Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tại sao hóa đơn lại là 1 trong những chứng từ quan trọng của doanh nghiệp, được BTC và cơ quan thuế quản lý chặt chẽ - Dấu hiệu nhận biết hóa đơn chứng từ hợp pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.64 KB, 20 trang )

Chủ đề 2: Tại sao hóa đơn lại là 1 trong những chứng từ quan trọng của doanh nghiệp,
được BTC và cơ quan thuế quản lý chặt chẽ. Dấu hiệu nhận biết hóa đơn chứng từ hợp
pháp
A. Nguồn tài liệu:
* Văn bản luật áp dụng:
- Luật kế toán 2003
- Thông tư 64/2013/TT-BTC
- Nghị định 51/2010/NĐ-CP
- Thông tư 32/2007/TT-BTC
- Nghị định 109/2013/NĐ-CP
* Trang web:
/> />B. Nội dung chính
- Khái niệm về chứng từ, hóa đơn? Thế nào là chứng từ hóa đơn hợp pháp?
- Tại sao BTC và cơ quan chức năng phải quản lý hoá đơn
+ Chức năng và vai trò của hoá đơn
+ Tầm quan trọng của việc quản lý hóa đơn
+ Tìm hiểu hóa đơn khống, doanh nghiệp ma
- Quy định về sử dụng, quản lí và vi phạm về hóa đơn
- Xử lí tình huống
I. Khái niệm Chứng từ, hóa đơn
1. Chứng từ
Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch một
nghiệp vụ phát sinh.
* Căn cứ khoản 7 điều 4 luật kế toán 2003:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
* Tính pháp lý của chứng từ thể hiện:
Tính hợp pháp: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh trong chứng từ kế toán
không vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính của Nhà nước đã ban hành.
Tính hợp lý: Thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán phù
hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và mang lại lợi ích cho đơn vị.


Tính hợp lệ: Thể hiện chứng từ kế toán được ghi chép rõ ràng, đầy đủ các yếu tố của
chứng từ và có đủ chữ kỹ của người chịu trách nhiệm giám sát nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó.
2. Hóa đơn là gì?
* Theo quy định tại khoản 1 điều 3 NĐ 51/2010/NĐ-CP và khoản 1 điều 3
thông tư 64/2013/TT-BTC
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật
 Hóa đơn là chứng từ kế toán do là giấy tờ phản ánh các nghiệp vụ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ được làm căn cứ để ghi sổ sách kế toán, kê khai nộp thuế, khấu
trừ thuế VAT. Hóa đơn thể hiện đầy đủ nội dung chứng từ kế toán được qui định tại
Điều 17 luật kế toán 2003
II. Thế nào là hóa đơn chứng từ hợp pháp?
* Căn cứ khoản 4, điều 3 NĐ 51/2010 quy định: Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn
đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này.
Theo điều 4 NĐ 51/2010 quy định:
a. Hóa đơn có các loại sau
- Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan;
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các
tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ
chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp;
- Các loại hóa đơn khác, gồm: vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng
có hình thức và nội dung quy định tại các khoản 2, 3 Điều này.
b. Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau
- Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các
thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ;
- Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa,
dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao
dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu
để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in
theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân.
c. Hóa đơn phải có các nội dung sau
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn
đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế
giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường
hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
- Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán
(nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
- Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với hóa đơn không cần thiết phải có đủ
những nội dung quy định tại khoản này.
* Hóa đơn được thể hiện bằng chữ Việt. Hóa đơn xuất khẩu hoặc các loại hóa
đơn cần kèm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ()
hoặc đặt ngay dưới dòng chữ Việt và có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ chữ Việt.
* Theo điểm 4, mục IV, phần B, TT 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007:
“IV. Hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ:
4- Hoá đơn, chứng từ hợp pháp là:
4.1- Hoá đơn do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành do cơ quan thuế cung
cấp cho các cơ sở kinh doanh.
4.2- Hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in để sử dụng theo mẫu quy định và đã
được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng.
4.3- Các loại hoá đơn, chứng từ đặc thù khác được phép sử dụng.
4.4- Hoá đơn, chứng từ mua, bán, sử dụng trong các trường hợp dưới đây được
coi là không hợp pháp:
a) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá
đơn do cơ quan thuế phát hành;

b) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế
nhưng không phát sinh việc mua bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
c) Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để
hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ
bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế;
d) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ
giữa các liên của hoá đơn;
đ) Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng;
e) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế,
nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó
là các hoá đơn bất hợp pháp.
g) Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát
sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng
cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các
hoá đơn bất hợp pháp”
III. Các quy định về sử dụng, quản lý và vi phạm về hóa đơn
1. Lập hoá đơn (Theo điều 14 – TT 64/2013/ TT-BTC)
a. Nguyên tắc lập hóa đơn
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng
hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.
- Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường
hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ
dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội
bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá
dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.
- Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không
được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử
dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in
đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in

hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì
gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
- Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải
được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.
- Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
b. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn
* Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
- Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng
dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức
cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập
hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hoá đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh họat, nước sinh hoạt,
dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày
kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ
quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn
cứ tính lượng hàng hoá, dịch vụ cung cấp căn cứ thoả thuận giữa đơn vị cung cấp dịch
vụ viễn thông, truyền hình với người mua.
- Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao
công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân
biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn
dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá
trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
- Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây
dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án
hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự

xác định phù hợp với thoả thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác
định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên
tờ khai hải quan.
- Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường
xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày
lập hoá đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ
khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh
hoạt động mua bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ.
- Các siêu thị, trung tâm thương mại thành lập theo quy định của pháp luật được
lập chung một (01) hóa đơn GTGT cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn
phát sinh trong ngày (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay
dưới 200.000 đồng). Chỉ tiêu người mua trên hoá đơn ghi rõ là khách hàng mua lẻ
không lấy hoá đơn. Trường hợp khách hàng mua hàng tại các siêu thị, trung tâm
thương mại (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới
200.000 đồng) có yêu cầu xuất hóa đơn, các siêu thị, trung tâm thương mại phải lập
hóa đơn GTGT cho từng khách hàng theo quy định. Các siêu thị, trung tâm thương
mại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu về hàng bán ra
với doanh số lập hoá đơn và hàng tồn kho. Dữ liệu bán hàng phải đảm bảo lưu trữ để
phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.
- Ngày lập hoá đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến
và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
* Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế
của người mua”:
- Ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
đăng ký thuế.
- Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán
hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực
thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.
- Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi
lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu

có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người
mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
- Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy
hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua
không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.
* Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá,
thành tiền”
- Ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu
có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có
phần còn trống trên hoá đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không
sử dụng mực đỏ.
- Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi
hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.
- Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi
trên hoá đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá mà khi đăng ký pháp luật
có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều
rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…
- Các loại hàng hoá, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo
hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hoá đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng
hoá, dịch vụ.
* Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
- Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải
có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên
hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
* Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
- Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại,
qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá
đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán
hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
* Đồng tiền ghi trên hoá đơn

- Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam.
- Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp
luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
2. Ủy nhiệm lập hóa đơn (Theo điều 15 – TT 64/2013/ TT-BTC)
- Người bán hàng được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hoá đơn cho hoạt động bán
hàng hoá, dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải ghi tên đơn vị
bán là đơn vị ủy nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn
(trường hợp hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được uỷ nhiệm hoặc hóa đơn
điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm). Việc ủy nhiệm phải được xác
định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm.
- Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về hoá đơn ủy
nhiệm (hình thức hoá đơn, loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn và số lượng hoá đơn (từ số
đến số ); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc
phương thức cài đặt hoá đơn ủy nhiệm (nếu là hoá đơn tự in hoặc hoá đơn điện tử);
phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm.
- Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về hoá
đơn ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký
kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận ủy nhiệm.
Thông báo ủy nhiệm phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên ủy nhiệm
và bên nhận ủy nhiệm, chậm nhất là ba (03) ngày trước khi bên nhận uỷ nhiệm lập hoá
đơn
- Bên nhận ủy nhiệm phải niêm yết thông báo ủy nhiệm tại nơi bán hàng hoá,
dịch vụ được ủy nhiệm lập hoá đơn để người mua hàng hoá, dịch vụ được biết.
- Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm lập hoá đơn, hai
bên phải xác định bằng văn bản và bên nhận ủy nhiệm phải tháo gỡ ngay các thông
báo đã niêm yết tại nơi bán hàng hoá, dịch vụ.
- Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử
dụng các hoá đơn ủy nhiệm. Bên uỷ nhiệm phải thực hiện báo cáo sử dụng hoá đơn
(trong đó có các hoá đơn uỷ nhiệm) hàng quý theo hướng dẫn tại Thông tư này. Bên
nhận uỷ nhiệm không phải thực hiện thông báo phát hành hoá đơn uỷ nhiệm và báo

