Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 số 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.67 KB, 3 trang )

MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu1. (1,5đ)
Nêu đặc điểm kinh tế- xã hội các nước trong khu vực Nam Á? Cho biết nước nào có
điều kiện phát trieån kinh tế nhất? Trở ngại lớn nhất hiện nay cho các nước khu vực Nam
Á?
Câu 2: (1,5đ)
Nêu rõ tình hình kinh tế các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX?
Câu 3: (1,5đ)
Tây Nam Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế?
Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, xã hội của khu vực?
Câu 4: (1,5đ)
Việc phá rừng của con người sẽ gây ra những hậu quả gì?
Câu5: (2đ)
Nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắ Bộ là gì? Vì sao tính chất nhiệt
đới của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
Câu 6: (2đ)
Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam
Năm 1943 1993 2001
Diện tích rừng (triệu ha) 14.3 8.6 11.8
- Tính tỉ lệ % . (Biết cả nước 33 triệu ha)
-Vẽ biểu đồ hình cột. Nêu nhận xét . Nguyên nhân ?


HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu Đáp Án Điểm
Câu 1: -Đặc điểm kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực Nam Á :
+ Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển .
+Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu .
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á, có


cơ cấu các ngành công nghiệp hoàn chỉnh, hiện đại, sản xuất nông
nghiệp không ngừng phát triển và đạt những thành tựu to lớn.
-Quá trình thuộc địa bị đô hộ gần 200 năm.
Mâu thuẩn , xung đột các dân tộc, săc tộc, tôn giáo.
0.25
0.25
0,5
0,5
Câu 2: Tình hình kinh tế và vùng lãnh thổ các nước châu Á:
-Nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ song
trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau.
-Nhật Bản là nước phát triển sớm nhất Châu Á.
-Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá khá cao
và nhanh.
-Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các nước và vùng lãnh thổ không
đều, còn nhiều nước có thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn nghèo
khổ.
0,5
0.25
0.25
0,5
Câu 3 : -Tây Nam Á có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú,có trữ lượng
lớn.
Chiếm 1/3 sản lượng dầu trên thế giới, khai thác và xuất khẩu dầu
mỏ đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
-Những khó khăn:
+Với vị trí chiến lược quan trọng cùng với nguồn tài nguyên giàu
có. Khu vực Tây Nam Á là nơi dễ xảy ra nhiều tranh chấp gay gắt
của các bộ tộc , dân tộc trong và ngoài nước.
+Sự không ổn định về chính trị, cùng với sự can thiệp của nước

ngoài đã ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của khu
vực.
1
0,25
0,25
Câu 4: Việc phá rừng của con người sẽ để lại những hậu quả:
-Môi trường sinh thái bị hủy hoại, nhiều động vật hoang dã không
nơi cư trú, mất đi nguồn gen quý hiếm.
-Một số loài bị tuyệt chủng.
-Tài nguyên rừng bị suy giảm do khai thác bừa bãi.
-Mất rừng đất đai bị xói mòn, diện tích đất trống, đồi trọc tăng lên,
nguồn nước ngầm bị khô kiệt, thiên tai ngày càng tăng.
0,5
0.25
0.25
0,5
Câu5:
Nét nổi bật của thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.
-Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ vì::
+Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc từ phía Bắc
và trung tâm châu Á tràn xuống.
+Vị trí tiếp giáp với vòng ngoại chí tuyến là nhiệt đới Hoa Nam.
1
0,25
0.25
+Miền có dạng địa hình đồi núi thấp, không che chắn.
+Các dãy núi mở rộng về phía Bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió
mùa Đông Bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào đất liền.
0.25

0,25
Câu 6: - Tính tỉ lệ %:
+ 1943 = 41.2%
+ 1993 = 24.8%
+ 2001 = 34.0%
Vẽ đúng thẩm mĩ – tên biểu đồ…

Biểu đồ biểu hiện diện tích rừng ở Việt Nam 1943-2001.
- Nhận xét : Diện tích rừng từ năm 1943 – 1993 giảm .
- Nguyên nhân như: chiến tranh, chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng
làm nương rẫy.
- Nhưng từ năm 1993 đến năm 2001 tăng trở lại do: Nhà nước đầu
tư về trồng rừng, bảo vệ môi trường….
0,25
1
0,25
0,25
0,25
HẾT

×