Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Tài khoản vãng lai?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.34 KB, 66 trang )

Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng
sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi
xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia
nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa
phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày
càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với
các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện
tài khoản quốc gia đặc biệt là cán cân thanh toán quốc tế.
Tài khoản quốc gia là một trong những yếu tố quan nhất của một quốc gia, nó
thể hiện một cách bao quát và chính xác nhất tình hình kinh tế trong thời điểm
hiện tại, và tạo ra tiền đề để dự báo tiếp trong tương lai. Sau cuộc khủng hoảng tài
chính 2008 tài khoản quốc gia lại mang thêm tính quan trọng trong việc đánh giá
các nhân tố để dự báo trong việc đầu tư tầm vi và vĩ mô.
Trong tài khoản quốc gia có nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố lại thể hiện
mỗi khía cạnh khác nhau của nền kinh tế: GDP, GNP, CPI, tài khoản vãng lai…
Trong bài này nhóm em một xin trình bày một yếu tố của tài khoản quốc gia
tại Việt Nam, đó là tài khoản vãng lai.Với các kiến thức mà các thành viên tổng
hợp được, nhóm sẽ giới thiệu sơ lược về tài khỏan vãng lai, thực trạng hiện tại và
trong những năm gần đây, ngoài ra nhóm sẽ đưa ra một số ý kiến về cách khắc
phục những thực trạng đó .
Với lượng kiến thức còn hạn chế, vậy nếu trong bài có gì sai sót thì chúng em
mong mong cô hướng dẫn thêm và cho ý kiến để bài này được hoàn thiện hơn.
Nhóm xin chân thành cảm ơn !


PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Nhóm II-NH10-K34 1
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
I.GIỚI THIỆU CHUNG
I.1.Tài khoản vãng lai là gì?
Có hai cách nhìn nhận tài khoản vãng lai:
Thứ nhất: Dựa trên góc độ vi mô thì tài khoản vãng lai là tài khoản thanh toán
của ngân hàng. Nó được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai là một tài khoản
tiền gửi của cá nhân hay tổ chức mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó,
với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận
thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh
khác nhau, vì thế tài khoản này còn có một tên khác là tài khoản tiền gửi thanh
toán ”.
Thứ hai: Dựa trên góc độ vĩ mô thì tài khoản này là một phần của tài khoản thanh
toán của quốc gia, được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán
cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch
về hàng hóa-dịch vụ giữa những cá nhân/tổ chức cư trú trong nước với những cá
nhân/tổ chức cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá
nhân/tổ chức cư trú trong nước cho cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước được ghi
vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ-giảm tài khoản
vãng lai-), còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá nhân/tổ chức cư trú
ngoài nước cho cá nhân/tổ chức cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi
bằng mực đen-tăng tài khoản vãng lai-). Và tất cả các khoản thanh toán của các bộ
phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong khoản này.
Trong phần này nhóm sẻ trình bày về tài khoản vãng lai ở cấp độ vĩ mô, là tài
khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc gia.
I.2. Những thành phần chính của tài khoản vãng lai :
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF
soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
• Cán cân thương mại hàng hóa:

o Xuất khẩu.
o Nhập khẩu.
• Cán cân thương mại phi hàng hóa:
o Cán cân dịch vụ :
 Vận tải.
 Du lịch.
Nhóm II-NH10-K34 2
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
 Các dịch vụ khác (bảo hiểm, bưu chính-viễn thông, ngân
hàng…).
o Cán cân thu nhập:
 Kiều hối.
 Thu nhập từ đầu tư.
• Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
1.2.1 Cán cân thương mại hàng hóa:
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa hữu hình của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý
hoặc năm-thông thường là một năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi
nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại
có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có
thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại đạt trạng thái cân
bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương
mại, khi cán cân thương mại có thặng dư, và xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại thâm hụt ( hay dòng ngoại tệ chảy
vào nhỏ hơn dòng ngoại tệ chảy ra) , xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang
giá trị âm lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
Có nhiều yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa,trong đó nổi lên
đặc biệt là xuất khẩu,nhập khẩu và tỉ giá hối đoái:

a.Xuất khẩu:
Xuất khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn.
Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên
(MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.
Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng
dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối
giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá
cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng
lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so
với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật
Nhóm II-NH10-K34 3
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
Bên cạnh đó,xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các
quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do
vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và thu nhập của các quốc gia bạn
hàng.Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố trong nước: số lượng-chất lượng
các sản phẩm, năng lực cạnh trạnh của chính sản phẩm của ngành và của chính
phủ quốc gia đó trong mối quan hệ trên thị trường, tình hình kinh tế-chính trị-xã
hội…Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên những mặt hàng
xuất khẩu, và tùy mức độ các yếu tố và hàng hóa mà có sức ảnh hưởng lớn hay
nhỏ lên tình hình xuất khẩu.
b. Nhập khẩu:
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của thị trường, mà chủ yếu là do hai
yếu tố chính: nhu cầu tiêu dùng, và nhu cầu đầu tư của xã hội. Khi nhu cầu của xã
hội tăng, trước hết sẻ phải tiêu dùng những mặt hàng trong nước, khi cung không
đủ cầu về cả số lượng và chất lượng thì tất yếu phải nhập khẩu, cũng như khi nhu
cầu đầu tư tăng thì phải có nguồn cung đủ lớn để đáp ứng, và đặc biệt đối với
những trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, khi đó chủ yếu phải nhập khẩu những
công nghệ và thiết bị từ những nước có công nghệ nguồn nhằm đáp ứng đủ, đúng,

