SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LONG AN LỚP 12 THPT NĂM 2011 (VÒNG 1)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ (BẢNG A)
Thời gian: 180 phút (không kể giao đề)
Ngày thi: 06/10/2011
Câu 1 (1 điểm)
Với những kiến thức đã học trong bài: “Các quốc gia cổ đại phương Đông”, em
hãy cho biết cư dân phương Đông sinh sống chủ yếu bằng nghề nào và điều trước tiên
họ cần phải quan tâm để thực hiện có hiệu quả của nghề đó là gì?
Câu 2 (3 điểm)
Vì sao Ấn Độ được coi là trung tâm văn minh của nhân loại? Nền văn
hóa Ấn Độ đã tỏa ảnh hưởng ra Đông Nam Á như thế nào?
Câu 3 (3 điểm)
Ở châu Á, từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trong khi nhiều nước nơi đây
đều bị các nước phương Tây xâm lược thì Nhật Bản lại thoát khỏi số phận đó mà còn
vươn lên trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa. Vì sao nước Nhật làm được điều đó,
em hãy làm rõ?
Câu 4 (5 điểm)
Liên hợp quốc được thành lập nhằm những mục đích gì? Hãy nêu những
hoạt động của Liên hợp quốc mà em biết (qua báo, đài hoặc tại địa phương em).
Câu 5 (1 điểm)
Trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang thời kì cổ đại.
Câu 6 (4 điểm)
Nghệ thuật quân sự của nước ta được thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII. Trên cơ sở đó, em hãy rút ra
những bài học kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 7 (3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử đã học trong phong trào kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, em hãy
chứng minh để làm rõ câu nói của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ
hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.
Hết
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: SBD:
Giám thị 1: Giám thị 2:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LONG AN LỚP 12 THPT NĂM 2011 (VÒNG 1)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ (BẢNG A)
Ngày thi: 06/10/2011
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Thí sinh có thể trình bày theo cách khác không giống với nội dung trong hướng dẫn
chấm mà có ý đúng hoặc tương đương nhưng không sai về khoa học lịch sử, quan điểm,
đường lối của Đảng, Nhà nước thì được hưởng trọn điểm từng ý theo hướng dẫn chấm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(1 điểm)
- Cư dân phương Đông sống chủ yếu bằng nghề nông. 0,25đ
- Điều trước tiên cư dân phương Đông quan tâm là công tác thủy lợi. 0,25đ
- Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc
nước, biết đắp đê để ngăn lũ
0,50đ
Câu 2
(3 điểm)
* Ấn Độ được coi trung tâm văn minh của nhân loại
- Ấn Độ là một quốc gia hình thành từ rất sớm trong lịch sử phát
triển loài người với một nền văn hóa cũng được hình thành từ rất
sớm (khoảng thiên niên kỉ 3 TCN)
0,50đ
- Ấn Độ có một nền văn hóa phát triển cao và toàn diện (tôn giáo,
kiến trúc, chữ viết )
0,50đ
- Một số các thành tựu văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay và ảnh
hưởng đến nhiều nước trên thế giới.
0,50đ
* Văn hóa Ấn Độ đã tỏa ảnh hưởng ra Đông Nam Á
- Về chữ viết: Thế kỉ đầu Công nguyên, chữ Phạn của Ấn Độ được
truyền sang Đông Nam Á. Nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ
Phạn làm chữ viết của mình hoặc tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ
Phạn.
0,50đ
- Về tôn giáo: nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu
của Ấn Độ.
0,50đ
- Về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng
kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ như Tháp Chàm
(Việt Nam), Ăng-co-vát, Ăng-co-Thom (Cam-pu-chia).
0,50đ
Câu 3
(3 điểm)
* Nhật Bản thực hiện cải cách (cải cách Minh Trị)
Năm 1868, nước Nhật thực hiện cải cách hành chính về thể chế,
cải tạo nền kinh tế, giáo dục và xây dựng lực lượng quân sự.
(0,25đ)
* Nội dung cải cách
+ Về chính trị:
- Chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới theo kiểu
châu Âu (gồm 12 bộ).
(0,25đ)
- Xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia
thống nhất.
(0,25đ)
- Ban hành hiến pháp mới (1889), thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. (0,25đ)
+ Về kinh tế:
- Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất. (0,25đ)
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và xây dựng cơ sở hạ tầng. (0,25đ)
+ Về giáo dục:
- Đặc biệt coi trọng, xem như là chìa khóa cho công cuộc hiện
đại hóa.
