Đề thi thử THPT quốc gia môn Văn 2015 - Sở GD Bắc Giang
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi từ 1 đến 4:
Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam được phát huy tích
cực ở Nepal sau trận động đất ngày 25-4-2015. Trận động đất 7,8 độ richter khiến
nhiều người dân Nepal ở thành phố mất nhà cửa muốn về quê, hay đơn giản chỉ muốn
gặp lại người thân. Sáng 2 – 5 – 2015 hai chuyến xe bus chở hơn 100 người Nepal từ
Kathmandu (thủ đô của Nepal) về quê đã lăn bánh. Đây là hai chuyến xe thuê với
nguồn tiền đóng góp từ người Việt Nam mà vợ chồng chị Võ Thị Kim Cương – chủ
chuỗi cửa hàng Việt Nam tại Nepal tổ chức quyên góp…Trận động đất khiến nhiều
người lo lắng cho số phạn các nhóm du khách Việt Nam tại Nepal bị mất liên lạc….
(Theo Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 3/5/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên. (0,25 điểm)
Câu 2. Đoạn văn trên nhắc đến những việc làm từ thiện, nhân đạo nào của người Việt
ở Nepal? Câu nào trong đó nêu chủ đề của đoạn? (0,5 điểm)
Câu 3. Tại sao việc đem đồ ăn, nước uống đến bốn bệnh viện ở Kathmandu lại được
gọi là: “sứ mệnh nhỏ” nhưng với tấm lòng lớn? (0,5 điểm)
Câu 4. (Viết một đoạn văn khoảng 5 – 10 dòng bàn về ý nghĩa của tinh thần “lá lành
đùm lá rách” đối với xã hội ngày nay.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ 5-8 :
(1)“Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang …
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
…
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo Vương đã mở hội Diên Hồng
(3) Quê hương tôi có hát xòe, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có Bình Ngô đại cáo
Có Nguyễn Du và có một Truyện Kiều.
(Trích “Bài thơ quê hương”- Nguyễn Bính)
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0.25)
Câu 6 : Hãy chỉ ra : ba truyện cổ tích được gợi nhớ trong khổ (1) và những sự kiện
lịch sử được gợi nhớ trong khổ (2) (0.5)
Câu 7: Xác định và nêu hiệu quả của hai trong trong số các biện pháp nghệ thuật của
đoạn thơ. (0.5)
Câu 8 : Anh (Chị) có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh
thần của dân tộc thể hiện qua khổ (3) (0.25)
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nhìn lại thảm họa kép (động đất và sóng thần) ở Nhật Bản ngày 11 tháng 3
năm 2011 với hơn chục ngàn người thiệt mạng, bên cạnh nỗi kinh hoàng, cả thế giới
phải cảm phục văn hóa ứng xử của người Nhật. “Phóng viên đài NBC của Mỹ từng
ngạc nhiên thốt lên trước phản ứng của người Nhật là nạn nhân của thảm họa. Đạo
đức xã hội Nhật Bản thật đáng kinh ngạc. Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan
đến cướp bóc hay bạo lực. Tất cả mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến lượt vào cửa
hàng. Nhân viên của của hàng rất lịch sự và tử tế. (kênh 14.vn).
Cũng là chuyện liên quan đến văn hóa ứng xử, thời gian qua dư luận hết sức bất
bình vì những hình ảnh phản cảm trong sự kiện công viên nước Hồ Tây mở cửa miễn
phí sáng 19 tháng 4 năm 2015. Báo Nhân dân điện tử đưa tin: “Khoảng 9 giờ 30 phút,
đã có khoảng 10 nghìn lượt người đến công viên vui chơi, dẫn đến quá tải. Công viên
phải đóng cửa, không tiếp nhận thêm khách để bảo đảm an ninh trật tự. Tuy nhiên,
hàng trăm người đã tìm cách trèo qua hàng rào để vào công viên. Không chỉ người
lớn mạo hiểm, mà rất nhiều trẻ em được phụ huynh tìm cách bế chuyển qua hàng rào
có những thanh sắt nhọn rất nguy hiểm. Không ít người bị rách quần áo, xước tay
chân Lực lượng bảo vệ công viên đã cố ngăn cản hành vi nguy hiểm này, nhưng chỗ
nào vắng mặt nhân viên bảo vệ thì người chơi lại vượt rào vào bên trong. Ðến 12 giờ,
các không gian trong Công viên nước chật cứng, người chơi không còn chỗ trống để
vui chơi, khung cảnh vô cùng lộn xộn. quá tải. Công viên phải đóng cửa, không tiếp
nhận thêm khách để bảo đảm an ninh trật tự. Tuy nhiên, hàng trăm người đã tìm cách
trèo qua hàng rào để vào công viên. Không chỉ người lớn mạo hiểm, mà rất nhiều trẻ
em được phụ huynh tìm cách bế chuyển qua hàng rào có những thanh sắt nhọn rất
nguy hiểm. Không ít người bị rách quần áo, xước tay chân Lực lượng bảo vệ công
viên đã cố ngăn cản hành vi nguy hiểm này, nhưng chỗ nào vắng mặt nhân viên bảo
vệ thì người chơi lại vượt rào vào bên trong. Ðến 12 giờ, các không gian trong Công
viên nước chật cứng, người chơi không còn chỗ trống để vui chơi, khung cảnh vô
cùng lộn xộn.” (nhandan.com.vn)
Anh (Chị) có suy ngẫm gì về hai đoạn tin trên?
CÂU 2 : (4 điểm)
Trong truyện ngắn : “Vợ nhặt”, Kim Lân viết về bà cụ Tứ trước cảnh con
trai đưa một người đàn bà xa lạ về làm vợ như sau:
“Bà lão cúi đầu nín lặng…mừng lòng”, những mong sinh con đẻ cái mở mặt
sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước
mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống,
tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó
khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được…
Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con…May ra mà qua khỏi
được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông
trời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
Bà lão khẽ đạng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :
-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…”
Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu viết về phản
ứng của người đàn bà dân chài khi chứng kiến cảnh thằng Phác (con chị) vì bênh vực
mẹ mà xung đột với cha:
“Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô
cùng xấu hổ, nhục nhã.
-Phác, con ơi!
Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé, ôm
chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ
cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và
bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt,
và cái thằng nhỏ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ như muốn
lau đi những dòng nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.
Thế rồi bất ngờ người đàn bà buông đưa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng
hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền”.
Anh (Chị) có cảm nhận gì về hai đoạn văn trên?