kịp thời cho những dự án đó.
Bên cạnh đó còn có hai yếu tố cơ bản chi phối tình hình nhập khẩu của một
quốc gia đó là GDP và tình hình lạm phát, hai yếu tố này có sức ảnh hưởng khá
mạnh tới nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế.
c.Tỷ giá hối đoái:
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương
đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ
giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ
trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người
nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và
thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ
giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất
lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá
70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY
(Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung
Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của
Nhóm II-NH10-K34 4
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung
Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi
thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với
giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt
Nam.
Tác động của cán cân thương mại đến GDP :
Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng:
xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư
nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua
thương mại quốc tế.
Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng
1.2.2.Cán cân thương mại phi hàng hóa:

a. Cán cân dịch vụ:
Bao gồm các khoản thu chi từ các dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu
chính, viễn thông, ngân hàng, thông tin xây dựng và các hoạt động khác giữa cá
nhân/tổ chức cư trú trong nước và nước ngoài. Cũng giống như xuất nhập khẩu
hàng hoá xuất nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cung cầu ngoại tệ nên nó được
hạch toán vào tài khoản vãng lai, xuất khẩu làm tăng nguồn thu nên được ghi vào
bên “có”, còn nhập khẩu dịch vụ sẻ phát sinh nghiệp vụ chi ngoại tệ nên sẻ được
ghi vào bên “nợ” của tài khoản vãng lai. Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất
nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập
khẩu hàng hoá.
Nhóm II-NH10-K34 5
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
b. Cán cân thu nhập:
+ Thu nhập người lao động: là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản
thu nhập khác bằng tiền hiện vật người cư trú trả cho người không cư trú hay
ngược lại. Hay khi thu nhập được chuyển về nước thì sẻ ghi vào bên “có” (tăng
tài khoản vãng lai) và ngược lại sẻ ghi vào bên “nợ” (giảm tài khỏa vãng lai).
+ Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu
tư giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho người không cư trú. (cụ
thể: thu nhập về đầu tư chủ yếu là khi những nhà đầu tư trong nước khi đầu tư ra
những quốc gia khác và nguồn lợi nhuận sẻ được chuyển về nước do đó sẻ làm
tăng tài khoản vãng lai, và ngược lại, khi mà ta phải chuyển lợi nhuận của những
nhà đầu tư nước ngoài đến các quốc gia của họ.đầu tư ra nước ngoài có ý nghĩ rất
quan trọng đối với Việt Nam:
Thứ nhất, đối với quốc gia:
- Giúp củng cố vai trò chính trị và vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới.
- Giúp nền kinh tế Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thúc
đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam có thêm nguồn nguyên

liệu, nhiên liệu…phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong nước. Ví dụ, đầu tư của
Tập đoàn dầu khí Việt Nam vào hoạt động khai thác dầu mỏ tại nhiều nước trên
thế giới sẽ tạo nguồn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất khi mà khả năng
khai thác dầu trong nước có xu hướng giảm sút.
- Đầu tư ra nước ngoài tạo tiền đề cho hoạt động kinh tế đối ngoại của VN đa
dạng và phong phú, hoạt động ngoại giao đi vào chiều sâu.
- Đầu tư ra nước ngoài thành công sẽ tác động ngược lại nền kinh tế trong nước
theo hướng thúc đẩy công cuộc cải tổ nền kinh tế: về thể chế chính sách, về thuế,
về thủ tục hành chính, về hệ thống thông tin đối ngoại, về chính sách điều hành vĩ
mô.
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần tạo đội ngũ thương nhân năng động, có kinh
nghiệm kinh doanh quốc tế, góp phần làm tăng năng lực quốc gia.
- Đầu tư ra nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của VN
theo hướng ổn định và có hiệu quả hơn vì chính cơ sở sản xuất và dịch vụ ở nước
ngoài là điểm đến của hàng hóa, thiết bị, bí quyết công nghệ (y khoa, chế biến
thực phẩm…), nhân công của Việt Nam.
Thứ hai, đối với doanh nghiệp:
Nhóm II-NH10-K34 6
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
- Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu vào thị trường thế
giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Ví dụ nhiều công ty chế biến mì ăn liền đầu tư vào Nga, Ucraina… đã tạo ra các
sản phẩm mì ăn liền hợp với khẩu vị người châu Âu và sử dụng sản phẩm bột mì
tại chỗ, nhờ đó mà giảm giá thành sản xuất.
- Đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tăng nội lực kinh doanh: tích lũy
kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; học hỏi tiếp thu công nghệ và bí quyết
công nghệ; sử dụng đội ngũ quản lý và khoa học kỹ thuật bản xứ…và áp dụng
những thành công ở nước ngoài vào hoạt động kinh doanh của công ty mẹ trong
nước.
- Đầu tư ra nước ngoài tạo ra khả năng cho doanh nghiệp thực hiện ”chuyển giá”