(0,25đ)
- Thực hiện giáo dục bắt buộc, cử thanh niên ưu tú đi du học ở
phương Tây.
(0,25đ)
- Nội dung khoa học, kĩ thuật được tăng cường trong chương trình
giảng dạy.
(0,25đ)
+ Về quân sự:
- Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây. (0,25đ)
- Phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn
dược.
(0,25đ)
- Mời các chuyên viên quân sự người Đức, Anh sang giúp về lục
quân, hải quân.
(0,25đ)
Câu 4
(5 điểm)
* Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. (0,5đ)
- Phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
(1,0đ)
- Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo (0,5đ)
* Liên hệ
- Tháng 5/2008, đất nước Trung Quốc gánh chịu thảm họa kinh
hoàng của trận động đất (7,8 độ richte) đã cướp đi sinh mạng hàng
trăm nghìn người và đẩy hàng vạn gia đình vào cảnh tang thương,
màn trời chiếu đất.
(0,25đ)
- Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã ra lời kêu gọi các
quốc gia, các tổ chức nhân đạo trên thế giới hãy có những hoạt
động thiết thực giúp nhân dân Trung Quốc sớm vượt qua thử thách
khắc nghiệt này.
(0,25đ)
- Chính Liên hợp quốc đã sớm cử các phái đoàn chuyên gia thuộc
Ủy ban tìm kiếm và cứu hộ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, cử các
phái đoàn viện trợ nhân đạo mang thuốc men, lương thực và nhu
yếu phẩm cần thiết giúp đỡ Trung Quốc.
(0,50đ)
- Với tư cách không chỉ là thành viên của Liên hợp quốc mà còn là
Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 –
2009, Việt Nam đã tổ chức quyên góp sâu rộng trong nhân dân và cử
đoàn cứu trợ khẩn cấp sang Trung Quốc.
(1,0đ)
- Những công việc nhân đạo mà Liên hợp quốc tiến hành với
Trung Quốc không chỉ giúp nước này vượt qua thảm họa thiên
tai mà còn gắn kết và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa
các quốc gia vì một thế giới hòa bình, tiến bộ và phát triển.
(1,0đ)
Câu 5
(1 điểm)
Cơ cấu tổ chức của nhà nước Văn Lang
- Đứng đầu là Vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. (0,50đ)
- Cả nước được chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. (0,25đ)
- Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản . (0,25đ)
Câu 6
(4 điểm)
* Nghệ thuật quân sự
- Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
(0,50đ)
- Cả nước chung sức đánh giặc, kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kì.
(0,50đ)
- Đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo.
(0,50đ)
- Kết hợp chiến đấu dũng cảm với “tâm lý chiến”.
(0,50đ)
* Bài học rút ra trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược dựng nước đi đôi với giữ
nước, xây dựng, phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ Tổ quốc.
(1,0đ)
- Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân để bảo vệ Tổ quốc.
(0,50đ)
- Xây dựng mối quan hệ ngoại giao với các nước, chủ động trong
việc bảo vệ Tổ quốc.
(0,50đ)
Câu 7
(3 điểm)
* Trước khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
- Trên mặt trận Đà Nẵng năm 1858: Đô đốc Phạm Văn Nghị và
300 quân xin vua Tự Đức vào Đà Nẵng chiến đấu
(0,25đ)
- Chiến sự ở Gia Định năm 1859: Nghĩa quân do Dương Bình
Tâm chỉ huy đánh đồn Chợ Rẫy (1860)
(0,25đ)
- Ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
+ Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hy Vọng) của
giặc trên sông Vàm Cỏ Đông (Vàm Nhật Tảo) (1861)
(0,25đ)
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công (1862) (0,25đ)
- Ở 3 tỉnh miền Tây
+ Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mĩ Tho (0,25đ)
+ Khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm ở Bến Tre, Vĩnh Long (1867-1868) (0,25đ)
+ Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá) đánh
chiếm đồn Kiên Giang (1875)
(0,25đ)
+ Đấu tranh bằng thơ văn: Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu,
Phan Văn Trị
(0,25đ)
* Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng
- Ở Bắc Kì: Khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo ở Hải Dương (1883 – 1892)
(0,25đ)
+ Khởi nghĩa Hương Khê ở Hà Tĩnh (1885 – 1896) do Phan
Đình Phùng lãnh đạo.
(0,25đ)
+ Khởi nghĩa Ba Đình – Hùng Lĩnh ở Thanh Hóa (1886 – 1887)
do Phạm Bành, Đinh Công Tráng lãnh đạo.
(0,25đ)
+ Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
(1884 – 1913)
(0,25đ)