Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề kiểm tra Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.66 KB, 7 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
(ĐỀ SỐ 1)
NĂM HỌC 2011- 2012
MÔN : NGỮ VĂN 6
( Thời gian làm bài : 90 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I : Trắc nghiệm(2 điểm)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu các câu
trả lời đúng nhất ?
Câu 1 : Câu thơ sau đây sử dụng phép tu từ nào ?
‘‘ Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền ’’
A. Nhân hóa B. So sánh
C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 2 : Văn bản ‘‘Cây tre Việt Nam’’ của Thép Mới thuộc thể loại gì ?
A. Kí B. Truyện ngắn
C. Thơ D. Tiểu thuyết
Câu 3 : Văn bản ‘‘Vượt thác’’ của Võ Quảng có nội dung gì ?
A. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn và miêu tả hình
ảnh con người lao động.
B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng dũng, sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên
nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
C. Miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp
hùng dũng và sức mạnh con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn,
hùng vĩ.
Câu 4 : Câu ‘‘Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như
bột phấn trên da quả nhót’’ có mấy vị ngữ ?
A. Hai vị ngữ B. Ba vị ngữ
C. Bốn vị ngữ D. Năm vị ngữ
Câu 5 : Trong những câu sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn ?
A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.
B. Chim én về theo mùa gặt.


C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.
D. Những dòng sông đỏ lặng phù sa.
Câu 6 : Trong những tác phẩm sau, tác phẩm nào không thuộc thể kí ?
A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em
gái tôi
C. Cô Tô D. Lao xao
Câu 7 : Câu nào sau đây ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả ?
A. Tả chi tiết và giới thiệu đối tượng.
B. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định.
C. Nêu nhận xét và tả chi tiết đối tượng.
D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu
nhận xét, cảm nghĩ.
Câu 8 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật bài thơ ‘‘Lượm’’ của Tố
Hữu ?
A. Thể thơ tự do, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
B.Thể thơ năm chữ, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
C.Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy, có giá trị gợi hình và giàu âm điệu.
D.Thể thơ lục bát, nhiều từ láy và giàu âm điệu.
Phần II : Tự luận(8 điểm).
Câu1 :(1 điểm). Thế nào là câu trần thuật đơn ? Lấy ví dụ và phân tích chủ ngữ,
vị ngữ ?
Câu 2 : (2 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau :
‘‘Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh’’.
( Trích ‘‘ Đêm nay Bác không ngủ’’ của Minh Huệ)
Câu 3 :( 5 điểm). Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha vui mừng, khi biết em vừa
làm được một việc tốt.
BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

NĂM HỌC 2011- 2012
Tổng điểm cho cả bài thi : 10 điểm : Phân chia như sau :
Phần I : Trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C A C B C B D C
* Cách cho điểm :
Thực hiện đúng mỗi yêu cầu trên cho : 0,25 điểm. Khoanh sai hoặc khoanh hai
chữ cái trở lên cho 0 điểm.
Phần II : Tự luận ( 8 điểm).
Câu 1 :(1 điểm).
Nêu đúng khái niệm câu trần thuật đơn cho : 0,5 điểm, thiếu hoặc sai cho 0
điểm.
Yêu cầu : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để
giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
- Lấy ví dụ đúng cho :0,25 điểm, phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ cho :0,25 điểm.
Câu 2 ( 2 điểm).
* Yêu cầu :
Cảm nhận được :
Đây là đoạn kết của bài thơ bộc lộ sự vỡ lẽ của nhà thơ trước sự kiện‘‘Đêm nay
Bác không ngủ’’.
Thì ra Bác không ngủ vì thương bộ đội, dân công và còn ‘‘Vì một lẽ thường
tình-Bác là Hồ Chí Minh’’, là một lãnh tụ có tình yêu thương bao la, ‘‘Nâng niu
tất cả chỉ quên mình’’ ( Tố Hữu).
Lí lẽ lời thơ thật mộc mạc, bình dị mà đã tạo được sự bất ngờ, thú vị, làm bừng
sáng nhận thức cùng tình cảm sâu sắc của nhà thơ về Bác kính yêu.
Cùng với nhiều nhà thơ khác, Minh Huệ với bài thơ ‘‘Đêm nay Bác không
ngủ’’, thêm một lần, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về Bác kính yêu. Bác Hồ
sáng mãi trong lòng chúng ta.
* Cách cho điểm :
- Điểm 1,5-> 2,0 : Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ.

- Điểm 0,75-> 1,25 : Cảm nhận khá đầy đủ, có ý sâu sắc.
- Điểm 0,25-> 0,5 : Cảm nhận sơ sài, có chi tiết chạm vào yêu cầu.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3 : ( 5 điểm).
1, Mở bài : ( 0,5 điểm).
* Yêu cầu :
Giới thiệu người mẹ hoặc người cha được chọn để miêu tả cùng với thiện cảm
của mình.
* Cho điểm :
- 0,5 điểm : Đạt như yêu cầu.
- 0 điểm : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
2. Thân bài : (4 điểm).
* Yêu cầu :
Chủ yếu dùng phương thức biểu đạt miêu tả để thể hiện một cách tự nhiên, sinh
động, có hệ thống những chi tiết, nét đặc sắc, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, tâm
lí kết dệt nên bức chân dung của người mẹ hoặc cha rạng rỡ niềm vui vì biết
con mình vừa làm được một việc tốt.
Người viết thể hiện được một năng lực quan sát khoáng đạt, tinh tế, một óc liên
tưởng phong phú, nhạy cảm và quan tâm sử dụng các từ ngữ giàu sức gợi
tả( như so sánh, ẩn dụ, tượng hình, tượng thanh ).
* Cách cho điểm :
- Điểm 3,25-> 4,0 : Miêu tả đúng, phong phú và sinh động.
- Điểm 2,25-> 3,0 : Miêu tả đúng, nhiều chỗ tạo được sự hấp dẫn, sinh động.
- Điểm 1,25-> 2,0 : Miêu tả đúng nhưng sơ sài, thiếu sự hấp dẫn, sinh động.
- Điểm 0,25-> 1,0 : Quá nghèo chi tiết, thậm chí có chỗ sai lạc.
- Điểm 0 : Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
3. Kết bài : ( 0,5 điểm).
* Yêu cầu :
Thể hiện cảm nghĩ sâu đậm nhất của mình về người được miêu tả.
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6

