Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tiểu luận lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thiết bị bộ công thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.7 KB, 26 trang )

Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
LỜI NÓI ĐẦU
Sắp xếp, đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà
Nước là một trong những yêu cầu bức thiết của Đảng và Nhà Nước ta hiện
nay. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp Nhà Nước ở Việt Nam hàng
chục năm qua cho thấy mặc dù doanh nghiệp Nhà Nước được giao phó vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế Nhà Nước, song hoạt động của chúng vẫn có
nhiều điều bất cập. Doanh nghiệp Nhà Nước chiếm phần vốn đầu tư chủ yếu
từ ngân sách. Đội ngũ cán bộ có đào tạo, cán bộ quản lý có năng lực cũng
tập chung chủ yếu ở trong các doanh nghiệp Nhà Nước. Tuy nhiên, với
nhiều thế mạnh vốn có của mình, nhẽ ra các doanh nghiệp Nhà Nước phải là
thành phần kinh tế chủ đạo để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
Nhưng với những hoạt động thực tiễn từ trước đến nay của các doanh nghiệp
Nhà Nước cho thấy chúng vẫn chưa thực sự phát huy tố vai trò nòng cốt
trong việc làm cho kinh tế Nhà Nước thực sự đóng vai trò chủ đạo. Đa số
các doanh nghiệp Nhà Nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản của Nhà
Nước một cách nghiêm trọng. Những vụ tham nhũng điển hình đều trực tiếp
hay gián tiếp liên quan đến các doanh nghiệp Nhà Nước. Một trong những
giải pháp đổi mới doanh nghiệp Nhà Nước được các nước trên thế giới áp
dụng đã mang lại những hiệu quả nhất định đó là cổ phẩn hóa các doanh
nghiệp Nhà Nước.
Không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của cổ phần hóa đối
với các doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề về lao
động, việc làm, huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất-
kinh doanh.Tuy nhiên trong hoạt động của mình vẫn còn nhiều điều bất cập,
hạn chế việc khai thác các tiềm năng về vốn, công nghệ, lao động của các
Nhóm 1-Lớp 20 Q
1
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
doanh nghiệp cho phát triển. Đó là những vấn đề phát sinh từ ngay cũng như
sau khi cổ phần hóa như vốn, sở hữu của các doanh nghiệp, lao động, sự


tham gia thị trường chứng khoán quyền tự chủ của các doanh nghiệp… Vì
thế cần có một kế hoạch chiến lược của Công ty dựa vào những điều kiện
của Công ty hiện tại; mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh; khả năng thương
lượng của khách hàng… để có những định hướng cụ thể, lâu dài phát triển
doanh nghiệp trong cũng như sau quá trình cổ phần hóa.
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công
Thương là doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân; hạch toán độc lập,
có con dấu riêng trực thuộc trực tiếp Bộ Công Thương. Ngày 16/11/2004 có
quyết định của Chính Phủ về việc chuyển Công ty Nhà Nước thành Công ty
cổ phần. Vì thế việc quản lý, lập kế hoạch chiến lược định hướng phát triển
doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là một công tác rất là quan trọng để định
hướng phát triển doanh nghiệp.
Với chuyên đề: “ Lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tại Công ty
cổ phầnsản xuất và kinh doanh thiết bị- Bộ Công Thương” em xin được
xây dựng một số vốn hiều biết của mình về định hướng phát triển, lập kế
hoạch phát triển Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị-
Bộ Công Thương. Trong cách nhìn nhận giải quyết vấn đề, một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hơn về định hướng sau khi cổ phẩn hóa sẽ không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh
máy móc thiết bị- Bộ Công Thương nói chung, phòng kinh doanh nói riêng
đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề này.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
2
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC.
1. Khái niệm.
“Lập kế hoạch chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được
những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được.

Về mặt nội dung, lập kế hoạch chiến lược là quá trình xây dựng chiến lược
và không ngừng hoàn thiện bổ sung chiến lược khi cần thiết. Nói một cách
khác, lập kế hoạch chiến lược xoay quanh việc xây dựng chiến lược cho tổ
chức trên cơ sở phân tích vị trí của tổ chức trong môi trường hoạt động của
nó.”
1
2. Sự hình thành quan điểm chiến lược.
2.1. Chiến lược như là một kế hoạch tổng thể.
“Quan điểm về chiến lược đã có từ khá lâu. Từ chiến lược trong tiếng
Anh là Strategy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Strategeia, có nghĩa là nghệ
thuật và khoa học làm tướng. Một tướng Hy Lạp giỏi là biết cầm quân, đánh
thắng và bảo vệ được lãnh thổ khỏi sự xâm lăng của quân thù. Để đạt được
mỗi một mục tiêu nào đó, cần có những loại thế mạnh nhất định. Từ đó,
chiến lược trong quân đội có nghĩa là các khuôn mẫu hành động thực tiễn để
chống trả với quân thù trong các tình huống khác nhau”
2
.
Người Hy Lạp đã biết rằng, chiến lược đề cập tới một nội dung bao
trùm hơn cho những cuộc chiến đơn thuần. Những vị tướng giỏi cần biết xác
định đúng nguồn hậu cần, quyết định khi nào cần đánh, khi nào không cần
đánh, và biết duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa quân đội và dân cư, với các
1
Giáo trình khoa học quản lý tập 1, trang 343
2
Giáo trình khoa khoc quản lý tập 1, trang 343
Nhóm 1-Lớp 20 Q
3
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
nhà chính trị và các nhà ngoại giao. Những vị tướng giỏi không chỉ biết lập
kế hoạch mà còn phải biết hành động đúng đắn. Từ nguồn gốc quan niệm