cáo tình hình sử dụng hoá đơn uỷ nhiệm.
3. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn (Theo điều 16 –
TT 64/2013/ TT-BTC)
- Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì
không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
* Cách xử lý:
Người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã
số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán
ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá
trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê
theo thứ tự bán hàng trong ngày
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn
bán hàng ghi số tiền bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng
cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo
quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không
giao hoá đơn”.
4. Xử lý đối với hoá đơn đã lập (Theo điều 18 – TT 64/2013/ TT-BTC)
- Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập
sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa,
cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và
người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua
lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải
thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn
lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
- Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì
người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai
sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh

(tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá
trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và
người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều
chỉnh không được ghi số âm (-).
5. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hoá đơn (Theo điều 22 – TT
64/2013/ TT-BTC)
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập
hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế
quản lý trực tiếp
- Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng
quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn
bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc
6. Các hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng hóa đơn và hình thức xử
phạt
Thông tư 61/2013- TT- CP quy định sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng
bất hợp pháp hóa đơn.
* Sử dụng hoá đơn bất hợp pháp: việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có
giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng. (Theo điều 20 – TT 64/2013/ TT-BTC)
* Sử dụng hoá đơn của người mua hàng (Theo điều 21 – TT 64/2013/ TT-
BTC)
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng
hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận
thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng
không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hoá, dịch vụ mua vào không
có chứng từ.
- Hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu
thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn.
- Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và

các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.”
* Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục
hậu quả trong lĩnh vực quản lý hóa đơn được quy định tại chương 4 NĐ
109/2013/NĐ-CP
- HVVP quy định về tự in hoá đơn và khởi tạo HĐ điện tử: Điều 33,NĐ 109
- HVVP quy định về đặt in hoá đơn: Điều 34
- HVVP quy định về in hoá đơn tự in: Điều 35
- HVVP quy định về mua hoá đơn: Điều 36
- HVVP quy định về phát hành hoá đơn: Điều 37
- HVVP quy định về sử dụng hoá đơn khi bán hàng hoá dịch vụ: Điều 38
- HVVP quy định về sử dụng hoá đơn của người mua: Điều 39
7. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hoá đơn
Theo Điều 23 NĐ 51/2010/ NĐ- CP
a. Tổng cục Thuế có trách nhiệm
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trong phạm
vi cả nước;
- Thông báo rộng rãi các loại hóa đơn đã được phát hành, được báo mất, không
còn giá trị sử dụng.
b. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm
- Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn của các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn;
- Quản lý hoạt động in hóa đơn của các doanh nghiệp in trên địa bàn;
- Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để cấp, bán cho các đối tượng theo quy
định tại Nghị định này;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trên địa bàn.
c. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm
- Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi được
phân cấp quản lý thuế;
- Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính
trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế.”

IV. Tại sao BTC và cơ quan chức năng phải quản lý hoá đơn
1. Chức năng và vai trò của hoá đơn:
a. Đối với doanh nghiệp
- Hóa đơn là chứng từ gốc làm căn cứ để các doanh nghiệp kê khai thuế, khấu
trừ thuế, là căn cứ để hoàn thuế GTGT, là căn cứ để hạch toán vào chi phí hợp lý khi
xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, là căn cứ để thực hiện quyết toán thuế
- Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch: xác nhận khối
lượng, giá trị hàng hoá trao đổi
- Là cơ sở pháp lý cho việc tranh chấp xuất hiện sau khi các nghiệp vụ kinh tế
tài chính đã được đưa vào lưu trữ trong thời gian dài.
b. Đối với nhà nước
- Là chứng từ cơ sở ban đầu để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí
thực tế phát sinh, hoàn thuế, xác định chi phí hợp lý khi tính thuế giữa cơ quan thuế
với doanh nghiệp  đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế,
- Kiểm tra được doanh số bán thực tế, ngăn chặn được tình trạng khai man số
lượng, giá trị của hàng hoá dịch vụ, tránh được tình trạng hàng lậu, hàng không có hoá
đơn xâm nhập thị trường, cơ sở để phát hiện ra những trường hợp gian lận thuế của các
đối tượng
 Hóa đơn là một loại chứng từ gốc đặc biệt quan trọng cả trên phương
diện quản lý tài chính doanh nghiệp và trên phương diện quản lý thuế của cơ quan
nhà nước
2. Tầm quan trọng của việc quản lý hóa đơn
- Vì hóa đơn ghi lại hoạt động kinh doanh nên hóa đơn cũng có nghĩa là
tiền, thậm chí quan trọng hơn tiền vì hóa đơn tài chính nếu vượt qua tầm kiểm
soát của nhà nước còn nguy hiểm hơn làm tiền giả rất nhiều. Người ta có thể tùy
tiện nâng giá trị công trình xây dựng bằng cách đưa các hoá đơn tài chính không
phản ánh đúng thực tế để hợp thức hoá gian lận.
- Đối với doanh nghiệp thì hoá đơn là bằng chứng cho một nghiệp vụ kinh
doanh và có tính chất quyết định đến nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp  Nhà nước
phải quản lý hoá đơn

