1kg thóc giá 6200 VNð
(giá mua vào của Công ty TACN), tỷ lệ gạo lật/thóc = 80% thì giá 1 kg gạo lật là
7750 VNð (chưa tính chi phí xay sát), ñắt hơn ngô 7,63% (1kg ngô giá 7200 VNð).
Nếu 1kg thóc chỉ có giá 4200 VNð (giá chỉ ñạo của Hiệp hội Lương thực Việt nam
VFA trong chương trình mua thóc tạm trữ năm 2009) thì giá 1 kg gạo lật chỉ còn là
5400 VNð (ñã tính thêm 150VNð/kg cho phí xay sát), rẻ hơn ngô 25%. Chiến lược
sản xuất thóc gạo và sử dụng thóc gạo trong chăn nuôi, bao gồm quy hoạch về diện
tích, về chủng giống, về ñiều tiết lượng thóc gạo xuất khẩu, cũng như áp dụng các
biện pháp kỹ thuật phù hợp ñể có năng suất cao và ñảm bảo giá thóc gạo sản xuất ra
rẻ hơn ngô khoảng 10%.
1.2 Thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn ñã ñược chế biến sẵn, do một số loại thức ăn
phối hợp với nhau mà tạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có ñầy ñủ tất cả các chất

dinh dưỡng thoả mãn ñược nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh
dưỡng nhất ñịnh ñể bổ sung cho con vật. Thức ăn hỗn hợp gồm hai loại chính ñó
là: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp ñậm ñặc. Ngoài ra còn có thức
ăn hỗn hợp bổ sung.
Theo tác giả Vũ Duy Giảng và Cs (1997), khi gia súc, gia cầm sử dụng thức
ăn hỗn hợp dạng viên sẽ có nhiều ưu thế hơn khi sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng
bột. Thứ nhất, khi ăn thức ăn dạng viên sẽ giảm ñược lượng thức ăn rơi vãi tới 10
– 15% so với thức ăn hỗn hợp dạng bột. Thứ hai là giảm ñược thời gian ăn. Thứ
ba, gia cầm rất mẫn cảm với bệnh ñường hô hấp do bụi của thức ăn cho nên khi sử
dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên sẽ giúp chúng tránh ñược bụi khi ăn và giảm
những căn bệnh ñường hô hấp. Hơn nữa, chất lượng thức ăn hỗn hợp dạng viên
cũng ñược nâng cao hơn trong quá trình chế biến. Dưới tác dụng cơ giới, nhiệt ñộ
và áp suất trong khi ép viên, kết cấu ligin và cellulose có trong thức ăn sẽ bị phá
vỡ, từ ñó làm tăng khả năng tiêu hoá tinh bột và chất xơ ở vật nuôi. Ép viên còn
làm chậm khả năng oxy hoá của các vitamin tan trong dầu mỡ và tiêu diệt phần
lớn các vi sinh vật, nấm mốc và một số mầm bệnh.
Theo Denixov (1971) thì thức ăn hỗn hợp dạng viên có lợi cả về quy trình chế
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

biến và hiệu quả kinh tế. Thức ăn hỗn hợp dạng viên dễ bảo quản hơn, dùng ñể vỗ
béo cho gia súc gia cầm thì khả năng khối lượng cơ thể cũng cao hơn.
Chính nhờ những ưu ñiểm nổi bật như vậy mà hiện nay trên thế giới thức ăn
hỗn hợp dạng viên chiếm 60 - 70% tổng lượng thức ăn hỗn hợp (Vũ Duy Giảng
và cộng sự, 1997).
Mặc dù có rất nhiều ưu ñiểm, song thức ăn hỗn hợp dạng viên cũng có
những nhược ñiểm mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng. ðiều ñầu tiên là giá thành
của thức ăn dạng viên cao hơn thức ăn dạng bột do phải tốn chi phí thêm cho quá
trình ép viên. ðiều thứ hai cần phải khắc phục ñó là trong quá trình ép viên,
nhiệt ñộ cao ñã làm phân huỷ một số vitamin từ nguyên liệu. Ở gà nuôi theo