chiến lược của người Hy Lạp cổ xưa, chiến lược bao hàm cả việc lập kế
hoạch và ra quyết định hay hành động. Hợp nhất hai thành phần này, chúng
ta có phạm trù kế hoạch chiến lược “tổng thể”.
Theo giáo trình: “Khoa học quản lý” tập I có viết: “Phạm trù chiến
lược ngày nay đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt
trong lĩnh vực quản lý Nhà Nước hay quản lý doanh nghiệp. Trong bất kỳ
lĩnh vực nào, chúng ta có thể thấy chiến lược là một công cụ hữu hiệu trong
công tác quản lý”
1
. Năm 1962, nhà nghiên cứu lịch sử quản lý Alfred D.
Chandler đã đưa ra khái niệm chiến lược như sau: “ Chiến lược là việc xác
định những định hướng và mục tiêu dài hạn cơ bản của tổ chức và đưa ra
phương án hành động và sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được
những định hướng, mục tiêu đó”. Chandler đã nhấn mạnh tới 3 nội dung
quan trọng của lập kế hoạch chiến lược là: (1) Các phương án hành động để
đạt được mục tiêu; (2) Quá trình tìm tòi những ý tưởng cơ bản, chứ không
phải đơn thuần thực hiện các chính sách hiện hành; (3) Phải hình thành chiến
lược ra sao, chứ không phải đơn thuần xem chiến lược cần thay đổi thế nào.
Chandler phản đối quan niệm cho rằng tính ổn định và dự đoán được của
môi trường tổ chức tăng lê hay giảm đi có thể làm đảo lộn ba nội dung trên.
Ông đã sây dựng lên các nội dung trên bằng các phương pháp lịch sử khi
phân tích quá trình phát triển của các công ty đã từng thành đạt vào thời kỳ
đó như Công ty sản xuất ô tô General Motor, Công ty dầu nhờn Standard
Oil, Công ty hóa chất DuPont, Chandler đã quan tâm nghiên cứu nhiều về
quá trình kế hoạch chiến lược, nhưng không đề cập tới việc thực hiện chiến
lược.
1
Giáo trình: Khoa học quản lý tập 1, trang 344.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
4

Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
2.2. Sự hình thành quan niệm quản lý chiến lược- Quá trình quản lý
chiến lược.
“Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hình thành quan niệm cho
rằng lập kế hoạch chiến lược là thực hiện các kế hoạch đó sẽ tạo nên một
quá trình quản lý riêng biệt- gọi là quản lý chiến lược. Từ đây, khái niệm
quản lý chiến lược được xác định hoàn chỉnh như sau: Quản lý chiến lược là
quá trình quản lý bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược và thực thi các kế
hoạch đó”
1
.
“Năm 1978, C.Hofer và D.Schendel đã mô tả về quản lý chiến lược
với bốn mảng công việc cơ bản. Thứ nhất là việc xác định mục tiêu. Bước
tiếp theo là hình thành chiến lược căn cứ vào các mục tiêu đã xác định. Sau
đó để thực hiện chiến lược cần có, bước tiếp theo là công việc quản lý hành
chính (thể chế hóa) với các mục tiêu được xác định cụ thể hơn. Ở giai đoạn
này nhân tố chủ đạo nằm ở quá trình “chính trị” bên trong tổ chức và phản
ứng của các cá nhân. Chính những nhân tố đó có thể dẫn tới phải xem lại
chiến lược đã vạch ra. Công việc cuối cùng là kiểm tra chiến lược nhằm
cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin phản hồi về tiến độ, quá trình.
Đôi khi, thông tin phản hồi biểu lộ sự không khả quan có thể làm cho việc
lập kế hoạch chiến lược lại cần bắt đầu từ đầu”
2
.
1
Giáo trình Khoa học quản lý tập 1, Trang 344.
2
Giáo trình Khoa học quản lý tập 2, Trang 345.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
5

Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ
HOẠCH CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ KINH DOANH MÁY MÓC THIẾT BỊ- BỘ CÔNG
THƯƠNG
I. LĨNH VỰC KINH DOANH VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY.
1. Lĩnh vực kinh doanh:
Hiện nay Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Thiết bị là doanh
nghiệp Nhà Nước hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Công Thương.
Công ty Thiết bị chuyên kinh doanh các Ngành, nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh trong nước và đại lý mua
bán: Các loại máy móc thiết bị phục vụ xây dựng, thi công cơ giới, sản xuất
công nghiệp và nông nghiệp, phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, thiết
bị toàn bộ, phôi thép, thép thông dụng, vật tư, nguyên vật liệu cho sản xuất,
phụ tùng ô tô các loại, hàng công nghiệp, điện, điện tử, tiêu dùng, nông sản;
+ Tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa các loại
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải;
+ Sản xuất, gia công và kinh doanh da giầy;
+ Đại lý bán xăng dầu.
+ Thực hiện các dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
6
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
2. Mô hình tổ chức của công ty:
Diễn giải sơ đồ:
- Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, hoạt
động thông qua các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông; (Đại hội đồng cổ
Nhóm 1-Lớp 20 Q
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng
TCHCTH
Phòng
TC-KT
Phòng
XK&ĐT
Các phòng
kinh doanh
Các trung tâm, cửa
hàng kinh doanh
Chi nhánh, văn
phòng đại diện
Kho
Đông Anh
7
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
đông thành lập; Đại hội đồng cổ đông thường niên; Đại hội đồng cổ đông
bất thường). Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, chịu
trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch
sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược, tổng quát mà kế hoạch đó được
thực hiện thông qua điều hành của Tổng giám đốc của Công ty. Theo điều
lệ, TGĐ/ GĐ có bộ máy giúp việc với đầy đủ các phòng, ban chức năng, còn
HĐQT sử dụng bộ máy của TGĐ/ GĐ, chỉ có thêm vài ba chuyên viên giúp
việc và một nhóm nhân viên hành chính, quản trị chăm lo việc phục vụ lãnh
đạo hàng ngày.