- Việc quản lý hoá đơn không tốt có thể dẫn đến việc phản ánh sai lệch kết quả
sản xuất kinh doanh, nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp;
- Các đối tượng xấu có thể lợi dụng các kẽ hở trong quy định về hoá đơn để
gian lận, rút tiền của NSNN;
- Quản lý hoá đơn không tốt sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp,
ảnh hưởng xấu đến môi trường sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với Nhà nước, việc quản lý hoá đơn không tốt sẽ dẫn đến các thông tin về
doanh nghiệp bị sai lệch, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách vĩ mô của
Nhà nước.
* Mục tiêu chủ yếu của việc quản lý hóa đơn nhằm
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tự quản lý tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh
theo đúng quy định của pháp luật. Thông qua hoá đơn, doanh nghiệp dễ dàng hạch
toán được các luồng hàng hoá, dịch vụ cũng như sự vận động của các luồng tiền, vốn
trong kinh doanh, xác định đúng kết quả kinh doanh, lãi, lỗ của doanh nghiệp; thực
hiện tốt các quy định của Luật thuế và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và trong
việc thi hành các Luật thuế. Sự minh bạch trong các quy định về hoá đơn đảm bảo sự
nhất quán trong quá trình thực hiện văn bản, từ đó, tạo ra sự bình đẳng trong cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, trong quá trình thực thi các luật thuế.
- Góp phần thực hiện tốt các luật thuế. Hoá đơn là căn cứ để các doanh nghiệp
kê khai thuế, khấu trừ thuế, là căn cứ để hoàn thuế GTGT, là căn cứ để hạch toán vào
chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, là căn cứ để thực hiện quyết
toán thuế, vì vậy, công tác quản lý hoá đơn chính là cơ sở cho sự thành công của các
Luật thuế
3. Tìm hiểu hóa đơn khống, doanh nghiệp ma
a. Hóa đơn khống
*Căn cứ khoản 10, điều 3 NĐ 51/2010 quy định
Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có
thực một phần hoặc toàn bộ (tức là không thực mua và không thực bán. Việc mua bán
chỉ diễn ra trên giấy tờ, không có sự chuyển giao hàng hóa, dịch vụ)