phương thức công nghiệp, khi cho ăn bằng thức ăn viên thì nhận thấy tỷ lệ gà mổ
cắn nhau cao hơn bình thường, do ñó phải cắt mỏ và sử dụng một số biện pháp
hỗ trợ khác. Một nhược ñiểm nữa mà người chăn nuôi cần phải lưu ý khi cho gà
ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên thì cần cung cấp ñầy ñủ nước uống vì lượng nước
tiêu thụ khi cho ăn thức ăn dạng viên cao hơn khi ăn thức ăn dạng bột (Vũ Duy
Giảng và cộng sự, 1997).
1.3 ðặc ñiểm một số nguyên liệu thức ăn cho gia cầm
Dinh dưỡng thức ăn là một trong những yếu tố quyết ñịnh tới năng suất
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Muốn thức ăn có chất lượng
tốt thì cần phải có các loại nguyên liệu ñảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng theo quy
ñịnh. Trong phạm vi của ñề tài này chúng tôi chỉ ñề cập tới một số nguyên liệu
chính thường dùng trong chăn nuôi gia cầm.
1.3.1 Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới
18% ñược xếp vào nhóm thức ăn giàu năng lượng (Irma, 1983), Kellem và
Church, 1998). Nhóm thức ăn giàu năng lượng bao gồm các loại hạt ngũ cốc như
ngô, lúa mỳ, cao lương…, các phụ phẩm của ngành xay xát như: tấm, cám,
gạo…, các loại thức ăn củ như sắn, khoai lang, khoai tây…và các chất dầu mỡ.
Dưới ñây là một số nguyên liệu chính.
* Ngô
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Ngô là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thức ăn chăn nuôi cho gia cầm do
các nguyên nhân liên quan ñến ñặc ñiểm thực vật và giá trị dinh dưỡng, nó thường
chiếm 45 – 70% trong khẩu phần ăn hằng ngày của gia cầm (Ward và Fedge, 1996).
So với các loại thức ăn ngũ cốc khác thì ngô là loại thức ăn giàu năng lượng (1 kg
hạt ngô có từ 3200 – 3300 kcal ME). Ngô chứa 65% tinh bột, hàm lượng xơ thấp từ
2 – 6%, protein thô dao ñộng từ 8 – 13% tính theo vật chất khô (Vũ Duy Giảng và
cộng sự, 1997).

Axit amin hạn chế nhất trong ngô là Lys. Gần ñây người ta ñã tạo ra ñược
một số giống ngô mới giàu axit amin hơn, như giống Oparque – 2 có hàm lượng
Lys cao hơn nhiều so với ngô bình thường, song vẫn nghèo Met. Một giống ngô
mới nữa là Floury – 2 có hàm lượng Lys và Met cao hơn giống ngô Oparque – 2.
Nếu dùng loại ngô này thì không cần bổ sung thêm Met (NRC, 1994).
Hàm lượng lipit của ngô có từ 3 – 6%, chủ yếu là các loại axit béo chưa no,
ngoài ra ngô còn chứa một hàm lượng ñáng kể caroten (tiền vitamin A) và sắc tố
màu xantophyll. Theo Tôn Thất Sơn và Cs (2006) trong thực vật có chứa rất nhiều
xantophyll (C
40
H
56
O
2
), ñây là những dẫn xuất có chứa oxy của caroten. Các
xantophyll ñều là cấu tử chủ yếu của các sắc tố vàng của hoa, lá, nụ, quả. Trong ngô
vàng thì thành tố này tồn tại dưới dạng cryptoxanthin và zeaxanthin. Vì vậy, khi cho
gia cầm ăn ngô vàng hoặc ngô ñỏ thì màu sắc của lòng ñỏ trứng sẽ ñậm hơn bình
thường, da gà và lòng ñỏ trứng gà sẽ vàng ñẹp hơn. ðiều này làm tăng giá trị chất
lượng của sản phẩm.
Nhược ñiểm chính khi dùng ngô là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc
Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là với ngô tại các vùng ñược thu
hoạch trong mùa mưa không ñủ ñiều kiện phơi hoặc sấy khô ñúng mức. Theo nhiều
nghiên cứu của Nguyễn Chí Hanh và Cs (1996) thì khi bắt ñầu ñưa ngô vào bảo
quản, ngô ñã bị nhiễm nấm mốc (100.10
3
khuẩn lạc/gam) nhưng chưa xuất hiện
aflatoxin. Sau 2 tháng bảo quản ñã xuất hiện aflatoxin ở mức thấp (40µg/kg). Mức
ñộ nhiễm nấm mốc, ñộc tố tăng dần và ñạt mức cao sau 5 tháng bảo quản (200.10
3