để giảm thiểu mức thuế đóng góp cho toàn bộ hệ thống công ty đóng ở các nước
khác nhau. Nhờ đó mà tối đa hóa lợi nhuận thu được. Hiện nay nhiều công ty VN
mở công ty con của mình tại Singapore để thực hiện mục tiêu ”chuyển giá”, vì
Singapore có môi trường kinh doanh tốt với hệ thống thuế thấp.
- Đầu tư ra nước ngoài giúp các công ty phát triển vốn vô hình của mình: thương
hiệu, công nghệ, bí quyết công nghệ. Ví dụ: thương hiệu cà phê Trung Nguyên,
Phở 24, bệnh viện Châm cứu…
- Đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp có điều kiện phân tán rủi ro kinh
doanh, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thế giới đầy biến động về
kinh tế – chính trị như hiện nay.
1.2.3.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản
chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật…cho mục đích tiêu dùng-viện trợ-hổ trợ-
hợp tác… do bên không cư trú chuyển cho bên cư trú và ngược lại. Các khoản
chuyển giao vãng lai một chiều phản ánh sự phân phối lại thu nhập giữa bên cư
trú với bên không cư trú, các khoản thu làm phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ)
nên được ghi vào bên “có”, các khoản chi làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được
ghi vào bên “nợ”.
Việt Nam rất cần những khoản chuyển giao vãng lai một chiều này vì nó
góp một phần lớn vào công cuộc phát triển quốc gia, tuy nhiên bên cạnh đó cần
phải cân nhắc thật thận trọng vì hầu hết những khoản chuyển giao vãng lai một
chiều này thường có kèm theo điều kiện, mà chủ yếu là nhằm vào các điều
khoản thương mại hay tài nguyên của quốc gia nhận nguồn vốn này.
Chúng ta thấy rằng cán cân dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai một
chiều không thể quan sát bằng mắt thường nên chúng được gọi là cán cân vô
hình (invisible) Như vậy, cán cân vãng lai có thể biểu diễn :
Nhóm II-NH10-K34 7
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Cán cân vãng lai = cán cân hữu hình +cán cân vô hình
Tóm lại, các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú làm phát

sinh cung ngoại tệ nên dược ghi vào bên có và các khoản thu nhập trả cho người
không cư trú làm phát sinh cầu ngoại tệ nên được ghi vào bên nợ. Tất cả các
khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung
vào trong tính toán này. Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là
thành phần quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số
quốc gia có phần tài sản hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các
khoản cho vay hay đầu tư có thể chiếm tỷ lệ lớn.
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất
khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước,
nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này.
I.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai:
Cán cân vãng lai bao gồm cán cân “Hữu hình” và “Vô hình’, nên nhìn tổng thể
thì nó quan trọng hơn cán cân thương mại.
Công thức xác định:
CA = TB + Se + Ic + Tr = Kl + Ks+ R
+ Cán cân vãng lai thặng dư khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) > 0
Cán cân vãng lai thặng dư (CA > 0) có nghĩa thu từ người không cư trú lớn
hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có nghĩa là giá trị ròng của các
giấy tờ có giá do người không cư phát hành nằm trong tay người cư trú tăng
lên.cung ngoại tề lớn hơn cầu ngoại tệ.
+ Cán cân vãng lai thâm hụt khi: ( X – M + Se + Ic + Tr ) < 0
Cán cân vãng lai thâm hụt ( CA < 0) có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ
người không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Điều này có
nghĩa là giá trị ròng của các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm
trong tay người cư trú giảm xuống. cung ngoại tệ nhỏ hơn cầu ngoại tệ.
- Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng, trạng thái cán cân vãng lai là lý tưởng
để phân tích trạng thái nợ nước ngoài của quốc gia. Lý do có thể được giả thích
Nhóm II-NH10-K34 8
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
như sau: Trạng thái cán cân vãng lai có mối liên hệ trực tiếp với trạng thái tổng nợ

nước ngoài của một quốc gia. Cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng tổng nợ
nước ngoài của quốc gia là không đổi ( quốc gia không là chủ nợ và cũng không
là con nợ ). Cán cân vãng lai thặng dư phản ánh tài sản có ròng của quốc gia đối
với phần thế giới còn lại được tăng lên ( vị thế quốc gia là chủ nợ ). Ngược lại cán
cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của quốc gia đối với nước ngoài
tăng lên ( vị thế quốc gia là con nợ).
CA = 0, trong dài hạn
Theo giả thiết cán cân vãng lai cân bằng, nghĩa là:
( X- M + Se + Ic + Tr ) = 0
Vì trong dài hạn hiệu ứng can thiệp của NHTW mang tính trung lập do đó
chúng ta có thể coi dự trữ ngoại hối của NHTW thay đổi là bằng 0, tức: R= 0
- Kl + Ks = 0.có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1: Kl < 0 và Ks > 0. nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và
được cân đối bởi luồng vốn dài hạn chảy ra, có thể làm cho năng lực thanh toán
của quốc gia trong tương lai bị đe dọa, dẫn đến áp lực tăng áp suất và giảm giá
nội tệ
+ TH2: Kl > 0 và Ks < 0. nếu luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn và
được cân đối bởi luồng vốn ngắn hạn chảy ra, thì sẽ tạo ra môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định hơn để duy trì ổn định tỷ giá, lãi suất va thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế quốc gia.
CA = 0 trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, nghĩa là Kl=0,
Ks + R = 0 có 2 khả năng xảy ra:
+ TH1: R > 0 và Ks < 0. Dây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy ra
được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ ngoại hối quốc gia. Trong thực tế tình
huống này có thể xảy ra trong ngắn hạn, khi NHTW nỗ lực cân đối các luồng vốn
ngắn hạn có tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng cách can thiệp bán dự trữ trên
thị trường noại hối nhằm bảo vệ tỷ giá, tức ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Do vậy
Nhóm II-NH10-K34 9
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc

cho dù trang thái cán cân vãng lai là cân bằng, nhưng vẫn tồn tại áp lực giảm giá
nội tệ hoặc phải tăng lãi suất nội tệ, nếu NHTW không tiếp tục can thiệp bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
+ TH2: R < 0 và Ks > 0. Đây là trạng thái khi vốn ngắn hạn chảy vào
làm tăng ngoại hối dự trữ quốc gia. Trong thực tế, tình huống này có thêr xảy ra,
khi NHTW tăng mức lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn
chạy ra và thu hút thêm các luồng vốn ngắn hạn chạy vào nhằm bảo vệ cho tỷ giá
không tiếp tục tăng nữa ( tức ngăn không cho nội tệ tiếp tục giảm giá.
Phân tích cán cân vãng lai có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ
mô vì tình trạng của cán cân này tác động trực tiếp đến tỷ giá, lãi suất, tăng trưởng
kinh tế, lạm phát và cuối cùng tác động đến cán cân tổng thể. Để tác động đến
tình trạng của cán cân vãng lai, cần phải có thêm các giải pháp tổng thể về tài
khoá và tiền tệ hơn là chỉ các giải pháp về chính sách thương mại quốc tế và tác
động vào tâm lý tiêu dùng.
I.4.Những nhân tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai:
Tài khoản vãng lai có nhiều yếu tố, trong đó cán cân thương mại là thành phần
chính, ngoại trừ một số quốc gia phát triển có cán cân “vô hình” chiếm tỷ trọng
lớn, và cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ đo lường chênh lệch giữa giá trị
nhập khẩu và xuất khẩu cho nên coi là một chỉ số thể hiện xu hướng thương mại
quốc tế.
Có thể thấy rằng các nước đang phát triển trên thế giới đều có tài khoản vãng
lai thâm hụt trong khi đó một vài nền kinh tế mới nổi lại có thể đạt được mức
thặng dư. Các nước nghèo thường có cán cân thâm hụt bởi họ phụ thuộc chủ yếu
phụ thuộc vào các khoản viện trợ và vay chính thức.
Như vậy không phải mức độ phát triển của một nước là yếu tố quyết định tình
trạng cán cân vãng lai mà phải do nhiều yếu tố kết hợp lại mà thành, lấy Australia
làm ví dụ, có thể thấy rằng 16 năm qua nước này luôn có tài khoản thâm hụt mặc
dù nền kinh tế luôn tăng trưởng.
Do đó phải xem xét vấn đề kỹ hơn trên nhiều góc độ:
Nhóm II-NH10-K34 10

Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
+ Tài khoản vãng lai thặng dư hay thâm hụt thể hiện chủ yếu phụ thuộc vào
chênh lệch giữa giá trị hàng hoá dịch vụ xuất-nhập khẩu do đó không nhất thiết nó
là thông tin tốt hay xấu đối với thị trường bởi một quốc gia có thể dùng hàng nhập
khẩu để sản xuất trong một thời kỳ rồi sau đó sẻ tung ra xuất khẩu.
+ Tài khoản vãng lai còn có thể hiểu là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư
quốc gia (cả của chính phủ và tư nhân), tài khoản vãng lai thâm hụt có thể cho
thấy quốc gia đó đang gia tăng đầu tư cho những dự án có ích cho nền kinh tế: đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay để xây dựng các cơ sở sản xuất phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu…
+ Do một số nước nhập khẩu để sản xuất các hàng hoá xuất khẩu nên cán cân
thanh toán có thể thâm hụt trong hiện tại nhưng trong tương lai có thể sẽ lại thặng
dư.
Việc một quốc gia nên hay không nên duy trì tài khoản vãng lai thâm hụt là
tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế, định hướng tăng trưởng và phát triển của quốc gia
đó.
Do vậy nếu một nước duy trì tình trạng thâm hụt bền vững, như trường hợp
Australia, thì điều này không tạo ra tác động xấu. Tuy nhiên nếu quốc gia này bị
khủng hoảng tài chính nó có thể sẽ phải chịu ảnh hưởng xấu từ tài khoản vãng lai
thâm hụt khi khu vực tài chính cứ ồ ạt rút vốn như từng xảy ra tại Mexico 1995 và
Thái Lan 1997.
Tóm lại, chúng ta cần quan tâm đến tất cả các chỉ số trong nền kinh tế và đánh
giá tình hình trước khi đánh giá ảnh hưởng của tài khoản vãng lai, do đôi lúc số
liệu này có thể đem đến cái nhìn sai lệch về tình hình kinh tế của một quốc gia.
Vì cán cân tài khoản vãng lai có sứ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của một
quốc gia, việc xác nhận và điều phối các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản
vãng lai rất quan trọng nhằm góp phần giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát
triển bền vững. Các yếu tố có sự ảnh hưởng lớn đến cán cân vãng lai là:
∗ Lạm phát
∗ Thu nhập quốc dân