- Tổng Giám đốc sẽ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất-
kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát có trách nhiệm trước đại hội đồng cổ đông về việc
kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong quản lý điều hành các hoạt động sản
xuất- kinh doanh của Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc của Công ty.
- Hệ thống các Phòng, Trung tâm, Chi nhánh, Văn phòng đại diện,
Cửa hàng, pháp luật và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổ chức
Công đoàn và các tổ chức chính trị- xã hội khác trong Công ty hoạt động
theo hiến pháp và pháp luật.
Toàn bộ hoạt động của Công ty sẽ được xem xét thông qua và trình
trước Đại hội cổ đông bởi Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN
LƯỢC CỦA CÔNG TY.
1. Thực trạng họat động kinh doanh của Công ty cổ phần sản xuất
và kinh doanh thiết bị- Bộ Công Thương.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
8
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
1.1. Nguồn vốn hoạt động.
1.1.1. Phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu:
Đơn vị tính: Đồng.
Diễn giải sơ đồ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng NVCSH 17.187.221 17.650.547 18.523.238.922
Đầu tư cho
TSCĐ
6.483.613.605 9.821.168.017 11.446.580.983
Đáp ứng nhu cầu
VLĐ thường
xuyên cần thiết
10.703.607.731 7.829.159.530 7.076.387.939

(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - 2011)
Tỷ lệ tổng NVCSH đầu tư cho TSCĐ và đáp ứng nhu cầu VLĐ
thường xuyên được thể hiện trong hình vẽ sau:
Biều đồ 1: Bảng tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Ta thấy nguồn vốn của chủ sở hữu qua mấy năm gần đây là ổn định
và hầu như là không có sự biến động mạnh. Trong đó nguồn vốn đầu tư cho
Nhóm 1-Lớp 20 Q
9
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
tài sản cố định không ngừng tăng, cụ thể như sau: Năm 2009 tăng
3.337.554.412 đồng tức là tăng 51,447 % so với năm 2008, và năm 2010
tăng 1.625.682.966 đồng tức là tăng 16,553% so với năm 2009. Điều đó cho
ta thấy Công ty ngày càng chú ý đầu tư cho máy móc nhằm đáp ứng cho
những nhu cầu mà thị trường đòi hỏi, thích ứng với điều kiện cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, cùng với đòi hỏi áp dụng những thành tựu khoa học vào
trong đời sống.
1.1.2. Phân theo nguồn vốn kinh doanh.
Đơn vị tính: Đồng.
Diễn giải Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn
121.278.407.120 140.387.248.779 105.340.277.121
-Vốn NS cấp
10.442.322.663 11.065.234.475 11.065.234.475
-Vốn tự bổ sung
5.306.880.157 5.676.024.106 5.676.024.106
-Vốn tự vay người LĐ
-Vay NH ngắn hạn
73.577.106.884 81.540.612.120 72.736.206.668
-Vay NH trung hạn
6.321.221.200

-Nguồn khác
31.952.097.416 42.105.378.078 9.541.590.672
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - 2011)
Là một doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc trực tiếp Bộ Công Thương
cho nên nguồn vốn của Công ty phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài, cụ thể là
phụ thuộc rất lớn vào vốn Ngân sách cấp và các nguồn khác cùng với các
khoản vay ngân hàng. Do đó nguồn vốn của Công ty sẽ có sự biến động nếu
như các nguồn đó có sự biến động. Đây là một thuận lợi rất lớn của Công ty
khi Công ty còn nằm trong sự bảo hộ của Nhà Nước va Bộ Công Thương,
những cũng là một thách thức, khó khăn khi thời gian hội nhập đang tới gần
và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đến từ các đối thủ.
1.2. Tình hình tài sản và cơ sở vật chất.
a. Tài sản cố định hữu hình đến 31/12/2011: 11.655.843.551 đồng.
- Nhà cửa, kho tàng, vật kiến trúc: 10.544.725.945 đồng.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
10
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
- Phương tiện vận tải hiện có trên sổ sách: 44.259.033 đồng.
b. Hàng hóa tồn kho đến 31/12/2011: 480.710.866 đồng.
- Hàng hóa tồn kho luân chuyển: 456.380.951 đồng.
- Hàng hóa ứ đọng, mất phẩm chất: 24.329.915 đồng.
c. Tổng diện tích đất (thuê), trong đó: 105.179 m
2
.
- Diện tích kho: 36.063 m
2
.
- Diện tích trụ sở, văn phòng: 4.409 m
2
.

- Diện tích sân, vườn, bãi, đường: 48.734 m
2
.
- Đất 3 khu tập thể CBCNV: 15.937 m
2
.
Tổng tài sản cố định tính đến 31/12/2011 = 11.665.843.551 đồng.
Trong đó chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc = 10.554.725.945 đồng, chiếm
90,48%; máy móc và phương tiện vận tải = 1.111.117.606 đồng, chiếm
9,52%. Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tài sản, là
nguồn tài sản sinh lời cho doanh nghiệp nhưng lại đang trong tình trạng
xuống cấp trầm trọng. Các năm gần dây Công ty Thiết bị đã dành ưu tiên
đầu tư để nâng cấp, cải tạo, xây mới nhà xưởng, vật kiến trúc và đã từng
bước mang lại hiệu quả, tuy nhiên còn một số tài sản do được sử dụng quá
lâu khong còn khả năng khai thác. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng
TSCĐ nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung, Công ty Thiết bị cần
phải có chiến lược sử dụng và khai thác hợp lý hơn vào TSCĐ vào thời gian
tới.
1.3. Tình hình lao động và thu nhập bình quân.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lao động
bình quân
235 230 219
Thu nhâp bình
quân (đ/ng/tháng)
732.000 977.000 1.166.338
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị - 2011)
Nhóm 1-Lớp 20 Q
11
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực

So với năm 2009, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 tăng lên
33,47%, năm 2011 tăng 59,34%, Từ số liệu trên cho chúng ta thấy cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì Công ty cũng đi sâu về chuyên môn,
chất lượng của đội ngũ nhân viên thể hiện ở số lượng công nhân viện có xu
hướng giảm dần qua các năm. Cùng với nó là Công ty chăm lo, chú trọng tới
chất lượng đời sống của công nhân viên thể hiện cụ thể bằng mức lương
ngày một cải thiện.
Như vậy, việc giải quyết chế độ cho lao động dôi dư không chỉ đem
lại quyền lợi thực sự cho chính người lao động bằng việc mức lương của
công nhân viên ngày một cải thiện, công việc ổn định, và chất lượng đội ngũ
công nhân viên cao. Do những chính sách đó của Công ty đã tạo được sự
yên tâm của công nhân viên để chú tâm vào công việc của mình, phát huy
khả năng sáng tạo của từng thành viên, đồng thời khuyến khích tăng năng
suất lao động và hiệu quả kinh doanh đối với những nhân viên được ở lại
doanh nghiệp. Không những thế tạo được uy tín của doanh nghiệp trên
thương trường cũng như hình ảnh tốt trong lòng người tiêu dùng cũng về
chất lượng của công nhân viên của Công ty, tạo sức ép trực tiếp lên các đối
thủ cạnh tranh.
2. Công tác lập kế hoạch chiến lược của Công ty cổ phần sản xuất
và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ Công Thương.
Công tác lập kế hoạch chiến lược đối với từng Công ty, doanh nghiệp
khác nhau thì áp dụng các cấp khác nhau cho phù hợp với những điều kiện
chủ quan lẫn khách quan của Công ty. Đối với Công ty Thiết bị thì công tác
lập kế hoạch chiến lược của Công ty được chia làm 2 cấp. Cụ thể bao gồm:
2.1. Chiến lược cấp tổ chức.
* Nhiệm vụ, mục tiêu.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
12
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
Cấp chiến lược của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc và các thành

viên có thầm quyền thuộc Bộ Công Thương làm công tác lập kế hoạch chiến
lược. Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Dựa vào các định hướng phát triển của đất nước của Đảng, Nhà
Nước để từ đó biết được xu hướng của đất nước, từ đó định hướng phát triển
cụ thể phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.
- Dựa vào các quyết định của Bộ Công Thương đã định hướng, từ đó
lập kế hoạch chiến lược chung cho toàn Công ty.
- Các chiến lược phát triển Công ty phải phù hợp với những điều kiện
khách quan đó là phù hợp với những điều kiện hiện có của Công ty và thích
ứng với môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng. Cho nên các nhà lập
kế hoạch cấp tổ chức phải dựa vào tình hình hoạt động của Công ty các năm
đó, và đặc biệt là phải xem xét bảng kế hoạch mà các trưởng phòng lập kế
hoạch định ra để phát triển cho năm tới.
- Phân bổ một cách có hiệu quả nhất những tài nguyên mà Công ty
đang có sao cho đạt được lợi nhuận cao nhất trong tương lai.
- Nền kinh tế Việt Nam đang là một trong số nước đang phát triển cho
nên rất là khó khăn, bất lợi khi so sánh với các doanh nghiệp, Công ty nước
ngoài. Nhưng bù lại, chúng ta có thể tận dụng những thành tựu và rút ra các
bài học của các doanh nghiệp đi trước từ những thành quả, sai làm của họ đã
gặp phải nhưng phải phù hợp với điều kiện hiện tại.
Tất cả đều để thực hiện cho mục tiêu:
- Hoàn thành một cách xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà Nước,
Bộ Công Thương đã giao cho.
- Nhằm tạo ra một định hướng cho Công ty để chống chọi với sự cạnh
tranh ngày một khốc liệt của các đối thủ cạnh tranh và với sự biến đổi của
môi trường.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
13
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
- Là một Công ty cho nên hoạt động của nó không thể tránh khỏi vì

mục đích lợi nhuận. Lập kế hoạch chiến lược cấp tổ chức sẽ nhằm đạt thực
hiện được những gì đã đề ra như: Lợi nhuận, việc làm, phúc lợi…
- Củng cố vị trí của Công ty trên thị trường hiện tại, đồng thời mở
rộng thị phần của Công ty trong tương lai.
- Xây dựng một thương hiệu mạnh cho Công ty.
* Các lĩnh vực hoạt động:
Đối với chiến lược cấp tổ chức thì việc đưa ra các chiến lược phải dựa
vào các thế mạnh vốn có của Công ty, cơ cấu nguồn, các thế mạnh đối với
từng ngành của Công ty, xu hướng chung của từng mặt hàng trên thị trường.
Ngoài ra cấp chiến lược tổ chức còn xác định hoạt động kinh doanh của
Công ty, những mặt hàng cung cấp trên thị trường của Công ty để đạt được
kết quả như mong muốn. Không những thế cấp chiến lược này còn dựa vào
những nguồn lực hiện tại mà Công ty đang có, những mục tiêu cụ thể ngắn
hạn và dài hạn để phân bổ một cách hợp lý hơn những tài nguyên đó để phù
hợp với những điều kiện hiện tại của Công ty, đồng thời cấp chiến lược còn
dựa vào kết quả các hoạt động của từng ngành cụ thể từ các năm trước.
2.2. Chiến lược cấp chức năng.
Trong Công ty thì chiến lược cấp chức năng là khá quan trọng vì nó
trực tiếp đề ra, chi tiết hóa, cụ thể hóa các chiến lược cấp tổ chức bằng các
chiến lược chi tiết của từng phòng, ban. Đối với Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh máy móc thiết bị - Bộ Công Thương thì chiến lược cấp chức
năng là do trưởng phòng lập sau khi tổng kết, kết thúc một chu kỳ hoạt động.
* Các căn cứ để lập kế hoạch chiến lược.
Cuối các chu kỳ kinh doanh nhất định trưởng phòng, ban phải lập các
kế hoạch chiến lược để đưa lên cấp cao hơn. Bản kế hoạch đó thông thường
phải căn cứ vào:
Nhóm 1-Lớp 20 Q
14
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
- Căn cứ vào kết quả kinh doanh của từng bộ phận phòng ban trong