b.Công ty ma
* Doanh nghiệp ma
Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện hoạt động
kinh doanh mà thực hiện các hoạt động khác để trục lợi (vd mua bán hóa đơn ). Theo
số liệu từ tổng cục hải quan, trong hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập thì
có khoảng vài trăm doanh nghiệp ma. Doanh nghiệp đó sinh ra chỉ nhằm mục đích
mua bán, sử dụng hoá đơn GTGT bất hợp pháp, chiếm dụng vốn nhà nước. Loại doanh
nghiệp nay thường thành lập doanh nghiệp với rất nhiều ngành nghề kinh doanh, thuê
nhà với hợp đồng ngắn hạn làm trụ sở công ty để có điều kiện mua hoá đơn GTGT, lợi
dụng sự thiếu hiểu biết, hám lợi bất chính, thuê người lao động tự do hoặc không nghề
nghiệp làm giám đốc công ty. Những giám đốc ma này được hưởng lương hàng tháng
và chịu sự điều hành của đối tượng chủ mưu từ ký các tờ khống, khai thuế khống. Sau
khi mua được hoá đơn các đối tượng đều trốn khỏi địa chỉ kinh doanh và họ dùng hoá
đơn để hợp thức hoá số hàng mua trôi nổi, không có hoá đơn chứng từ hoặc bán cho
các đơn vị gian lận thuế khác để hợp thức hoá số hàng hoá mua vào, hợp thức hoá các
khoản chi khống, phục vụ mục đích trốn thuế. Ngoài ra, thủ đoạn thường gặp của
những doanh nghiệp kiểu này còn lợi dụng thời gian chậm nộp thuế cho phép để mở
liên tiếp các tờ khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi ào ạt nhập một lượng lớn
hàng hoá qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô hàng đầu tiên
thì các doanh nghiệp này tự động biến mất, bỏ lại đằng sau những khoản nợ thuế
hàng tỷ đồng. Cũng có trường hợp doanh nghiệp chỉ nhập hàng một lần rồi sau đó thay
đổi toàn bộ địa chỉ, trụ sở, thậm chí là cả đổi tên doanh nghiệp. Để rồi cũng chính con
người đó tiệp tục nhập lô hàng khác, với một tư cách pháp nhân khác để lại nhận được
ưu đãi về chậm nộp thuế một cách hợp lý.

Hậu quả của những doanh nghiệp ma: gây thất thu cho ngân sách nhà
nước một số tiền không nhỏ, ảnh hưởng đến môi trường bình đẳng giữa các doanh
nghiệp
* Có thể nhận diện doanh nghiệp “ma” qua mười một dấu hiệu sau đây:
- Loại hình thành lập được các doanh nghiệp “ma” lựa chọn thường dưới dạng

công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân.
- Các doanh nghiệp này thường đăng ký rất nhiều ngành nghề, nhưng tập trung
chủ yếu vào thương mại, dịch vụ tổng hợp, không trực tiếp sản xuất hàng hóa, những
ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định, không phải bắt buộc có chứng chỉ
hành nghề để dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra hoặc dễ dàng bỏ trốn.
- Chủ doanh nghiệp thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập doanh
nghiệp và các doanh nghiệp này thường di chuyển địa điểm nhằm tránh kiểm tra hoặc
dễ bỏ trốn.
- Giám đốc điều hành thường được thuê tại địa phương, trình độ rất thấp, có
người làm xe ôm, thất nghiệp, thậm chí có người còn có tiền án, tiền sự.
- Trụ sở giao dịch thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung
cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ
- Thời gian tồn tại thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập doanh
nghiệp “ma” khác với tên gọi, tên chủ, tên địa điểm mới.
- Việc thanh toán (nếu có) thường không qua ngân hàng, chủ yếu bằng tiền mặt.
- Thời gian giữa các lần mua hóa đơn rất ngắn, có nơi chỉ 5-10 ngày/lần
- Doanh số kinh doanh được kê khai trong các tờ khai thuế hàng tháng thường
rất lớn, nhưng số thuế phải nộp lại rất ít, hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế
giá trị gia tăng đầu vào, nhưng không xin hoàn thuế.
- Doanh nghiệp thường ủy quyền cho người ngoài mua hoá đơn.
- Doanh nghiệp thường có đơn xin ngừng hoạt động trong thời gian dài
Tình huống
Câu 1: Doanh nghiệp X được tự in hoá đơn, nhưng trên hoá đơn ghi thiếu
nội dung “mã số thuế của người bán” và Cần phải xử lý tính huống này như nào?
Có thể tự viết thêm nội dung thiếu vào hoá đơn được không?
Trả lời: Theo khoản 1, Điều 4, TT 64/2013/TT-BTC thì Hoá đơn tự in của
công ty đã không đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hoá đơn.
Theo khoản 1, Điều 33, NĐ 109/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tự in hoá đơn, khởi tạo hoá đơn
điện tử không đủ nội dung quy định

