Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Địa lí lớp 12 - Vòng 1, bảng C (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.75 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I
LONG AN Ngày thi: 06/10/2011
MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG C)
Thời gian 180 phút (không kể phát đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu I (4,0 điểm)
1. a/ Nêu tên các hệ quả chuyển động xung quanh trục của Trái Đất.
b/ Khi nước Anh (kinh tuyến gốc) là 15 giờ ngày 09/09/2011 thì tương ứng mấy giờ và
ngày nào tại các quốc gia thuộc kinh độ sau đây:
Quốc gia Hoa Kì Anh Liên Bang Nga Việt Nam Ôxtrâylia
Kinh độ 120
0
T 0
0
45
0
Đ 105
0
Đ 150
0
Đ
Giờ 15
Ngày 09/09/2011
2. Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ.
Câu II (5,0 điểm)
1. So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy.
2. Trình bày quá trình phong hóa hóa học (khái niệm, tác nhân, kết quả).
Câu III (5,0 điểm)
1. Kể tên một số vấn đề mang tính toàn cầu ở lĩnh vực môi trường. Nêu những biểu hiện
của sự suy giảm đa dạng sinh vật. Làm thế nào để bảo vệ đa dạng sinh vật?
2. Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển


nông nghiệp ở Hoa Kì.
Câu IV (6,0 điểm)
1 a/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng
biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.
b/ Trình bày thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc.
2. Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi, năm 1999 và năm 2009
(Đơn vị: %)
Nhóm tuổi 1999 2009
Từ 0 - 14 tuổi 33,5 25,0
Từ 15 – 59 tuổi 58,4 66,0
Từ 60 tuổi trở lên 8,1 9,0
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi qua hai năm 1999
và 2009.
HẾT
* Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục.
*Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH VÒNG I
LONG AN Ngày thi: 06/10/2011
MÔN THI: ĐỊA LÍ (BẢNG C)
Thời gian 180 phút (không kể phát đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang)
Câu Nội dung Điểm
Câu I
(4,0đ)
1
a/ Nêu tên các hệ quả chuyển động xung quanh trục của Trái Đất:
- Sự luân phiên ngày, đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
b/ Khi nước Anh (kinh tuyến gốc) là 15 giờ ngày 09/09/2011 thì
giờ và ngày tại các quốc gia thuộc kinh độ như sau :
Quốc
gia
Hoa Kì Anh Nga Việt Nam Ôxtrâylia
Kinh
độ
120
0
T 0
0
45
0
Đ 105
0
Đ 150
0
Đ
Giờ 7h 15 18 22 1
Ngày 09/09/2011 09/09/2011 09/09/2011 09/09/2011 10/09/2011
(Mỗi một nước tính đúng giờ là 0,25 đ, đúng ngày, tháng, năm là
0,25 đ)
2,75
0,25
0,25
0,25
2,0
2 Trình bày hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau.

- Càng xa xích đạo, độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhiều.
- Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24
giờ (ngày địa cực, đêm địa cực).
- Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.
- Ở hai cực có sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.
1,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II
(5,0đ)
1 So sánh hiện tượng uốn nếp và hiện tượng đứt gãy:
* Giống nhau:
- Cả hai cùng chịu tác động của lực theo phương nằm ngang.
- Đều tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất.
* Khác nhau:
Hiện tượng uốn nếp Hiện tượng đứt gãy
- Xảy ra ở những nơi đá có độ
dẻo.
- Kết quả:
+ Khi cường độ nén ép yếu: đá
bị biến đổi thế nằm, uốn cong
thành các nếp uốn.
- Xảy ra ở những nơi đá có độ
cứng.
- Kết quả:
+ Khi cường độ tách dãn yếu:
đá bị nứt nẻ, không chuyển

dịch, tạo nên khe nứt.
3,0
0,25
0,25
0,5
1,0
+ Khi cường độ nén ép mạnh:
toàn bộ khu vực bị nén ép dâng
cao, hình thành các dãy núi
uốn nếp.
+ Khi cường độ tách dãn
mạnh:các lớp đá bị gãy,
chuyển dịch tạo ra các hẽm
vực, thung lũng, địa hào, địa
lũy,…
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
1,0
2 Trình bày quá trình phong hóa hóa học (khái niệm, tác nhân, kết
quả).
* Khái niệm:
- Phong hóa hóa học là quá trình phá hủy đá và khoáng vật, chủ
yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hóa học của đá và khoáng vật.
* Tác nhân:
- Do tác động của nước và các hợp chất hòa tan trong nước, khí
cacbonic, ôxi và axít hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hóa
học.
* Kết quả:
- Tạo thành các dạng địa hình đặc biệt như địa hình Caxtơ.
2,0