các năm trước. Từ kế hoạch của các năm đó sẽ lập ra kế hoạch về các lĩnh
vực như: Xuất khẩu; nhập khẩu; doanh số bán hàng nội địa; doanh thu dịch
vụ
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của từng ngành hàng, doanh số
kinh doanh của từng bộ phận Công ty đã giao để các bộ lập kế hoạch một
cách cụ thể.
- Căn cứ vào các khoản thực tế chi trong năm vừa qua. Từ đó các
trưởng phòng, ban lập kế hoạch chi tiêu cho phòng mình.
- Căn cứ vào các quy định của Giám đốc, Bộ Công Thương đã quy
định để từ đó đưa ra các chiến lược cho phù hợp.
- Căn cứ vào chiến lược cấp tổ chức đã lập để chi tiết hóa nó và không
ảnh hưởng đến mục tiêu chung của toàn Công ty.
- Các mô hình kinh tế cổ điển cũng như hiện đại để làm cơ sở cho việc
hoạch định ra các chiến lược.
- Căn cứ vào sự biến động của môi trường hoạt động kinh doanh hiện
tại, tìm hiểu những cơ hội, những rủi ro có thể gặp phải.
* Chiến lược cụ thể
Đối với từng phòng, ban riêng của Công ty thì các chiến lược cũng
khác nhau. Nhưng cấp chiến lược chức năng thông thường hay quan tâm đến
các lĩnh vực như: Marketing; kế hoạch, Tổ chức, Tài chính….
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWOT TRONG LẬP
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔ TY
1. Cơ sở lý luận.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
15
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
“Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trên
các giác độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan
hệ, văn hóa, truyền thống của tổ chức”
1

.
Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên cần phải kể ra các mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội và nguy cơ được xác lập bằng ma trận phân loại theo thứ tự
ưu tiên. Tiếp đó tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cấp tương ứng
giữa các yếu tố để tạo ra cấp phân phối. Có bốn nhóm phối hợp cơ bản,
tương ứng với các nhóm này là các phương án chiến lược cần được xem xét.
Môi trường
bên ngoài
Môi trường
bên trong
O
1
O
2
O
3

T
1
T
2
T
3

S
1
S
2
S
3


S
1
O
1
; S
1
O
2
; S
1
O
3
S
2
O
1
; S
2
O
2
; S
2
O
3
S
3
O
1
; S

3
O
2
; S
3
O
3

S
1
T
1
; S
1
T
2
; S
1
T
3
S
2
T
1
; S
2
T
2
; S
2

T
3
S
3
T
1
; S
3
T
2
; S
3
T
3

W
1
W
2
W
3

W
1
O
1
; W
1
O
2

; W
1
O
3
W
2
O
1
; W
2
O
2
; W
2
O
3
W
3
O
1
; W
3
O
2
; W
3
O
3

W

1
T
1
; W
1
T
2
; W
1
T
3
W
2
T
1
; W
2
T
2
; W
2
T
3
W
3
T
1
; W
3
T

2
; W
3
T
3

2. Áp dụng mô hình vào Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh
máy móc thiết bị- Bộ Công Thương.
Đối với Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy móc thiết bị- Bộ
Công Thương có những khó khăn, thuận lợi, cơ hội cũng như thách thức, đe
dọa đối với Công ty như sau:
1
Giáo trình: Khoa học quản lý , Tập 1,- Trang 358.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
16
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
* Những mặt mạnh (Strengths) đối với Công ty.
S
1
: Công ty có bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm hoạt động.
S
2
: Có thương hiệu mạnh.
S
3
: Công ty đang sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng.
S
4
: Là một doanh nghiệp Nhà Nước.
*Những mặt yếu (Weaknesses)còn tồn đọng ở Công ty.

W
1
: Tổ chức bộ máy của Công ty còn quá cồng kềnh.
W
2
: Mặc dù Công ty đã cố gắng nhưng đội ngũ lao động hiện có vừa
yếu về chuyên môn vừa thiếu về số công nhân lành nghề.
W
3
: Nguồn vốn mà Công ty thực hiện hoạt động sản xuất- kinh doanh
vẫn còn phụ thuộc vào bên ngoài (nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng).
W
4
: Là doanh nghiệp Nhà Nước trực thuộc Bộ Công Thương.
* Những cơ hội (Opportunities) sẽ đến với Công ty.
O
1
: Hội nhập quốc tế ngày một đến gần.
O
2
: Thu nhập của dân cư ngày càng cao.
O
3
: Xu hướng chuyên môn hóa ngày một phát triển. Song song với nó
là mối quan hệ liên kết của từng Công ty, Tổng Công ty.
O
4
: Công ty sắp cổ phần hóa, có ban quản trị mới.
* Những nguy cơ (Threats) đối với Công ty.
T