khuẩn lạc/gam và 553,2µg aflatoxin/1 kg hạt). Trong vụ hè thu, khi bảo quản ngô
hạt thì sự biến ñổi thành phần hóa học và sự sản sinh aflatoxin thấp hơn khi bảo
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

quản trong vụ ñông xuân. Bên cạnh ñó, trong ngô còn chứa hàm lượng bột ñường
và mỡ cao nên ngô rất dễ bị mọt phá hoại. Mọt xuất hiện nhiều nhất trong ngô ở giai
ñoạn chuyển từ khô hanh sang nóng ẩm. Trong 10 – 15 ngày, mọt có thể ăn hỏng
toàn bộ kho ngô hàng chục tấn (ðào Văn Huyên, 1995).
Với những ñặc tính như trên, nếu ngô không bị nhiễm mốc thì có thể ñược sử
dụng tối ña làm nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm
cho ñến khi nào giá cả còn chấp nhận ñược.
* Cám gạo
Cám gạo là nguồn thực phẩm của ngành xay xát gạo. Lượng cám thu ñược
bình quân là 10% khối lượng lúa (Dương Thanh Liêm, 2006). Việt Nam hiện có sản
lượng gạo xuất khẩu ñứng thứ 2 thế giới nên nguồn cám gạo rất dồi dào.
Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cám gạo có chứa
khoảng 10 – 13% protein thô, 10 – 15% lipit thô, 8 – 9% xơ thô và 9 - 10% khoáng
tổng số. Ngoài ra trong cám gạo còn rất giàu vitamin nhóm B, ñặc biệt là vitamin
B1. Trong 1 kg cám gạo có 22,2 mg vitamin B1; 13,1 mg B6 và 0,43 mg Biotin (Vũ
Duy Giảng, 1996).
Cám gạo chứa khoảng 14 – 18% là dầu (BoGohl, 1993). Vì vậy, cám gạo có
mùi thơm ngon và gia cầm rất thích ăn. Nhưng ñây cũng chính là nhược ñiểm của
cám, bởi vì trong dầu cám có men lipaza làm phân giải các axit béo không no nên
dễ làm cho mỡ bị ôi thiu, giảm chất lượng của cám, khi ñó cám sẽ trở nên ñắng và
khét. Trong cám gạo hàm lượng photpho cao hơn hàm lượng canxi gấp 10 lần
nhưng lại có tới 70% photpho ở dạng phitin không hấp thu ñược.
*Hạt mì và cám mì
Lúa mì là loại cây lương thực trồng phổ biến ở các vùng ôn ñới. Tùy theo