0,5
1,0
0,5
Câu III
(5,0đ)
1
Một số vấn đề mang tính toàn cầu ở lĩnh vực môi trường:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn.
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương.
- Suy giảm đa dạng sinh vật
Biểu hiện sự suy giảm đa dạng sinh vật:
- Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ
tuyệt chủng.
- Dẫn đến hậu quả là làm mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di
truyền, nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu của nhiều ngành sản
xuất,…
Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên…
- Ban hành “Sách đỏ”.
- Ban hành các quy định khai thác:
• Cấm khai thác gỗ quí, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non,
gây cháy rừng.
• Cấm săn bắn động vật trái phép.
• Cấm dùng chất nổ đánh bắt cá con,…
• Cấm gây độc hại cho môi trường nước.
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
3,0
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2 Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên
nhiên đối với phát triển nông nghiệp ở Hoa Kì:
- Phần lãnh thổ ở trung tâm Bắc Mĩ có vị trí nằm trong khoảng
15
0
B – 44
0
B, giáp hai đại dương lớn ở phía Đông và phía Tây đã tạo
cho Hoa Kì có khí hậu ôn đới là chủ yếu, đồng thời có sự đa dạng về
khí hậu. Đó là điều kiện thuận lợi để Hoa Kì phát triển cơ cấu nông
nghiệp đa dạng với đủ các loại cây trồng, vật nuôi của vùng ôn đới và
vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới.
- Hoa Kì có đồng bằng rộng lớn do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp và
các đồng bằng duyên hải ven Thái Bình Dương và ven Đại Tây
Dương với đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng
trọt.
- Vùng gò đồi ở phía Bắc đồng bằng trung tâm và ở phía Tây có
nhiều đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong

hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2,0
1,0
0,5
0,5
Câu IV
(6,0đ)
1
a/ Căn cứ vào Atlat và kiến thức đã học, cho biết vùng biển Việt
Nam tiếp giáp với các vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các
hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với các vùng biển của các quốc
gia: Malayxia, Brunây, Philippin, Campuchia, Xingapo, Inđônêxia,
Thái Lan, Trung Quốc.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta gồm: hệ sinh thái rừng
ngập mặn,hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo,…
b/ Trình bày thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc:
* Giới hạn:
- Từ dãy Bạch Mã trở ra
* Khí hậu:
- Nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20
0
C.
+ Có mùa đông lạnh, 2-3 tháng lạnh (nhiệt độ trung bình dưới 18
0
C), thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.
+ Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.
+ Có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Hai mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu.

* Cảnh quan:
- Tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa.
- Thành phần sinh vật: loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có
các loại cây cân nhiệt, các loài cây ôn đới và các loài thú có lông dày.
Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.
Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa.
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
4,0
1,0
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2
* Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm
tuổi qua hai năm 1999 và 2009:
- Cơ cấu dân số nước ta phân theo nhóm tuổi qua hai năm 1999 và
2009 có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi,
tăng tỉ trọng nhóm tuổi từ 15-59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên:
+ Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm, giảm từ 33,5% xuống còn
25%: giảm 8,5%.
+ Tỉ trọng nhóm tuổi từ 15-59 tuổi tăng, tăng từ 58,4% lên 66,0%:
tăng 7,6%.
+Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng tăng, tăng từ 8,1% lên

9,0%: tăng 0,9 %
Qua đó cho thấy, cơ cấu dân số nước ta có xu hướng biến đổi từ
nước có kết cấu dân số trẻ sang nước có kết cấu dân số già.
- Qua hai năm 1999 và 2009, nhóm tuổi từ 15-59 tuổi vẫn chiếm tỉ
trọng cao nhất, thấp nhất trong cơ cấu là nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên.
* Giải thích:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi giảm là do nước ta thực hiện
chính sách kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ sinh ở nước ta đã giảm.
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng là do mức sống ngày
càng cao, Y tế có nhiều tiến bộ,…
(Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng yêu cầu trong
hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm)
2,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
HẾT

×