1
: Sự cạnh tranh ngày một quyết liệt trên thị trường.
T
2
: Pháp luật ở Việt Nam chưa được hoàn thiện.
T
3
: Công ty sắp cổ phần hóa.
T
4
: Sự can thiếp của Nhà Nước đối với các doanh nghiệp ngày một
giảm, các doanh nghiệp Nhà Nước sẽ dần phải tự hoạch toán kinh doanh.
* Giải pháp:
Trên cơ sở phân tích những vấn để trên của Công ty thì sẽ đưa ra một
số giải pháp như sau:
Nhóm 1-Lớp 20 Q
17
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
* Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội (SO):
S
1
O
2
: Kinh nghiệm hoạt động là một lợi thế đối với các doanh nghiệp,
đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Khi có
kinh nghiệm thì khi Công ty gặp những khó khăn nhất định thì giải quyết,
ứng xử nhẹn đối với những biến động của môi trường kinh doanh. Mặt khác,
khi đời sống của nhân dân càng cao thì nhu cầu mua bán, phục vụ cho những
nhu cầu cá nhân càng cao- nhất là những sản phẩm mang tính chất đồ cao
cấp. Là một doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại trên thị

trường, đứng trước cơ hội này Công ty nên nghiên cứu môi trường kinh
doanh, tâm lý khách hàng để thực hiện mở rộng thị phần trên thương trường,
bên cạnh đó có những sản phẩm thích hợp với người tiêu dùng.
S
2
O
1
: Là một doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, mà cơ hội hội hội
nhập sắp đến gần. Khi hội nhập thì việc trao đổi hàng hóa, thông tin lẫn nhau
giữa các quốc gia là điều khó tránh khỏi. Khi hội nhập với lợi thế là một
thương hiệu mạnh trên thị trường thì việc liên doanh, liên kết hoặc ký kết
các hợp đồng kinh tế với các Công ty ở nước ngoài Công ty sẽ gặp nhiều
thuận lợi. Hơn nữa khi đó cơ hội mở rộng thị trường ra ngoài biên giới của
Công ty cũng thuận lợi. Do đó đứng trước cơ hội này chiến lược của Công ty
là mở rộng thị trường ra các nước nhất là các nước có nền văn hóa giống
nước ta như Trung Quốc, Asian…
S
3
O
3
: Cơ sở hạ tầng đối với các doanh nghiệp là không thể thiếu được.
Cho nên khi xu hướng chúng của nền kinh tế là chuyên môn hóa các mặt
hàng sản xuất thì cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp lại càng quan trọng. Là
một Công ty sở hữu trong tay nhiều cơ sở hạ tầng thì Công ty sẽ sử dụng
chiến lược đó là sử dụng một phần cơ sở hạ tầng mà Công ty có ở hiện tại,
số còn lại Công ty sẽ cho thuê các cơ sở để có số vốn nhất định để phục vụ
cho hoạt động sản xuất- kinh doanh.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
18
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực

S
4
O
4
: Cổ phần hóa là một biện pháp quan trọng trong việc xắp xếp,
đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà Nước. Do
đó đứng trước cơ hội này Công ty sẽ có những chiến lược để tận dụng hết
những cơ hội này như: Chuyển một phần quyền sở hữu của các doanh
nghiệp Nhà Nước thành sở hữu của các cổ đông; huy động khối lượng vốn
nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất; và tạo những điều kiện
để cho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
* Sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa (ST):
S
1
T
1
: Nền kinh tế thị trường thì không thể tránh khỏi những cạnh tranh
từ những đối thủ trực tiếp cũng như những sản phẩm thay thế. Trong cạnh
tranh tranh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp
trong đó có cả yếu tố pháp luật. Với bề dày kinh nghiệm 40 năm thì đây là
một lợi thế rất là lớn đối với Công ty Thiết bị, vì trong quá trình hoạt động
lâu như thế Công ty đã có những mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp khác,
tạo được uy tín đối với khách hàng cho nên Công ty đã có những kinh
nghiệm nhất định, mặt khác Công ty còn có quan hệ với các doanh nghiệp
nước ngoài cho nên một phần cũng hiểu được nền văn hóa, pháp luật của
nước có nền pháp luật hoàn chỉnh hơn. Do đó Công ty có chiến lược như
bằng kinh nghiệm của mình mà mở rộng phát triển doanh nghiệp.
S
3
T

3
: Không thể phủ nhận những thế mạnh mà cổ phần hóa mang lại
cho doanh nghiệp Nhà Nước. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số hạn chế
mà công tác cổ phần hóa còn bị mắc phải như: Vốn còn thiếu, nguồn lao
động chuyển từ quá độ sang… chưa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của
Công ty. Với nhiều cơ sở hạ tầng sẵn có của mình Công ty sẽ tạo cho Công
ty lợi thế nhất định như: Khi đó sẽ làm cho cổ phiếu của Công ty tăng lên
(do nhu cầu của người dân cao…) và đó cũng tạo cho Công ty một nguồn
vốn ổn định và chắc chắn khi cho thuê các cơ sở hạ tầng đó. Cho nên chiến
Nhóm 1-Lớp 20 Q
19
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
lược của Công ty đó là tích cực đẩy quá trình cổ phần hóa, đồng thời cũng
nên quảng bá các cơ sở hạ tầng mà Công ty có để cho các doanh nghiệp khác
biết và thuê.
S
4
T
4
: Đang là một doanh nghiệp Nhà Nước với sự bảo hộ gần như
tuyệt đối của Nhà Nước và Bộ Công Thương, mà với chính sách giảm dần
sự can thiệp của Nhà Nước vào các doanh nghiệp Nhà Nước thì đây thực sự
là một khó khăn đối với doanh nghiệp. Những cái bỡ ngỡ từ khi chuyển đổi
vì đồng nghĩa với nó là các chính sách ưu tiên sẽ không còn nữa. Nhưng
bao giờ cũng thế khi chuyển đổi cũng có một thời gian nhất định gọi là thời
kỳ chuyển giao. Thời gian này thì Nhà Nước mới chỉ cắt đi một phần quyền
lợi. Công ty nên có các chiến lược tự tìm hiểu và ký kết các hợp đồng kinh
tế bằng cách lập một hệ thống Marketing cho Công ty, đồng thời cùng với
thời kỳ quá độ Công ty sẽ dần thích ứng bằng cách độc lập về tài chính khi
mà Nhà Nước thực sự không can thiệp vào các doanh nghiệp Nhà Nước.