màu sắc của hạt có các loại màu ñỏ nâu, trắng và tía. Các loại hạt hoặc cám của hạt
lúa mì có thể dùng trong thức ăn chăn nuôi. Hạt mì và cám mì có hàm lượng ñạm
thô khoảng 14 – 16% (Dương Thanh Liêm, 2006). Hạt mì và cám mì có hàm lượng
NSP cao nên khó tiêu hóa, nhất là với gà. Khi sử dụng cần kèm theo các enzyme
tiêu hóa NSP ñể làm tăng giá trị dinh dưỡng.
1.3.2 Nhóm thức ăn giàu protein
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Theo Irma (1983), Kellems và Church (1998), thức ăn giàu protein là tất cả các
loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn giàu protein
gồm hai loại là thức ăn giàu protein có nguồn gốc ñộng vật như: bột cá, bột thịt xương,
bột máu… và thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ thực vật như: hạt ñỗ tương, hạt lạc,
hạt vừng, hạt ñậu xanh, khô dầu ñỗ tương, khô dầu hạt cải, khô dầu lạc, khô dầu dừa,
khô dầu hướng dương….
1.3.2.1 Nhóm thức ăn giàu protein có nguồn gốc ñộng vật
Thức ăn giàu protein có nguồn gốc ñộng vật thường có giá trị sinh học cao,
khả năng tiêu hóa và hấp thu tốt hơn so với thức ăn protein có nguồn gốc thực vật.
Phần lớn chúng là những nguồn protein khá cân ñối các axit amin cần thiết. Trong
các loại thức ăn cung cấp protein có nguồn gốc ñộng vật cho gia cầm ñiển hình nhất
là bột cá.
* Bột cá
Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 km nên có vùng biển ñánh bắt cá rộng lớn
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bột cá. Cùng với hàm lượng và chất
lượng protein cao, bột cá còn là nguồn cung cấp rất tốt các chất khoáng (canxi,
photpho và khoáng vi lượng) và vitamin. Bột cá cũng tạo ñộ ngon miệng cao cho
thức ăn lợn, gà (Dương Thanh Liêm, 2006).
Bột cá rất giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa trên
50% protein, tỷ lệ axit amin cân ñối, có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh. Trong 1 kg
bột cá có chứa 52g Lys, 15 – 20g Met, 8 – 10g Cys, giàu Ca, P với tỷ lệ tương ñối

cân ñối (canxi khoảng 6 – 7 %, photpho khoảng 4%), giàu vitamin B12, B1, ngoài
ra còn có cả vitamin A và D.
Từ nhiều kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ñịnh protein trong bột cá
có giá trị sinh học cao. Trong bột cá có ñủ các axit amin không thay thế, dễ tiêu hoá
như Met, Cys, Lys, Thre, Tryp. Theo Fin (2000), hàm lượng Lys trong bột cá trích
(herring) là 6,1%, gần gấp ñôi so với hàm lượng Lys có trong bột ñỗ tương (3,1%) và
gần gấp ba so với hàm lượng Lys có trong bột sữa (2,5%). Tác giả cũng cho biết: hàm
lượng Met và Cys trong bột cá (2,6 – 2,9%) cao hơn trong ñỗ tương (1,5%). Sự có mặt
của bột cá trong khẩu phần sẽ khắc phục ñược sự thiếu hụt các axit amin này khi sử
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

dụng khẩu phần có nguồn gốc protein thực vật là chính.
Khi so sánh protein của bột cá với một số nguồn protein khác, Fin (2000) cho
biết: hàm lượng protein thô của bột cá hơn hẳn các loại thức ăn khác, bột cá Chilê
có hàm lượng protein thô là 73%, bột cá trích (herring) hàm lượng protein thô là
77% ; trong khi ñỗ tương chỉ ở mức 35% protein thô, bột sữa là 37% protein thô.
Không chỉ có thế, hàm lượng protein dễ tiêu hoá ở bột cá cũng tương ñối cao (69 –
72%), ñỗ tương là 32%, bột sữa là 33%. Như vậy cả về lượng và chất, protein của
bột cá ñều hơn hẳn protein của các loại thức ăn khác.
Nhiều tác giả còn cho biết: Trong bột cá còn có các “yếu tố chưa xác ñịnh
ñược” làm tăng tỷ lệ ấp nở trứng của gia cầm. ðặc biệt ñối với gà thịt chỉ cần sử
dụng ở mức 3,9% trong thức ăn hỗn hợp ñã làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, kích
thích sinh trưởng. Do ñó, chất lượng của bột cá có ảnh hưởng rất quan trọng tới chất
lượng thức ăn hỗn hợp. Chất lượng bột cá phụ thuộc rất nhiều vào loại cá và các bộ
phận của cá ñem chế biến. Nếu bột cá chế biến từ những loại cá nhỏ hoặc ñầu cá,
vây cá thì hàm lượng protein rất thấp (từ 20 – 25%), trong khi ñó bột cá ñược chế
biến từ cá lớn thì hàm lượng protein trên 50%. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN,
2005) thì bột cá loại I phải ñạt trên 50% protein, loại II: 40 – 50% protein và loại
III: 35 – 40% protein.

