Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 số 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.72 KB, 4 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: ĐỊA LÝ 8
Thời gian:90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa,
qua biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu rút ra nhận xét và cho biết biểu đồ này thuộc kiểu
khí hậu nào?
Bảng: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Câu 2 (2,5 điểm)
Châu Á là
một châu lục
rộng lớn, khí hậu
phân hoá đa dạng.
Em hãy trình bày
sự phân hoá đa
dạng của khí hậu
châu Á và giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá đó?
Câu 3 (2 điểm)
a. Mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm (2001- 2010) của nước ta là gì?
b. Vị trí địa lí có ý nghĩa nổi bật gì đối với nước ta và đối với các nước Đông Nam
Á?
Câu 4 (2,5 điểm)
Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống
của nhân dân ta?

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Câu 1 (3 điểm)
a. Vẽ biểu đồ. Vẽ đúng như đáp án cho 1,5 điểm.
Tháng Nhiệt độ (


0
C) Lượng mưa (mm)
1 3,2 59
2 4,1 59
3 8,0 83
4 13,5 93
5 18,8 93
6 23,1 76
7 27,1 145
8 27,0 142
9 22,8 127
10 17,4 71
11 11,3 52
12 5,8 37
b. Nhận xét: Nhận xét hay cho 1,5 điểm. (Lưu ý, nếu HS không vẽ được biểu đồ
nhưng nhận xét được thì chỉ cho phần này tối đa là 1 điểm).
- Nhiệt độ: khá cao, nhiệt độ trung bình năm là 15,2
0
C. Nhiệt độ các tháng mùa đông
(từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) cũng khá thấp. Tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng 1: nhiệt độ 3,2
0
C. Các tháng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) có nhiệt
độ khá cao. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7: nhiệt độ 27,1
0
C. Thuộc khí hậu
cận nhiệt.
- Lượng mưa: tương đối nhiều. Lượng mưa trung bình năm là 1037 mm (khí hậu
ẩm). Sự phân bố theo thời gian khá đều giữa các tháng trong năm, trong đó mưa khá
nhiều vào các tháng mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 9). Tháng mưa nhiều nhất là tháng

7 (145 mm), tạo thành mùa mưa. Tháng mưa thấp nhất là tháng 12 khoảng 37 mm.
Với những phân tích trên, ta thấy địa điểm này thuộc kiểu khí hậu cận nhiệt
đới gió mùa.
Câu 2 (2,5 điểm)
* Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng: (Đúng cho 1,5 điểm).
- Châu Á phân hoá thành nhiều đới khí hậu khác nhau và có đủ các đới khí hậu trên
Trái Đất, theo thứ tự từ vòng cực bắc xuống xích đạo là:
+ Đới khí hậu cực và cận cực + Đới khí hậu ôn đới
+ Đới khí hậu cận nhiệt đới + Đới khí hậu nhiệt đới
+ Đới khí hậu cận xích đạo + Đới khí hậu xích đạo.
- Các đới khí hậu châu Á thường được phân hoá thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau
từ gần biển tới xa biển.
+ Đới khí hậu ôn đới: khí hậu ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa.
+ Đới khí hậu cận nhiệt: cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao, cận
nhiệt Địa Trung Hải.
+ Đới khí hậu nhiệt đới: Nhiệt đới gió mùa, nhiệt đới khô.
* Giải thích: (Cho 1 điểm).
0
C
mm
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của thành phố Thượng Hải (Trung
Quốc)
- Do vị trí lãnh thổ châu Á trải dài trên nhiều vĩ độ từ vòng cực bắc đến xích đạo
(77
0
44

B đến 1
0
16


B) làm lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các
đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam.
- Do lãnh thổ rộng lớn, hình dạng khối, có nhiều dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ,
đặc biệt là vùng trung tâm ngăn cản sự ảnh hưởng của biển và đại dương vào sâu
trong nội địa.
Câu 3 (2 điểm)
a. Mục tiêu tổng quát. (Cho 1 điểm).
- Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân.
- Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
hiện đại.
b. Ý nghĩa. (Cho 1 điểm).
- Nằm trong vùng nội chí tuyến của nửa cầu bắc.
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
- Cầu nối giữa đất liền và biển; giữa các quốc gia Đông Nam Á lục địa và các quốc
gia Đông Nam Á hải đảo.
Câu 4 (2,5 điểm)
* Thuận lợi (Cho 1,5 điểm).
- Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi về tai nguyên, khoáng sản đa dạng
phong phú, có giá trị to lớn về nhiều mặt như kinh tế, quốc phòng, khoa học, tự
nhiên Việt Nam…
- Giá trị của biển:
+ Khoáng sản: dầu khí, cát thuỷ tinh, ti tan, muối, xác san hô… là cơ sở để phát triển
ngành công nghiệp hoá chất, công nghiệp chế luyện, công nghiệp xây dựng…
+ Thuỷ sản: có nhiều loại tôm, cua, cá… có giá trị thực phẩm và xuất khẩu cao, và
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Các vùng ven bờ thuận
lợi cho nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế như tôm hùm, sò huyết, tôm he…
+ Các hang động ven bờ, các bãi biển đẹp, các đảo là cơ sở phát triển và khai thác di

lịch biển, an dưỡng, và nhiều hoạt động thể thao dưới nước có điều kiện phát triển.
+ Mặt biển: có giá trí về giao thông vận tải biển cùng bổ sung cho đường bộ góp
phần quan trọng trong vận chuyển hàng hoá từ Bắc vào Nam và giữa nước ta với các
nước khác trên thế giới. Các vùng nước sâu ven bờ hoặc các cửa sông thuận lợi cho
việc xây dựng các cảng biển phục vụ việc xuất, nhập khẩu hàng hoá.
+ Với thiên nhiên: góp phần điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan duyên hải và hải đảo.
=> Biển của chúng ta là một kho tài nguyên lớn nhưng không phải là vô tận, việc
khai thác biển cần phải đi đôi với việc bảo vệ tính bền vững, sự trong lành không
gây ô nhiễm biển.
* Khó khăn: (Cho 1 điểm).
Biển có nhiều thiên tai khó lường trước được hậu qủa của chúng mà ta cần
phải khắc phục như:
- Biển Đông là một biển có nhiều bão (trung bình có từ 9 - 10 cơn bão/năm), trong
đó có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta gây ra nhiều tai hoạ cho nhiều
ngành kinh tế, đặc biệt là ngành giao thông vận tải biển, ngành đánh bắt hải sản xa
bờ và tài sản, tính mạng nhân dân nhất là Duyên hải miền Trung.
- Những đợt gió mùa đông bắc mạnh ở miền Bắc thường gây ra biển động, ảnh
hưởng xấu đến ngành giao thông vận tải, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản…
- Việc khai thác kinh tế biển đòi hỏi phải đầu tư lớn, công nghệ hiện đại trong khi
điều kiện nước ta hiện nay còn thiếu vốn và kĩ thuật nên chưa phát triển tương xứng
với tiềm năng.
- Ô nhiễm môi trường biển gia tăng rõ rệt do các chất thải từ sản xuất công nghiệp,
sinh hoạt dân cư, đặc biệt là nạn ô nhiễm dầu đã trở thành phổ biến ở hầu hết các
vùng ven biển, nên có nhiều loại hải sản bị giảm sút, có nhiều loại có nguy cơ bị
tuyệt chủng, rừng ngập mặn ven bờ nhiều nơi bị tàn phá nặng nề…
-Xâm nhập mặn, nước biển dâng, triều cường…
Hết

×