* Vượt qua điểm yếu bằng vận dụng các cơ hội (OW).
O
1
W
1
: Hội nhập là điều khó thể tránh khỏi đối với các nền kinh tế có
điều nó diễn ra sớm hay muộn mà thôi. Đối với Việt Nam- là một nước đi
sau cho nên hội nhập sẽ giúp cho nền kinh tế dần được cải thiện và tiến đến
cạnh tranh với nền kinh tế của các nước đi trước. Cùng với xu thế chung của
cả nước như thế Công ty cũng chuẩn bị tinh thần, những chiến lược nhất
định để chuẩn bị hội nhập nền kinh tế.
O
2
W
3
: Thu nhập của cư dân cao sẽ là cơ hội để cho các doanh nghiệp
sản xuất, dịch vụ vì khi thu nhập người dân cao, thì tiêu dùng của họ thường
cao và các ngành dịch vụ, vui chơi giải trí thường được trọng dụng. Nhưng
nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng lại phụ thuộc vào bên ngoài mà chủ
yếu nguồn vốn vay từ ngân hàng do đó lợi nhuận của doanh nghiệp phụ
thuộc trực tiếp vào tỷ lệ lãi suất của ngân hàng. Để vượt qua khó khăn trên
Nhóm 1-Lớp 20 Q
20
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
để nắm bắt cơ hội của mà Công ty có được thì doanh nghiệp có các chiến
lược tập trung vào phát triển một số ngành nhất định làm chủ lực ( ngành
buôn bán chủ yếu mà Công ty kinh doanh đó là phôi thép), từ ngành chủ lực
đó dần dần Công ty phát triển mạnh ra các ngành khác.
O
3

W
2
: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì chuyên môn hóa xảy
ra ở tất cả các doanh nghiệp nói riêng và các quốc gia nói chung. Các doanh
nghiệp, quốc gia đều sản xuất những gì mà họ có lợi thế so một cách tương
đối với đối thủ. Cùng với đội ngũ lao động của Công ty vừa yếu về chuyên
môn trong đó lại thiếu những cán bộ có khả năng phát triển Công ty. Do đó
chiến lược phát triển của Công ty đó là tập trung sa thải những lượng công
nhân viên không cần thiết cho sự hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó có
những chính sách để phát huy khả năng sáng tạo của các công nhân viên, có
những chính sách thưởng ( chủ yếu bằng kinh tế) đối với những nhân viên
có những thành tích. Để có thể thu hút, phát huy những tiềm năng nội lực mà
Công ty hiện có. Từ đó tập trung vào phát triển một số ngành quan trọng
trong chiến lược phát triển của Công ty( Chủ yếu là phôi thép, thép lá cuốn,
thép không gỉ) để từ đó thúc đẩy, đa dạng hóa các ngành nghề, sản phẩm của
Công ty.
O
4
W
4
: Cổ phần hóa là biện pháp quan trọng trong việc xắp xếp lại; thu
hút thêm vốn vào hoạt động sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà
Nước… Nhưng bên cạnh đó cổ phần hóa cũng gặp những khó khăn nhất
định, những khó khăn đó được gây lên từ chính bản thân các doanh nghiệp
Nhà Nước. Chính vì những nhận biết không đầy đủ về cổ phần hóa; các
thông tin không đầy đủ của quá trình cổ phần hóa và đặc biệt đôi khi có cái
hiểu lệch lạc nó đi do ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích của một phần cán bộ
công nhân viên chủ chốt của doanh nghiệp. Do đó chiến lược của Công ty đó
là tuyên truyền, giáo dục cho các cán bộ công nhân viên để họ có cái nhìn
Nhóm 1-Lớp 20 Q

21
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
đúng đắn về công tác cổ phần hóa. Bên cạnh đó công bố, trình các thông tin
về cổ phần hóa để nhân dân biết rõ… Có như thế thì cổ phần hóa mới phát
huy được hết những ưu điểm vốn có của mình.
* Tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi các mối đe dọa(WT).
W
1
T
1
: Có nhà kinh tế đã từng nói : “Thương trường như chiến
trường”. Và trên thị trường cạnh tranh giữa các đối thủ khó có thể tránh
khỏi, nhất là đối với với những thị trường có tiềm năng phát triển. Nhưng để
cạnh tranh được và phát triển trên một môi trường vô cùng khắc nghiệt mà
có tổ chức bộ máy của Công ty quá cồng kềnh thì là một bất lợi rất lớn đối
với đối thủ cạnh tranh. Do đó chiến lược của Công ty đó là tinh giảm bộ máy
của Công ty bằng các chính sách phù hợp như: Tổ chức các lớp sát hạch; còn
đối với các nhân viên có tuổi đời lâu năm trong Công ty thì có các chính
sách ủng hộ họ, khuyến khích họ về sớm… Khi bộ máy của Công ty được
giảm một cách đáng kể thì sẽ giảm cho Công ty một chi phí từ đó có cơ sở
để cạnh tranh với các đối thủ từ đó mở rộng thị trường.
W
4
T
2
: Là một doanh nghiệp Nhà Nước sống trong thời kỳ bao cấp sẽ
được hưởng rất nhiều lợi thế từ sự ưu đãi của Nhà Nước. Ngoài sự cấp của
Ngân sách Nhà Nước cho các hoạt động, thì các doanh nghiệp Nhà Nước
cũng được hưởng rất nhiều từ các chính sách. Khi mà các chính sách, các
luật của Nhà Nước dần hoàn chỉnh, cùng với sức ép từ bên ngoài khi Việt