(ĐỀ SỐ 2)
(Thời gian: 90 phút)
I. Trắc nghiệm khách quan ( Khoanh vào đáp án mà em cho là đúng
nhất)
Câu 1: Cụm từ “Chẳng bao lâu” trong câu “ Chẳng bao lâu tôi đã trở thành
một chàng dế thanh niên cường tráng” thuộc thành phần nào dưới đây?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Phụ ngữ
Câu 2: Nếu viết “Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể” thì
câu văn mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Không thiếu chủ ngữ vị ngữ
Câu 3: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả nào?
A. Minh Huệ B. Tố Hữu
C. Trần Đăng Khoa D. Tô Hoài
Câu 4: Dòng nào không đúng ý nghĩa của ba câu thơ cuối bài thơ “Đêm nay
Bác không ngủ”
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ
B. Cả cuộc đời Bác giành chọn cho dân cho nước
C. Đó là một lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
D. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ
Câu 5: Tác phẩm nào dưới đây nêu ý nghĩa “Phải biết giữ gìn và yêu quý
tiếng mẹ đẻ, đó là một phương tiện quan trọng để giữ nền độc lập”?
A. Vượt thác B. Lòng yêu nước
C. Cây tre Việt Nam D. Buổi học cuối cùng

Câu 6: Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà
Mau”
A. Tả cảnh sông nước B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung D. Tả cảnh vùng cực Nam tổ quốc
Câu 7: Muốn tả người cần phải làm gì ?
A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần tả
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả
C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả
D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả
Câu 8: Các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?
A. Gia đình em gặp khó khăn, em muốn xin miễn học phí
B. Em bị ốm không đến lớp học được
C. Em muốn vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
D. Em mắc khuyết điểm trong lớp học khiến cô giáo không hài lòng
II. Tự luận:
Câu 1: So sánh là gì? Lấy ví dụ về phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so
sánh nào?
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
( Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ )
Câu 3: Tả lại người thân mà em yêu quý nhất.
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C A D D A A D
Chọn mỗi đáp án đúng như trên cho 0,25 điểm
Phần II: Tự luận:

Câu 1(1 điểm)
- Trình bày đúng nội dung sau: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt (0,5 đ)
- Lấy đúng ví dụ về phép so sánh (0,25đ)
- Chỉ đúng kiểu so sánh được sử dụng trong ví dụ (0,25đ)
Câu 2: (2 điểm)
Yêu cầu: - Cảm nhận được những câu thơ trên là dòng cảm nghĩ và tâm trạng
của anh đội viên về hình ảnh Bác Hồ trong một đêm không ngủ nơi chiến dịch
Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp ra trận theo dõi và
chỉ huy cuộc chiến đấu của Bộ đội và nhân dân ta
- Chứng kiến từng cử chỉ, việc làm và hành động ân cần, chu đáo của Bác
với Bộ đội và dân công, anh đội viên “Mơ màng như nằm trong giấc mộng” một
giấc mộng đẹp đẽ ấm áp. Anh cảm thấy hình ảnh Bác vừa thiêng liêng, lớn lao,
vị đại, Bác như Tiên Ông trong cổ tích vừa gần gũi, vừa thân thương
Hình ảnh so sánh
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- Đã làm nổi bật tình yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và dân
công trong đêm mưa rừng Việt Bắc, tình cảm của Bác ấm hơn cả ngọn lửa hồng
- Những câu thơ trên còn giúp cho ta cảm nhận được tình cảm yêu kính
cảm phục của người chiến sĩ với Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt
Nam
Cảm nhận đầy đủ sâu sắc tinh tế (1,5 – 2 đ)
Cảm nhận khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc tinh tế ( 0,75-1,25 đ)
Cảm nhận sơ sài có ý chạm vào yêu cầu (0,25-0,5 đ)
Thiếu hoặc sai hoàn toàn không cho điểm
Câu 3 ( 5 điểm )
Mở bài (0,5 đ) Giới thiệu khái quát về một người thân của em ( ông, bà,
bố, mẹ…)

Thân bài ( 4 đ)
- Miêu tả chi tiết: Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, tính cách
phù hợp với đối tượng, lứa tuổi và giới tính
+ Hình dáng ( cao, gầy, thấp, béo) khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, hàm
răng
+ Lời nói dịu dàng hay trầm ấm ? nụ cười ?
+ Tính tình, tài năng
+ Tình cảm của người đó giành cho mình và ngược lại khi tả thể hiện
tình cảm của bản thân với người thân của mình
Kết bài (0,5 đ) Cảm nghĩ về người thân ấy, tình cảm của người thân ấy
đối với gia đình, trách nhiệm của bản thân.

×