∗ Tỷ giá hối đoái
∗ Các chính sách của chính phủ
I.4.1.Ảnh hưởng của lạm phát :
Nhóm II-NH10-K34 11
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có mối quan
hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ có xu hướng giảm nếu các
yếu tố khác không đổi. Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước
hầu như sẽ mua hàng từ nước ngoài nhiều hơn (do lạm phát trong nước cao, nên
giá tiêu dùng trong nước tăng), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ giảm
(vì giá xuất khầu sẻ cao hơn).
Nếu tình trạng lạm phát kéo dài thì sẻ rất nguy hiểm cho nền kinh tế, vì không
chỉ ảnh hưởng tới tài khoản vãng lai mà cả nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo
chiều hướng xấu, đặc biệt là lạm phát đi đôi với việc mất giá đồng bản tệ .
I.4.2 .Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân :
Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân), tài khoản vãng lai
của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác không đổi. Do mức thu nhập thực tế
tăng, và xã hội có xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, để đáp ứng nhu cấu
đó tất yếu phải gia tăng nhập khẩu, do đó cán cân vãng lai có xu hướng giảm. Vì
GDP là một yếu tố có tầm vĩ mô cho nên một thay đổi nhỏ cũng có sức ảnh hưởng
lớn tới các yếu tố khác GDP, GNP, CPI… và tỉ lệ gia tăng trong GDP hầu như sẽ
phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài.
I.4.3.Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:
Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương
đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ
giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ
trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt hơn đối với người nước
ngoài (trong trường hợp nếu phải nhập khẩu nguyên-nhiên vật liệu để sản xuất
hàng thì giá sẻ còn cao hơn nếu chỉ dùng nguyên-nhiên vật liệu trong nước). Vì
thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho

nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm hay cán cán cân thương mại có
xu hướng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi
thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên, do đó cán cân
thương mại có xu hướng tăng.
Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén
tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái
2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000
VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong
trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu
VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này
Nhóm II-NH10-K34 12
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh
tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
I.4.4.Tình hình chính trị, chính sách đối ngoại của quốc gia:
Sự ổn định chính trị của 1 đất nước là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế.
Đây cũng là điều kiện tiên quyết để các quốc gia khác tăng cường quan hệ kinh tế.
Bên cạnh đó chính sách đối ngoại trở thành điều kiện đủ cho mọi quan hệ kinh tế
trực tiếp. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập, chính sách đối ngoại phù hợp sẽ là
yếu tố mở đường cho mọi yếu tố khác phát triển. Tuy nhiên quốc gia đó cần phải
hội đủ những yếu tố khác để những nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư có hiệu
quả theo quy tắc: “hai bên cùng có lợi”, những yếu tố như: nhân sự, tài chính,
thông tin…
Ví dụ : Một số nhân tố ảnh hưởng đến tài khoảng vãng lai trên thế giới
hiện nay
Mỹ tấn công Trung Quốc bằng lạm phát, Trung Quốc đẩy giảm phát sang Mỹ.
Brazil thiệt hại nặng nề nhất. Điều đó làm ảnh hưởng đến tài khoản vãng lai của
các nước đó.
Giữa thời thiếu hụt sức cầu, các quốc gia sở hữu đồng tiền dự trữ thực hiện
chính sách tiền tệ mở rộng. Nước nào không có đồng tiền dự trữ phản ứng bằng

cách can thiệp vào tỷ giá.
Những nước không có đồng tiền dự trữ nhưng không thích can thiệp tỷ giá như
Brazil thì đồng tiền nước đó tăng giá mạnh. Họ lo sợ hậu quả của nó.
Nhóm II-NH10-K34 13
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Đây không phải lần đầu những cuộc xung đột về tỷ giá diễn ra. Tháng
09/1985, chính phủ các nước Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Mỹ và Anh họp tại
Khách sạn Plaza, New York và đồng thuận phá giá đồng USD. Trước đó vào
tháng 08/1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon thi hành “liệu pháp sốc Nixon” áp
thêm 10% thuế đối với hàng nhập khẩu và chấm dứt việc đổi USD ra vàng. Cả hai
sự kiện ấy đều phản ánh mong muốn hạ giá đồng USD của người Mỹ. Ngày nay
họ cũng muốn điều tương tự. Nhưng tình hình đã khác. Trung tâm của sự chú ý
không còn là một đồng minh dễ bảo như Nhật Bản mà là siêu cường tiếp theo của
thế giới: Trung Quốc.
Hiện nay, do hậu quả của khủng hoảng, các nước phát triển phải chịu thiếu hụt
sức cầu trong thời gian dài. Quý II này chưa nền kinh tế nào trong số 6 nước Mỹ,
Nhật, Đức, Pháp, Anh và Italy phục hồi được GDP trở về mức của quý I/2008.
Các nền kinh tế trên đang hoạt động dưới mức GDP tiềm năng 10%. Một chỉ báo
của việc dư cung là lạm phát lõi giảm xuống gần 1% ở Mỹ và khu vực sử dụng
đồng tiền chung Châu Âu (eurozone). Những nước này trông chờ vào tăng trưởng
nhờ xuất khẩu.Điều này đúng cả với những nước thâm hụt thương mại (như Mỹ)
và các nước có thặng dư (như Đức và Nhật). Tuy vậy, nói chung chuyện đó chỉ có
thể diễn ra nếu các nền kinh tế mới nổi chuyển sang thâm hụt tài khoản vãng lai.
Khu vực tư nhân đang tự động điều chỉnh để hướng tới điều này. Theo dự báo
từ tháng 4 của Viện Tài chính quốc tế tại Washingto cho thấy dòng vốn ròng chảy
vào các nước mới nổi của khu vực tư nhân năm nay sẽ là 746 tỷ USD.
Con số này được bù đắp một phần nhờ dòng vốn ròng 566 tỷ USD của khu
vực tư nhân chảy ra khỏi các nước này. Tuy nhiên, với thặng dư tài khoản vãng lai
320 tỷ USD và dòng vốn vào của khu vực chính thức, cán cân thanh toán của các
nước mới nổi sẽ thặng dư 535 tỷ USD nếu không có can thiệp từ phía nhà