Ở nước ta chất lượng của bột cá ñang là một vấn ñề cần ñược quan tâm. Do
phương tiện ñánh bắt cá khác nhau nên chất lượng bột cá cũng bị ảnh hưởng. Với
những tàu thuyền nhỏ không có hầm lạnh bảo quản cá trong thời gian dài ñánh bắt cá
ngoài khơi nên ngư dân phải bảo quản bằng cách ướp muối. ðiều này làm cho hàm
lượng muối ăn trong những loại bột cá này thường rất cao, có khi lên tới 20 – 30%.
Do ñó nếu cho gia cầm sử dụng loại bột cá này thì không những không có lợi mà còn
làm cho chúng bị ngộ ñộc. Vì vậy, trước khi dùng bột cá ñể xây dựng khẩu phần cần
phải tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của nó nhất là hàm lượng muối.
* Bột thịt, bột thịt xương
ðây là sản phẩm từ lò mổ gia súc bao gồm tất cả phần còn lại của ñộng vật
không dùng làm thức ăn cho người ñược như phổi, ruột già, gân, móng, lông và có
thể cả xương. Nếu có cả xương thì ñược gọi là bột thịt xương (Dương Thanh Liêm,
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

2006). Bột thịt và bột thịt xương có thể sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khô,
các nguyên liệu ñược ñun nóng trong một bếp hơi ñể tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở
dạng ẩm, các nguyên liệu ñược ñun nóng bằng hơi nước có dòng ñiện chạy qua, sau
ñó rút nước, ép ñể tách mỡ và sấy khô.
Bột thịt chứa 60 – 70% protein thô, bột thịt xương chứa 45 – 55% protein
thô. Chất lượng protein của hai loại này ñều cao, axit amin hạn chế là Met và Tryp .
Hàm lượng lipit dao ñộng trong khoảng 3 – 13%, trung bình là 9%. Bột thịt xương
giàu khoáng hơn bột thịt, ñặc biệt là hàm lượng Ca, P, Mg. Tuy nhiên cả hai loại
này ñều rất giàu vitamin B1.
Hai loại thức ăn này thường ñược bổ sung vào khẩu phần ăn của gia súc, gia
cầm ñể làm cân bằng axit amin trong ñó và có thể sử dụng mức tối ña cho gia cầm
tới 15% trong khẩu phần. ðiểm cần lưu ý khi sử dụng là phải bảo quản bột thịt và
bột thịt xương trong ñiều kiện thích hợp ñể tránh làm thất thoát vitamin và mỡ khỏi
bị ôi thiu. Và ñiều quan trọng cần nhớ là bột thịt cũng như các sản phẩm chế biến từ
ñộng vật cần phải xử lý nhiệt kỹ lưỡng ñể tránh các mầm bệnh còn hiện diện. Trước