Doanh nghiệp không thể tự điền thêm nội dung thiếu vào hoá đơn mà phải huỷ
các hoá đơn được in không đúng này theo khoản 6, điều 33, NĐ 109/2013/NĐ-CP
Câu 2: Công ty X là đơn vị bán lẻ xăng, dầu bán cho người mua thường xuyên là tổ
chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn là ngày nào? Trong trường hợp bán lẻ nếu
người mua không yêu cầu lấy hóa đơn thì công ty X có phải lập hóa đơn không?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm a và b, Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 64/2013/TT-
BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính thì: Công ty X khi bán xăng cho người mua
thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh thì ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ
theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai
bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán xăng.
Trong trường hợp bán lẻ, nếu người mua không yêu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày đơn
vị phải lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát
sinh trong ngày.
Câu 3: Công ty X kinh doanh đồ gia dụng, trong một lần bán hàng có thể xảy ra
trường hợp danh mục hàng hóa nhiều hơn số dòng của 1 số hóa đơn. Do vậy khi lập hóa đơn
bán hàng công ty X phải sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa đã bán kèm theo hóa
đơn. Xin hỏi công ty có thể sử dụng bảng kê do Công ty tự thiết kế không? Nội dung trên
bảng kê phải đảm bảo những nội dung gì?
Trả lời:
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 14, Thông tư số 64/2013/TT-BTC
ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính thì: Công ty X có thể sử dụng bảng kê do Công ty tự
thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa nhưng phải
đảm bảo các nội dung chính như sau:
+ Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
+ Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền. Trường hợp Công ty nộp thuế giá trị
gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia
tăng”, “tiền thuế giá trị gia tăng”. Tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế giá trị gia
tăng) đúng với số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng… năm” và có đầy

đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số
trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký
của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng
với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm
theo hóa đơn theo quy định.
Câu 4: Công ty X đã bán 5 bộ bàn làm việc của công ty Y đơn giá
10.000.000đ/chiếc (chưa thuế), theo hóa đơn số 000100, ký hiệu AA/13P, ngày
01/10/2013. Công ty Y đã thanh toán, lấy hóa đơn và nhận đủ hàng. Đến ngày
5/10/2013 công ty Y phát hiện sai về đơn giá của bộ bàn làm việc, giá ghi trong
hợp đồng 9.000.000đ (chưa thuế). Cách xử lý như thế nào ?
Trả lời :
Theo khoản 2, điều 18, TT64/2013 quy định
“2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng
hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán
và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người
mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn
phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá
đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.”
- Nếu kế toán đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống
nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là lập biên bản thu
hồi các liên của số hóa đơn đã lập theo mẫu biên bản thu hồi đã lập sai. Sau khi đã thu
hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để
giải trình với Thuế khi có yêu cầu. Sau đó xuất lại hóa đơn mới theo đúng quy định.
- Để thực hiện kê khai thuế, kế toán viên dùng hóa đơn mới viết đúng để kê
khai thuế. Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi)
vì vậy bên bán kê khai vào bảng kê bán ra, bên mua kê vào bảng kê mua vào. Hóa đơn
đã bị thu hồi không kê khai.

Câu 5: Công ty TNHH Bảo An mua 12 máy tính ASUS của công ty TNHH
Hoàng Anh, đơn giá 22.000.000đ/chiếc (chưa thuế), theo HĐ số 0001234, ký hiệu
AA/13P, ngày 30/10/2013. Công ty TNHH Bảo An đã thanh toán, lấy hóa đơn và
nhận đủ hàng và kê khai thuế (tháng) vào ngày 20/11/2013. Đến ngày 22/11/2013
công ty TNHH Bảo An phát hiện sai về đơn giá của máy tính trên hóa đơn sau
khi đã kê khai thuế vào ngày 20/11/2013. Giá ghi trong hợp đồng chỉ 20.000.000
(chưa thuế). Cách xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 3, điều 18, thông tư 64/2013:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì
người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai
sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh
(tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá
trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và
người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều
chỉnh không được ghi số âm (-).”
- Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
- Lập hóa đơn điều chỉnh
Hóa đơn điều chỉnh tăng giảm được dùng khi kế toán viết sai hóa đơn làm ảnh
hưởng đến số tiền thuế phải nộp hay tiền thuế được khấu trừ, mà hai bên đã kê khai
thuế. Các sai sót có xảy ra như: sai số lượng hàng hóa, đơn giá, thuế suất thuế giá trị
gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng.
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: AA/13P
Liên 1: Lưu Số: 0001235
Ngày 22 tháng 11năm 2013
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Anh
Mã số thuế:0009836571
Địa chỉ: 275 Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: Số tài khoản:
Họ tên người mua hàng: Vũ Quang Minh
Tên đơn vị: Công ty TNHH Bảo An
Mã số thuế:0037291269
Địa chỉ: 45 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Số tài khoản
S
TT
Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn
vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 2 3 4 5 6=4x5
Điều chỉnh giảm đơn giá,
thành tiền và tiền thuế của
máy tính ASUS của HĐ số
0001234, ký hiệu AA/13P,
ngày 30/10/2013
Chiếc 12 2.000.000 24.000.000
Cộng tiền hàng: 24.000.000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 2.400.000
Tổng cộng tiền thanh toán 26.400.000
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi sáu triệu bốn tram nghìn đồng
Người mua hàng Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Kê khai thuế hóa đơn điều chỉnh:
- Bên bán – bên lập hóa đơn điều chỉnh là Công ty TNHH Hoàng Anh kê vào
bảng kê bán ra của kỳ kê khai thuế cho tháng 11 (tức là ngày 20/12 vì công ty TNHH
Hoàng Anh kê khai theo tháng) để giá trị của tiền hàng và tiền thuế trong ngoặc
(2.400.000)
- Bên mua – Công ty TNHH Bảo An kê vào bảng kê mua vào
Câu hỏi 6: Doanh nghiệp A muốn tiếp tục sử dụng số đơn đã đặt in nhưng