nước.Nhưng nếu không có can thiệp từ phía nhà nước, điều này không thể xảy ra:
tài khoản vãng lai phải cân đối với dòng vốn ròng. Sự điều chỉnh diễn ra thông
qua việc tỷ giá tăng. Cuối cùng, tài khoản vãng lai của các nước mới nổi chịu
thâm hụt và được tài trợ bởi dòng vốn vào ròng của khu vực tư nhân các nước thu
nhập cao.
Nhóm II-NH10-K34 14
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
PHẦN II.THỰC TRẠNG CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT
NAM VÀ BÀI HỌC TỪ TRUNG QUỐC.
I.THỰC TRẠNG CÁN CÂN TÀI KHOẢN VÃNG LAI CỦA VIỆT NAM
I.1.Thời kì năm 2007-2008:
Giao dịch cán cân vãng lai bao gồm các giao dịch về xuất nhập khẩu hàng
hóa,dịch vụ,thu nhập và chuyển tiền. Trước những diễn biến khó lường của kinh
tế thế giới, việc hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng đã tác động tới
cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Thâm hụt cán cân vãng lai tăng mạnh,
vượt xa mức cảnh báo với mức tăng từ 0,27% GDP năm 2006 lên mức 9,8% GDP
năm 2007 và tiếp tục gia tăng tới trên 20% GDP trong 6 tháng đầu năm 2008 do
cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập đều thâm hụt, đặc biệt là sự mở rộng về
thâm hụt cán cân thương mại từ mức 4,6% GDP năm 2006 lên mức 15% GDP
trong năm 2007 và khoảng 30% trong 6 tháng đầu năm 2008.
Nhóm II-NH10-K34 15
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
I.1.1.Cán cân thương mại:
Trong cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam,xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm
tỷ trong lớn nhất trong tổng thu chi của cán cân vãng lai.
Tổng lưu chuyển hàng hóa XNK của Việt Nam giai đoạn từ 2000-2008
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu
Cán cân thương
mại
2000 30.11 14.48 15.63 -1.15

2001 31.24 15.03 16.21 -1.18
2002 36.44 16.7 19.74 -3.04
2003 45.39 20.14 25.25 -5.11
2004 58.57 26.5 32.07 -5.57
2005 69.1 32.22 36.88 -4.66
2006 84.01 39.6 44.41 -4.81
2007 108.83 48 60.83 -12.83
2008 142.8 62.9 79.9 -17
Trong năm 2008 tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, chủ yếu là do
khủng hoảng tài chính ở Mỷ lan rộng ra thế giới, nên trong giai đoạn này nền kinh
tế có nhiều biến động lớn.tuy nhiên,so với kim ngạch xuất khẩu các năm trước thì
năm 2008 có sự gia tăng vươt bậc:
Nhóm II-NH10-K34 16
Nguồn:Bộ Công thương
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Theo số liệu của tổng cục thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu tháng
12/2008 ước tính đạt 4,9 tỷ USD, tăng 16,2% so với tháng trước chủ yếu do sản
lượng dầu thô khai thác tăng, mức tiêu thụ hàng dệt may mạnh hơn vào tháng cuối
năm và lượng gạo xuất khẩu đã tăng trở lại. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch
hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao
gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng
25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong
nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng
hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ
trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%.
Dưới đây là cán cân thương mại hàng hóa năm 2008 :
sơ bộ vài mặt hàng nhập khẩu xuất khẩu
giá trị(1000USD) tỳ tệ giá trị tỷ lệ
Tổng số
80713829 100% 62685130 100% -18028699

khu vực ĐTTTNN
27898635 34.56 34529277 55.084 6630642
Nhóm II-NH10-K34 17
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Gạo
0 0.00 2894441 4.6174 2894441
Hàng rau quả
0 0.00 407037 0.6493 407037
Sữa và sản phẩm sữa
533909 0.66 76734 0.1224 -457175
Thức ăn gia súc và
nguyên liệu
1747296 2.16 0 0 -1747296
Nguyên phụ liệu
thuốc lá
246230 0.31 0 0 -246230
Xăng dầu các loại
10966111 13.59 10356846 16.522 -609264
Quặng và khoáng sản
khác
0 0.00 0 0
Than đá
0 0.00 1388015 2.2143 1388015
Dược phẩm
864179 1.07 0 0 -864179
Phân bón các loại
1472706 1.82 0 0 -1472706
Thuốc trừ sâu và
nguyên liệu
473761 0.59 0 0 -473761

Gỗ và sản phẩm gỗ
1098112 1.36 2829283 4.5135 1731171
Đá quý, kim loại quý
và sản phẩm
0 0.00 793495 1.2658 793495
Sắt thép các loại
6720637 8.33 0 0 -6720637
máy vi tính, sản phẩm
điện tử
3714271 4.60 2638378 4.2089 -1075893
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ & phụ tùng
13993753 17.34 0 0 -13993753
ôtô các loại và phụ
tùng
1039865 1.29 0 0 -1039865