ñây, mầm bệnh ñược quan tâm nhiều là Salmonella, nhưng ngày nay vi khuẩn gây
thương hàn ñã trở thành mối quan tâm thứ hai sau bệnh bò ñiên vốn rất dễ lây lan
qua các sản phẩm ñộng vật, nhất là từ thức ăn gia súc có nguồn gốc ñộng vật. Vì
vậy hiện nay xu hướng các nước châu Âu hạn chế hoặc ngưng hẳn việc sử dụng bột
thịt/bột thịt xương trong khẩu phần ăn ñộng vật, nhất là trên thú nhai lại và bò.
1.3.2.2 Nhóm thức ăn giàu protein có nguồn gốc thực vật
* ðỗ tương
Nếu như ngô ñược xem là loại hạt chủ lực trong thức ăn gia cầm ñể cung cấp
năng lượng thì ñỗ tương là loại hạt chủ lực ñược sử dụng cung cấp protein trong
thức ăn chăn nuôi. Trong ñỗ tương có khoảng 38 – 42% protein thô, 18 – 22%
dầu. Protein của ñỗ tương có chứa ñầy ñủ các axit amin cần thiết như Cys, Lys,
nhưng Met là axit amin hạn chế thứ nhất trong hạt ñỗ tương. Trong ñỗ tương có
chất ức chế men trypsin, chymotrysin. Sự có mặt của các chất này ñã làm giảm
ñi giá trị sinh học protein của ñỗ tương, giảm khả năng tiêu hóa của peptit,
nhưng các chất này có thể bị phá hủy bởi nhiệt ñộ. Vì vậy, cần phải có biện pháp
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

xử lý nhiệt thích hợp như rang, hấp, luộc chín hoặc dùng tia hồng ngoại ñể nâng
cao tỷ lệ tiêu hóa và khử các chất ñộc có trong hạt ñỗ tương.
* Khô dầu ñỗ tương
Khô dầu ñỗ tương là phụ phẩm của ngành ép dầu ñỗ tương. ðây là một trong
những nguồn thức ăn protein thực vật có giá trị nhất. Thành phần cơ cấu axit amin
của nó có thể ngang với protein ñộng vật, trừ Met. Khô dầu ñỗ tương có thể phối
hợp tỷ lệ cao, ñến 30% trong khẩu phần thức ăn cho cả gà con, gà broiler và gà ñẻ
(Ward và Fedge, 1996). Bởi vì trong khô dầu ñỗ tương có hàm lượng protein cao
(42 – 44,7%) nhưng năng lượng chỉ ở mức thấp 2400 – 2530 kcal/kg ở thể khô
không khí (Smith, 1991). Tỷ lệ sử dụng của khô dầu ñỗ tương trong khẩu phần ăn
cho gà con và gà broiler là 25%, gà dò (hậu bị) sử dụng từ 15 – 20% và gà ñẻ sử
dụng từ 20 – 25%. Hàng năm nước ta nhập ñến trên 400.000 tấn cả ñỗ tương

nguyên dầu và khô dầu ñỗ tương. Chúng ta cần chú ý rằng, công nghệ ép dầu (ép
máy hoặc ép thủ công) có ảnh hưởng rất lớn ñến chất lượng của khô dầu ñỗ tương.
1.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn trong chăn nuôi gia cầm
Theo Chamber và Cs (1984), hiệu quả sử dụng thức ăn (HQSDTA) ñược
ñịnh nghĩa là mức ñộ tiêu tốn thức ăn cho một ñơn vị sản phẩm. Từ mức ñộ tiêu tốn
thức ăn (TTTA) người ta tính ñược chi phí thức ăn.
Chi phí thức ăn thường chiếm ñến 70% giá thành sản phẩm của chăn nuôi.
Chính vì vậy, HQSDTA là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng, nó quyết ñịnh
tới giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi. Không
những thế, ñây còn là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung
và gia cầm nói riêng. Việc chọn lọc về tốc ñộ tăng trọng thường kèm theo sự cải tiến
HQSDTA. Chambers và Cs (1984) xác ñịnh hệ số tương quan di truyền giữa khối
lượng cơ thể và tốc ñộ tăng trọng với lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao (0,5 – 0,9) còn hệ
số tương quan di truyền giữa tốc ñộ sinh trưởng và HQSDTA có giá trị âm và biến
ñộng từ -0,2 ñến -0,8.
HQSDTA phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. ðoàn Xuân Trúc và Cs
(1993) cho biết TTTA cho một ñơn vị sản phẩm phụ thuộc vào ñặc ñiểm di truyền
của từng dòng giống gia cầm. Bùi ðức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) cho biết nuôi gà

×