chưa sử dụng hết khi có sự thay đổi tên, địa chỉ thì có phải làm. Thông báo phát hành
hóa đơn không?
Trả lời
* Tại khoản 2, điều 9 thông tư 64/2013 hướng dẫn:
Đối với các số hoá đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ
trên tờ hoá đơn, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ
quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử
dụng hoá đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức
tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại
thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục
3 ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn
đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu tiếp
tục sử dụng số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng hết thì đóng dấu địa chỉ mới lên
hoá đơn, gửi bảng kê hoá đơn chưa sử dụng (mẫu số 3. 10 Phụ lục 3 ban hành kèm
theo Thông tư này) và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hoá đơn
đến cơ quan thuế nơi chuyển đến. Nếu tổ chức, hộ, cá nhân không có nhu cầu sử dụng
số hoá đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện huỷ các số hoá đơn
chưa sử dụng và thông báo kết quả huỷ hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi và
thực hiện thông báo phát hành hoá đơn mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Câu 7: Khách hàng mua hàng trị giá 500.000 đồng, do trị giá hàng mua
thấp nên công ty không viết hóa đơn giao cho khách. Hành vi của công ty có vi
phạm pháp luật không? Nếu có xử lý như thế nào?
Trả lời:
Hành vi của công ty có vi phạm pháp luật.
Theo điểm b, khoản 4, điều 38, NĐ 109/2013 thì công ty sẽ bị phạt từ
10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng
Câu 8:
Hành vi tự in hoá đơn giả để sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo khoản 3, điều 33, NĐ 109, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 20.000.000 đến

50.000.000 đồng đối với hành vi tự in hoá đơn giả
Câu 9: Doanh nghiệp B kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm, việc sử
dụng hóa đơn của công ty chỉ sử dụng nhiều nhất 2 (hai) quyển/1 năm, có khi hai
năm mới sử dụng hết một quyển. Nếu công ty tự in hóa đơn với mức độ sử dụng
ít như vậy thì rất tồn kém trong việc chi phí cho in hóa đơn. Hỏi Cục thuế có thể
bán hóa đơn trong trường hợp này hay không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ thì cơ quan
thuế bán hoá đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không
kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa
đơn để giao cho khách hàng.
Trường hợp của Doanh nghiệp không thuộc đối tượng được quy định tại khoản
1 Điều 11 Thông tư 64/2013/TT-BTC thì phải tự in hóa đơn hoặc đặt in hóa đơn.
Câu 10: Doanh nghiệp X là doanh kinh doanh về quần áo. A đặt một đơn hàng trị
giá 2000.000đ. Thấy A không nói gì về hóa đơn nên nhân viên bán hàng không lập hóa đơn
cho A? Hỏi DN X có vi phạm pháp luật không? Nếu có, xử lý như thế nào
Trả lời:
Theo điểm b, khoản 4, điều điều 38 NĐ109: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa,
dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định.
Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao
cho người mua.

×