… … 100 -18028699
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so
với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng.Xuất khẩu dầu thô ước
tính đạt 13,9 triệu tấn, tương đương 10,5 tỷ USD, tuy giảm 7,7% về lượng nhưng
tăng 23,1% về kim ngạch so với năm trước do giá dầu tăng cao trong những tháng
giữa năm. Hàng dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 17,5% so với năm 2007; trong đó
Hoa Kỳ vẫn là bạn hàng lớn nhất về hàng dệt may với 5,1 tỷ USD, tăng 14,2% so
Nhóm II-NH10-K34 18
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
với năm 2007; tiếp đến là EU 1,7 tỷ USD, tăng 13,8%; Nhật Bản 810 triệu USD,
tăng 15,9%.
Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 ước tính đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6%
so với năm trước, trong đó hai thị trường EU và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng trên 74%

tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép. Thủy sản ước tính đạt 4,6 tỷ USD, tăng
21,2% so với năm 2007. Thị trường EU vẫn là thị trường chính nhập khẩu hàng
thủy sản của Việt Nam, đạt 1,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2007; tiếp theo là
Nhật Bản đạt 850 triệu USD, tăng 12,8%; Hoa Kỳ 760 triệu USD, tăng 4,3%; Hàn
Quốc 310 triệu USD, tăng 12,7%. Xuất khẩu gạo năm 2008 ước tính đạt 4,7 triệu
tấn, đạt 2,9 tỷ USD, tuy chỉ tăng 3,6% về lượng nhưng tăng 94,8% về kim ngạch
so với năm trước, do có mức tăng kỷ lục về giá xuất khẩu trong năm qua.
Năm 2008 có 8 nhóm hàng/mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD là:
Dầu thô 10,5 tỷ USD; hàng dệt may 9,1 tỷ USD; giày, dép 4,7 tỷ USD; thuỷ sản
4,6 tỷ USD; gạo 2,9 tỷ USD; sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD; điện tử, máy tính 2,7 tỷ
USD; cà phê 2 tỷ USD, tăng 2 mặt hàng so với năm 2007 là gạo và cà phê :
Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 tăng khá cao so với năm 2007
nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép, vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng
Nhóm II-NH10-K34 19
Nguồn:Bộ Công Thương
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim
ngạch hàng hoá xuất khẩu chỉ tăng 13,5%.
Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn
nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ
yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các
tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm
2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước
gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản.
Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung
chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây
và cáp điện.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tháng 12/2008 ước tính đạt 5,4 tỷ USD, tăng
16,1% so với tháng trước do một số mặt hàng nhập khẩu tháng này tăng mạnh là:
Máy móc thiết bị tăng 272 triệu USD; xăng dầu tăng 78 triệu USD; thức ăn gia súc
tăng 53 triệu USD; sắt, thép tăng 182 triệu USD. So với tháng 12/2007, kim ngạch
nhập khẩu tháng 12 năm nay giảm 25%. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng
hoá nhập khẩu ước tính 79,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực
kinh tế trong nước đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
đạt 28,6 tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008,
tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%; vàng chiếm 3,4% (năm
2007 tỷ trọng của 03 nhóm hàng này tương ứng là: 90,4%; 7,5%; 2,1%). Nếu loại trừ
Nhóm II-NH10-K34 20
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm nay chỉ tăng
21,4% so với năm 2007.
Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển
sản xuất trong nước đều tăng so với năm 2007. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu
cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một trong
những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất. Trong khi đó, kim
ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng vào các tháng cuối năm
cho thấy hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lớn lên hàng tiêu dùng của
Việt Nam ngay tại thị trường trong nước. Nhập khẩu ô tô năm 2008 đạt mức cao
kỷ lục với 2,4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50,4 nghìn
chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27,5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Nhập
khẩu máy móc thiết bị, phụ tùng khác (trừ ô tô và máy tính, điện tử) ước tính đạt
13,7 tỷ USD, tăng 23,3% so với năm 2007. Nhập khẩu xăng dầu đạt 12,9 triệu tấn,
tăng 0,1% so với năm trước, tương ứng với kim ngạch 10,9 tỷ USD, tăng 41,2%.
Sắt thép đạt 6,6 tỷ USD, tăng 28,5%. Vải và nguyên phụ liệu dệt may là những
mặt hàng phục vụ chủ yếu cho sản xuất hàng xuất khẩu vẫn đạt kim ngạch cao với
6,8 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2007. Hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt
3,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm trước, đây là nhóm hàng không chỉ gắn với

tiêu dùng trong nước mà còn liên quan tới gia công, lắp ráp để xuất khẩu.
Nhóm II-NH10-K34 21
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập
khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung
Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ
USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%.
Nhập siêu năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007,
bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự
báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó
châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ
USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007.
I.1.2.Cán cân dịch vụ:
Cùng với sự mở cửa nền kinh tế,các ngành kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh
mẽ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu chi cán cân vãng lai. Tổng trị giá
xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007,
trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt
1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị
giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm
Nhóm II-NH10-K34 22
Nguồn:Bộ Công thương
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không
800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%.
Nhập siêu dịch vụ năm 2008 là 0,8 tỷ USD.Tuy nhiên trong năm 2008,ngành
dịch vụ của nước ta cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các mặt,tiêu
biểu là vận tải,bưu chính viễn thông và du lịch :
a.Vận tải
Vận tải hành khách năm 2008 ước tính đạt 1932,3 triệu lượt hành khách và
81,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,6% về