Nam hội nhập thì các chính sách đó sẽ không hoàn toàn giúp lợi cho các
doanh nghiệp. Đây là một thách thức rất là lớn đối với doanh nghiệp khi mất
dần sự bảo hộ và dần phải tự hạch toán kinh doanh. Cho nên chính sách của
Công ty sẽ là học tập các kinh nghiệm của các Công ty đi trước mà cụ thể là
các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó thu hẹp các ngành nghề cạnh tranh lại,
những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh doanh nghiệp nên bỏ mà tập
trung, chú trọng vào các ngành nghề có ưu thế cạnh tranh.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
22
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
W
2
T
3
: Khi mà công tác cổ phần hóa gặp những khó khăn nhất định
như việc đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp còn gặp khó khăn; các
“ông lớn” cản trở công tác cổ phần hóa; mọi người không hiểu hết tác dụng
của công tác này; thông tin không đầy đủ… trong khi đó đội ngũ công nhân
viên của doanh nghiệp vừa thiếu vừa yếu thì Công ty sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Do đó làm triệt để từng hoạt động là một điều rất là quan trọng. Ngoài
tuyên truyền một cách triệt để công tác cổ phần hóa để mọi người biết;
thuyêt trình các thông tin cho mọi người… thì giải quyết vấn đề lao động
cũng quan trọng không kém. Các doanh nghiệp phải có các chính sách ưu
đãi; giải quyết vấn đề việc làm cho các công nhân viên khi mà họ không còn
hoạt động trong công ty mà phải tìm công việc ở nơi khác….
W
3
T
4
: Khi mà “bầu sữa” Ngân sách Nhà Nước không còn nữa đối với

các doanh nghiệp Nhà Nước thì vốn là một vấn đề hết sức ngang giải đối với
các doanh nghiệp hậu thời kỳ doanh nghiệp Nhà Nước. Nhất là Công ty
Thiết bị là Công ty hoạt động trong lĩnh vực Thương Mại thì vốn lại lại là
một yếu tố hết sức quan trọng. Do đó bằng các chiến lược của mình Công ty
đã giảm thiều một cách tối đa điều bất lợi này như: khi hợp đồng thì tận
dụng tối đa khoảng thời gian phải trả; tận dụng khoản tiền ứng trước của
khách hàng; vay vốn ở các Ngân hàng; và đặc biệt là khi doanh nghiệp cổ
phần hóa thành xong thì vay vốn nhân dân bằng cách tăng trái phiếu; cổ
phiếu của Công ty mình trên thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN
Ta thấy công tác lập kế hoạch chiến lược là một công tác quan trong
việc định hướng phát triển doanh nghiệp phát triển trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn. Các kế hoạch chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp nghiên
cứu những thuận lợi, khó khăn của Công ty, đồng thời tìm hiều được những
Nhóm 1-Lớp 20 Q
23
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
cơ hội cũng như những thách thức đối với Công ty trong môi trường luôn
biến động và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các đối thủ cạnh tranh.
Việc lập kế hoạch chiến lược còn đưa ra được các giải pháp, phương
pháp lý luận thực tiễn để từ những cụ thể của từng Công ty, doanh nghiệp
mà áp dụng những phương pháp khác nhau cho phù hợp nhằm tận dụng tối
đa tài nguyên mà các Công ty, doanh nghiệp hiện có với mục đích lợi nhuận,
việc làm, …
Đồng thời qua việc nghiên cứu cụ thể công tác lập kế hoạch chiến
lược tại phòng kinh doanh - Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh máy
móc thiết bị- Bộ Công Thương cũng cho ta thấy được thực tế công tác lập kế
hoạch chiến lược có những điểm giống, khác nhau so với những gì học trên
giảng đường, thư viện…
Nhóm 1-Lớp 20 Q

24
Bài tập Chuyên đề GVHD: TS. Trương Đức Lực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Giáo trình Khoa học quản lý tập 1, tập 2.
PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà.
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền.
2/ Giáo trình: Chiến lược kinh doanh.
GS. PTS. Vũ Thị Ngọc Phùng.
Th.S. Phan Thị Nhiệm.
3/ Chiến lược kinh doanh trong toàn cầu hóa.
PGS. TS. Đào Duy Huân.
4/ Các chiến lược và các kế hoạch Marketing xuất khẩu.
Dương Hữu Mạnh.
5/ Phương án cổ phần hóa Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh
máy móc thiết bị.
6/ Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất và kinh
doanh máy móc thiết bị.
7/ Báo cáo kinh doanh năm 2002 của Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh máy móc thiết bị
8/ Báo cáo kinh doanh năm 2003 của Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh máy móc thiết bị.
9/ Báo cáo kinh doanh năm 2004 của Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh máy móc thiết bị.
10/ Báo cáo kinh doanh 6 tháng năm 2005 của Công ty cổ phần sản
xuất và kinh doanh máy móc thiết bị.
11/ Tăng cường quản lý Nhà Nước đối với các doanh nghiệp Nhà
Nước đã cổ phần hóa. Th.S. Nguyễn Quốc Tuấn.
-Học viện hành chính quốc gia.
Nhóm 1-Lớp 20 Q
25

×