khối lượng luân chuyển so với năm 2007, bao gồm vận tải của trung ương đạt
37,6 triệu lượt hành khách, tăng 16,4% và 22,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 11%;
Nhóm II-NH10-K34 23
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
vận tải của địa phương đạt 1894,7 triệu lượt hành khách, tăng 7,9% và 58,9 tỷ
lượt hành khách.km, tăng 6,4%. Trong các ngành vận tải, vận tải đường bộ năm
2008 ước tính đạt 1744,3 triệu lượt hành khách, tăng 8,8% và 57,4 tỷ lượt hành
khách.km, tăng 8,2% so với năm trước; đường sắt đạt 11,3 triệu lượt hành khách,
giảm 2,1% và 4,6 tỷ lượt hành khách.km, giảm 0,4%; hàng không đạt 10,2 triệu
lượt hành khách, tăng 10,5% và 16,1 tỷ lượt hành khách.km, tăng 9,4%.
Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn, tăng
8,9% so với năm trước và khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 174,3 tỷ
tấn.km, tăng 40,5%, bao gồm vận chuyển trong nước đạt 571,8 triệu tấn, tăng
8,4% và 65 tỷ tấn.km, tăng 11,4%; vận chuyển ngoài nước đạt 32,2 triệu tấn, tăng
17,8 % và 109,3 tỷ tấn.km, tăng 66,4%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng
đường bộ vẫn là chủ yếu, ước tính năm 2008 đạt 434,8 triệu tấn, tăng 9,9% và
22,5 tỷ tấn.km, tăng 13,7% so với năm 2007; vận chuyển đường sông đạt 109,6
triệu tấn, tăng 1,4% và 5,6 tỷ tấn.km, tăng 1%; vận chuyển đường biển đạt 51
triệu tấn, tăng 21,8% và khối lượng luân chuyển đạt mức cao với 141,8 tỷ tấn.km,
tăng 49,9% do trong năm tăng năng lực vận chuyển tàu viễn dương,
b.Bưu chính, viễn thông
Thị trường viễn thông trong nước ngày càng phát triển do sự tăng mạnh của thị
trường thông tin di động với hàng loạt chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm thu
hút khách hàng. Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2008 ước tính đạt 27,6
triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến hết tháng 12
năm 2008 lên 79,4 triệu thuê bao (điện thoại cố định 13,1 triệu thuê bao), tăng
53,1% so với số thuê bao có đến cuối năm 2007. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
chiếm thị phần lớn nhất, ước tính đến cuối năm 2008 đạt 47,4 triệu thuê bao, tăng
70,9% so với thời điểm cuối năm trước, trong đó điện thoại di động đạt 37,1 triệu
thuê bao, chiếm trên 70% thị phần và tăng 100,5%; điện thoại cố định đạt 10,3

triệu thuê bao, chiếm thị phần tuyệt đối và tăng 11,5%. Một số nhà cung cấp dịch
vụ thông tin di động chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện nay là: Vinaphone,
Mobiphone và Viettel, trong đó hiệu suất sử dụng kho số của Viettel khoảng 76%;
Vinaphone 74% và Mobiphone 70%.
Thị trường Internet vẫn tiếp tục phát triển, số thuê bao Internet mới trong năm
2008 ước tính đạt 1,5 triệu thuê bao, tăng 27,8% so với năm 2007, nâng tổng số
Nhóm II-NH10-K34 24
Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc
thuê bao Internet có đến cuối tháng 12 năm 2008 lên 6,7 triệu thuê bao, tăng
28,4% so với tổng số thuê bao có tại thời điểm cuối năm trước. Số người sử dụng
Internet tính đến cuối năm 2008 ước tính 20,8 triệu người, tăng 12% so với thời
điểm cuối năm 2007.
Do số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh nên kết quả kinh doanh
của ngành bưu chính, viễn thông tiếp tục tăng cao. Tổng doanh thu thuần bưu
chính, viễn thông năm 2008 ước tính 69,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm
2007. Doanh thu của Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tỷ trọng lớn nhất với
72%, đạt 49,8 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2007, trong đó doanh thu
viễn thông đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%; doanh thu bưu chính đạt 2,1 nghìn
tỷ đồng, tăng 24%.
c.Du lịch
Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng
0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt
2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc 844,8 nghìn lượt người, tăng
25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người, giảm 15,2%; khách đến với
mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm 23,3%. Số khách quốc tế đến
nước ta bằng đường hàng không đạt 3,3 triệu lượt người, giảm 0,5% so với năm
2007; đường bộ 813,3 nghìn lượt người, tăng 15,6%; đường biển 157,2 nghìn lượt
người giảm 30,1%.
Trong tổng số khách quốc tế đến nước ta năm 2008, khách đến từ Trung Quốc
đạt 650,1 nghìn lượt người, tăng 13,1% so với năm 2007; Hoa Kỳ 417,2 nghìn

lượt người, tăng 2,2%; khách đến từ Thái Lan 183,1 nghìn lượt người, tăng 9,6%;
khách đến từ Xin-ga-po 158,4 nghìn lượt người, tăng 14,6%; một số nước có
lượng khách đến nước ta giảm là: Hàn Quốc 449,2 nghìn lượt người, giảm 5,5%;
Nhật Bản 393 nghìn lượt người, giảm 6,1%; Đài Loan 303,5 nghìn lượt người,
giảm 4,9%.
I.1.3.Cán cân thu nhập.
Trong cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam thì cán cân thu nhập cũng
chiếm một tỉ lệ đáng kể,trong đó nổi lên là thu nhập từ kiều hối và thu nhập từ đầu
tư ra nước ngoài.
Lượng kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất và
có mức tăng liên tục trong một số năm gần đây. Đây là lượng ngoại tệ ròng, góp
Nhóm II-NH10-K34 25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×